Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 288/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 06 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ VIỆT NAM TỈNH VĨNH LONG NĂM 2014

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới, ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg , ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới, giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ-UBND , ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 160/TTr-SLĐTBXH, ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long năm 2014.

(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long năm 2014 số 10/KH-SLĐTBXH, ngày 27/02/2014 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thanh

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ LAO ĐỘNG-TBXH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/KH-SLĐTBXH

Vĩnh Long, ngày 27 tháng 02 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TỈNH VĨNH LONG NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 288/QĐ-UBND, ngày 06/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Quyết định số 1241/QĐ-TTg , ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ-UBND , ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh Xã hội về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Công văn số 164/LĐTHXH-BĐG ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014;

Căn cứ Chương trình công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2014 (Chương trình số 03/CTr-UBQG ngày 20 tháng 01 năm 2014) của Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam;

Căn cứ vào Kế hoạch phân bổ kinh phí của trung ương và của địa phương cho Chương trình quốc gia bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Vĩnh Long năm 2014;

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long; Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Vĩnh Long năm 2014 tập trung vào những nội dung trọng tâm như sau:

I. MỤC TIÊU:

Tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công 7 mục tiêu của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015. Bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh nhà.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

A. CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI:

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới:

* Nội dung:

Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, giáo dục về pháp luật bình đẳng giới, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, các cam kết quốc tế liên quan mà Việt Nam đã tham gia như: Công ước CEDAW, Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, các tuyên bố của khu vực ASEAN…. Chú trọng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từng bước xoá bỏ định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt là xoá bỏ các hình thức bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có hành vi nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi, hành vi xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái. Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu về các mô hình dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới ở địa phương, cơ sở.

* Hình thức:

Tuyên truyền thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm, các cuộc thi tìm hiểu; tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông tại cộng đồng phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư; hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố triển khai hoạt động tuyên truyền theo chuyên đề; xây dựng và lắp đặt các pano, áp phích, tranh cổ động về bình đẳng giới; lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị; tiếp tục phát huy công tác tuyên truyền qua đài phát thanh và truyền hình.

Xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên về bình đẳng giới ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác truyền thông về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

2. Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới:

- Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức và cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp theo quy định hiện hành, phù hợp với thực tế của từng địa phương, đơn vị, đảm bảo bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp.

- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở. Tổ chức tập huấn kiến thức về giới và kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ chuyên trách nói riêng; đối với các cơ quan làm chính sách cần chú trọng tới các lĩnh vực có đông phụ nữ tham gia.

3. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới:

- Xây dựng và phát triển các dịch vụ nhằm hỗ trợ phụ nữ và nam giới bình đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Xây dựng và phát triển mô hình nhằm hỗ trợ cả nam và nữ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới.

- Tăng cường xã hội hoá và công tác phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động về bình đẳng giới.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra về bình đẳng giới:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra về bình đẳng giới nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; đồng thời có kế hoạch thanh tra chuyên đề về các vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và thông báo kết quả kiểm tra về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới, trong đó có Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Đề nghị các huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội những khó khăn, vướng mắc và những đề xuất cần tháo gỡ trong việc thực hiện Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

5. Công tác triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới:

Năm 2014 là năm chuẩn bị kết thúc việc thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015, do đó đề nghị các sở, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, địa phương rà soát các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1664/QĐ-UBND , ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 đồng thời bám sát thực trạng công tác bình đẳng giới của đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí chi tiết các hoạt động gắn với từng dự án triển khai trong năm 2014. Trong đó, tập trung ưu tiên những hoạt động phù hợp nhiệm vụ và thế mạnh của đơn vị, địa phương; đồng thời chú ý lồng ghép với các chương trình, dự án khác mà đơn vị đang quản lý hoặc đang thực hiện.

Đề nghị lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố sớm phân bổ phần kinh phí cho các địa phương thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2014 cho các đơn vị, địa phương để thực hiện; đồng thời cần bố trí đủ ngân sách địa phương theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Đối với Dự án 4: Thực hiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện 2 mô hình (mô hình 3: Hỗ trợ xã Hoà Lộc thực hiện mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; mô hình 4: Hỗ trợ 5 xã xây dựng, bổ sung hương ước, quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới). Khuyến khích cộng đồng phát huy ý tưởng sáng tạo trong thực hiện và nhân rộng mô hình.

6. Thực hiện chế độ báo cáo và thu thập số liệu thống kê tách biệt giới

Báo cáo kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ của sở, ngành, địa phương gởi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Báo cáo 6 tháng trước ngày 30 tháng 5, báo cáo năm trước ngày 30 tháng 11 năm 2014 (theo mẫu) để tổng hợp báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh và Vụ bình đẳng giới.

Chủ động thu thập các số liệu thống kê tách biệt giới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành và trong phạm vi đơn vị, địa phương để phục vụ cho việc soạn thảo báo cáo cũng như nghiên cứu xây dựng chính sách có nhạy cảm giới.

7. Nội dung thực hiện các dự án Chương trình quốc gia bình đẳng giới từ nguồn ngân sách trung ương:

7.1. Dự án Truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành vi về bình đẳng giới (dự án 1):

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng và phát triển các chương trình, chuyên mục, chuyên đề về bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông, các sản phẩm truyền thông như: Pa nô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp truyền tải thông điệp về bình đẳng giới phù hợp với địa phương.

Kinh phí thực hiện dự án:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Ngân sách TW

1. Biên soạn và in ấn các loại tài liệu phục vụ tuyên truyền.

20

2. Xây dựng Pano tuyên truyền trực quan, bảo trì Pano

50

 Cộng

70

(Bảy mươi triệu đồng)

7.2. Dự án Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới (dự án 2):

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vũng Liêm tổ chức tập huấn kiến thức về pháp luật bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; quản lý nhà nước về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác Đảng, Nhà nước, Hội, Đoàn thể trên địa bàn huyện.

Kinh phí thực hiện dự án: 

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Ngân sách TW

Hỗ trợ tổ chức tập huấn truyền thông cho cán bộ, làm công tác bình đẳng giới và vì vự tiến bộ của phụ nữ cho cán bộ làm công tác Đảng, Nhà nước, Hội, Đoàn thể ở địa bàn các ấp, khóm, xã, thị trấn huyện Vũng Liêm.

80

 Cộng

80

(Tám mươi triệu đồng)

7.3. Dự án hỗ trợ thực hiện hoạt động bình đẳng giới trong lĩnh vực ngành, địa phương có bất bình đẳng giới và nguy cơ bất bình đẳng giới cao (dự án 4):

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch; Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Tam Bình và Uỷ ban nhân dân xã Hòa Lộc tiếp tục xây dựng kế hoạch duy trì (mô hình 4): Mô hình hỗ trợ 5 xã xây dựng, bổ sung quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới và (mô hình 3): Mô hình về ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới.

Kinh phí thực hiện dự án: 

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Ngân sách TW

Mô hình 3: Tiếp tục hỗ trợ xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình thực hiện mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại bạo lực trên cơ sở giới:

45

Mô hình 4: Tiếp tục phối hợp với Sở VHTTDL bổ sung hương ước, quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới cho 5 xã

15

 Cộng

60

(Sáu mươi triệu đồng)

7.4. Công tác kiểm tra giám sát: 10.000.000đ (mười triệu đồng)

Tỉnh tổ chức kiểm tra giám sát thực hiện Chương trình quốc gia bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ ở một số cơ sở. Đồng thời phối hợp với trung ương tổ chức kiểm tra giám sát khi có yêu cầu.

8. Nội dung thực hiện công tác bình đẳng giới từ nguồn ngân sách địa phương:

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp. Tham gia tập huấn trung ương tổ chức.

- Hỗ trợ 7 huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn, truyền thông về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

STT

Tên chương trình, đề án

Dự toán được giao

KP tiết kiệm 10%

KP được

sử dụng

Ghi chú

a

b

1

2

3 = (1) - (2)

c

 

Công tác bình đẳng giới

60.000.000

6.000.000

54.000.000

 

1

- Tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp.

- Tham gia tập huấn trung ương tổ chức.

 

 

19.000.000

 

2

Hỗ trợ 7 huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn, truyền thông về công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (TPVL, LH, TB, TÔ, MT, BT, BM)

 

 

35.000.000

 

5.000.000/1 đơn vị

Tổng

60.000.000

6.000.000

54.000.000

 

(Năm mươi bốn triệu đồng)

B. CÔNG TÁC VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ:

1. Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền cùng cấp các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, đại biểu Quốc hội khoá XIV và Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm tăng tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng và trúng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.

- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tích cực phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ nữ để đề xuất, giới thiệu những phụ nữ ưu tú để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng. Đồng thời, cần gắn công tác nhân sự cấp uỷ với chuẩn bị nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

- Tăng cường tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ nữ tiềm năng ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu Nghị quyết 11-NQ/TW đề ra.

- Tham mưu với lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền trong việc bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch cấp uỷ, chính quyền các cấp đủ để thực hiện được các chỉ tiêu đã đề ra của Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời, quán triệt thực hiện chủ trương: Đối với cấp huyện, thị xã, thành phố phải có cán bộ nữ trong cơ cấu lãnh đạo (Ban Thường vụ cấp uỷ, thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh quan tâm thực hiện công tác cán bộ nữ).

2. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm thực hiện tốt các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới:

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ, đề nghị Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Rà soát tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 57/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và báo cáo kết quả đã hoàn thành về Thường trực Ban.

- Phối hợp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp sửa đổi, đồng thời rà soát các văn bản để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của Luật Bình đẳng giới.

- Tham mưu công tác phối hợp xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù nhằm tăng cường sự tham gia và thụ hưởng của phụ nữ trên các lĩnh vực ở địa phương, đơn vị.

- Tham mưu để bố trí đủ kinh phí và phối hợp triển khai dự án và các mô hình thí điểm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong Chương trình quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015.

- Tích cực tham mưu triển khai công tác thống kê số liệu tách biệt giới. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan thống kê thực hiện lập và quản lý các số liệu tách biệt giới ở các sở, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, địa phương.

3. Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ:

- Tích cực tham mưu cho lãnh đạo sở, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, địa phương trong chỉ đạo triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới cho tất cả các cấp; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ một cách thiết thực, phù hợp với từng ngành, từng địa phương, nhóm đối tượng.

- Nâng cao chất lượng và mở rộng các hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sở, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, địa phương. Chú trọng việc lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ cho thành viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp và các đơn vị trực thuộc; xây dựng và đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn về giới; xây dựng và bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cộng tác viên, báo cáo viên về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

- Thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao năng lực thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới như: Tăng cường công tác giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với các Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ngành, địa phương khác; đẩy mạnh tập huấn, toạ đàm tạo diễn đàn để trao đổi thông tin cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới....

4. Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ:

- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức các đoàn kiểm tra công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các đơn vị trực thuộc và cấp dưới. (có Kế hoạch kèm theo). Nội dung kiểm tra tập trung làm rõ một số vấn đề như: Việc tổ chức và hoạt động của các Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ; công tác cán bộ nữ và việc quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ chuẩn bị cho Đại hội Đảng nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; những vấn đề liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực đối với phụ nữ tại Bộ, ngành, địa phương; các chính sách riêng đã được thực hiện nhằm thúc đẩy công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới....

- Các đơn vị có tên trong danh sách kiểm tra năm 2014 chuẩn bị báo cáo (theo mẫu Báo cáo gởi kèm) và bố trí thời gian làm việc với đoàn kiểm tra. Cơ quan thường trực của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ cần chủ động đăng ký lịch với Trưởng ban, bố trí lịch làm việc và các nội dung liên quan giúp các đoàn kiểm tra thực hiện tốt nội dung, thời gian và hiệu quả của công tác kiểm tra.

- Các sở, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có biện pháp tích cực giải quyết các kiến nghị của các đoàn kiểm tra của và báo cáo kết quả giải quyết về Thường trực ban (qua Văn phòng Sở Lao động Thương binh và Xã hội).

5. Công tác thường xuyên khác:

- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tham mưu xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đối với các đơn vị trực thuộc và cấp dưới.

- Củng cố, kiện toàn nhân sự Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ khi có thay đổi.

- Đảm bảo thực hiện tốt các quy định trong Quy chế làm việc của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (chế độ họp định kỳ, thông tin, báo cáo).

- Tham mưu xây dựng kế hoạch công tác cùng với dự toán kinh phí theo hướng dẫn tại Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Xây dựng và nộp các báo cáo định kỳ về hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ (theo mẫu đính kèm) trước ngày 30 tháng 5 đối với báo cáo sơ kết 6 tháng và trước ngày 30 tháng 11 đối với báo cáo tổng kết năm.

6. Kinh phí thực hiện:

STT

Tên chương trình, đề án

Dự toán được giao

KP tiết kiệm 10%

KP được sử dụng

a

b

1

2

3 = (1) - (2)

 

Vì sự tiến bộ của phụ nữ

90.000.000

9.000.000

81.000.000

1

Hội nghị triển khai kế hoạch đầu năm

5.000.000

500.000

4.500.000

2

Hội nghị tổng kết cuối năm

5.000.000

500.000

4.500.000

3

Kiển tra giám sát

10.000.000

1.000.000

9.000.000

4

Hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho nữ đại biểu QH, HĐND, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đoàn thể các cấp trong diện quy hoạch nhiệm kỳ tới.

50.000.000

5.000.000

45.000.000

5

Vật tư, văn phòng

5.000.000

500.000

4.500.000

6

Điện thoại, bưu chính

5.000.000

500.000

4.500.000

7

Xăng, công tác phí trong và ngoài tỉnh

10.000.000

1.000.000

9.000.000

Tổng cộng

90.000.000

9.000.000

81.000.000

(Tám mươi mốt triệu đồng)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Kinh phí trung ương: 220 triệu đồng

2. Kinh phí địa phương: 150 triệu đồng

+ Kinh phí bình đẳng giới: 60 triệu đồng

+ Kinh phí VSTBPN: 90 triệu đồng

+ Tiết kiệm 10% = 15 triệu đồng

+ Kinh phí được sử dụng: 135 triệu đồng

3. Tổng kinh phí được sử dụng: 355 triệu đồng

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính; Sở Tư pháp; Sở Nội vụ; Sở Văn hoá - Thể thao và Du Lịch; Hội Liên hiệp Phụ nữ; các cơ quan và tổ chức có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung dự án đã được xây dựng trong kế hoạch. Phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới ở cơ sở. Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, tổ chức sơ kết và tổng kết cuối năm, báo cáo về UBND tỉnh và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hoá, hoạt động giải trí không mang định kiến giới; chủ trì phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện các hoạt động đã được phân công trong kế hoạch.

3. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố xác định và bố trí đủ biên chế công chức làm công tác bình đẳng giới quy định tại Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.

4 Sở Tài chính chủ trì, phối hợp bố trí ngân sách cho tỉnh, huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện kế hoạch năm 2014; hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án của kế hoạch; chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng theo quy định.

5. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện các hoạt động đã được phân công trong kế hoạch và thanh quyết toán đúng theo quy định của tài chính.

6. UBND các huyện, thị, thành phố có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm 2014 về Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ phụ nữ của địa phương phù hợp với Kế hoạch này và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; bố trí ngân sách địa phương, phân công cán bộ, công chức để thực hiện; đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt trong việc lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch hành động tại địa phương; định kỳ báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo về trên theo quy định.

7. Kinh phí thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015; Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Sở Lao động,Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực) dự trù kinh phí hàng năm, phối hợp với cơ quan tài chính thống nhất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét phân bổ kinh phí hoạt động.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Vĩnh Long năm 2014./.

 

 

GIÁM ĐỐC




Lê Quang Đạo

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 288/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long

  • Số hiệu: 288/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/03/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Nguyễn Văn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/03/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản