Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2886/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 08 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ “V/v lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị”;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về Quy định về hồ sơ của Nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, Quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh “V/v phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại văn bản số 2433/SXD-QH ngày 29/8/2016 về việc trình duyệt Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh; các đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 2 (thực hiện);
- V0, V2, QLĐĐ1, XD1-5, TH1;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, QH3.
20b QĐ01-09

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




N
guyễn Đức Long

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định 2886/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng áp dụng, phân công quản lý

1.1.1. Đối tượng áp dụng

- Quy định quản lý này hướng dẫn việc quản lý, phát triển, quy hoạch xây dựng các đô thị, các khu vực nông thôn, các ngành sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo theo đúng đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 14/9/2015.

- Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân, trong nước, nước ngoài có liên quan đến các hoạt động đầu tư, xây dựng phát triển trên địa bàn huyện Hoành Bồ.

- Ngoài quy định này, việc quản lý quy hoạch xây dựng tại huyện Hoành Bồ còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật Nhà nước có liên quan.

- Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Quy định này là cơ sở để Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch và làm căn cứ để xác định nhiệm vụ cho các Quy hoạch phân khu, chi tiết, quy hoạch các khu ngoài chức năng đô thị, quy hoạch các ngành và các lĩnh vực liên quan trên địa bàn toàn huyện tuân thủ định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện.

1.1.2. Phân công quản lý

- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ và các Sở, ngành có liên quan có trách nhiệm giám sát việc phát triển đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt.

- Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ có trách nhiệm rà soát việc lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, để cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.

1.2. Quy định về quy mô diện tích và dân số của đô thị

1.2.1. Quy mô đất xây dựng đô thị

- Đất xây dựng đô thị: giai đoạn đến năm 2020 diện tích đất đô thị là 1218,4 ha (là diện tích thị trấn Trới) bao gồm cả các diện tích chưa lấp đầy, đang phát triển phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo. Đến 2030 diện tích đất đô thị là 2400 ha bao gồm cả các diện tích chưa lấp đầy, đang phát triển phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo (trong đó, thị trấn Trới là 2000 ha và đô thị bắc Cầu Bang là 400 ha).

- Đất khu công nghiệp: Giai đoạn đến năm 2020 là 300 ha, giai đoạn đến 2030 là 620 ha.

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ: Giai đoạn đến 2020 là: 478,4 ha; giai đoạn 2020 - 2030 là: 500ha.

- Đất khai thác, mỏ VLXD: Giai đoạn đến 2020 là 891,63ha, giai đoạn 2020 - 2030 là: 900 ha.

- Đất nông nghiệp: Giai đoạn đến năm 2020 là 67.701 ha, giai đoạn đến 2030 là 67.300 ha.

1.2.2. Quy mô dân số:

- Năm 2020: Dân số toàn huyện là 58.700 người, dân số đô thị là 23.480 người, tỷ lệ đô thị hóa là 40%.

- Năm 2030: Dân số toàn huyện là 78.000 người, dân số đô thị là 46.000 người, tỷ lệ đô thị hóa là 58,97%.

1.3. Quản lý theo mô hình, định hướng phát triển không gian

1.3.1. Mô hình và cấu trúc phát triển không gian:

- Phát triển vùng huyện Hoành Bồ trên cơ sở hai vùng phát triển đô thị tập trung là đô thị Trới và đô thị Bắc cầu Bang, các vùng đô thị có tính chất lan tỏa hỗ trợ cho các vùng chức năng khác.

- Phát triển các vành đai phát triển và các trục liên kết dựa trên yếu tố địa hình đồng thời liên kết bằng các hệ thống giao thông chính:

+ Hai vành đai phát triển: Vành đai phát triển cảnh quan đô thị, công nghiệp vùng đồng bằng ven biển và vành đai phát triển các điểm dân cư nông thôn, du lịch sinh thái văn hóa truyền thống, công nghiệp vùng trung du và miền núi.

+ Hai trục liên kết: Đó là trục liên kết giao thông cao tốc Hạ Long - Móng Cái và đường tránh thành phố Hạ Long kết nối chặt chẽ hai khu vực đô thị và các vùng chức năng.

1.3.2. Định hướng phát triển không gian:

Phân thành 08 vùng phát triển:

- Vùng đô thị Trới: Bao gồm thị trấn Trới, một phần xã Lê lợi, có tính chất là đô thị trung tâm hành chính chính trị, trung tâm kinh tế và văn hóa của toàn vùng. Định hướng phát triển: phát triển các đô thị mới mở rộng với chức năng đô thị gắn với các trung tâm thương mại, tài chính - ngân hàng, dịch vụ du lịch, trung tâm đào tạo, y tế, trung tâm TDTT, vui chơi giải trí; đầu tư xây dựng khu hành chính và dịch vụ công cộng mở rộng xuống phía Nam trục đường Trới - Vũ Oai, phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao.

- Vùng đô thị mới Bắc Cầu Bang (xã Thống Nhất, Vũ Oai): Là vùng phát triển đô thị mới, phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng phía Đông của huyện. Định hướng phát triển: hình thành các đô thị dịch vụ thương mại, tài chính - ngân hàng, dịch vụ du lịch sinh thái, dịch vụ vận tải đường bộ, vận tải biển và hậu cần kho cảng.

- Vùng sinh thái ven vịnh Cửa Lục (xã Lê Lợi, Thống Nhất): Bảo tồn vùng sinh thái ngập mặn, phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử khai thác cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử vốn có; duy trì hoạt động kinh tế nuôi trồng thủy sản.

- Vùng công nghiệp sạch (Xã Lê Lợi, Thống Nhất): Bao gồm các khu cụm công nghiệp hiện có, chỉ phát triển đến giai đoạn 1 (đến năm 2030), từng bước chuyển đổi sang mô hình công nghiệp công nghệ cao, sạch, sản xuất các loại sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường (chế biến nông lâm thủy hải sản, điện, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng ứng dụng công nghệ cao).

- Vùng bảo tồn thiên nhiên (Xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hòa Bình): Bao gồm khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng và khu vực rừng đầu nguồn hồ Cao Vân. Định hướng phát triển: bảo tồn hệ sinh thái rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, phát triển kinh tế đồi rừng, du lịch sinh thái, thắng cảnh, văn hóa dân tộc cộng đồng, du lịch mạo hiểm và khám phá rừng núi.

- Vùng bảo tồn rừng đầu nguồn, bảo vệ hồ đầu nguồn Yên Lập (Xã Tân Dân, Bằng Cả, Quảng La): là vùng sẽ phát triển dân cư nông thôn mới, phát triển kinh tế đồi rừng, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa truyền thống.

- Vùng phát triển khu vực trung du miền núi thấp: là khu vực dọc theo trục đường tỉnh lộ 326 (đường cao tốc Hạ Nội - Móng Cái) khu vực các xã Quảng La, Dân Chủ, Sơn Dương, Thống Nhất, Hòa Bình. Định hướng phát triển: hình thành các điểm trung tâm cụm xã và điểm dân cư nông thôn gắn với các điểm dịch vụ thương mại, dịch vụ nông - lâm nghiệp nông thôn. Phát triển các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có hiệu suất cao; phát triển công nghiệp VLXD, khai thác mỏ, khoáng sản. Phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, di tích cách mạng gắn với du lịch sinh thái miệt vườn.

- Vùng miền núi cao: Bao gồm khu vực núi cao các xã Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, là vùng phát triển dân cư nông thôn, du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch làng bản và phát triển các cây công nghiệp như lấy gỗ, cây ăn quả, vùng cây dược liệu.

1.4. Quy định chung về phát triển hạ tầng xã hội.

1.4.1. Đối với nhà ở:

- Phát triển nhà ở mới hiện đại, tiện nghi, hài hòa với không gian cảnh quan, theo các dự án đô thị mới đảm bảo môi trường phát triển bền vững, đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như xã hội.

- Đề xuất quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế nhà mẫu điển hình đối với loại hình nhà ở riêng lẻ tự xây để giảm bớt và chấm dứt tình trạng xây dựng tự phát.

- Hạn chế dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở mới ở khu vực trung tâm, phố cũ, tập trung vào cải tạo quỹ nhà hiện có; bảo tồn các công trình kiến trúc nhà ở có giá trị lịch sử.

1.4.2. Đối với hệ thống công sở:

Các cơ quan công sở của huyện Hoành Bồ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tại các khu vực hiện tại.

1.4.3. Đối với hệ thống mạng lưới Giáo dục và đào tạo:

- Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đạt chuẩn về giáo dục gồm xây mới và nâng cấp các điểm trường, phòng học, phòng học chức năng, công trình phụ trợ, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.

- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất của Trường cao đẳng kỹ thuật nghề mỏ Hồng Cẩm; Mở rộng diện tích, đầu tư nâng cấp Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện tại thị trấn Trới; Xây dựng mới 03 trường dạy nghề bao gồm Trường trung cấp dạy nghề tại thị trấn Trới, 02 trường dạy nghề tại khu vực xã Thống Nhất.

1.4.4. Đối với hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

- Giữ nguyên quy mô của bệnh viện huyện là 150 giường đến năm 2015, cải tạo nâng cấp lên 200 giường vào năm 2020 và 300 giường vào năm 2030.

- Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tiếp tục lộ trình xây dựng cơ sở cho trung tâm y tế huyện và 5 trạm y tế xã.

- Phát triển một trung tâm y tế tại khu đô thị mới Bắc Cầu Bang quy mô dự kiến 50 giường phục vụ dân cư đô thị, dân cư khu vực nông thôn các xã lân cận.

- Khuyến khích phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập. Chú trọng phát triển y học cổ truyền, khuyến khích phát triển vùng trồng cây dược liệu. Phát triển một số trung tâm nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh tại các khu vực trồng cây dược liệu (xã Kỳ Thượng, Đồng Sơn) và một số các khu du lịch sinh thái tại xã Bằng Cả, Thống Nhất.

1.4.5. Đối với hệ thống công trình văn hóa:

- Hoàn chỉnh mạng lưới công trình văn hóa theo tầng bậc ở các khu đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Cải tạo chỉnh trang các trung tâm văn hóa hiện có của khu vực nội thị và các khu dân cư hiện hữu. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu trung tâm thể thao văn hóa của huyện tại thị trấn Trới.

- Trên các trục giao thông không gian chính, các trung tâm văn hóa của huyện, thiết lập hệ thống quảng trường văn hóa, các không gian giao lưu cộng đồng, các không gian đi bộ gắn với các công trình tượng đài, tượng đường phố, tranh tường nghệ thuật lớn gắn kết với các khu cây xanh, công viên, cơ quan, công trình hành chính công cộng, cơ quan công sở, khu vui chơi giải trí.

- Xác định các lộ trình cải tạo, chỉnh trang và xây dựng mới công trình văn hóa nhằm thiết lập quy hoạch chuyên ngành mạng lưới hệ thống thiết chế văn hóa.

1.4.6. Đối với hệ thống thể dục thể thao:

- Hoàn chỉnh hệ thống các công trình văn hóa, thể dục thể thao theo tầng bậc ở các đô thị và các điểm dân cư nông thôn tại huyện Hoành Bồ.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu trung tâm thể thao văn hóa của huyện tại thị trấn Trới.

- Xây dựng một khu thể dục thể thao tại khu vực cầu Bang phục vụ dân cư đô thị mới.

- Triển khai xây dựng khu sân golf Hồ An Biên.

- Quy hoạch khu Công viên du lịch sinh thái và vui chơi giải trí: dự kiến bố trí ở khu vực thị trấn Trới và xã Thống Nhất.

1.4.7. Đối với hệ thống các khu công viên, cây xanh, không gian mở, mặt nước:

- Đối với các khu vực thị trấn Trới: Giữ gìn, cải tạo các khu công viên, cây xanh hiện hữu có; tận dụng quỹ đất của các cơ sở sản xuất phải di dời để phát triển thêm diện tích công viên, cây xanh.

- Bảo vệ và quản lý tốt các khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và hệ thống rừng ngập mặn trên địa bàn; bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí dọc hai bên các bờ sông đi qua đô thị;

- Khoanh phân khu kiểm soát phát triển các không gian mặt nước, tạo ranh giới và khoảng cách đệm với các đô thị bằng không gian mở và không gian công cộng.

1.4.8. Đối với hệ thống thương mại dịch vụ:

- Xây dựng thị trấn Trới trở thành một trong những trung tâm thương mại của khu vực, làm chức năng là trung tâm phát luồng hàng hóa và đầu mối các hoạt động thương mại chính cho các vùng lân cận (tỉnh Bắc Giang, huyện Ba Chẽ).

- Xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị tại khu vực thị trấn Trới, xã Lê Lợi, xã Thống Nhất và trên tuyến đường tránh của thành phố Hạ Long... nhằm phục vụ các doanh nghiệp, nhân dân trong huyện và thu hút người tiêu dùng từ các đô thị xung quanh và khách du lịch. Xây dựng cụm thương mại Xích Thố, Trung tâm thương mại bắc sông Trới, Tây cầu Trới với tổng diện tích khoảng 6,5 ha;

- Hệ thống công trình dịch vụ thương mại:

+ Xây dựng mạng lưới kinh doanh các loại hình dịch vụ và du lịch như môi giới buôn bán, tư vấn đầu tư, sửa chữa, vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ khách du lịch và các dịch vụ vui chơi giải trí... tại các xã Bằng Cả, Tân Dân, Quảng La, Thống Nhất, Hòa Bình, Đồng Sơn và Kỳ Thượng.

+ Phát triển hệ thống các điểm dịch vụ, trạm dừng chân, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên các tuyến đường cao tốc qua địa bàn huyện.

+ Xây dựng các khu phố có loại hình dịch vụ đa dạng, đặc biệt là các trục phát triển các loại hình dịch vụ mới, hiện đại tại các khu đô thị mới, các điểm trung tâm cụm xã, điểm dân cư tập trung

+ Xây dựng hệ thống dịch vụ logistics và mạng lưới kho bãi gắn với 2 tuyến đường cao tốc (Hà Nội-Hạ Long-Móng Cái và Hải Phòng-Hạ Long-Móng Cái), quốc lộ 279 kết nối với Bắc Giang đi Lạng Sơn/các tỉnh miền núi Bắc Bộ/Trung Quốc và hệ thống cảng biển (3 cảng biển) gắn kết bổ sung hỗ trợ cảng nước sâu Cái Lân.

1.4.9. Đối với hệ thống dịch vụ du lịch:

Đẩy mạnh du lịch trên cơ sở khai thác bền vững giá trị về tài nguyên thiên nhiên, phát triển các không gian du lịch sau:

- Các điểm du lịch sinh thái, cảnh quan: Khu du lịch sinh thái tại xã Quảng La; Khu du lịch sinh thái hồ Khe Chính (xã Bằng Cả): gắn với núi Hòn Tròn và di tích khu căn cứ kháng chiến chống Pháp; Khu du lịch sinh thái xã Đồng Sơn gắn với Thác Mây, Khe Dìa; Khu du lịch sinh thái xã Kỳ Thượng; Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn tại xã Thống Nhất; Khu danh thắng Núi Mằn - xã Thống Nhất: phát triển khu du lịch vui chơi giải trí khu vực danh thắng núi Mằn; Vùng cảnh quan hồ Yên Lập; Vùng cảnh quan hồ Cao Vân, thác Ngọn Mo, núi Thiên Sơn xã Hòa Bình; Vùng cảnh quan khu lâm viên Hoành Sơn- Các điểm di tích lịch sử văn hóa: tập trung tại thị trấn Trới và hai xã Lê Lợi, Thống Nhất.

- Các điểm di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ Cách mạng xã Sơn Dương; Căn cứ kháng chiến chống Pháp xã Bằng Cả; Hang Hà Lùng (xã Sơn Dương) - hang sơ tán của Tỉnh ủy trong kháng chiến chống Pháp; Hang Mỏ Đông (xã Sơn Dương) - căn cứ du kích kháng chiến chống Pháp.

- Các điểm du lịch văn hóa tộc người: Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y xã Bằng Cả, diện tích quy hoạch dự kiến 4,5 ha; các bản làng người dân tộc Dao Thanh Phán tại xã Tân Dân.

- Các điểm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí: Khu sân golf Hồ An Biên tại xã Lê Lợi.

1.4.10. Đối với mạng lưới công nghiệp:

* Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

- Đối với khu công nghiệp Hoành Bồ: Xây dựng hạ tầng, phát triển lấp đầy khoảng 300 ha đất khu công nghiệp Hoành Bồ trên cơ sở Điều chỉnh Quy hoạch khu công nghiệp Hoành Bồ đã phê duyệt tại Quyết định số 2630/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 (điều chỉnh ranh giới lên phạm vi phía bắc đường tránh TP Hạ Long, quy mô 620 ha). Khu vực nhà máy xi măng Hạ Long và xi măng Thăng Long, nhà máy nhiệt điện Thăng Long tiếp tục hoàn thiện theo giai đoạn 1 của các dự án, phát huy tối đa công suất của dây chuyền 1.

- Đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp VLXD phía bắc đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, quy mô khoảng 75 ha. Định hướng thu hút đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng ứng dụng công nghệ cao (gạch không nung, bê tông nhẹ...). Sau khi khai thác xong cần hoàn nguyên môi trường để chuyển đổi sang hình thác sử dụng đất khác.

- Bố trí nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng giáp nhà máy gốm Hạ Long, nhà máy sản xuất gạch Loockô tại khu đồi Mom-xã Lê Lợi, nhà máy vôi công nghiệp công suất 980.000 tấn/ năm (xã Lê Lợi)

* Giai đoạn từ 2020 đến năm 2030:

- Đối với khu công nghiệp Nam Hoành Bồ: Chuyển đổi một phần đất công nghiệp sang các mục đích sử dụng khác. Tổng quy mô đất khu công nghiệp Nam Hoành Bồ cho giai đoạn này là 620 ha

- Di dời các nhà máy gạch hiện có tại khu vực xã Lê Lợi do gần các khu dân cư về các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

1.4.11. Đối với mạng lưới nông lâm nghiệp:

- Xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với điều kiện của địa phương, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất các sản phẩm sạch, an toàn.

- Trồng trọt: Hình thành các vùng sản xuất tập trung như cây ăn quả ở các xã Sơn Dương, Quảng La, Dân Chủ; trồng mía tím tại các xã Sơn Dương, Thống Nhất, Quảng La, Vũ Oai; rau, hoa chất lượng cao ở các xã Lê Lợi, Thống Nhất, Sơn Dương, thị trấn Trới. Phát triển trồng cây cảnh, hoa chất lượng cao để phục vụ đô thị và khu công nghiệp. Xây dựng các vùng lúa có năng suất cao ở các xã. Từng bước đưa vào sản xuất các loại cây công nghiệp như: đậu tương, lạc, duy trì vườn cây ăn quả của các hộ gia đình. Phát triển trồng cây dược liệu (ba kích, cây thuốc nam, ...) tại các xã vùng cao như Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thượng, phục vụ cho ngành dược phẩm.

- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hình thức tập trung, quy mô lớn nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị hàng hóa. Hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung đảm bảo chất lượng để cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp. Đưa vào chăn nuôi các giống vật nuôi có năng suất cao, khả năng tiêu thụ tốt tại các xã Lê Lợi, Sơn Dương (gia cầm); Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Thống Nhất, Sơn Dương, Quảng La (gia súc)

- Nuôi trồng thủy hải sản: tập trung tại các xã Lê Lợi và Thống Nhất và thị trấn Trới, địa bàn có bãi bồi ven biển thuận lợi cho khai thác nguồn lợi hải sản như tôm, cua, ngán nhệnh, tổng diện tích khoảng 250 ha (2020). Tận dụng điều kiện tự nhiên các xã miền núi cao ở các xã Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng phù hợp môi trường sống của cá tầm, cá hồi.

- Lâm nghiệp: Hình thành các vùng trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu 6000 - 7000 ha (Đồng Lâm, Kỳ Thượng, Sơn Dương, Thống Nhất). Bảo vệ rừng đặc dụng (Kỳ Thượng, Đồng Sơn, Đồng Lâm, Hòa Bình, Vũ Oai). Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên phòng hộ hiện có tập trung ở các xã: Tân Dân, Hòa Bình, Quảng La, Bằng Cả, Dân Chủ, Thống Nhất.

1.4.12. Khu vực bảo tồn và cấm xây dựng:

- Xác định các vùng bảo vệ cảnh quan sinh thái tự nhiên để bảo vệ, duy trì môi trường tự nhiên qua đó góp phần khai thác phục vụ du lịch, bao gồm toàn bộ vùng bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, các vùng bảo vệ hồ đầu nguồn: vùng cảnh quan hồ Yên lập, hồ Cao Vân; vùng cảnh quan núi Mằn. Tại các khu vực này ưu tiên phát triển bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng đồng thời cần có các quy định quản lý chặt chẽ để đảm bảo phát triển cân bằng giữa lợi ích phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Hạn chế phát triển đô thị trong các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp thuộc các vùng bảo vệ cảnh quan tự nhiên.

- Cấm và hạn chế xây dựng trong các khu vực vành đai bảo vệ an toàn cảng biển, sông; các khu quốc phòng, an ninh.

1.5. Các quy định chung về hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

1.5.1. Giao thông

1.5.1.1. Định hướng

- Phát triển mạng lưới giao thông đường thủy: Duy tu, nạo vét các tuyến đã đưa vào quản lý; lắp đặt phao tiêu, biển báo đảm bảo ATGT đường thủy. Nâng cấp luồng phù hợp với quy hoạch cảng, bến khu vực Quảng Ninh. Xây dựng đường chuyên dùng từ các mỏ ở Tân Dân, Quảng La vận chuyển than về vùng Uông Bí, không sử dụng các bến, cảng thủy nội địa khu vực huyện Hoành Bồ để xuất than. Xây dựng cụm Cảng vật liệu xây dựng tại xã Thống Nhất và xã Vũ Oai theo các dự án quy hoạch đã được phê duyệt. Phát triển các bến dọc sông Trới và sông Diễn Vọng. Hạn chế không xây dựng, phát triển loại bến chuyên dùng của các nhà máy xi măng thuộc Cảng Hòn Gai trong khu vực vịnh Cửa Lục và vùng vịnh Hạ Long.

- Phát triển mạng lưới giao thông đường sắt: Đi qua địa bàn Huyện sẽ có tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái nằm trong hệ thống hành lang đường sắt ven biển. Tuyến được nghiên cứu xây dựng theo tiêu chuẩn đường đơn cấp 2 trong giai đoạn ngoài 2030.

- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ

+ Đường cao tốc và quốc lộ: Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long: Đề xuất nghiên cứu thêm nút giao với QL279 (thuộc địa phận xã Sơn Dương). Đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái: Xây dựng toàn tuyến đạt 4 làn xe, 2 làn dừng xe khẩn cấp. Quốc lộ 279: Thực hiện theo Quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.

+ Đường tỉnh: Đường tỉnh 326: Nâng cấp mở rộng ĐT.326 đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi; Đường tỉnh 328 (đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long): Xây dựng đoạn Cái Mắm - Đồng Đăng đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng như dự án đang triển khai. Đoạn Trới - Vũ Oai giữ nguyên hướng tuyến và quy mô. Đoạn Vũ Oai - Quang Hanh đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, bố trí nhánh kết nối ĐT.326 và đường cao tốc; tại đầu phía Quang Hanh xây dựng nút giao khác mức; Đường tỉnh 337: Chuyển đoạn từ Cột đồng hồ đến cầu Bang (Km7+500) thành đường đô thị; Cải tạo nâng cấp đoạn từ cầu Bang (Km7+500) đến đường tỉnh 326 (Km15) đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; Đường tỉnh 342 (dự kiến): Đề xuất tuyến đường tỉnh mới: từ đường tỉnh 326 khu vực Trại Me qua các xã Kỳ Thượng, Đạp Thanh, Thanh Lâm sang địa phận tỉnh Lạng Sơn và kết nối quốc lộ 4B. Tổng chiều dài tuyến khoảng 55Km. Cải tạo nâng cấp đồng bộ các đoạn để toàn tuyến đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi; chính thức đưa vào quản lý với tính chất là đường tỉnh 342.

+ Đường đô thị: Triển khai xây dựng các tuyến đường trục, các tuyến vành đai như đường bao, đường nối các khu đô thị theo quy hoạch đô thị được phê duyệt. Xây dựng hệ thống bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu của đô thị.

+ Đường giao thông nông thôn: Xây dựng mới và nâng cấp giao thông nông thôn đáp ứng các yêu cầu phát triển, các tiêu chí nông thôn mới.

+ Các công trình đầu mối giao thông: Xây dựng 2 bến xe: Bến xe tại trung tâm huyện xây dựng theo tiêu chuẩn bến xe khách loại 3 trên cơ sở nâng cấp bến xe hiện có; Xây dựng mới bến xe tại xã Thống Nhất theo tiêu chuẩn bến xe khách loại 3. Hoàn thành xây dựng mới cầu Trới trên tuyến ĐT326, đầu tư mới cầu Đá Trắng 1,2 trên tuyến ĐT326. Đầu tư cầu và đường dẫn từ khu vực Bắc Cửa Lục sang thành phố Hạ Long.

1.5.1.2. Phạm vi bảo vệ hành lang an toàn

a. Đường thủy: Phạm vi bảo vệ tuyến và các công trình đường thủy phải tuân thủ các quy định của Luật đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 năm 2004.

b. Đường sắt:

- Dự trữ đất xây dựng đường sắt theo đúng quy hoạch dự kiến bao gồm đất xây dựng đường sắt và hành lang bảo vệ đường sắt theo Luật đường sắt số 35/2005/QH11 năm 2005.

c. Đường bộ:

- Thực hiện quản lý, xác định hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12; Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24-02-2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03-9-2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24-02-2010.

- Đối với các tuyến đường cao tốc: xác định mốc giới, dự trữ đất theo hướng tuyến, quy mô đường và hành lang an toàn đường bộ theo đúng quy hoạch được duyệt.

- Đối với QL279: xác định mốc giới mở rộng theo đúng định hướng phát triển để quản lý xây dựng quỹ đất hai bên đường.

- Đối với các tuyến đường đô thị: thực hiện xây dựng, quản lý theo đúng chỉ giới đã được duyệt. Các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh đi qua khu vực đô thị phải xây dựng đường gom.

- Đối với hệ thống đường giao thông nông thôn: đầu tư xây dựng, đưa vào quản lý theo đúng cấp kỹ thuật đã xác định trong quy hoạch.

- Đối với các công trình phục vụ giao thông: xây dựng và quản lý theo quy mô các công trình đã được xác định trong quy hoạch.

1.5.2. Định hướng chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật

1.5.2.1. Cao độ nền

- Yêu cầu chung: Tận dụng tối đa địa hình và mặt phủ tự nhiên, gìn giữ hệ thống cây xanh hiện có, hạn chế khối lượng - chiều cao đất đắp đất và đảm bảo việc tổ chức hệ thống thoát nước mưa an toàn, phù hợp;

- Cao độ san nền (Hxd) được tính toán cho từng khu chức năng trong đó có tính đến ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu do nước biển dâng, cụ thể:

+ Đô thị (hoặc khu vực) cải tạo: Xác định cao độ khống chế ứng với tần suất chống lũ theo cấp loại đô thị đồng thời phải hài hòa với cao độ nền xây dựng hiện trạng. Cần có giải pháp công trình trong trường hợp không có điều kiện cải tạo nền khu vực.

+ Các điểm dân cư nông thôn: Cao độ khống chế xây dựng căn cứ vào mực nước cao nhất trung bình nhiều năm của hệ thống sông suối chảy qua khu vực dân cư. Hxd-min > Hmn-max+0,5m, (các trung tâm cụm xã có thể tham khảo mô hình xây dựng tại các thung lũng nhỏ hẹp: ảnh phía dưới).

- Các khu vực thiếu ổn định về nền hoặc phát triển trên các thềm bồi, các khu vực mở đường cần khảo sát kỹ ĐCCT, xây dựng các công trình ổn định nền như ta luy, tường chắn đảm bảo độ ổn định.

- Hạn chế xây dựng các công trình có quy mô lớn ven bờ biển, ảnh hưởng đến tầm nhìn hướng biển, dễ có những nguy cơ tai biến do gió bão, triều cường và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

1.5.2.2. Định hướng thoát nước mưa:

- Yêu cầu: Hệ thống thoát nước mưa phải bảo đảm thoát nước mưa trên toàn lưu vực dự kiến quy hoạch ra các hồ, sông, suối hoặc trục tiêu thủy lợi....; hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn và tự chảy.

- Các khu quy hoạch được phân lưu vực và phân lưu vực tiêu thoát nước chính trên cơ sở định hướng san nền để tổ chức thoát nước mưa vào hệ thống thoát nước mưa, hệ thống tiêu thủy lợi hiện có và thoát ra các trục sông suối, kênh mương chính của khu vực.

1.5.2.3. Công tác chuẩn bị kỹ thuật khác:

- Bảo vệ, cải tạo thường xuyên các tuyến mương, cống thoát nước; nạo vét định kỳ và xây dựng kè bờ các đoạn ven biển sông, suối, hồ trong khu vực, xây tường chắn tại các khu vực có nguy cơ sạt lở;

- Đối với khu vực dân cư ven các sông, suối, sườn dốc, ven chân đồi, núi... đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai cảnh báo sớm và nâng cao năng lực tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai.

1.5.4. Cấp nước.

1.5.4.1. Nguồn và mạng lưới cấp nước: Theo định hướng Quy hoạch vùng được phê duyệt và các yêu cầu phát triển thực tế.

1.5.4.2. Các yêu cầu bảo vệ nguồn nước

- Các khu vực bảo vệ

+ Khu vực I: Cấm xây dựng bất kỳ loại công trình nào cho người ở, kể cả công nhân quản lý; cấm xả nước thải, tắm giặt, bắt cá, chăn thả trâu bò; cấm sử dụng hóa chất độc, phân hữu cơ và các loại phân khoáng để bón cây, quanh khu vực lấy nước.

+ Khu vực II: Nhà máy, nhà ở, khu dân cư phải được xây dựng hoàn thiện (có hệ thống cấp nước, thoát nước bẩn và nước mưa...) để bảo vệ đất và nguồn nước khỏi bị ô nhiễm; nước thải sản xuất và sinh hoạt trước khi xả vào nguồn nước phải được làm sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh; cấm đổ phân, rác, phế thải công nghiệp, hóa chất độc làm nhiễm bẩn nguồn nước và ô nhiễm môi trường.

- Quy định về vùng bảo vệ vệ sinh nguồn nước mặt:

+ Khu vực bảo vệ cấp I cách công trình thu về phía thượng lưu tối thiểu 200m, phía hạ lưu tối thiểu 100 m;

+ Khu vực bảo vệ cấp II cách công trình thu về phía thượng lưu tối thiểu 1000m, cách công trình thu về phía hạ lưu tối thiểu 300m.

- Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất từ công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung đến nghĩa trang hung táng là 5.000m, đến nghĩa trang cát táng là 3.000 m.

- Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất từ mép nước gần nhất của các thủy vực lớn là 500m đối với nghĩa trang hung táng; là 100m đối với nghĩa trang cát táng.

- Quy định về vùng bảo vệ vệ sinh nguồn nước ngầm: Khu vực bảo vệ cấp I có bán kính bảo vệ giếng khoan tối thiểu 30m; khu vực bảo vệ cấp II có bán kính bảo vệ giếng khoan tối thiểu 300m.

- Các trạm xử lý nước thải cách phải cách công trình lấy nước ngầm ít nhất 300m.

- Quy định về vùng bảo vệ nhà máy nước: Phải xây tường rào bảo vệ bao quanh khu vực xử lý nước trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý. Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật. Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước phân phối chính tối thiểu là 0,5m.

1.5.5. Cấp điện.

1.5.5.1. Nguồn và mạng lưới cấp điện: Theo định hướng Quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt và các yêu cầu phát triển thực tế

1.5.5.2. Chiếu sáng

- Quy định về chiếu sáng chức năng: Hệ thống chiếu sáng đường đảm bảo tỷ lệ 100% mạng lưới đường đô thị, 80-90% ngõ xóm được chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả. Xây dựng hệ thống điều khiển trung tâm cho chiếu sáng đường, khuyến khích điều khiển đến từng vị trí đèn. Phát triển các công nghệ mới cho chiếu sáng đô thị nhằm tiết kiệm năng lượng như đèn dùng pin mặt trời, đèn LED. Không sử dụng các loại đèn hiệu suất thấp cho chiếu sáng đô thị như đèn sợi đốt, đèn thủy ngân cao áp.

- Quy định về chiếu sáng cảnh quan: Trung tâm hành chính, chính trị, phố thương mại, di tích có giá trị, công trình cao tầng điểm nhấn, quảng trường và không gian mở gắn với hoạt động có đông người phải được chiếu sáng cảnh quan.

- Khuyến khích chiếu sáng lễ hội theo ngày lễ, dịp lễ, ngày nghỉ cuối tuần tại khu vực thương mại và giải trí, khu sinh hoạt cộng đồng tập trung đông người. Chiếu sáng thông tin tín hiệu, quảng cáo tại các tuyến phố chính hướng tâm vào đô thị.

1.5.5.3. Quản lý hành lang an toàn hệ thống

- Quản lý hành lang cách ly đường điện, công trình điện phải tuân thủ theo Luật Điện lực 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực năm 2012; Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện.

- Quản lý không gian công trình điện: Lưới điện trung thế, hạ thế trong phạm vi đô thị phải đi ngầm; lưới điện cao áp 110kV và 220kV đi trong nội thị của các đô thị từ loại II đến loại đặc biệt phải đi ngầm.

- Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu từ công trình xây dựng khác đến: Trạm biến áp đến 35KV là 3,0m; trạm biến áp đến 66÷110KV là 4,0m; Trạm biến áp đến 220KV là 6,0m.

1.5.6. Thu gom và xử lý nước thải

1.5.6.1. Định hướng hệ thống thu gom và xử lý: Theo định hướng Quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt và các yêu cầu phát triển thực tế.

- Thị trấn Trới dự kiến quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, có các trạm xử lý nước thải. Các khu/cụm công nghiệp, khu du lịch trong huyện dự kiến quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, có các trạm xử lý nước thải.

- Với các thị tứ, cụm dân cư nông thôn: Quy hoạch hệ thống thoát nước chung. Nước thải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách, sau đó xả vào hệ thống thoát nước, dẫn ra ao hồ để làm sạch tự nhiên hoặc tưới ruộng. Với các khu dân cư sống phân tán: Xây dựng các nhà xí hợp vệ sinh (xí tự hoại, xí hai ngăn, xí thấm...) cho các hộ dân.

1.5.6.2. Quy định về khoảng cách ly môi trường tối thiểu:

- Đối với trạm bơm: 15 - 30m

- Đối với trạm xử lý nước thải: 100 - 1000m.

- Trong phạm vi cách ly môi trường, không xây dựng nhà ở tập trung, công trình công cộng tập trung đông người, xí nghiệp chế biến thực phẩm và điểm lấy nước phục vụ sinh hoạt.

1.5.7. Quản lý chất thải rắn, quản lý nghĩa trang

1.5.7.1. Quản lý chất thải rắn

- Quy định về thu gom và phân loại CTR: Phải thu gom đạt tỷ lệ 100% lượng CTR phát sinh; thực hiện phân loại CTR tại nguồn phát sinh; phải thu gom, xử lý riêng đối với CTR công nghiệp, CTR y tế nguy hại.

- Quy định về xử lý CTR: Ưu tiên các công nghệ xử lý CTR hiện đại, tiết kiệm quỹ đất xây dựng.

- Quy định về khoảng cách ly vệ sinh môi trường: Bãi chôn lấp vệ sinh phải có hàng rào bảo vệ; dải cây xanh cách ly ngoài hàng rào phải có chiều rộng tối thiểu là 20m.

- Quy định về khoảng cách ly vệ sinh môi trường tối thiểu:

+ Bãi chôn lấp CTR hỗn hợp (vô cơ và hữu cơ) hợp vệ sinh ≥1000m; Bãi chôn lấp vô cơ ≥ 100m; Nhà máy xử lý CTR ≥ 500m; Điểm, trạm trung chuyển CTR ≥ 25m

+ Trong phạm vi khoảng cách ly vệ sinh môi trường cần quản lý chặt chẽ, không xây dựng nhà ở tập trung, công trình công cộng tập trung đông người, xí nghiệp chế biến thực phẩm và điểm lấy nước phục vụ sinh hoạt.

1.5.7.2. Quản lý nghĩa trang

- Quy định về sử dụng nghĩa trang và hình thức an táng: Sử dụng nghĩa trang tập trung xác định trong quy hoạch, ưu tiên hình thức hỏa táng. Đóng cửa dần đối với dịch vụ hung táng, cải tạo thành công viên đối với các nghĩa trang không đảm bảo khoảng cách ly hoặc đã lấp đầy.

- Khoảng cách ly vệ sinh môi trường đến điểm dân cư, công trình công cộng gần nhất phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, cụ thể:

+ Đối với nghĩa trang có hung táng: tối thiểu là 1500m nếu không có hệ thống thu gom và xử lý nước dò rỉ từ mộ hung táng; tối thiểu là 500m nếu có hệ thống thu gom và xử lý nước dò rỉ từ mộ hung táng.

+ Đối với nghĩa trang chôn cất 1 lần: tối thiểu là 500m.

+ Đối với nghĩa trang cát táng tối thiểu là 100m.

+ Đối với lò hỏa táng: bán kính tối thiểu là 500m tính từ ống khói lò hỏa táng.

1.5.8. Công trình ngầm

1.5.8.1. Quy định về phát triển hệ thống hạ tầng ngầm:

- Đối với đô thị cũ cải tạo chỉnh trang bao gồm đô thị trung tâm: Cải tạo hạ ngầm tập trung vào các đường dây điện, đường dây viễn thông nổi. Từng bước xây dựng hệ thống tuynel, hào, cống bể cáp trong đô thị.

- Đối với các khu chức năng, khu đô thị xây mới phải xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm, đồng bộ với hệ thống giao thông, cấm xây dựng mới đường dây nổi tại các khu trung tâm đô thị, khu vực di sản kiến trúc, tuyến phố chính.

1.5.8.2. Quy định về hệ thống tuynel, cống, bể cáp:

- Các tuynel chính: Chứa các đường ống có kích thước lớn, đường điện cao thế, đường ống cấp nước, viễn thông phải đảm bảo kích thước cho con người hoặc máy móc đi lại vận hành và sửa chữa.

- Các tuynel nhánh xây dựng dọc theo các trục đường chính đến đường phân khu vực, các tuyến cống bể cáp phục vụ nhu cầu dọc theo tuyến đường phải được xây dựng đồng bộ với các đường giao thông khi xây mới hoặc khi cải tạo tuyến phố.

1.5.9. Quy định về quản lý môi trường:

Căn cứ vào mức độ và phạm vi tác động môi trường, mục tiêu bảo vệ môi trường chính. Khu vực nghiên cứu quy hoạch được chia thành 3 khu vực bảo vệ chính:

Khu vực phát triển đô thị: Xây dựng khu đô thị mới, trung tâm thương mại dịch vụ, các khu tái định cư gắn với bảo vệ cảnh quan cây xanh, mặt nước, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn tập trung của mỗi khu chức năng.

Khu vực nông thôn: Xây dựng khu dân cư với mật độ xây dựng thấp, phát triển hài hòa cảnh quan và môi trường. Kết hợp cảnh quan cây xanh và mặt nước trong khu vực, tạo không gian thoáng, trong lành

Khu công nghiệp, khu khai thác VLXD, than: Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, hướng tới “sạch” không gây ô nhiễm môi trường, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường công nghiệp hàng năm. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn- Kỳ Thượng: Bảo tồn hệ sinh thái đa dạng.

* Các quy định về môi trường và vùng đệm cảnh quan đối với từng khu vực:

Căn cứ theo mức độ tác động tới môi trường xung quanh và các quy định trong quy chuẩn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đề xuất các quy định cụ thể nhằm quản lý các nguồn và hoạt động tác động đến môi trường trong khu vực quy hoạch như sau:

Khu vực nhạy cảm môi trường

Các quy định quản lý cụ thể

Khu vực phát triển công nghiệp, khai thác VLXD, than...

Khu công nghiệp, khai thác VLXD, than đặt ở vị trí không nằm trong khu dân cư và ở cuối hướng gió. Khoảng cách ly tối thiểu với khu vực dân cư là 50m. Diện tích cây xanh được bố trí dày trong từng cơ sở công nghiệp với diện tích lớn, tạo khoảng cách ly vệ sinh với khu dân cư.

Lưu vực suối và ven hồ cảnh quan tự nhiên

Các thủy vực trong khu vực như suối, ven các hồ cảnh quan đảm bảo vùng đệm xanh cách ly tối thiểu 20 m tới công trình xây dựng.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (đường giao thông, bãi đỗ xe, nhà máy xử lý nước thải, nghĩa trang...)

Đảm bảo cách ly cây xanh đối với công trình ven trục giao thông tối thiểu 5-10m.

Khu vực bãi đỗ xe: xung quanh bãi đỗ xe cần tính toán việc trồng cây xanh bao phủ xung quanh bãi đỗ xe, nghiên cứu biện pháp bố trí khuất tầm mắt không gây ảnh hưởng đến khu dân cư.

Khu vực xây dựng nghĩa trang tập trung đảm bảo khoảng cách tối thiểu đến khu dân cư 500m và phải có hệ thống bảo vệ môi trường.

Khu vực xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn đảm bảo khoảng cách ly tối thiểu 500m tới khu dân cư.

Hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực đô thị: vùng đệm khu xử lý nước thải sẽ xây dựng hàng rào quanh công trình, trồng cây xanh với chiều rộng 10m, hệ thống giao thông vào khu vực thuận lợi với giao thông đối ngoại.

Phần II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

2.1. Quy định cụ thể cho khu vực đô thị Trới mở rộng

Hạng mục

Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Hoành Bồ, có chức năng tổng hợp nhiều mặt (Chính trị, kinh tế, văn hóa an ninh quốc phòng...) của cửa ngõ phía Tây Bắc tỉnh Quảng Ninh nói chung và đặc biệt là thành phố Hạ Long

Định hướng chính

- Đô thị Trới mở rộng được hình thành và phát triển trên cơ sở thị trấn hiện hữu và phát triển ra phía Đông và Đông-Nam

- Các khu hành chính mới, quảng trường: được xây dựng tại khu vực mở rộng đô thị thị trấn sang phía Nam và Đông - Nam (địa bàn xã Lê Lợi). Các khu hành chính cũ (thuộc khu vực thị trấn Trới hiện hữu) được xác định trong giai đoạn 2020 sẽ là các công trình công cộng cấp đơn vị ở

- Các khu đất nông nghiệp phía Bắc, liền kề với khu vực mở rộng: là các khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao phục vụ cho đô thị và các đô thị khác trong vùng; khoanh vùng cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện trạng tại khu vực này

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

- XD Hệ thống giao thông đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, sự liên hệ giữa các khu chức năng đô thị trong hiện tại và tương lai. Bổ sung bãi đỗ xe, ưu tiên xây dựng các tiện ích đô thị, các bến xe buýt được bố trí theo các tuyến trục đường chính đô thị và đường khu vực, khoảng cách bến từ 1 km ÷ 2 km 1 bến đỗ.

- Cốt khống chế nền Xd: Khu xây dựng dân dụng, công nghiệp phía Bắc đường Trới h = 3,6 ÷ 4,2m; Khu xây dựng dân dụng, công nghiệp phía Nam đường Trới - Vũ Oai, đến sát vịnh cửa Lục h ≥ +3,2m.

- Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước riêng giữa nước mưa và nước thải để đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Phát triển hệ thống thu gom rác văn minh, hiện đại, đảm bảo thu gom, vận chuyển rác đạt tỷ lệ 100%. Tăng cường công trình vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan.

- Hạ ngầm toàn bộ hệ thống cáp điện, viễn thông, thông tin tín hiệu tiến đến đặt trong trong tuynel hoặc mương cáp.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

- Quy mô khoảng 2.100 ha, dân số 33.000 người, chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 80m2/người, đất ở đô thị 45m2/người.

- Các chỉ tiêu quy hoạch cụ thể về mật độ xây dựng, tầng cao tối đa, khoảng lùi so với chỉ giới xây dựng tuân thủ các quy định theo các đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000, quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt.

Được phép, khuyến khích

- Đối với khu vực hiện trạng cải tạo: Bảo tồn kiến trúc đặc trưng và truyền thống của khu vực. Bổ sung hệ thống công trình dịch vụ, hệ thống công trình hạ tầng xã hội cho các khu dân cư như: trường mầm non, trường học, nhà văn hóa cụm dân phố, khu cây xanh nghỉ ngơi và vui chơi. Bổ sung đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu đô thị phát triển mới.

- Đối với khu vực phát triển mới: Ưu tiên xây dựng các công trình nhà ở cao tầng phục vụ cho người thu nhập thấp đặc biệt là cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Hình thành trong lõi các khu đô thị mới các không gian mở đa dạng và các tuyến đi bộ tới khu trung tâm công cộng. Hình thành tuyến điểm công trình cao tầng tạo điểm nhấn cho khu vực. Dọc trên các tuyến đường chính xây dựng các công trình có chức năng sử dụng tổng hợp.

Không được phép

- Các hoạt động xây dựng làm thay đổi và phá vỡ quy mô, tính chất và cảnh quan không gian khu vực đô thị hiện hữu

- Các hoạt động xây dựng ảnh hưởng đến khu vực an ninh quốc phòng

- Xây dựng các cổng chào và các bảng tin, biển hiệu, biển chỉ dẫn... trên đường đô thị làm cản trở giao thông

Cho phép nhưng có điều kiện

Bổ sung bãi đỗ xe, ưu tiên xây dựng điểm đỗ xe ngầm và các tiện ích đô thị như chiếu sáng công cộng, biển chỉ dẫn du lịch đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông chung, an toàn kết cấu các công trình và hệ thống các công trình HTKT và phải hài hòa với cảnh quan khu phố cũ.

2.2. Quy định cụ thể cho khu vực đô thị cầu Bang

Hạng mục

Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

Là khu đô thị mới, tính chất là đô thị công nghiệp, đô thị sinh thái trong vùng phát triển đô thị liên vùng giữa thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí với các vùng lân cận, phát triển đáp ứng nhu cầu hỗ trợ phục vụ khu công nghiệp nam Hoành Bồ.

Định hướng chính

- Xây dựng và hoàn thiện khu đô thị Bắc Cầu Bang tại khu vực xã Thống Nhất, gắn kết với các khu dân cư, khu đô thị đã được lập quy hoạch trong khu vực đầu cầu Bang như khu nhà ở cán bộ công nhân viên nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, khu nhà ở cán bộ công nhân viên sông Đà, khu nhà ở cán bộ công nhân viên nhà máy xi măng Hạ Long, khu đô thị mới Làng Bang, khu dân cư đô thị Phúc An và khu dân cư thôn Chợ, hình thành một khu đô thị lớn - đô thị bắc Cầu Bang với quy mô 400ha.

- Khu vực phía nam đường tránh phía bắc thành phố Hạ Long sẽ xây dựng theo mô hình các khu dân cư sinh thái, gắn kết chặt chẽ với cảnh quan sinh thái rừng ngập mặn vịnh Cửa Lục

- Phát triển mô hình khu dân cư - nhà ở trên đồi

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

- Dành quỹ đất để phát triển các khu chức năng dịch vụ đô thị, dịch vụ công nghiệp, logistic.

- Phát triển khu đô thị mới theo tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. XD các loại hình công viên, cây xanh, hình thành các không gian mở gắn với cảnh quan không gian mặt nước sông, hồ, kênh mương.

- Xây dựng mới bến xe tại xã Thống Nhất theo tiêu chuẩn bến xe khách loại 3

- Cao độ khống chế nền XD: Khu vực đất xây dựng phía Bắc đường Trới - Vũ Oai: Hxd ≥ 3.6 ÷ 4.5m. Khu vực đất xây dựng phía Nam đường Trới - Vũ Oai đến sát vịnh Cửa Lục: Hxd ≥ 3.2 ÷ 4.5m. Khu dân cư An Biên - Thạch Bích Hxd ≥ 3.6m. Khu dân cư Xích Thố, khu đô thị mới Bắc Cầu Bang, khu Hxd ≥ 3.2m. Khu dân cư Xích Thố Hxd ≥ 3.2m. Khu đất dân dụng phía Bắc đường 328 đoạn từ bến xe Bắc Cầu Bang đến cảng Cái Món Hxd ≥ 3.4m. Khu đất dân dụng phía Nam đường 328 đoạn từ bến xe Bắc Cầu Bang đến cảng Cái Món Hxd ≥ 3.2m.

- Đảm bảo các khoảng lùi về an toàn giao thông, bảo vệ sông rạch và hành lang cách ly các tuyến hạ tầng kỹ thuật đúng tiêu chuẩn.

- Đảm bảo diện tích cây xanh.

- Phát triển hệ thống thu gom rác văn minh, hiện đại, đảm bảo thu gom, vận chuyển rác đạt tỷ lệ 100%.

- Kiểm soát môi trường nước, không khí, tiếng ồn bằng cách tổ chức thu gom nước thải độc lập, tạo lập không gian cây xanh mặt nước.

- Phát triển cây xanh đường phố.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

- Quy mô khoảng 400 ha, dân số 13.000 người, chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 100-150m2/người, đất ở đô thị 60m2/người.

- Các chỉ tiêu quy hoạch cụ thể về mật độ xây dựng, tầng cao tối đa, khoảng lùi so với chỉ giới xây dựng tuân thủ các quy định theo các đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000, quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt.

Được phép, khuyến khích

- Xây dựng công trình với mật độ xây dựng nhỏ hơn quy định (vẫn đảm bảo chỉ giới xây dựng chung và tính hài hòa trong đô thị) để tăng không gian đô thị.

- Thực hiện xây dựng và quản lý các khu đô thị mới theo tiêu chí Khu Đô thị mới kiểu mẫu quy định tại Thông tư số 15/2008/TT-BXD ngày 17/06/2008 của Bộ Xây dựng.

- Áp dụng các tiêu chuẩn, giải pháp quy hoạch xây dựng theo tiêu chí công trình xanh, kiến trúc xanh trong đầu tư xây dựng khu vực phát triển mới

Không được phép

- Các hoạt động xây dựng làm thay đổi và phá vỡ quy mô, tính chất và cảnh quan không gian khu vực đô thị hiện hữu

- Các hoạt động xây dựng ảnh hưởng đến khu vực an ninh quốc phòng

- Xây dựng công trình đường dây đường ống đi nổi theo các trục đường

- Xây dựng các cổng chào và các bảng tin, biển hiệu, biển chỉ dẫn... trên đường đô thị làm cản trở giao thông

2.3. Quy định cụ thể cho khu di tích lịch sử văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên

Hạng mục

Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

Là các khu chức năng đặc thù bao gồm các công trình di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh trên địa bàn, các vùng bảo tồn cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên đã được xác định trong quy hoạch.

Định hướng chính

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật kết nối thuận lợi từ các di tích lịch sử, các công trình có giá trị tới các khu vực đô thị và trung tâm dịch vụ.

- Phát triển các trung tâm dịch vụ, hỗ trợ sản xuất và du lịch như chuyển giao công nghệ, giống cây trồng, dịch vụ du lịch, khách sạn, đào tạo nghề, tài chính và quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch.

- Bảo vệ các không gian, cảnh quan, di tích tôn giáo tín ngưỡng và các không gian có giá trị trong các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị.

- Khắc phục triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các đề án bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị trong thời đại mới để có các quy định quản lý, ứng xử phù hợp.

- Đối với các vùng bảo vệ cảnh quan tự nhiên: ưu tiên phát triển bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng đồng thời cần có các quy định quản lý chặt chẽ để đảm bảo phát triển cân bằng giữa lợi ích phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ tài nguyên môi trường

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

- Phát triển mạng lưới giao thông tiếp cận các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc để nâng cao đời sống và phát triển du lịch, cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có.

- Cải tạo cảnh quan xung quanh và cảnh quan ngoài các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc bao gồm các tuyến đường giao thông, hệ thống hàng rào...

- Đối với các khu vực các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc thấp trũng hay xảy ra ngập, khuyến khích cải tạo nâng nền nhưng vẫn giữ nguyên cao độ sân, vườn.

- Bảo vệ nguồn nước cấp cho các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc khỏi ô nhiễm từ các nguồn thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch.

- Xây dựng hệ thống thoát nước chung cho khu vực các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc. Khuyến khích xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và tách nước thải tại vị trí miệng xả của hệ thống thoát nước chung để xử lý bằng các phương pháp xử lý tự nhiên: giếng thấm, bãi lọc ngầm ...

- CTR do dịch vụ du lịch và sinh hoạt có thể tái chế sẽ thu gom chuyển đi khu xử lý CTR gần nhất. Khuyến khích xử lý và tái sử dụng CTR hữu cơ tại nguồn phát sinh.

- Cải tạo môi trường riêng cho khu vực các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, trong đó xác định các khu vực có vấn đề tồn tại về môi trường và đề xuất các giải pháp cụ thể.

- Thực hiện các chương trình giám sát về môi trường để có những cụ thể trong các hoạt động dịch vụ du lịch và sinh hoạt, tránh những tác động tiêu cực.

- Xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm do dịch vụ du lịch, sinh hoạt đến môi trường

- Đối với khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng: thực hiện quản lý, bảo tồn và phát triển theo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã được phê duyệt. Vũng lõi của khu bảo tồn cần được quản lý chặt chẽ, bảo toàn nguyên vẹn, đảm bảo diễn thế tự nhiên, phục hồi hệ sinh thái. Vùng đệm là khu vực bảo vệ hỗ trợ phát triển cho vùng lõi, hạn chế dân cư sinh sống, cấm săn bắn các loại động vật hoang dã và chặt những loại cây quý hiếm trong khu vực.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

- Xây dựng công trình thấp tầng

- Mật độ xây dựng: phải tuân thủ các quy hoạch được duyệt, các quy định hiện hành đối với việc xây dựng phát triển trong các khu bảo tồn thiên nhiên, quy định đối với việc xây dựng và bảo tồn các công trình di tích lịch sử

Được phép, khuyến khích

- Khuyến khích bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống làng xã, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Xã hội hóa phát triển mạng lưới hạ tầng xã hội tại các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc.

Không được phép

- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường

- Phá dỡ các công trình di tích, lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, các không gian văn hóa, không gian sinh hoạt cộng đồng, các vùng cảnh quan có giá trị.

- Đối với vùng bảo vệ cảnh quan: Hạn chế việc xây dựng công trình. Cấm các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên: khai thác đá, gỗ... Cấm tự ý trồng cây, trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng.

Cho phép nhưng có điều kiện

- Phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch và sản xuất nhưng phải đảm bảo về môi trường và không ảnh hưởng tới cảnh quan trong khu vực các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc.

- Được phép phát triển các dự án du lịch sinh thái gắn với các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc kết hợp với cải tạo chỉnh trang, các khu thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên nhưng có giới hạn về quy mô.

- Phát triển các dự án dịch vụ công cộng phục vụ chung cho các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc...

2.4. Quy định cụ thể cho điểm dân cư nông thôn

Hạng mục

Quy định quản lý

Tính chất, chức năng

Điểm dân cư nông thôn

Định hướng chính

- Trung tâm các xã: Trung tâm các xã được quy hoạch mỗi trung tâm có quy mô diện tích 10-30ha, quy mô dân số từ 5.000 - 7.000 người. Mỗi cụm trung tâm xã có các công trình văn hóa thể thao, các công trình hạ tầng khác như bưu điện, chợ, sân thể thao xã (60x90m)... được xây dựng theo quy chuẩn và được bố trí ở khu vực thuận tiện với các thôn xóm, bán kính phục vụ trong khoảng 2km.

- Trung tâm thôn xóm: nhà văn hóa thôn, trường mầm non... nên được bố trí tập trung kết hợp với các không gian công cộng, nghỉ ngơi để tạo không gian trung tâm cho thôn xóm

- Các tuyến dân cư tập trung: Phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông liên xã, hiện nay các tuyến này đã có dân cư khá đông, cần quy hoạch đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng như đường giao thông nông thôn, lưới điện, nước, sinh hoạt, hệ thống trường lớp, hệ thống y tế, hệ thống các thiết chế văn hóa - xã hội v.v.

- Cải tạo chỉnh trang các thôn, bản, làng

Hạ tầng kỹ thuật và môi trường

- Xây dựng mới và nâng cấp đường giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn theo QCVN 14:2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn”.

- Cao độ khống chế xây dựng căn cứ vào mực nước cao nhất trung bình nhiều năm của hệ thống sông suối chảy qua khu vực dân cư. Hxd-min >Hmn-max+0,5m

- Có thể sử dụng hệ thống thoát nước chung hoặc hệ thống hỗn hợp, phù hợp với điều kiện kinh tế và môi trường. (đối với các cụm xã có quy mô >50 hộ mới tổ chức hệ thống thoát, nếu <50 hộ dân có thể thoát phân tán theo địa hình hoặc các trục tiêu tự nhiên và nước bẩn cần xử lý tại chỗ)

- Dùng nguồn nước khai thác từ các hồ, đập, sông, suối, khe để cấp nước sinh hoạt cho các xã. Xây dựng mới 04 trạm cấp nước tập trung

- Hệ thống thoát nước thải: Nước thải trong các nhà ở, CTCC phải được xử lý qua bể tự hoại sau đó chảy vào hệ thống thoát nước mưa.

- Quản lý nghĩa trang: Các nghĩa trang phân tán, có quy mô nhỏ, phải có đủ khoảng cách ly, nếu không đạt phải có kế hoạch đóng cửa, di chuyển đến nghĩa trang tập trung.

Các chỉ tiêu về quy hoạch

- Cấp nước sinh hoạt: 180 lít /người.ngày đêm

- Nước thải sinh hoạt: 180 lít/người.ngày đêm

- Chất thải rắn sinh hoạt: 0,9 kg/người/ngày đêm

- Đất nghĩa trang: 60% an táng

- Cấp điện sinh hoạt: 800÷1.000kWh/người-năm

Được phép, khuyến khích

- Bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan kiến trúc truyền thống cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện. Bảo tồn các công trình di tích lịch sử có giá trị, các làng cổ, làng văn hóa truyền thống.

- Tăng cường mật độ cây xanh tại các khu vực đất trống, các công trình xây mới theo kiến trúc truyền thống các dân tộc.

- Khuyến khích xây dựng nhà ở nông thôn sử dụng vật liệu địa phương, mật độ xây dựng thấp, nhà có nhiều cây xanh. Khuyến khích nhà ở theo mô hình trang trại

Không được phép

Các hoạt động xây dựng sản xuất xâm phạm hoặc tác động tới hành lang cách ly bảo vệ các tuyến hạ tầng.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện

- Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý toàn diện các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, quản lý phát triển cải tạo và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn toàn huyện Hoành Bồ theo đúng đồ án được phê duyệt.

- Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ được phê duyệt. Rà soát, đề xuất kế hoạch việc lập, điều chỉnh các Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng huyện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.

- Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng; phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ trong công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, đặc biệt là một số khu vực có giá trị kiến trúc, cảnh quan theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý.

- Các Sở, Ban ngành khác phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt.

- Phòng Kinh tế Hạ tầng và các phòng ban có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ quản lý quy hoạch, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị theo chức năng, nhiệm vụ quy định.

- Tại các khu vực có các dự án xây dựng phát triển đô thị, các doanh nghiệp được phép đầu tư xây dựng dự án chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ về quản lý không gian kiến trúc trong phạm vi dự án đảm bảo đúng quy hoạch được phê duyệt đến khi bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý.

3.2. Phân công trách nhiệm

- Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ có trách nhiệm giám sát việc phát triển đô thị theo đúng quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ được phê duyệt; báo cáo định kỳ hàng năm với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Sở Xây dựng.

- Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ tổ chức lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Đối với việc điều chỉnh cục bộ một số nội dung trong quy hoạch vùng, Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ có trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ trên nguyên tắc không làm thay đổi các nội dung cơ bản của quy hoạch vùng và có sự thỏa thuận, thống nhất của Sở Xây dựng.

3.3. Quy định công bố thông tin

- Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ có trách nhiệm công bố thông tin và nội dung đồ án quy hoạch được duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị công bố quy hoạch công khai để toàn bộ người dân được biết.

- Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ quy hoạch để phục vụ công tác quản lý đô thị và cung cấp các thông tin quy hoạch cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân nếu có yêu cầu.

- Sở Xây dựng làm cơ quan đầu mối, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ hàng năm cập nhật tình hình các dự án triển khai vào nội dung của đồ án quy hoạch.

- Sở Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm số hóa Hồ sơ quy hoạch thành bản đồ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phục vụ công tác quản lý đất đai, xây dựng và công tác công bố, cung cấp thông tin.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2886/QĐ-UBND năm 2016 Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Số hiệu: 2886/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/09/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Nguyễn Đức Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản