- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3Thông tư 01/2013/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3784/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 30 tháng 09 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ YÊN LÂM, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù; Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị và các quy định của pháp luật có liên quan;
Theo đề nghị của UBND huyện Yên Định tại Tờ trình số 97/TTr-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2016; của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 5077/SXD-QH ngày 12 tháng 9 năm 2016 về việc nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, với những nội dung chính sau:
1. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch:
a) Phạm vi nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Yên Lâm và khu vực lân cận. Diện tích toàn xã: 1.691,0 ha.
b) Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch:
- Thuộc địa giới hành chính xã Yên Lâm, huyện Yên Định; được xác định cụ thể như sau:
+ Phía Bắc: giáp thôn Cao Khánh;
+ Phía Nam: giáp Phúc Trí và thôn Phong Mỹ 2;
+ Phía Đông: giáp xã Yên Thọ và xã Quý Lộc;
+ Phía Tây: giáp huyện Ngọc Lặc;
- Tổng diện tích khoảng: 1.000,0 ha; trong đó:
+ Phần diện tích nghiên cứu mới khoảng: 775,0 ha
+ Phần diện tích cập nhật Cụm công nghiệp hiện có: 225,0ha (bao gồm cả khu vực nhà máy và khai trường khai thác vật liệu xây dựng)
2. Dự báo quy mô dân số:
- Đến năm 2030 khoảng: 9.000 người.
Trong đó:
+ Dân số hiện trạng (khu vực lập quy hoạch): 6.821 người
+ Dân số phát triển mới: 2.179 người;
3. Tính chất, chức năng:
Là đô thị loại V, trung tâm kinh tế - xã hội phía Tây Bắc huyện Yên Định. Với các chức năng: Công nghiệp (VLXD) kết hợp dịch vụ hỗ trợ nghề đá, dịch vụ thương mại đầu mối giao thông quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng phía Tây Bắc huyện Yên Định.
4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu:
a) Chỉ tiêu đất dân dụng cho đô thị:
- Đất dân dụng 62 - 85 m2/người; trong đó:
: 35-45m2/người; | |
+ Đất giao thông (tính đến đường khu vực) | : 15-20m2/người; |
+ Công trình công cộng | : 5 - 10m2/người; |
+ Cây xanh | : 7 - 10m2/người; |
(Các chỉ tiêu về đất đai đô thị sẽ được đơn vị tư vấn luận chứng, nghiên cứu tính toán khoa học trên cơ sở quy chuẩn, quy định hiện hành và tình hình thực tế tại địa phương)
b) Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật:
- Tỷ lệ đất giao thông giao thông tĩnh trong đất xây dựng đô thị:
+ Tính đến đường liên khu vực 6 - 8%
+ Tính đến đường khu vực: 13-15%
+ Tính đến đường phân khu vực 18 - 22%
- Chỉ tiêu điện năng: 1.000KWh/người/năm; phụ tải 330 W/người;
- Cấp nước sinh hoạt: 120 lít/người/ngàyđêm; tỷ lệ cấp nước tối thiểu 90%;
- Thoát nước bẩn: 80% nước cấp;
- Chất thải rắn: 0,8kg/ng/ngđ ;
- Thu gom xử lý: 90% chất thải;
5. Các yêu cầu, nguyên tắc cơ bản và nhiệm vụ nghiên cứu quy hoạch
5.1. Đánh giá hiện trạng:
- Lập hồ sơ, khảo sát địa hình tỷ lệ 1/5000 theo hệ tọa độ VN2000. Được thẩm định theo quy định tại Thông tư số 05/2011/TT-BXD ngày 09/6/2011 của Bộ Xây dựng “Quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng”; làm cơ sở để nghiên cứu phương án quy hoạch.
- Tổng hợp, đánh giá điều kiện hiện trạng về tự nhiên, đất đai, kinh tế xã hội, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường trong khu vực lập quy hoạch. Trong đó, đánh giá quỹ đất hiện trạng, khớp nối các quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng có liên quan.
- Đánh giá hiện trạng cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch, xác định các khu vực có tác động đến tổ chức kiến trúc cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch và các khu vực lân cận.
5.2. Hướng phát triển đô thị:
- Đô thị Yên Lâm sẽ phát triển về phía Tây Nam tỉnh lộ 518 bao gồm các khu dân cư mới, các công trình hạ tầng xã hội, HTKT theo các tiêu chí đô thị loại V.
- Khu vực dân cư hiện trạng ổn định, hạn chế xáo trộn, cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư hiện trạng, từng bước nâng cấp, bổ sung HTKT, HTXH theo các tiêu chí đô thị loại V.
- Định hướng phát triển không gian đô thị bao gồm nội thị và ngoại thị;
- Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch;
- Xác định hệ thống các trung tâm- vị trí, phạm vi, quy mô các khu chức năng trong đô thị; các khu hiện có phát triển ổn định; các khu cần chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp; các khu cần bảo tồn, tôn tạo; các khu chuyển đổi chức năng; các khu quy hoạch xây dựng mới; các khu cấm xây dựng và các khu vực dự kiến phát triển mở rộng đô thị; dự kiến các khu vực xây dựng các công trình ngầm dưới mặt đất trong đô thị;
- Xác định các chỉ tiêu về diện tích, mật độ dân cư, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và tầng cao tối đa, tối thiểu của công trình trong các khu chức năng của đô thị.
5.3. Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất
Đánh giá các tiềm năng, động lực phát triển để xác lập hệ thống trung tâm và phân khu chức năng, phù hợp với tốc độ phát triển trong khu vực. Đề xuất cơ cấu sử dụng đất, lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn quy hoạch. Trong đó, xác định được:
- Ranh giới hiện trạng các xã và ranh giới các khu chức năng khác theo quy hoạch. Đề xuất các chỉ tiêu chính cho từng khu chức năng như: diện tích; dân số; mật độ xây dựng tối đa, tối thiểu; tỷ lệ đất cây xanh, tỷ lệ đất dịch vụ, tỷ lệ đất hạ tầng kỹ thuật... Xác định các thông số quản lý xây dựng cho từng ô đất;
- Hành lang an toàn cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên quan trong khu vực lập quy hoạch; quỹ đất dự phòng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia, các công trình ngầm, các công trình hạ tầng kỹ thuật vùng trong tương lai.
5.4. Định hướng phát triển không gian đô thị:
- Đặc thù là đô thị phát triển mạnh về công nghiệp vật liệu xây dựng, có tuyến đường tỉnh lộ 518 đi qua. Mặt khác, theo định hướng Quy hoạch hệ thống giao thông toàn tỉnh có các tuyến đường mới hình thành đi qua khu vực lập quy hoạch (đường Minh Sơn - Thành Minh; đường nối QL 217 và đường Hồ Chí Minh; đường Cẩm Vân đi QL 47) do đó việc xác định cơ cấu phát triển cho đô thị là rất quan trọng.
- Nguyên tắc chung là yêu cầu tôn trọng các điều kiện hiện trạng về dân cư, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các cơ sở sản xuất, các khu vực khai trường, các điều kiện tự nhiên khác tại khu vực như núi, hồ, khe suối.... nghiên cứu các phương án ứng xử phù hợp.
- Phân tích các động lực phát triển, tính chất và ảnh hưởng của khu vực lập quy hoạch trong liên hệ vùng. Đề xuất hướng phát triển không gian chủ đạo và cấu trúc phát triển không gian theo các khu chức năng, các trung tâm phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong đó, chú ý đến các khu vực công cộng, không gian mở, quảng trường, công viên, mặt nước... Các liên kết về giao thông và hạ tầng kỹ thuật giữa các khu vực.
- Xác định các khu vực cần kiểm soát phát triển. Thể hiện phạm vi, ranh giới các trục không gian chính, đề xuất giải pháp quản lý các trục không gian chính, các điểm nhấn trong khu vực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đồng thời phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước theo cấu trúc quy hoạch trong quá trình triển khai thực hiện.
5.5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Chẩn bị kỹ thuật, giao thông:
- Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng đô thị; xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực, toàn đô thị và các trục giao thông chính đô thị;
- Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông, tổ chức giao thông công cộng cho các đô thị loại III trở lên; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống tuy nen kỹ thuật;
- Lựa chọn nguồn; xác định quy mô, vị trí, công suất của các công trình đầu mối; mạng lưới truyền tải và phân phối chính của các hệ thống cấp nước, cấp điện; mạng lưới đường cống thoát nước; các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn; nghĩa trang và các công trình khác.
b) Cấp nước:
- Đánh giá tài nguyên nước mặt, nước ngầm. Xác định các nguồn nước có khả năng cung cấp cho toàn khu vực hoặc từng khu chức năng khác nhau, trên cơ sở tính toán, dự báo tổng hợp nhu cầu dùng nước của từng khu chức năng và toàn khu;
- Xác định vị trí và quy mô các công trình thu, các công trình xử lý nước, công trình điều hòa, tăng áp;
- Đề xuất mạng lưới cấp nước; sơ đồ tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước; xác định phạm vi bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước.
c) Cấp điện:
- Tính toán công suất cấp điện cho từng khu chức năng và toàn khu vực lập quy hoạch;
- Rà soát các quy hoạch, dự án đã và đang triển khai trong khu vực, xem xét mạng lưới cấp điện trong khu vực có mối liên hệ. Đề xuất mạng lưới cung cấp và phân phối điện từ trung áp trở lên; mạng lưới các trạm biến áp;
- Xác định hệ thống mạng lưới chiếu sáng.
d) Định hướng thoát nước bẩn quản lý CTR và nghĩa trang:
- Phân khu vực thoát nước, xác định nguồn thải;
- Đề xuất mạng lưới thoát nước; vị trí, qui mô trạm bơm và trạm xử lý nước thải, hồ điều hòa lớn;
- Xác định vị trí, quy mô các cơ sở xử lý chất thải và các công trình phụ trợ, các trạm trung chuyển chất thải rắn;
- Tính toán, xác định vị trí, quy mô, ranh giới nghĩa trang.
e) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Nhận dạng và dự báo các tác động đến môi trường do các hoạt động kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp và đô thị gây ra;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm trong khu vực lập quy hoạch và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường;
- Khoanh vùng các khu cách ly, bảo vệ lưu vực nguồn nước, khu cách ly sản xuất và các khu nhạy cảm môi trường khác.
f) Xác định các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện:
- Xác định các khu vực có ưu thế phát triển trong giai đoạn đầu để xúc tiến các dự án có vai trò động lực thúc đẩy phát triển. Đặc biệt là các khu vực có đủ điều kiện phát triển công nghiệp và đô thị;
- Đề xuất cơ chế, chính sách cụ thể để tạo nguồn lực đầu tư theo quy hoạch; nhất là nguồn lực tại chỗ.
6.1. Thành phần bản vẽ và nội dung thuyết minh quy hoạch: Thực hiện theo trình tự và nội dung quy định tại điểm a và b, khoản 3, Điều 6 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đề án quy hoạch xây dựng vùng quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
6.2. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
6.3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch: Nội dung thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và phải có bản vẽ thu nhỏ kèm theo.
6.4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
6.5. Số lượng hồ sơ:
- Số lượng hồ sơ hoàn thiện sau khi đồ án được phê duyệt để đóng dấu lưu trữ: 08 bộ bao gồm tất cả các thành phần trên (kèm theo đĩa CD lưu trữ);
- Số lượng hồ sơ phục vụ thẩm định thực hiện theo quy trình thẩm định và các yêu cầu của đơn vị thẩm định.
6.6. Các yêu cầu khác về hồ sơ:
- Bản vẽ minh họa trong thuyết minh và trong Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được in màu thu nhỏ theo khổ giấy A3;
- Bản vẽ phục vụ thẩm định, trình duyệt in màu theo khổ giấy A0;
- Bản vẽ đóng dấu thẩm định sau khi đồ án được phê duyệt in màu đúng tỷ lệ quy định;
- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ file mềm thành phần hồ sơ trên (lưu ý: Nội dung trong đĩa CD phải trùng khớp với nội dung trình).
7. Dự toán kinh phí thực hiện: 1.752.894.000 đồng.
(Một tỷ, bảy trăm năm mươi hai triệu, tám trăm chín tư nghìn đồng).
- Trong đó:
+ Chi phí lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch: 792.068.200 VNĐ
+ Chi phí khảo sát địa hình: 744.787.000 VNĐ
+ Chi phí thẩm định nhiệm vụ và đồ án: 64.050.140 VNĐ
+ Chi phí khác: 151.988.739 VNĐ
(chi tiết tại phụ lục kèm theo Tờ trình của Sở Xây dựng)
Dự toán kinh phí được tính toán trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn quy phạm, khối lượng dự kiến thực hiện, các chế độ chính sách hiện hành. Khi thanh quyết toán căn cứ vào khối lượng thực tế thực hiện để nghiệm thu, thanh quyết toán.
8. Nguồn vốn: Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh.
- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Thanh Hóa;
- Chủ đầu tư: UBND huyện Yên Định;
- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng Thanh Hóa;
- Đơn vị tư vấn: Lựa chọn đơn vị tư vấn theo quy định của pháp luật;
- Thời gian thực hiện: Không quá 09 tháng kể từ khi nhiệm vụ được phê duyệt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Yên Định; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1538/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Đô thị Phố Cà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 2886/QĐ-UBND năm 2016 Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Quyết định 2730/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Kiến Giang và vùng phụ cận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 3266/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Quyết định 3736/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ và dự toán khảo sát, lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 6Quyết định 3147/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Cống Trúc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 7Quyết định 1769/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung thị xã Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang đến năm 2035, tỷ lệ 1/10.000
- 8Quyết định 4498/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 9Quyết định 4496/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 10Quyết định 3823/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng đô thị Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đến năm 2040
- 11Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2022 thông qua nhiệm vụ lập Quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến Nam Sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2045
- 12Quyết định 4254/QĐ-UBND năm 2023 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chung đô thị Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3Thông tư 05/2011/TT-BXD về quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 01/2013/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 1538/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Đô thị Phố Cà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- 8Quyết định 2886/QĐ-UBND năm 2016 Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 9Quyết định 2730/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Kiến Giang và vùng phụ cận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 10Quyết định 3266/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 11Quyết định 3736/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ và dự toán khảo sát, lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 12Quyết định 3147/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Cống Trúc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 13Quyết định 1769/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung thị xã Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang đến năm 2035, tỷ lệ 1/10.000
- 14Quyết định 4498/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 15Quyết định 4496/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 16Quyết định 3823/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng đô thị Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đến năm 2040
- 17Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2022 thông qua nhiệm vụ lập Quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến Nam Sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2045
- 18Quyết định 4254/QĐ-UBND năm 2023 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chung đô thị Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
Quyết định 3784/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- Số hiệu: 3784/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Ngô Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết