Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 164/LĐTBXH-BĐG
V/v triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2014.

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, các quy định pháp luật về bình đẳng giới đã được triển khai ở hầu hết các ngành, các cấp; bước đầu tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức và người dân. Kết quả thực hiện bình đẳng giới trên các lĩnh vực đã từng bước được cải thiện.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật Bình đẳng giới, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các Chiến lược, Chương trình có liên quan, năm 2014, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Ban, ngành liên quan tiếp tục tập trung triển khai các hoạt động bình đẳng giới, cụ thể như sau:

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

- Nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cụ thể:

+ Nội dung: Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, giáo dục về pháp luật bình đẳng giới, Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, các cam kết quốc tế liên quan mà Việt Nam đã tham gia (CEDAW, Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, các tuyên bố của khu vực ASEAN...), kết quả triển khai thực hiện các cam kết quốc tế, và các chủ đề ưu tiên hàng năm của Liên hợp quốc và Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Chú trọng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từng bước xóa bỏ định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt là xóa bỏ các hình thức bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có hành vi phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi, hành vi xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái. Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu về các mô hình dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới ở địa phương, cơ sở.

+ Hình thức: Tuyên truyền thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, thăm quan học tập kinh nghiệm, các cuộc thi tìm hiểu; tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông tại cộng đồng phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư; hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai hoạt động tuyên truyền theo chuyên đề; khuyến khích các địa phương xây dựng và lắp đặt các pano, áp phích, tranh cổ động về bình đẳng giới; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền nhằm tạo hiệu ứng tốt cho công tác truyền thông, lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị; tiếp tục phát huy công tác tuyên truyền qua đài phát thanh và truyền hình, đài truyền thanh ở xã, thôn, bản; xuất bản các sản phẩm truyền thông; lưu ý có các sản phẩm truyền thông phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng miền; xây dựng các dịch vụ thông tin, tư vấn về bình đẳng giới.

- Xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên về bình đẳng giới ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác truyền thông về bình đẳng giới.

2. Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới

- Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức và cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp theo quy định hiện hành, phù hợp với thực tế của từng địa phương, đơn vị, đảm bảo bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp.

+ Đối với cấp trung ương: Phân công đơn vị chuyên môn làm đầu mối để tham mưu, thực hiện công tác bình đẳng giới.

+ Đối với cấp địa phương: Phân công làm rõ trách nhiệm cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Tổ chức tập huấn kiến thức về giới và kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, cộng tác viên nói chung và cán bộ chuyên trách nói riêng; đối với các cơ quan làm chính sách cần chú trọng tới các lĩnh vực có đông phụ nữ tham gia.

+ Đối với cấp trung ương: Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác xây dựng và hoạch định chính sách, cán bộ pháp chế, thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để từng bước có đủ kiến thức cần thiết xác định được những nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.

+ Đối với cấp địa phương: Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức giới và kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách cho cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới, cán bộ tư pháp, thành viên Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lao động - xã hội và cộng tác viên cấp xã.

3. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới

- Xây dựng và phát triển các hệ thống dịch vụ nhằm hỗ trợ phụ nữ và nam giới bình đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Thí điểm xây dựng các mô hình dịch vụ nhằm hỗ trợ phụ nữ và nam giới phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới.

- Tăng cường xã hội hóa và công tác phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động về bình đẳng giới.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra về bình đẳng giới

- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra về bình đẳng giới nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; đồng thời có kế hoạch thanh tra chuyên đề về thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và thông báo kết quả kiểm tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới, trong đó có Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội những khó khăn, vướng mắc và những đề xuất cần tháo gỡ trong việc thực hiện Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

5. Về triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015

Năm 2014 là năm bản lề chuẩn bị kết thúc việc thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, do đó, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương rà soát các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 đồng thời bám sát thực trạng công tác bình đẳng giới của đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí chi tiết các hoạt động gắn với từng dự án triển khai trong năm 2014. Trong đó, tập trung ưu tiên những hoạt động phù hợp nhiệm vụ và thế mạnh của đơn vị; đồng thời chú ý lồng ghép với các chương trình, dự án khác mà đơn vị đang quản lý hoặc đang thực hiện.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị Bộ Tài chính phân bổ kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ chi ngân sách trung ương năm 2014 tại Công văn số 4011/LĐTBXH-KHTC ngày 17/10/2013, trong đó có hỗ trợ kinh phí cho một số Bộ, ngành trung ương và hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 (Chi tiết phân bổ theo Phụ lục đính kèm).

a) Đối với cơ quan trung ương:

Năm 2014, do khó khăn về kinh phí ngân sách mới chỉ bố trí được cho các Bộ: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc để thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới. Đề nghị các Bộ căn cứ vào dự toán đã được thông báo, phân bố cho các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện có hiệu quả kinh phí được giao; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính kết quả thực hiện kinh phí được giao của năm 2013 (đối với các Bộ: Thông tin truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Ủy ban Dân tộc) (Thời hạn gửi báo cáo trước ngày 28/2/2014).

Theo ý kiến phản hồi của một số địa phương, việc triển khai mô hình xây dựng sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở Công văn số 3349/BVHTTDL-GĐ ngày 13/9/2013 về việc hướng dẫn tiêu chí, điều kiện lựa chọn danh sách các xã tham gia thực hiện mô hình xây dựng sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới tiếp tục chủ trì quản lý, tổ chức hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Mô hình tại các địa phương đạt hiệu quả.

b) Đối với địa phương:

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sớm phân bổ phần kinh phí trung ương hỗ trợ có mục tiêu địa phương thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 cho các đơn vị chức năng của địa phương để thực hiện; đồng thời cần bố trí đủ ngân sách địa phương theo Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và yêu cầu của Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2011 - 2015, Thông tư liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/4/2012 về việc quy định và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.

- Đối với Dự án hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới (Dự án 4), căn cứ vào hướng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì thực hiện các mô hình (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện thí điểm các mô hình, khuyến khích cộng đồng phát huy ý tưởng sáng tạo trong thực hiện và nhân rộng mô hình.

6. Thực hiện chế độ báo cáo và thu thập số liệu thống kê tách biệt giới

- Báo cáo kết quả thực hiện bình đẳng giới của Bộ, ngành, địa phương về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới) trước ngày 15 tháng 12 năm 2014 để tổng hợp.

- Chủ động thu thập các số liệu thống kê tách biệt giới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành và trong phạm vi đơn vị, địa phương để phục vụ cho việc soạn thảo báo cáo cũng như nghiên cứu xây dựng chính sách có nhạy cảm giới.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới) để phối hợp xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Vụ KHTC;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
- Website UBQG;
- Lưu: VT, Vụ BĐG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

 

PHÂN BỔ KINH PHÍ NGÂN SÁCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2014

(Kèm theo Công văn số 164/LĐTBXH-BĐG ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Bộ, ngành, địa phương

Tổng

Dự án 1: Truyền thông nâng cao nhận thức

Dự án 2: Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước

Dự án 4: BĐG trong các lĩnh vực, vùng, địa phương nguy cơ cao

Dự án 5: Xây dựng, phát triển dịch vụ tư vấn

Hoạt động kiểm tra, đánh giá

Mô hình 2

Mô hình 3

Mô hình 4

Mô hình 5

Tổng cộng

 

Tổng cộng

15,730

4,340

4,900

650

2,835

945

600

5,280

500

710

A

Trung ương

580

150

100

 

 

 

 

250

-

80

1

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

50

 

 

 

 

 

 

 

 

50

2

Bộ Tư pháp

100

 

100

 

 

 

 

 

 

 

3

Bộ Thông tin và Truyền thông

150

150

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Ủy ban Dân tộc

280

 

 

 

 

 

 

250

 

30

B

Địa phương

15,150

4,190

4,800

650

2,835

945

600

5,030

500

630

1

Quảng Ninh

480

50

60

 

45

15

 

60

300

10

2

Hà Giang

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

3

Tuyên Quang

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

4

Cao Bằng

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

5

Lạng Sơn

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

6

Lào Cai

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

7

Yên Bái

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

8

Thái Nguyên

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

9

Bắc Kạn

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

10

Phú Thọ

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

11

Bắc Giang

740

70

80

500

45

15

20

580

 

10

12

Hòa Bình

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

13

Sơn La

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

14

Lai Châu

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

15

Điện Biên

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

16

Hà Nội

200

70

60

 

45

15

 

60

 

10

17

Hải Phòng

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

18

Vĩnh Phúc

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

19

Hải Dương

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

20

Hưng Yên

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

21

Bắc Ninh

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

22

Hà Nam

370

70

80

150

45

15

 

210

 

10

23

Nam Định

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

24

Ninh Bình

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

25

Thái Bình

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

26

Thanh Hóa

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

27

Nghệ An

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

28

Hà Tĩnh

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

29

Quảng Bình

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

30

Quảng Trị

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

31

Thừa Thiên Huế

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

32

Đà Nẵng

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

33

Khánh Hòa

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

34

Quảng Nam

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

35

Quảng Ngãi

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

36

Bình Định

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

37

Phú Yên

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

38

Ninh Thuận

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

39

Bình Thuận

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

40

Đăk Lắc

340

70

80

 

45

15

20

80

100

10

41

Đăk Nông

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

42

Gia Lai

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

43

Kon Tum

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

44

Lâm Đồng

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

45

TP. Hồ Chí Minh

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

46

Đồng Nai

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

47

Bình Dương

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

48

Bình Phước

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

49

Tây Ninh

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

50

Bà Rịa - V.Tàu

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

51

Long An

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

52

Tiền Giang

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

53

Vĩnh Long

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

54

Cần Thơ

180

50

60

 

45

15

 

60

 

10

55

Hậu Giang

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

56

Bến Tre

340

70

80

 

45

15

20

80

100

10

57

Trà Vinh

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

58

Sóc Trăng

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

59

An Giang

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

60

Đồng Tháp

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

61

Kiên Giang

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

62

Bạc Liêu

240

70

80

 

45

15

20

80

 

10

63

Cà Mau

220

70

80

 

45

15

 

60

 

10

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 164/LĐTBXH-BĐG thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 164/LĐTBXH-BĐG
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 21/01/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Thanh Hòa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản