- 1Quyết định 633/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1180/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị công nghiệp Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông tỉnh đến năm 2030 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 4Quyết định 1888/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2020
- 5Quyết định 1669/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Quy hoạch thoát nước thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
- 6Quyết định 1019/QĐ-UBND phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư bổ sung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019, giai đoạn 2018-2020
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
- 4Thông tư 04/2015/TT-BXD hướng dẫn thi hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 589/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2892/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 16 tháng 12 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 14/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Thoát nước và chống ngập úng tại các đô thị quy mô vừa vùng duyên hải Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu” sử dụng vốn không hoàn lại của Chính phủ Thụy sĩ thông qua tổ chức GIZ;
Căn cứ Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 08/5/2018 của Bộ Xây dựng về phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Thoát nước và chống ngập úng tại các đô thị quy mô vừa vùng duyên hải Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu- giai đoạn 2” sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Thụy Sỹ thông qua Tổ chức GIZ;
Căn cứ Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 24/02/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình “Thoát nước và chống ngập úng tại các đô thị quy mô vừa vùng duyên hải Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu” giai đoạn 2; Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 về phê duyệt dự toán vốn đối ứng thực hiện Kế hoạch số 28/KH-UBND;
Căn cứ Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 26/7/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt đề cương định hướng phát triển thoát nước và chống ngập úng đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2199/TTr-SXD ngày 18/11/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt “Định hướng phát triển thoát nước và chống ngập úng đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” với các nội dung như sau:
1. Quan điểm
- Đến năm 2050 các đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thoát nước; xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị và toàn bộ nước thải được xử lý phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Hệ thống nước mưa, nước thải ở các đô thị khi xả ra các lưu vực sông, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước ở các lưu vực sông, đặc biệt đối các địa phương có tổ chức hoạt động du lịch.
- Có kế hoạch giải quyết thoát nước ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải đô thị, nhằm kiểm soát ngập úng, bảo vệ môi trường, bảo vệ và tái sử dụng tài nguyên nước, thích ứng biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn theo quy định mới được xả thải ra môi trường.
- Phát triển hệ thống thoát nước ổn định và đồng bộ bao gồm xây dựng mạng lưới thu gom, chuyển tải và nhà máy xử lý nước thải theo từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, phát huy tối đa công suất thiết kế các nhà máy xử lý nước thải bảo đảm hiệu quả quản lý và đầu tư xây dựng.
- Tăng tỷ lệ đấu nối nước thải từ hộ gia đình đến hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống thoát nước được vận hành, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và theo định kỳ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Giai đoạn 2020-2025:
a) Đô thị loại II trở lên:
- Đối với nước thải:
Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 80% diện tích bao phủ dịch vụ.
20% tổng lượng nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.
- Đối với thoát nước mưa và chống ngập úng đô thị:
Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước mưa tại đô thị đạt trung bình trên 80% phù hợp với cao độ nền và thoát nước mặt.
100% các tuyến đường chính trong đô thị, các tuyến đường nằm trong các khu đô thị, khu dân cư đều có hệ thống thoát nước mưa.
Có giải pháp thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt, tưới cây, rửa đường và các mục đích khác.
Giảm 50% tình trạng ngập úng trong mùa mưa.
b) Đô thị loại III và IV:
- Đối với nước thải:
Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 70% diện tích bao phủ dịch vụ.
20% tổng lượng nước thải đối với đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.
- Đối với thoát nước mưa và chống ngập úng đô thị:
Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị đạt trung bình trên 70% phù hợp với cao độ nền và thoát nước mặt.
100% các tuyến đường chính trong đô thị, các tuyến đường nằm trong các khu đô thị, khu dân cư đều có hệ thống thoát nước mưa.
Có giải pháp thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt, tưới cây, rửa đường và các mục đích khác.
Giảm trên 70% tình trạng ngập úng trong mùa mưa.
c) Đô thị loại V và đô thị hình thành mới:
- Đối với nước thải:
Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 70% diện tích bao phủ dịch vụ.
15% tổng lượng nước thải đối với đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.
- Đối với thoát nước mưa và chống ngập úng đô thị:
Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị đạt trung bình trên 70% phù hợp với cao độ nền và thoát nước mặt.
100% các tuyến đường chính trong đô thị, các tuyến đường nằm trong các khu đô thị, khu dân cư đều có hệ thống thoát nước mưa.
Có giải pháp thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt, tưới cây, rửa đường và các mục đích khác.
Giảm trên 80% tình trạng ngập úng trong mùa mưa.
d) Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và bệnh viện:
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và bệnh viện khi đi vào hoạt động phải có hệ thống thoát nước thải riêng và đảm bảo 100% nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc xả ra môi trường
- 50% lượng nước thải các làng nghề được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc ra môi trường.
- Tái sử dụng từ 20% - 30% nước thải cho nhu cầu nước tưới cây, rửa đường và các nhu cầu khác tại khu công nghiệp.
2.2.2. Giai đoạn 2025 - 2030:
a) Đô thị loại II trở lên:
- Đối với nước thải:
Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 90% diện tích bao phủ dịch vụ.
50% tổng lượng nước thải tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.
30% nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được tái sử dụng tưới cây, rửa đường đô thị và các nhu cầu khác.
- Đối với thoát nước mưa và chống ngập úng đô thị:
Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước mưa tại đô thị đạt trung bình trên 90%.
Có giải pháp thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt, tưới cây, rửa đường và các mục đích khác.
Không còn tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa.
b) Đô thị loại III và IV:
- Đối với nước thải:
Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 80% diện tích bao phủ dịch vụ.
30% tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.
20 % nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được tái sử dụng tưới cây, rửa đường đô thị và các nhu cầu khác.
- Đối với thoát nước mưa và chống ngập úng đô thị:
Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị đạt trung bình trên 80% diện tích bao phủ dịch vụ.
Có giải pháp thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt, tưới cây, rửa đường và các mục đích khác.
Không còn tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa.
c) Đô thị loại V và đô thị hình thành mới:
- Đối với nước thải:
Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 80% diện tích bao phủ dịch vụ.
20% tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.
20% nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được tái sử dụng tưới cây, rửa đường đô thị và các nhu cầu khác.
- Đối với thoát nước mưa và chống ngập úng đô thị:
Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị đạt trung bình trên 80%.
Có giải pháp thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt, tưới cây, rửa đường và các mục đích khác.
Không còn tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa.
d) Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và bệnh viện:
80% lượng nước thải các làng nghề được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc ra môi trường.
- Tái sử dụng 30% - 50% nước thải cho nhu cầu sử dụng nước tưới cây, rửa đường và các nhu cầu khác.
2.2.3. Tầm nhìn đến 2050:
- Các đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thoát nước; xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị và toàn bộ nước thải được xử lý phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Hệ thống nước mưa, nước thải ở các đô thị khi thải ra các lưu vực sông, lưu vực biển không làm ảnh hưởng đến nguồn nước ở các lưu vực đó, đặc biệt đối các lưu vực tại những nơi có tiềm năng khai thác du lịch.
- Có kế hoạch giải quyết thoát nước ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Các đô thị từ loại IV trở lên được xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước bao gồm thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải. Các đô thị loại V nước thải được thu gom và xử lý tại các trạm xử lý tập trung hoặc phi tập trung. Các đô thị giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ và toàn bộ nước thải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường.
- Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý môi trường khu công nghiệp và các quy định của cơ quan quản lý thoát nước trong khu công nghiệp, nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành.
1. Về cơ chế chính sách
- Rà soát, bổ sung Quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phù hợp với tình hình phát triển của địa phương (nếu có).
- Xây dựng và ban hành giá dịch vụ thoát nước và lộ trình tăng giá dịch vụ thoát nước đối với từng đô thị trên địa bàn tỉnh, giảm dần bù đắp từ ngân sách nhà nước đối với những chi phí liên quan đến thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, khuyến khích xã hội hóa.
- Xây dựng và ban hành hợp đồng vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.
2. Quy hoạch, kế hoạch
- Tiến hành rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, các quy hoạch chuyên ngành thoát nước, các nội dung quy hoạch thoát nước tích hợp trong quy hoạch đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thoát nước theo quy hoạch được phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn đầu tư xây dựng và quản lý vận hành.
- Lập và quản lý bản đồ ngập úng, dự báo các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở lũ quét tại các đô thị.
- Xây dựng, lập bản đồ GIS về hệ thống thoát nước hiện hữu của các đô thị để phục vụ cho công tác quản lý.
3. Về đầu tư và tài chính
- Về đầu tư xây dựng:
Từng địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và lồng ghép các nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn của tỉnh, trong đó có danh mục ưu tiên đầu tư hàng năm, giai đoạn 05 năm.
Thường xuyên cập nhật thông tin về các chương trình mục tiêu của các Bộ, ngành trung ương có liên quan đến lĩnh vực thoát nước, xây dựng kế hoạch tiếp cận các nguồn vốn phục vụ đầu tư hệ thống thoát nước như vốn ODA, vốn ngoài ngân sách, vốn thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia đầu tư xây dựng một phần hoặc toàn bộ hệ thống thoát nước phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch thoát nước chuyên ngành để khai thác và kinh doanh cơ sở hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.
(Đính kèm phụ lục: Định hướng phát triển thoát nước và chống ngập úng đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050).
- Về quản lý, vận hành:
Thực hiện việc thu phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải theo đúng lộ trình, giảm bù đắp từ ngân sách nhà nước.
Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Về khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
- Về khoa học, công nghệ :
Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước mưa và xử lý nước thải. Nghiên cứu áp dụng công nghệ nhằm tái sử dụng nước mưa phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống và sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên nước, giảm thiểu việc khai thác nước ngầm và nước mặt, hướng tới quản lý thoát nước bền vững.
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển, năng lực đầu tư, khả năng chi trả cho chi phí quản lý, vận hành và tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai. Khuyến khích sử dụng vật tư, thiết bị có chất lượng cao được sản xuất trong nước. Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý nước thải phân tán, chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành thấp cho khu vực đô thị nhỏ, dân cư ven đô.
Trong quá trình triển khai các công trình hệ thống thoát nước tại một số khu vực chính của đô thị, cần phải phối hợp xây dựng đồng bộ với các công trình ngầm khác có khả năng dùng chung như: Điện, viễn thông, truyền hình...
Khuyến khích các giải pháp cải tạo và sử dụng hiệu quả các ao, hồ tự nhiên hoặc nhân tạo) để điều hòa nước mưa góp phần giảm ngập úng cục bộ cho các đô thị; đồng thời, tạo cảnh quan và phục vụ các hoạt động của đô thị.
Áp dụng mô hình thoát nước bền vững cho khu vực đô thị:
Tăng khả năng cho hệ thống thoát nước đô thị (hồ điều hòa, kênh, rạch, cống thoát...).
Tăng khả năng thấm nước mưa, giảm lượng chảy mặt.
Bố trí các van điều tiết một chiều khu vực đô thị cũ có cao trình thấp hơn đỉnh lũ.
- Về phát triển nguồn nhân lực:
Nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ để quản lý, vận hành tốt hệ thống thoát nước.
Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở địa phương đối với lĩnh vực thoát nước.
5. Về tổ chức quản lý
- Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý thoát nước (chung, riêng hoặc nửa riêng) phải phù hợp với trình độ năng lực và điều kiện phát triển của từng đô thị.
- Lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành có đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và phương tiện chuyên ngành để thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ công tác duy tu, bảo dưỡng và vận hành hệ thống thoát nước đô thị; tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước thông qua hình thức đấu thầu.
6. Về giáo dục và truyền thông.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của hệ thống thoát nước mưa, nước thải và bảo vệ môi trường giúp người dân hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với công tác phát triển và bảo vệ hệ thống thoát nước, ủng hộ các chính sách của Nhà nước, góp phần tham gia bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như các cấp chính quyền trong việc bảo vệ môi trường cũng như việc phát triển thoát nước.
- Thông tin đầy đủ tới người dân về các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực thoát nước, các chế tài khen thưởng và xử phạt trong việc quản lý hệ thống thoát nước và xả nước thải ra môi trường.
- Xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách nhà nước và pháp luật về thoát nước, kết hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng để thực hiện hiệu quả.
7. Hợp tác quốc tế.
- Thúc đẩy phát triển quốc tế toàn diện trong lĩnh vực thoát nước và đào tạo nâng cao năng lực, đào tạo nghề.
- Tăng cường trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực thoát nước và quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
- Huy động các tổ chức quốc tế tham gia đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước tại các đô thị trong tỉnh.
- Khuyến khích mở rộng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý nước mưa, nước thải, bùn thải, công nghệ sản xuất vật tư thiết bị ngành thoát nước tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.
1. Sở Xây dựng.
- Giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về thoát nước.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện định hướng chiến lược thoát nước, thu gom xử lý nước thải đến năm 2050; xác định nhu cầu thoát nước và xử lý nước thải cho các đô thị theo từng giai đoạn; đề xuất các dự án ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Chủ trì xây dựng, trình ban hành phương án giá dịch vụ thoát nước cho các đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức, hợp tác đào tạo nâng cao năng lực quản lý thoát nước cho các cơ quan, đơn vị quản lý hệ thống thoát nước.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm do hoạt động thoát nước. Tham gia phối hợp với Sở Xây dựng triển khai kế hoạch phát triển thoát nước.
- Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, kiểm soát ô nhiễm trong lĩnh vực thoát nước, xả nước thải ra môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng nước mặt và nước thải sau xử lý đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
- Xây dựng ban hành các quy định, hướng dẫn kỹ thuật đối với việc thu gom và tái xử lý nước mưa đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định giá trị hợp đồng quản lý, vận hành, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp.
- Phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng phương án, thẩm định giá dịch vụ thoát nước cho các đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm cân đối vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích huy động các nguồn vốn cho công tác quy hoạch, đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thu, thanh toán tiền dịch vụ xử lý nước thải và việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ của chủ sở hữu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan thẩm định kế hoạch đầu tư và bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án phát triển thoát nước trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Làm đầu mối đăng ký với các Bộ, ngành Trung ương kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp, trình phê duyệt các danh mục dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế theo hình thức xã hội hóa.
- Nghiên cứu, xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các dự án thoát nước đô thị theo hình thức đối tác công tư (PPP).
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập phương án và tổ chức nạo vét kênh, mương (thủy lợi) nhằm tăng khả năng tiếp nhận nước mưa từ các đô thị.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước; hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
6. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh có liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
7. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
- Báo cáo nội dung công tác quản lý hoạt động thoát nước tại các bệnh viện theo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
8. Sở Thông tin và truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành và địa phương liên quan tổ chức thông tin tuyên truyền về các quy định quản lý thoát nước, để Nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường các công trình thoát nước.
- Xây dựng triển khai các hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện việc thoát nước trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành và địa phương liên quan tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển các công trình khoa học và công nghệ về vận hành thoát nước hiệu quả.
- Triển khai các hệ thống, ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thực hiện việc thoát nước trên địa bàn tỉnh.
10. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước của các khu công nghiệp, khu kinh tế trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải do mình làm chủ sở hữu, gồm: Lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành; ký kết và thực hiện hợp đồng quản lý, vận hành; chỉ đạo đơn vị thoát nước tổ chức lập phương án giá dịch vụ thoát nước, trình Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Phối hợp với cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động thoát nước trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Tập hợp, lưu trữ hồ sơ quản lý thoát nước; báo cáo công tác quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp, khu kinh tế theo định kỳ hàng năm và đột xuất về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Triển khai thực hiện định hướng phát triển thoát nước, thu gom và xử lý nước thải đô thị thuộc trách nhiệm quản lý.
- Bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm cho công tác duy tu, sửa chữa, cải tạo hệ thống thoát nước đảm bảo vận hành có hiệu quả hệ thống thoát nước và các yêu cầu về an toàn, cảnh quan và môi trường.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tuyên truyền, vận động người dân nâng cao hiểu biết, tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị, các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực thoát nước, các chế tài khen thưởng và xử phạt trong việc quản lý hệ thống thoát nước và xả nước thải ra môi trường; khuyến khích người dân tham gia giám sát vào các hoạt động thoát nước của địa phương.
- Phối hợp với cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động thoát nước trên địa bàn quản lý.
- Báo cáo nội dung công tác quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn theo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan, căn cứ Định hướng phát triển thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tổ chức triển khai theo đúng quy định pháp luật; báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC VÀ CHỐNG NGẬP ÚNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 2892/QĐ-UBND ngày 16/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang)
Stt | Tên đô thị | Hiện trạng thoát nước năm 2020 | Định hướng phát triển thoát nước và chống ngập úng đô thị | Vị trí | Quy mô |
| Đô thị loại II | ||||
1 | Rạch Giá |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có hệ thống thu gom nước mưa, nhưng hiệu suất chưa cao | Thực hiện Dự án quy hoạch thoát nước thành phố Rạch Giá (theo QĐ 1669/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang ngày 17/7/2020) | tại 11 lưu vực theo quy hoạch | 5.934,67 ha |
Hệ thống xử lý nước thải | Đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại khu 3 Đô thị Phú Cường công suất 2.250 m3/ng.đêm | Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại 4 phường Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc (theo QĐ 1888/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 24/8/2018) | Phường Vĩnh Thanh P. Vĩnh Thanh Vân Phường Vĩnh Bảo Phường Vĩnh Lạc | 57.000 (m3/ng.đêm) | |
2 | Phú Quốc |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có hệ thống thu gom nước mưa, một số đã xuống cấp | Xây dựng tuyến đường ven biển Bãi Trường. Xây dựng công viên bờ biển ở khu vực Bãi Trường. Xây dựng hồ điều tiết nước cho khu vực thị trấn Dương Đông. Xây dựng kè chống lấn chiếm rạch Ông Trì, rạch Somaco và sông Dương Đông. | xã Dương Tơ Bãi Trường. thị trấn Dương Đông. thị trấn Dương Đông. | 10,68 km. theo hồ sơ thiết kế được duyệt. theo hồ sơ thiết kế được duyệt. theo hồ sơ thiết kế được duyệt. |
| Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải cho đô thị | Theo quy hoạch vùng tỉnh Kiên Giang. (Quyết định 633/QĐ-TTg ngày 11/05/2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030) | Dương Đông Bãi Dài Hàm Ninh An Thới Mũi Đất Đỏ | Dương Đông: Q= 30.000 m3/ng.đêm. Bãi Dài: Q= 4.000 m3/ng.đêm. Hàm Ninh: Q= 3.000 m3/ng.đêm. An Thới: Q= 25.000 m3/ng.đêm. Mũi Đất Đỏ: Q= 4.000 m3/ng.đêm. |
| Dự án kêu gọi đầu tư: Dự án xử lý nước thải Phú Quốc: Chiều dài tuyến 59.412m (theo QĐ 1888/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 24/8/2018) | Dương Đông | Q= 20.000 (m3/ng.đêm) | ||
| Đô thị loại III | ||||
3 | Hà Tiên |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn, một số đã xuống cấp, một số chưa kết nối với đường cống chính. | Cải tạo khôi phục hệ thống thoát nước đường Ông Ích Đường nối dài. Cải tạo mở rộng kênh Rạch Vượt - kênh 1000 Cải tạo hệ thống thoát nước phường Mỹ Đức. Cải tạo mở rộng kênh Đồn Tả Cải tạo mở rộng kênh Rạch Ụ (Bình San). Khôi phục các miệng xả trên địa bàn thành phố Hà Tiên. | Đường Ông Ích nối dài. Tại kênh Rạch Vượt -kênh 1000. Phường Mỹ Đức. Kênh Đồn Tả. Kênh Rạch Ụ (Bình San). Các miệng xả trong thành phố Hà Tiên. | theo hồ sơ thiết kế được duyệt |
| Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải cho đô thị | Dự án kêu gọi đầu tư: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải (theo QĐ 1888/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 24/8/2018) | theo quy hoạch được duyệt | Q= 11.500 (m3/ng.đêm) |
| Đô thị loại IV | ||||
4 | Kiên Lương |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn, một số đã xuống cấp | Cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước chung, xây dựng mới hệ thống cống cho khu vực Kiên Lương | vị trí cụ thể xác định theo hồ sơ khảo sát | theo hồ sơ được duyệt |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải cho đô thị | Xây dựng 4 trạm xử lý nước thải (theo QĐ 483/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang ngày 11/2/2010) | khu đô thị mới Khu công nghiệp khu vực Hòn Chông | Q= 83.600 (m3/ng.đêm) | |
| Đô thị loại V | ||||
5 | Minh Lương |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn, một số đã xuống cấp | Cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước chung cho thị trấn (theo kế hoạch hàng năm của thị trấn) | vị trí cụ thể xác định theo hồ sơ khảo sát | theo hồ sơ được duyệt |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị. Riêng tại Cảng cá Tắc Cậu thuộc xã Bình An đã có TXLNT có công suất 400m3/ngày.đêm | Xây dựng trạm xử lý nước thải theo quy hoạch đô thị (đang tiến hành lập) | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch | theo quy hoạch được duyệt | |
6 | Giồng Riềng |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn, một số đã xuống cấp | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu trung tâm thị trấn (theo QĐ 212/QĐ-UBND tỉnh ngày 25/01/2016) | thị trấn Giồng Riềng | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 51.371 m, đường kính từ D600-2000 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Xây dựng 4 trạm xử lý nước thải cho toàn đô thị | Tại các khu: Khu 1, khu 3, khu 4, khu 5 thị trấn Giồng Riềng | Q=3.890 | |
Xây dựng Hệ thống thu gom và xử lý nước thải (theo quyết định 1019/QĐ của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 03 tháng 5 năm 2019 phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019) | thị trấn Giồng Riềng | Theo hồ sơ được duyệt | |||
7 | Tân Hiệp |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn, một số đã xuống cấp | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu trung tâm thị trấn Tân Hiệp (theo QĐ 288/QĐ-UBND tỉnh ngày 7/4/2010) | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 95.332 m, đường kính từ D400-1400 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải với công nghệ tiên tiến (3ha) | thị trấn Tân Hiệp | Q= 3.200 (m3/ng.đêm) | |
8 | Vĩnh Thuận |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn, một số đã xuống cấp | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu trung tâm thị trấn, (theo QĐ 1272/QĐ-UBND tỉnh ngày 22/6/2015) | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 17.572 m, đường kính từ D1000-1200 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư hệ thống xử lý nước thải thị trấn Vĩnh Thuận (theo quyết định 1888/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 24/8/2018 kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và QĐ 1272/QĐ- UBND tỉnh ngày 22/6/2015) | Lưu vực 1: khu C,D,E Lưu vực 2: khu A,B,F | 0=4.560 (m3/ng.đêm) | |
9 | Hòn Đất |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn | Xây dựng hệ thống thoát nước mua khu trung tâm thị trấn theo QĐ 2557/QĐ-UBND huyện Hòn Đất ngày 22/7/2009 | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 55.668m, đường kính từ D400-1000 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Xây dựng 3 trạm xử lý nước thải | theo quy hoạch được duyệt | 0= 4.400 (m3/ng.đêm) | |
10 | Sóc Sơn |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu trung tâm thị trấn theo QĐ2396/QĐ-UBND huyện Hòn Đất ngày 16/8/2007 | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 32.784m đường kính từ D400-1000 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Nước thải sinh hoạt xử lý cục bộ tại các hộ gia đình và các công trình công cộng | tại các hộ gia đình và các công trình công cộng | theo lượng nước thải thực tế tại công trình | |
11 | Gò Quao |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu trung tâm thị trấn theo QĐ 2857/QĐ-UBND tỉnh ngày 15/12/2016) | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 48.853m, đường kính từ D200-2000 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải | Khu vực 1: khu D và E Khu vực 2: khu A, B, C | 0= 1.973 (m3/ng.đêm) | |
12 | Thứ Ba |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu trung tâm thị trấn theo QĐ 2856/QĐ-UBND tỉnh ngày 15/12/2016 | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 52.474m, đường kính từ D400-2000 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải (theo QĐ 2856/QĐ-UBND tỉnh ngày 15/12/2016) | theo quy hoạch được duyệt | Q= 1.880 (m3/ng.đêm) | |
13 | Thứ Mười Một |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm thị trấn | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu trung tâm thị trấn theo QĐ 1935/QĐ-UBND tỉnh ngày 12/3/2010 | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 46.825m đường kính từ D800-1500 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt | theo quy hoạch được duyệt | Q= 2.800 (m3/ng.đêm) | |
14 | Hòn Tre |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa theo QĐ 1008/QĐ-UBND huyện Kiên Hải ngày 26/11/2019 | theo quy hoạch được duyệt | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 8.794m, đường kính từ D400-1000 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt | theo quy hoạch được duyệt | Q=500 (m3/ng.đêm) | |
15 | Đầm Chít |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa theo QĐ 2999/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang 24/12/2008 | theo quy hoạch được duyệt | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 38.786m, đường kính từ D400-1500 |
Đầu tư tuyến cống khu dân cư Đầm Chít | đã xuống cấp | Đầu tư tuyến cống khu dân cư Đầm Chít | khu dân cư Đầm Chít | Theo hồ sơ thiết kế được duyệt | |
Đầu tư tuyến thoát nước quốc lộ N1 đoạn từ trung tâm hành chính huyện đến chợ Đầm Chít | đã xuống cấp | Đầu tư tuyến thoát nước quốc lộ N1 đoạn từ trung tâm hành chính huyện đến chợ Đầm Chít | quốc lộ N1 đoạn từ trung tâm hành chính huyện đến chợ Đầm Chít | Theo hồ sơ thiết kế được duyệt | |
Đầu tư tuyến cống đô thị Đầm Chít - Tân Khánh Hòa | đã xuống cấp | Đầu tư tuyến cống đô thị Đầm Chít - Tân Khánh Hòa | Đầm Chít - Tân Khánh Hòa | Theo hồ sơ thiết kế được duyệt | |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải | theo quy hoạch được duyệt | Q= 1.600 (m3/ng.đêm) | |
16 | ĐTM Thứ Bảy |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu đô thị thứ 7 (theo QĐ 2417/QĐ-UBND tỉnh ngày 14/11/2011) | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 25.864m, đường kính từ D600-1200 |
Đầu tư rãnh dọc khu B thuộc đô thị Thứ 7 theo đề xuất của địa phương | Rãnh đã xuống cấp | Đầu tư rãnh dọc khu B thuộc đô thị Thứ 7 | rãnh dọc khu B | Theo hồ sơ thiết kế được duyệt | |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải | theo quy hoạch được duyệt | 0=2.246 (m3/ng.đêm) | |
17 | U Minh Thượng |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có các tuyến thu gom nước mưa trong khu trung tâm | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu đô thị U Minh Thượng theo quy hoạch chung thị trấn | thị trấn U Minh Thượng | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 72.115m, đường kính từ D600-1200 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải | theo quy hoạch được duyệt | 0= 1.440 (m3/ng.đêm) | |
18 | ĐTM Thuận Hưng |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | chưa có hệ thống thu gom nước mưa | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu đô thị Thuận Hưng theo quy hoạch đô thị được duyệt | Đô thị Thuận Hưng | Hệ thống thoát nước mưa tổng chiều dài 30.210m, đường kính từ D800-1200 |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đầu tư xây dựng 2 trạm xử lý nước thải | theo quy hoạch được duyệt | Q1= 1.650 Q2= 1.650 (m3/ng.đêm) | |
19 | Lại Sơn |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Đã có rãnh thu gom nước mưa tại Bãi Nhà và Bãi Thiên Tuế | Xây dựng hệ thống thoát nước mưa theo quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới. | Đô thị Lại Sơn | Rãnh và cống thoát nước đường kính từ D600 tổng chiều dài cống và rãnh 16.712m |
| Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống xử lý nước thải | Đề xuất đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 80% lượng nước cấp. | tại Bãi Nhà và Bãi Thiên Tuế | Tổng công suất Q= 1.000 (m3/ng.đêm) |
20 | An Sơn |
|
|
|
|
| Hệ thống thoát nước mưa | Chưa có rãnh thu gom nước mưa | Đề xuất đầu tư xây các tuyến cống, rãnh thu gom nước mưa | Củ Tron, Bãi Ngự | Rãnh và cống thoát nước đường kính từ D600 tổng chiều dài cống và rãnh 12.050 m |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải | Đề xuất đầu tư xây dựng 2 trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 80% lượng nước cấp. | Củ Tron, Bãi Ngự | Tổng công suất Q= 1.000 (m3/ng.đêm) | |
21 | Đô thị Tân Khánh Hòa và Vĩnh Phú (thuộc huyện Giang Thành); ĐTM Tắc Cậu (thuộc huyện Châu Thành); ĐTM Xẻo Nhàu (thuộc huyện An Minh); Đô thị Thổ Sơn và Mỹ Lâm (thuộc huyện Hòn Đất); Đô thị Thổ Chu (thuộc huyện Phú Quốc); Đô thị Thạnh Đông, Thạnh Đông A và Cây Dương (thuộc huyện Tân Hiệp); Đô thị Định An (thuộc huyện Gò Quao); Đô thị Long Thạnh (thuộc huyện Giồng Riềng); Đô thị Bình Minh (thuộc huyện Vĩnh Thuận); Đô thị Nhà Ngang (thuộc huyện U Minh Thượng). | ||||
| Hệ thống thoát nước mưa | Chưa có rãnh thu gom nước mưa | Tỷ lệ bao phủ hệ thống thoát nước mưa 70-80% đô thị. | theo quy hoạch | Theo quy hoạch được duyệt |
Hệ thống xử lý nước thải | chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải | Tỷ lệ bao phủ hệ thống thoát nước thải 70-80% đô thị. Tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 10% (theo chỉ tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị trong chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Kiên Giang) | |||
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ: | |||||
| Hệ thống thoát tại các khu công nghiệp, làng nghề. | - Tại khu công nghiệp Thạnh Lộc đã có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải sinh hoạt chiều đài tuyến khoảng 7.116m. - Cảng cá Tắc Cậu đã có hệ thống thu gom và xử lý nước thải với: chiều dài tuyến thoát nước 3,7 km và 1 trạm xử lý nước thải công suất 400m3/ngày.đêm - Các làng nghề hoạt động với quy mô nhỏ chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải theo quy định. | Nước thải công nghiệp được xử lý 2 lần. Lần 1 xử lý cục bộ tại các xí nghiệp, nhà máy đạt giới hạn B của QCVN 40:2011/ BTNMT sau đó đưa về trạm làm sạch tập trung của khu công nghiệp để xử lý lần 2 đạt giới hạn A của QCVN 40:2011/ BTNMT sau đó mới xả ra môi trường. Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải cho các khu công nghiệp và làng nghề với công suất xử lý Q=92.000 (m3/ng.đ) (theo QĐ 1180/QĐ-UBND ngày 02/6/2011 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Quy hoạch Vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025) | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch được duyệt | Q=92.000 (m3/ng.đêm) |
| Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. | Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư hệ thống thu gom nước thải và trạm xử lý độc lập | Nước thải yêu cầu phải xử lý bằng trạm làm sạch riêng đạt giới hạn phụ lục A của TCVN 7222-2002 và phải được khử trùng sau đó mới xả ra nguồn tiếp nhận. | vị trí cụ thể xác định theo quy hoạch được duyệt | theo quy hoạch được duyệt |
- 1Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2015 về Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường và xã lũ Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 1420/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch thoát nước và chống ngập úng khu vực trung tâm thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Quyết định 2232/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án tổng thể chống ngập úng khu vực thành phố Tây Ninh và huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2020, 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030
- 4Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập lụt do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 5Quyết định 4254/QĐ-UBND năm 2013 về Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
- 6Kế hoạch 3687/KH-UBND năm 2023 về thực hiện định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Quyết định 633/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1180/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 4Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị công nghiệp Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông tỉnh đến năm 2030 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 5Luật Xây dựng 2014
- 6Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
- 7Thông tư 04/2015/TT-BXD hướng dẫn thi hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2015 về Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường và xã lũ Thành phố Hồ Chí Minh
- 10Quyết định 589/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1420/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch thoát nước và chống ngập úng khu vực trung tâm thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 12Quyết định 1888/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2020
- 13Quyết định 2232/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án tổng thể chống ngập úng khu vực thành phố Tây Ninh và huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2020, 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030
- 14Quyết định 1669/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Quy hoạch thoát nước thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
- 15Quyết định 1019/QĐ-UBND phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư bổ sung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019, giai đoạn 2018-2020
- 16Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập lụt do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 17Quyết định 4254/QĐ-UBND năm 2013 về Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
- 18Kế hoạch 3687/KH-UBND năm 2023 về thực hiện định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 2892/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Định hướng phát triển thoát nước và chống ngập úng đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 2892/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Nguyễn Thanh Nhàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực