Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2855/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 5199/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 của Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 5461/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã và đối tượng khác thành phố Hà Nội năm 2022;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2088/TTr-SNV ngày 19/7/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt 31 chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non và phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) thành phố Hà Nội năm 2022.

(Chương trình chi tiết gửi kèm)

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ chương trình được phê duyệt phối hợp với cơ sở đào tạo có năng lực, thẩm quyền để biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- VPUBTP: CVP. PCVP P.T.T.Huyền, Các phòng; NC, KGVX;
- Lưu: VT, NC, SNV(CCVC).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 01
“BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA BỘ VỀ CÔNG TÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

Phân tích được nội dung nhiệm vụ năm học, mục tiêu nhiệm vụ năm học.

- Trình bày được các yêu cầu cần đạt trong công tác thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Xây dựng được kế hoạch dạy học, nắm được định hướng về nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả theo yêu cầu nhiệm vụ năm học đặt ra.

- Xây dựng được kế hoạch quản lý nhà trường theo yêu cầu mới.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Xây dựng được kế hoạch quản lý thực hiện nhiệm vụ năm học

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học

- Hiểu và thực hiện tốt các yêu cầu của nhiệm vụ năm học.

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (998 học viên/ 20 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết 03 tiết; thực hành, thảo luận: 05 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

STT

Nội dung

Thời lượng (tiết)

Chuyên đề 1

Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non theo chương trình của Bộ về công tác thực hiện nhiệm vụ năm học

8

 

1. Khái quát về chương trình Tập huấn thường xuyên cho CBQL, GV các trường mầm non theo chương trình của Bộ về công tác thực hiện nhiệm vụ năm học

2. Nội dung chương trình Bồi dưỡng thường xuyên của Bộ về công tác thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình giáo dục mầm non hiện hành

3. Hướng dẫn thực hiện nội dung Bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình của Bộ về công tác thực hiện nhiệm vụ năm học

4. Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 02
“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CỐT CÁN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Học viên hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tổ chức phát triển vận động cho trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

- Học viên hiểu tầm quan trọng của phát triển thể chất đối với trẻ mầm non. Nắm được nguyên tắc lựa chọn nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phát thể chất cho trẻ mầm non phù hợp với điều kiện của trường, của lớp và khả năng của trẻ.

- Lập kế hoạch, triển khai đa dạng các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non trong và ngoài lớp học.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (700 học viên/ 14 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP

Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy sự sáng tạo của người học.

- Tương tác cá nhân với cá nhân; tương tác giữa các nhóm với nhau

- Thuyết trình ý tưởng sáng tạo

- Nghiên cứu

- Thực hành

IV. THỜI GIAN

01 ngày (08 tiết: lý thuyết 03 tiết; thực hành, thảo luận 05 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

STT

Nội dung

Thời lượng (tiết)

Chuyên đề 2

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

8

 

I. Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động phát thể chất cho trẻ mầm non của Việt Nam và các nước trên thế giới.

1. Quan điểm và định hướng của Chính phủ và Bộ giáo dục về việc phát triển thể chất cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non

2. Khuyến nghị của WHO về thời lượng vận động cho trẻ ở độ tuổi mầm non.

3. Giới thiệu mô hình phát triển vận động toàn diện của Singapore; Giới thiệu khung phát triển vận động Laban và ứng dụng trong việc phát triển thể chất toàn diện cho trẻ tại Mỹ.

II. Định hướng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

1. Đánh giá thực trạng việc xây dựng môi trường vận động và tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non

- Ưu điểm (những nội dung đã làm được)

- Hạn chế, khó khăn

2. Định hướng đổi mới tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

2.1. Đổi mới phương pháp hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non.

- Phương pháp tổ chức học thông qua vui chơi có mục đích.

- Phương pháp sáng tạo các bài tập vận động.

- Phương pháp tổ chức vận động liên hoàn.

2.2. Đổi mới hình thức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non

- Hình thức trong giờ học.

- Hình thức ngoài giờ học.

3. Quan sát và đánh giá hoạt động phát triển vận động của trẻ.

4. Giới thiệu một số kỹ năng, kỹ thuật vận động:

- Thực trạng một số kỹ năng, kỹ thuật vận động đang thực hiện tại các cơ sở GDMN.

- Hướng dẫn một số kỹ năng, kỹ thuật vận động mới:

Kỹ thuật vận động đơn: 2-3 kỹ năng.

Kỹ năng, kỹ thuật vận động liên hoàn: 1-2 kỹ năng.

* Một số lưu ý: kỹ năng an toàn và phòng tránh chấn thương cho trẻ trong tổ chức các hoạt động phát triển vận động.

III. Giới thiệu một số mô hình vui chơi phát triển vận động cho trẻ mầm non:

1. Giới thiệu các mô hình phát triển vận động tại các khu vực vui chơi tự do, khu thể chất, sân trường ...

2. Giới thiệu các mô hình phát triển vận động (vận động liên hoàn), gợi ý các giáo cụ mới trong phòng học, phòng thể chất.

IV. Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

Sáng tạo các bài tập vận động dựa trên 1 số các giáo cụ cho sẵn.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 03
“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CỐT CÁN ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Hiểu được khái quát về phương pháp Steam (đặc điểm, nguyên tắc giáo dục, các thành phần Steam...).

- Phân tích được ưu điểm và hạn chế của phương pháp, điều kiện thực hiện khi ứng dụng phương pháp Steam.

- Biết cách ứng dụng phương pháp Steam vào tổ chức các hoạt động giáo dục tại nhóm lớp phụ trách.

- Phân tích và đối chiếu các điều kiện hiện có của nhóm lớp phụ trách với các yêu cầu cần thiết để ứng dụng phương pháp STEAM.

- Lập kế hoạch giáo dục lồng ghép ứng dụng phương pháp Steam, thiết kế hoạt động Steam và tổ chức thực hiện.

- Sẵn sàng tiếp nhận những thông tin mới về phương pháp Steam.

- Hứng thú và kiên trì học tập phương pháp Steam để ứng dụng có hiệu quả.

- Tham gia đủ số tiết, làm bài thu hoạch hoặc trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức cuối chuyên đề.

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (360 học viên/ 8 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành ứng dụng phương pháp Steam tổ chức các hoạt động giáo dục trong cơ sở GDMN (ứng dụng Steam trong lập kế hoạch giáo dục tháng, tuần; thiết kế dự án steam ở các độ tuổi)

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm ứng dụng phương pháp Steam tổ chức các hoạt động giáo dục trong cơ sở GDMN (ứng dụng Steam trong lập kế hoạch giáo dục tháng, tuần; thiết kế dự án steam ở các độ tuổi)

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 05 ngày (40 tiết: lý thuyết 14 tiết; thực hành, thảo luận: 26 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

STT

Nội dung

Thời lượng (tiết)

Chuyên đề 3

Bồi dưỡng cho đội ngũ viên chức cốt cán bậc học mầm non ứng dụng phương pháp STEAM tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non

 

 

1. Giới thiệu tổng quan về STEAM

1.1. Nguồn gốc

1.2. Đặc điểm

1.3. Các thành phần STEAM

1.4. Nguyên tắc giáo dục

2. Thực trạng việc ứng dụng phương pháp Steam trong các cơ sở GDMN

3. Hướng dẫn ứng dụng phương pháp Steam tổ chức các hoạt động giáo dục trong cơ sở GDMN (ứng dụng Steam trong lập kế hoạch giáo dục tháng, tuần; thiết kế dự án steam ở các độ tuổi).

4. Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 04
“HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC/ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Phân tích được mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, nội dung, phương pháp dạy học, kế hoạch dạy học các môn học/hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Xây dựng được kế hoạch dạy học các môn học/ hoạt động giáo dục của cá nhân trong năm học.

- Xây dựng được kế hoạch bài dạy các môn học/hoạt động giáo dục chương trình lớp 7.

II. ĐỐI TƯỢNG

Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn hoặc giáo viên cốt cán các môn học cấp trung học cơ sở được phân công giảng dạy lớp 7 năm học 2022 - 2023 (2100 học viên/42 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục chương trình lớp 7 mới cho giáo viên thông qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 02 ngày (lý thuyết: 08 tiết; thực hành, thảo luận: 08 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

CHUYÊN ĐỀ

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

Chuyên đề 1

Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

4

 

- Quan niệm về kế hoạch giáo dục nhà trường

- Các nguyên tắc và yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục của trường THCS.

- Cấu trúc của kế hoạch giáo dục của nhà trường THCS

- Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

 

Chuyên đề 2

Xây dựng kế hoạch giáo dục các môn học/hoạt động giáo dục trong chương trình THCS

4

 

- Khái quát về Chương trình các môn học/hoạt động giáo dục ở trường THCS

- Xây dựng kế hoạch giáo dục các môn học/hoạt động giáo dục

Khái niệm môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học)

Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học.

Các nguyên tắc và yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục môn học

Vai trò của giáo viên trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục môn học.

Định hướng cấu trúc và nội dung của kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục (13 môn)

Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục (13 môn học)

Tiêu chí đánh giá kế hoạch giáo dục (13 môn học)

Thực hành xây dựng kế hoạch giáo dục (13 môn học).

 

Chuyên đề 3

Xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 7 các môn học/hoạt động giáo dục

8

 

- Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt các môn học/hoạt động giáo dục ở lớp 7

- Định hướng phương pháp giáo dục bộ môn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Định hướng đánh giá kết quả giáo dục.

- Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học/hoạt động giáo dục lớp 7

- Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học các môn học lớp 7

Quan niệm về kế hoạch bài dạy

Tầm quan trọng của kế hoạch bài dạy

Các nguyên tắc và yêu cầu đối với kế hoạch bài dạy

Định hướng cấu trúc kế hoạch bài dạy

Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy

Thực hành xây dựng kế hoạch bài dạy

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 05
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIN HỌC TRƯỜNG THCS VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Hiểu được xu thế kiểm tra, đánh giá.

- Nắm bắt được tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá mới.

- Biết sử dụng thiết bị thông minh, máy tính... hiệu quả.

- Biết chọn lọc và quản lý các công cụ kiểm tra đánh giá.

- Biết cách giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực.

- Nâng cao năng kiểm tra đánh giá.

II. ĐỐI TƯỢNG

Giáo viên tin học các trường THCS trực thuộc thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về kiểm tra, đánh giá, học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 02 ngày (lý thuyết 8 tiết; thực hành, thảo luận: 8 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG: “BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIN HỌC TRƯỜNG THCS VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC”

16

1

Xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

2

2

Sử dụng, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

3

3

Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh về phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học môn Tin học

3

4

- Thảo luận, thực hành

- Làm bài thu hoạch sau chuyên đề

8

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 06
“BỒI DƯỠNG CBQL CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10”

(Kèm theo Quyết định 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Sau khi kết thúc chuyên đề, các học viên cần phải thực hiện được những vấn đề sau:

- Nêu được những vấn đề, nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa lớp 10 theo chương trình GDPT mới 2018

- Chỉ ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, tính mới, tính mở của chương trình so với chương trình cũ

- Thực hiện được các giải pháp hiệu quả trong việc quản lí nhà trường và quản lí lớp học trong việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới lớp 10

- Xây dựng được kế hoạch thực hiện quản lý chương trình và sử dụng hiệu quả các bộ sách giáo khoa

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý các Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN - GDTX) trên địa bàn thành phố Hà Nội (60 học viên/ 02 lớp).

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà trường và quản lý lớp học trong việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 thông qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết 03 tiết; thực hành, thảo luận: 05 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1.

Khái quát về chương trình và sách giáo khoa mới lớp 10

1,5

 

- Quan điểm tiếp cận chương trình lớp 10 GDPT mới

Mục tiêu chương trình giáo dục lớp 10

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực

Nội dung chương trình giáo dục lớp 10

Các phương pháp giáo dục cho GDPT mới lớp 10

Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục

Xây dựng kế hoạch giáo dục cho GDPT mới lớp 10

Hướng dẫn thực hiện chương trình

- Sách giáo khoa mới lớp 10

Giới thiệu các bộ sách giáo khoa mới lớp 10

Liên hệ giữa chương trình với các bộ sách giáo khoa

Những điểm khác biệt giữa SGK mới và SGK cũ

Phương pháp tiếp cận nội dung SGK mới

 

2.

Quản lý nhà trường và quản lý lớp học trong việc thực hiện chương trình

1,5

 

- Quản lý nhà trường

Quản lý giữa chương trình với việc sử dụng SGK

Quản lý nội dung các hoạt động dạy và học theo chương trình

Quản lý nguồn lực, cơ sở vật chất thực hiện chương trình

- Quản lý lớp học

Quản lý nhóm lớp cùng tổ hợp môn học và SGK

Quản lý lớp học với các nhóm tổ hợp môn học

 

3

Thảo luận và thực hành

5

 

- Thực hành cá nhân

- Thực hành theo nhóm

- Thảo luận chung

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 07
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂ
NG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (MÔN ĐỊA LÍ)”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu ra được những vấn đề, nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa Địa lí lớp 10 theo chương trình GDPT mới 2018

- Phân tích được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, nắm vững và vận dụng hiệu quả những điểm mới và tính mở của chương trình

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực thông qua môn Địa lí như mục tiêu của chương trình bộ môn

- Nắm vững và phổ biến được cho các đồng nghiệp những điểm mới của chương trình về nội dung dạy học, phương pháp giáo dục bộ môn cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục môn học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác

II. ĐỐI TƯỢNG:

Giáo viên dạy môn Địa lí các Trung tâm GDNN - GDTX trực thuộc các quận (huyện) trên địa bàn thành phố Hà Nội

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, kỹ năng kiểm tra, đánh giá môn Địa lí lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết 3,5 tiết; thực hành, thảo luận: 4,5 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1.

Khái quát về chương trình môn Địa lí GDPT mới lớp 10

3,5

 

- Chương trình môn Địa lí 10 trong GDPT 2018

Khung chương trình môn Địa lí

Mục tiêu của chương trình

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực khi học môn Địa lí

Những điểm khác biệt của chương trình mới và chương trình cũ

Nội dung dạy học của chương trình Địa lí 10

Các chuyên đề học tập môn Địa lí 10

Một số phương pháp dạy học tương ứng với chương trình mới

Các kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thảo luận về chương trình

- Sách giáo khoa môn Địa lí 10

Khái quát về các bộ sách giáo khoa lớp 10 mới

Thực hiện chương trình và việc sử dụng sách giáo khoa

Những điểm khác biệt giữa SGK mới và SGK cũ

Thảo luận về SGK

 

2

Thảo luận và thực hành

4,5

 

- Thực hành cá nhân

- Thực hành theo nhóm

- Thảo luận chung

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 08
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (MÔN HÓA HỌC)”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, những nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa môn Hóa học lớp 10 theo chương trình GDPT mới 2018

- Đưa ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình cũ, những điểm mới và tính mở trong chương trình mới

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực Hóa học như mục tiêu của chương trình bộ môn

- Nắm vững và chia sẻ được cho các đồng nghiệp những điểm mới của chương trình về nội dung dạy học, phương pháp giáo dục bộ môn cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục môn học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác

II. ĐỐI TƯỢNG:

Giáo viên dạy môn Hóa học các Trung tâm GDNN - GDTX trực thuộc các quận (huyện) trên địa bàn thành phố Hà Nội

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, kỹ năng kiểm tra, đánh giá môn Hóa học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết 3 tiết; thực hành, thảo luận: 5 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

Khái quát về chương trình môn Hóa học GDPT mới lớp 10

3

 

- Chương trình môn Hóa học 10 trong GDPT 2018

Khung chương trình môn Hóa học

Mục tiêu của chương trình

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực khi học môn Hóa học

Những điểm khác biệt của chương trình mới và chương trình cũ

Nội dung dạy học của chương trình Hóa học 10

Các chuyên đề học tập môn Hóa lớp 10

Một số phương pháp dạy học tương ứng với chương trình mới

Các kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thảo luận về chương trình

- Sách giáo khoa môn Hóa học 10

Khái quát về các bộ sách giáo khoa lớp 10 mới

Thực hiện chương trình và việc sử dụng sách giáo khoa

Những điểm khác biệt giữa SGK mới và SGK cũ

Thảo luận về SGK

 

2

Thảo luận và thực hành

5

 

- Thực hành cá nhân

- Thực hành theo nhóm

- Thảo luận chung

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 09
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (MÔN VẬT LÝ)”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung cốt lõi của chương trình và sách giáo khoa Vật Lý lớp 10 theo chương trình GDPT mới 2018

- Chỉ ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình cũ, những điểm mới và tính mở trong chương trình mới

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực Vật lý như mục tiêu của chương trình bộ môn

- Nắm vững và chia sẻ được cho các đồng nghiệp những điểm mới của chương trình về nội dung dạy học, phương pháp giáo dục bộ môn cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục môn học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác

II. ĐỐI TƯỢNG:

Giáo viên dạy môn Vật Lý các Trung tâm GDNN - GDTX trực thuộc các quận (huyện) trên địa bàn thành phố Hà Nội

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, kỹ năng kiểm tra, đánh giá môn Vật lý lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết 3 tiết; thực hành, thảo luận: 5 tiết

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

Khái quát về chương trình môn Vật lí GDPT mới lớp 10

3

 

- Chương trình môn Vật lý 10 trong GDPT 2018

Khung chương trình môn Vật lý

Mục tiêu của chương trình

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực khi học môn Vật lý

Những điểm khác biệt của chương trình mới và chương trình cũ

Nội dung dạy học của chương trình Vật lý 10

Các chuyên đề học tập môn Vật lý lớp 10

Một số phương pháp dạy học tương ứng với chương trình mới

Các kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thảo luận về chương trình

- Sách giáo khoa môn Vật lý 10

Khái quát về các bộ sách giáo khoa lớp 10 mới

Thực hiện chương trình và việc sử dụng sách giáo khoa

Những điểm khác biệt giữa SGK mới và SGK cũ

Thảo luận về SGK

 

2

Thảo luận và thực hành

5

 

- Thực hành cá nhân

- Thực hành theo nhóm

- Thảo luận chung

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 10
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KỸ
NĂNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (MÔN SINH HỌC)”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung cốt lõi của chương trình và sách giáo khoa môn Sinh lớp 10 theo chương trình GDPT mới 2018

- Phân tích được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, nắm vững và vận dụng hiệu quả những nội dung mới và tính mở của chương trình

- Hiểu và phổ biến được cho các đồng nghiệp những điểm mới của chương trình về nội dung dạy học, phương pháp giáo dục bộ môn cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục môn học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực thông qua môn Sinh như mục tiêu của chương trình bộ môn

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác

II. ĐỐI TƯỢNG

Giáo viên dạy môn Sinh học các Trung tâm GDNN - GDTX trực thuộc các quận (huyện) trên địa bàn thành phố Hà Nội

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, kỹ năng kiểm tra, đánh giá môn Sinh học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết 3 tiết; thực hành, thảo luận: 5 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

Khái quát về chương trình môn Sinh học GDPT mới lớp 10

3

 

- Chương trình môn Sinh học 10 trong GDPT 2018

Khung chương trình môn Sinh học

Mục tiêu của chương trình

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực khi học môn Sinh học

Những điểm khác biệt của chương trình mới và chương trình cũ

Nội dung dạy học của chương trình Sinh học 10

Các chuyên đề học tập môn Sinh học lớp 10

Một số phương pháp dạy học tương ứng với chương trình mới

Các kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thảo luận về chương trình

- Sách giáo khoa môn Sinh học 10

Khái quát về các bộ sách giáo khoa lớp 10 mới

Thực hiện chương trình và việc sử dụng sách giáo khoa

Những điểm khác biệt giữa SGK mới và SGK cũ

Thảo luận về SGK

 

2

Thảo luận và thực hành

5

 

- Thực hành cá nhân

- Thực hành theo nhóm

- Thảo luận chung

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 11
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ
N HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (MÔN LỊCH SỬ)”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu ra được những vấn đề, nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 theo chương trình GDPT mới 2018

- Phân tích được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, nắm vững và vận dụng hiệu quả những điểm mới và tính mở của chương trình

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực thông qua môn Lịch sử như mục tiêu của chương trình bộ môn

- Biết và chia sẻ được cho các đồng nghiệp những điểm mới của chương trình về nội dung dạy học, phương pháp giáo dục bộ môn cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục môn học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Lịch sử các Trung tâm GDNN - GDTX trực thuộc các quận (huyện) trên địa bàn thành phố Hà Nội

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, kỹ năng kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 3,5 tiết; thực hành, thảo luận: 4,5 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

Khái quát về chương trình môn Lịch sử GDPT mới lớp 10

3,5

 

- Chương trình môn Lịch sử 10 trong GDPT 2018

Khung chương trình môn Lịch sử

Mục tiêu của chương trình

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực khi học môn Lịch sử

Những điểm khác biệt của chương trình mới và chương trình cũ

Nội dung dạy học của chương trình Lịch sử 10

Các chuyên đề học tập môn Lịch sử lớp 10

Một số phương pháp dạy học tương ứng với chương trình mới

Các kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thảo luận về chương trình

- Sách giáo khoa môn Lịch sử 10

Khái quát về các bộ sách giáo khoa lớp 10 mới

Thực hiện chương trình và việc sử dụng sách giáo khoa

Những điểm khác biệt giữa SGK mới và SGK cũ

Thảo luận về SGK

 

2

Thảo luận và thực hành

4,5

 

- Thực hành cá nhân

- Thực hành theo nhóm

- Thảo luận chung

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 12
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (MÔN TOÁN)”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những nội dung cốt lõi của chương trình và sách giáo khoa môn Toán lớp 10 theo chương trình GDPT mới 2018

- Chi ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình cũ , những điểm mới và tính mở so với chương trình trước đây

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình tổng thể và đạt được việc phát triển năng lực Toán học như mục tiêu của chương trình bộ môn

- Hiểu và phổ biến được cho các đồng nghiệp những điểm mới của chương trình về nội dung dạy học, phương pháp giáo dục bộ môn cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục môn học của chương trình lớp 10 theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên dạy môn Toán các Trung tâm GDNN - GDTX trực thuộc các quận (huyện) trên địa bàn thành phố Hà Nội

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, kỹ năng kiểm tra, đánh giá môn Toán lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 3 tiết; thực hành, thảo luận: 5 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

Khái quát về chương trình môn Toán GDPT mới lớp 10

3

 

- Chương trình môn Toán 10 trong GDPT 2018

Khung chương trình môn Toán

Mục tiêu của chương trình

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực khi học môn Toán

Những điểm khác biệt của chương trình mới và chương trình cũ

Nội dung dạy học của chương trình Toán 10

Các chuyên đề học tập môn Toán lớp 10

Một số phương pháp dạy học tương ứng với chương trình mới

Các kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thảo luận về chương trình

- Sách giáo khoa môn Toán 10

Khái quát về các bộ sách giáo khoa lớp 10 mới

Thực hiện chương trình và việc sử dụng sách giáo khoa

Những điểm khác biệt giữa SGK mới và SGK cũ

Thảo luận về SGK

 

2

Thảo luận và thực hành

5

 

- Thực hành cá nhân

- Thực hành theo nhóm

- Thảo luận chung

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 13
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (MÔN NGỮ VĂN)”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nêu được những vấn đề, nội dung chính của chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 10 theo chương trình GDPT mới 2018

- Chỉ ra được những điểm khác biệt giữa chương trình mới và chương trình hiện hành, tính mới, tính mở của chương trình so với chương trình cũ

- Hiểu và phổ biến được cho các đồng nghiệp những điểm mới của chương trình về nội dung dạy học, phương pháp giáo dục bộ môn cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục môn học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Thông qua các bài dạy về nội dung giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình chung và đạt được việc phát triển năng lực Văn học như mục tiêu của chương trình bộ môn

- Vận dụng có hiệu quả chuyên đề vào thực tiễn công tác

II. ĐỐI TƯỢNG

Giáo viên dạy môn Ngữ Văn các Trung tâm GDNN - GDTX trực thuộc các quận (huyện) trên địa bàn thành phố Hà Nội

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, kỹ năng kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 3,5 tiết; thực hành, thảo luận: 4,5 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

Khái quát về chương trình môn Ngữ văn GDPT mới lớp 10

3,5

 

- Chương trình môn Ngữ văn 10 trong GDPT 2018

Khung chương trình môn Ngữ văn

Mục tiêu của chương trình

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực khi học môn Ngữ văn

Những điểm khác biệt của chương trình mới và chương trình cũ

Nội dung dạy học của chương trình Ngữ văn 10

Các chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 10

Một số phương pháp dạy học tương ứng với chương trình mới

Các kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thảo luận về chương trình

- Sách giáo khoa môn Ngữ văn 10

Khái quát về các bộ sách giáo khoa lớp 10 mới

Thực hiện chương trình và việc sử dụng sách giáo khoa

Những điểm khác biệt giữa SGK mới và SGK cũ

Thảo luận về SGK

 

2

Thảo luận và thực hành

4,5

 

- Thực hành cá nhân

- Thực hành theo nhóm

- Thảo luận chung

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 14
“HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 MỚI CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP”

(Kèm theo Quyết định số: 2855 /QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Phân tích được mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, nội dung, phương pháp dạy học, kế hoạch dạy học các môn học/hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Xây dựng được kế hoạch dạy học các môn học/ hoạt động giáo dục của cá nhân trong năm học.

- Xây dựng được kế hoạch bài dạy các môn học/hoạt động giáo dục chương trình lớp

II. ĐỐI TƯỢNG

Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn hoặc giáo viên cốt cán các môn học cấp trung học phổ thông được phân công giảng dạy lớp 10 năm học 2022-2023 (1989 học viên/34 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục chương trình lớp 10 mới cho giáo viên thông qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 02 ngày (lý thuyết: 08 tiết; thực hành, thảo luận: 08 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

CHUYÊN ĐỀ

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

Chuyên đề 1

Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

4

 

- Quan niệm về kế hoạch giáo dục nhà trường

- Các nguyên tắc và yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục của trường THPT.

- Cấu trúc của kế hoạch giáo dục của nhà trường THPT

- Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

 

Chuyên đề 2

Xây dựng kế hoạch giáo dục các môn học/hoạt động giáo dục trong chương trình THPT

4

 

- Khái quát về Chương trình các môn học/hoạt động giáo dục ở trường THPT

- Xây dựng kế hoạch giáo dục các môn học/hoạt động giáo dục

Khái niệm môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học)

Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học.

Các nguyên tắc và yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục môn học

Vai trò của giáo viên trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục môn học.

Định hướng cấu trúc và nội dung của kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục (17 môn)

Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục (17 môn học)

Tiêu chí đánh giá kế hoạch giáo dục (17 môn học)

Thực hành xây dựng kế hoạch giáo dục (17 môn học).

 

Chuyên đề 3

Xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 10 các môn học/hoạt động giáo dục

8

 

- Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt các môn học/hoạt động giáo dục ở lớp 10

- Định hướng phương pháp giáo dục bộ môn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Định hướng đánh giá kết quả giáo dục.

- Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học/hoạt động giáo dục lớp 10

- Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học các môn học lớp 10 Quan niệm về kế hoạch bài dạy

Tầm quan trọng của kế hoạch bài dạy

Các nguyên tắc và yêu cầu đối với kế hoạch bài dạy

Định hướng cấu trúc kế hoạch bài dạy

Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy

Thực hành xây dựng kế hoạch bài dạy

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 15
“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA NHÂN DÂN”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Về kiến thức: Học viên nắm vững Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; các văn bản có liên quan về tổ chức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

1.2. Về kỹ năng: Hình thành, nâng cao các kỹ năng cần thiết để thực hiện chức năng giám sát, thanh kiểm tra mọi công việc, hoạt động của đơn vị của Ban thanh tra nhân dân các nhà trường.

1.3. Về thái độ: Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức trách nhiệm về vai trò của Ban thanh tra nhân dân.

1.4. Định hướng năng lực hình thành

- Năng lực thu thập, xử lý thông tin

- Năng lực phân tích và tổng hợp

- Năng lực hợp tác, tự chủ

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

2. Yêu cầu

2.1. Đối với biên soạn tài liệu

- Tài liệu đảm bảo yêu cầu về căn cứ lý luận, thực tiễn và pháp lý. Nội dung và hình thức tài liệu đảm bảo theo đúng quy định, không có sai phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Tài liệu đảm bảo được mục tiêu của chuyên đề, bám sát yêu cầu của chương trình khung và chương trình chi tiết đã được phê duyệt, đảm bảo yêu cầu về mặt khoa học và thực tiễn.

- Các nội dung trong tài liệu được sắp xếp hợp lý, đảm bảo tính logic của các vấn đề được trình bày.

- Nội dung tài liệu cung cấp những vấn đề chung, những điểm mới của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; các văn bản có liên quan về tổ chức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Từ đó đưa ra các yêu cầu cần thiết đối với cán bộ quản lý, GV và người làm thanh tra để thực hiện chương trình cũng như đề xuất một số giải pháp trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra trong nhà trường.

2.2. Đối với giảng dạy

- Giảng viên giảng dạy theo đúng tinh thần của tài liệu, tuân thủ cấu trúc, nội dung của tài liệu, đảm bảo mục tiêu của chuyên đề.

- Chú trọng phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học thông qua việc tổ chức cách hoạt động dạy học đa dạng phù hợp với đối tượng người học.

2.3. Đối với học viên

- Nghiên cứu trước tài liệu bắt buộc, chuẩn bị các ý kiến trao đổi, đề xuất khi nghe giảng.

- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

- Tham gia đầy đủ các giờ giảng lý thuyết, thực hành của giảng viên và các hoạt động thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo đúng quy chế.

- Nêu ra những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện các bài tập và báo cáo thu hoạch do giảng viên yêu cầu.

3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng

- Tham dự đủ số tiết theo quy định và hoàn thành bài thu hoạch chuyên đề.

- Kết quả khóa học được đánh giá trên quá trình học tập và kết quả chấm bài thu hoạch.

- Bài thu hoạch được đánh giá theo thang điểm 10. (Xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình, Không đạt theo quy định).

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý, giáo viên, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Thanh tra nhân dân đang công tác trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội (250 học viên/ 05 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về Công tác Thanh tra nhân dân của Ban Thanh tra nhân dân trong các trường học.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 04 tiết; thực hành: 03 tiết; kiểm tra: 01 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

STT

Nội dung

Thời lượng (tiết)

Chuyên đề 12

1. Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của ban TTND tại các đơn vị trường học

1.1. Tổ chức hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

1.2. Những nhiệm vụ, quyền hạn

1.3. Cách thức xây dựng chương trình kế hoạch

1.4. Nội dung hoạt động giám sát và hoạt động xác minh

1.5. Nguyên tắc và lề lối làm việc của ban thanh tra nhân dân trong đơn vị.

4

2. Thảo luận

2.1. Làm việc theo nhóm (Thảo luận, làm bài tập tình huống liên quan đến hoạt động của ban thanh tra nhân dân các nhà trường).

2.2. Giải đáp một số thắc mắc về những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị cơ sở

3

3. Kiểm tra đánh giá/viết thu hoạch chuyên đề

Học viên làm bài thu hoạch. Đánh giá thực trạng và đưa ra biện pháp phù hợp với thực tiễn để thực hiện tốt chương trình Bồi dưỡng cho các trường trực thuộc về công tác thanh tra nhân dân.

1

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 16
“BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ QU
ẢN LÝ, GIÁO VIÊN MẦM NON KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON PHÙ HỢP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM VÀ BỐI CẢNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Trang bị cho học viên các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

- Hiểu, phân tích được chương trình giáo dục và nắm vững các bước phát triển chương trình giáo dục mầm non.

- Phân tích được chương trình GDMN hiện nay.

- Vận dụng kiến thức được trang bị để phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.

- Nhận thức được sự cần thiết phải phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

- Có ý thức tích cực trong thực hành phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

- Yêu thích việc phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (460 học viên/ 10 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 03 tiết; thực hành, thảo luận: 05 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

CHUYÊN ĐỀ

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

Chuyên đề 13

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non kỹ năng phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

08

 

1. Một số vấn đề chung về phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

1.1. Khái niệm về chương trình GD, chương trình GDMN

1.2. Khái niệm phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ và bối cảnh địa phương là gì?

1.3. Sự cần thiết và yêu cầu cần phải phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ và bối cảnh địa phương.

 

 

2. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN.

2.1. Thuận lợi của việc phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

2.2. Hạn chế trong việc phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

 

 

3. Các bước phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

3.1. Phân tích chương trình GDMN.

3.2. Xác định cách thiết kế và hình thức thiết kế chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

3.3. Xác định mục đích, mục tiêu theo 5 lĩnh vực: nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

3.4. Thiết kế nội dung chăm sóc giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực: nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm và kỹ năng xã hội.

3.5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ để thực hiện chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

3.6. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình.

 

 

4. Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 17
“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN MẦM NON XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP MẦM NON HẠNH PHÚC

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Nắm được các khái niệm về xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc.

- Hiểu biết thực trạng về ưu điểm, khó khăn, nguyên nhân của nhà trường khi xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc.

- Nắm vững định hướng xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc.

- Hiểu được các nguyên tắc lựa chọn nội dung, hình thức xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc phù hợp với điều kiện của cơ sở tại địa phương.

- Lập kế hoạch xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc.

- Xây dựng nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ở trường/ lớp mầm non hạnh phúc.

- Xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc phù hợp với độ tuổi trẻ mầm non theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành... để phát triển tình cảm và kỹ năng cho trẻ.

- Nhận thức được sự cần thiết xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc.

- Có ý thức tích cực trong thực hành theo chuyên đề được bồi dưỡng.

- Tích cực tham vấn, chia sẻ trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên đề xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc.

II. ĐỐI TƯỢNG: Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (460 học viên/10 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành xây dựng kế hoạch xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về xây dựng trường/ lớp mầm non hạnh phúc phù hợp với trường/ lớp.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 03 tiết; thực hành, thảo luận: 05 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

CHUYÊN ĐỀ

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

Chuyên đề 14

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non kỹ năng phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh của địa phương.

8

 

1. Một số khái niệm:

- Hạnh phúc

- Trường học hạnh phúc

- Những biểu hiện của trường học hạnh phúc

- Sự cần thiết phải xây dựng trường học hạnh phúc

- Biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc, CBQL, GV, NV phải làm gì

2. Thực trạng trường học hiện nay.

3. Các tiêu chí xây dựng trường/lớp mầm non hạnh phúc.

4. Sự thay đổi của thầy/cô

5. Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực và kỹ năng chuyển hoá cảm xúc tiêu cực.

6. Phong cách làm việc, ứng xử trong nhà trường.

7. Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 18
“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN MẦM NON ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG TÌNH HÌNH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH”

(Kèm theo Quyết định số:     /QĐ-UBND, ngày   tháng   năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Phân tích được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong tình hình phòng chống dịch bệnh;

- Phân tích được ý nghĩa, đặc điểm của trò chơi Online tương tác với trẻ mầm non;

- Xác định được các công cụ hỗ trợ thiết kế trò chơi Online tương tác với trẻ mầm non;

- Phân tích được các loại trò chơi Online tương tác với trẻ mầm non.

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (610 học viên/ 24 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành ứng dụng CNTT trong thiết kế các trò chơi Online tương tác với trẻ MN.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong thiết kế các trò chơi Online tương tác với trẻ mầm non.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 02 ngày (lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận: 12 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

CHUYÊN ĐỀ

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

Chuyên đề 15

Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong tình hình phòng chống dịch bệnh

16

 

1. Những vấn đề lí luận chung

1.1. Sự cần thiết phải ứng dụng CNTT ở trường mầm non trong tình hình dịch bệnh

1.2. Trao đổi về thực trạng ứng dụng CNTT ở trường mầm non trong tình hình dịch bệnh.

2. Ứng dụng CNTT trong việc thiết kế các trò chơi online tương tác với trẻ mầm non.

2.1. Giới thiệu 1 số web game online giúp giáo viên tương tác với trẻ mầm non

2.2. Hướng dẫn GVMN thiết kế trò chơi tương tác với trẻ mầm non

2.2.1. Thiết kế trò chơi bằng PowerPoint

2.2.2. Thiết kế trò chơi bằng phần mềm soạn giảng Elearning Ispring Suite

3. Thực hành thiết kế trò chơi online tương tác với trẻ MN.

4. Hướng dẫn ôn tập và kiểm tra

Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 19
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Trình bày được những vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non: khái niệm, vai trò, quá trình hình thành, mục tiêu;

- Giải thích được những nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;

- Phân tích được nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;

- Phân tích các phương pháp, hình thức giáo dục, kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.

- Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp với thực tiễn. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

- Đánh giá được kết quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.

- Tập trung trong buổi tập huấn; Nghiêm túc thực hiện các hoạt động của lớp học;

- Tích cực tìm hiểu về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;

- Chủ động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (368 học viên/ 8 lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành ứng dụng xây dựng kế hoạch tổ chức, ngân hàng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 05 ngày (lý thuyết 14 tiết; thực hành, thảo luận: 26 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

CHUYÊN ĐỀ

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

Chuyên đề 16

Bồi dưỡng giáo viên mầm non tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

40

 

1. Khái quát chung về giáo dục kĩ năng sống

1.1. Khái niệm về kĩ năng sống

1.2. Đặc điểm chung của kĩ năng sống

1.3. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

1.4. Vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển của trẻ mầm non

1.5. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

- Ý thức về bản thân: An toàn, tự lực, tự tin và tự trọng;

- Quan hệ xã hội: yêu thương, biết ơn và tôn trọng;

- Giao tiếp: Hòa nhã, cởi mở, hiệu quả;

- Thực hiện công việc: hợp tác, kiên trì, trách nhiệm;

- Ứng phó với thay đổi: vượt khó, sáng tạo, mạo hiểm, ham hiểu biết.

3. Phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

3.1. Phương pháp trực quan:

3.2. Phương pháp dùng lời:

3.3. Phương pháp thực hành, trải nghiệm:

3.4. Phương pháp giáo dục tình cảm:

4. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

4.1. Căn cứ lập kế hoạch

4.2. Các bước lập kế hoạch

5. Đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

5.1. Mục đích đánh giá

5.2. Hình thức đánh giá

5.3. Nội dung đánh giá

6. Hướng dẫn ôn tập và kiểm tra

6.1. Hướng dẫn ôn tập

6.2. Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 20
“BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN TIỂ
U HỌC VỀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Phân biệt được sự khác nhau giữa hoạt động sinh hoạt chuyên môn thông thường với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Xác định rõ quy trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Xây dựng được hệ thống câu hỏi khi cùng nhau phân tích kế hoạch bài dạy/ hoạt động giáo dục theo đúng tinh thần của dạy học phát triển năng lực.

- Phân tích băng hình và đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng đơn vị khi tổ chức SHCM theo nghiên cứu bài học.

- Chủ động vận dụng các nội dung đã học vào thực tế để tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Ý thức rõ vai trò đặc biệt và trách nhiệm cao của cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trong sinh hoạt chuyên môn.

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. (150 HV/5lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực tự chủ, tự đánh giá của học viên.

- Thực hành trực tiếp trên lớp kết hợp với thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Quá trình học tập, học viên nghiên cứu trước tài liệu, chuẩn bị các ý kiến trao đổi, đề xuất các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu; sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các bài học theo sự hướng dẫn của giảng viên; nêu ra những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện các bài tập.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, báo cáo kết quả làm việc nhóm và làm việc cá nhân theo yêu cầu của giảng viên. Cùng nhau góp ý và rút kinh nghiệm để đưa ra được quy trình tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận, thu hoạch: 04 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

Phần 1

Một số vấn đề chung về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

2

 

- Khái niệm sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

- Mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

- Sự khác nhau giữa hoạt động sinh hoạt chuyên môn thông thường với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1 tiết lý thuyết; 1 tiết thực hành, thảo luận

Phần 2

Quy trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1.5

 

- Chuẩn bị bài dạy minh họa

- Tổ chức dạy minh họa và dự giờ

- Thảo luận sau dự giờ

- Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày

1 tiết lý thuyết; 0.5 tiết thực hành, thảo luận

Phần 3

Một số kĩ thuật sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

2

 

- Đối với người dự giờ

- Đối với người chủ trì buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1 tiết lý thuyết; 1 tiết thực hành, thảo luận

Phần 4

Người cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học đối với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1.5

 

- Người cán bộ quản lý đối với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

- Người giáo viên tiểu học đối với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo

1 tiết lý thuyết; 0,5 tiết thực hành,thảo luận

 

LÀM BÀI KIỂM TRA, THU HOẠCH

1

 

Nội dung bài thu hoạch dựa trên những gợi ý sau:

- Xác định rõ quy trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Xây dựng được hệ thống câu hỏi khi cùng nhau phân tích kế hoạch bài dạy/hoạt động giáo dục theo đúng tinh thần của dạy học phát triển năng lực.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học có hiệu quả tại trường

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 21
“BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN MỸ THUẬT CẤP TIỂ
U HỌC ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Xác định được các quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn mĩ thuật của học sinh tiểu học.

- Nêu được một số phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn mĩ thuật.

- Phân tích và áp dụng được một số phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn mĩ thuật.

- Lựa chọn, thiết kế, triển khai một số công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với môn Mĩ thuật.

- Xây dựng được các tiêu chí, chỉ báo, minh chứng và vận dụng các tiêu chí đó để thiết kế bảng kiểm quan sát, rubric.

- Thiết kế được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan; sử dụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá phẩm chất, năng lực phù hợp với môn Mĩ thuật.

- Thu nhận, xử lý, sử dụng thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học của từng học sinh, nhằm cải thiện chất lượng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu cần đạt.

- Chủ động vận dụng các nội dung đã học vào thực tế để đánh giá kết quả học tập, nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

II. ĐỐI TƯỢNG

Giáo viên cốt cán chuyên biệt dạy môn Mĩ thuật cấp tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. (150 HV/ 05lớp)

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực tự chủ, tự đánh giá của học viên.

- Thực hành trực tiếp trên lớp kết hợp với thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Quá trình học tập, học viên nghiên cứu trước tài liệu, chuẩn bị các ý kiến trao đổi, đề xuất các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu; sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các bài học theo sự hướng dẫn của giảng viên; nêu ra những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện các bài tập.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về kiểm tra đánh giá, báo cáo kết quả làm việc nhóm và làm việc cá nhân theo yêu cầu của giảng viên. Cùng nhau góp ý và rút kinh nghiệm để đưa ra được quy trình đánh giá phù hợp với thực tiễn giảng dạy cho hoạt động xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá môn mĩ thuật ở tiểu học sát với định hướng của chương trình GDPT 2018.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận, thu hoạch: 04 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Phần 1

Đặc điểm môn Mĩ thuật trong chương trình GDPT

1.5

 

- Môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông

- Đặc điểm học tập môn Mĩ thuật của học sinh tiểu học

- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong môn Mĩ thuật ở cấp Tiểu học

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất trong môn Mĩ thuật ở cấp Tiểu học

Yêu cầu cần đạt về năng lực trong môn Mĩ thuật ở cấp Tiểu học

(1 tiết lý thuyết; 0,5 tiết thực hành, thảo luận)

Phần 2

Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong môn Mĩ thuật cấp Tiểu học.

3

 

- Mục đích của đánh giá

- Yêu cầu của đánh giá

- Nội dung đánh giá

- Phương pháp đánh giá

Đánh giá qua quan sát

Tự đánh giá

Hồ sơ học tập

Nhìn lại quá trình

Trắc nghiệm khách quan

Đánh giá theo tiêu chí

- Hình thức đánh giá

Hình thức đánh giá đầu vào

Đánh giá hình thành

Đánh giá tổng kết

Đánh giá đồng đẳng

- Một số công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong môn Mĩ thuật.

Công cụ sử dụng trong phương pháp đánh giá quan sát

Công cụ sử dụng trong phương pháp đánh giá theo tiêu chí

Công cụ đánh giá trắc nghiệm khách quan

(1,5 tiết lý thuyết; 1,5 tiết thực hành, thảo luận)

Phần 3

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong môn Mĩ thuật cấp Tiểu học

2.5

 

- Phân tích yêu cầu cần đạt

- Lập bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học

- Xây dựng quy trình đánh giá theo kế hoạch đã lập

1,5 tiết lý thuyết; 1 tiết thực hành, thảo luận

 

LÀM BÀI KIỂM TRA, THU HOẠCH

1

 

Nội dung bài thu hoạch dựa trên những gợi ý sau:

- Trình bày những điểm cơ bản của kiểm tra đánh giá trong môn Mĩ thuật ở cấp Tiểu học.

- Quan điểm về kiểm tra đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Mĩ thuật ở trường tiểu học.

- Thiết kế công cụ đánh giá, xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá với một chủ đề học tập.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 22
“BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Có những hiểu biết cơ bản về đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ GDPT 2018.

- Lập kế hoạch sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học.

- Tổ chức, điều hành sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học

- Làm việc nhóm, trình bày, tranh luận, phản biện...

- Tích cực, chủ động, tự tin triển khai, thực hiện KTĐG theo yêu cầu của CT 2018.

- Phát triển năng lực tự học, tự chủ, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai trong hoàn cảnh thực tế.

II. ĐỐI TƯỢNG

Giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh tổ trưởng, tổ phó các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội (610 học viên/ 15 lớp).

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi, chia sẻ về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tư vấn và hỗ trợ học sinh THCS trong hoạt động giáo dục và dạy học; ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ dạy học và giáo dục học sinh THCS.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu.

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận, làm bài thu hoạch: 04 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

STT

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

 

Bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

8

 

- Một số vấn đề về sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học

- Lập kế hoạch sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học

- Mục tiêu, nguyên tắc, quy trình sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học

- Biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 23
“BỒI DƯỠNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢN LÝ LỚP HỌC TRÊN GOOGLE CLASSROOM VÀ SỬ DỤNG SÁNG TẠO CÁC CÔNG CỤ CHUYỂ
N ĐỔI SỐ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Trình bày được các bước thiết lập lớp trên Google Classroom

- Trình bày được các bước thiết lập tài khoản trên công cụ Live Worksheets

- Thực hành và hoàn thành phiếu bài tập của giảng viên

- Tự thiết lập thành công lớp học do mình quản lý trên Google Classroom.

- Tự thiết lập thành công nhóm bài tập trên LiveWorksheets với các dạng bài tập phù hợp với chuyên môn mình đảm nhiệm

II. ĐỐI TƯỢNG

Tổ trưởng chuyên môn tiểu học

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về quản lý lớp học trên Google Classroom và sử dụng các công cụ chuyển đổi số cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn tiểu học thông qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 02 ngày (lý thuyết: 05 tiết; thực hành, thảo luận: 11 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

QUẢN LÝ LỚP HỌC TRÊN GOOGLE CLASSROOM

2

 

- Tạo tài khoản quản lý lớp học google classroom

Đăng ký tài khoản Google

Đăng nhập Google Classroom

Tạo lớp học

- Thêm thành viên cho Lớp học

Gửi lời mời học sinh

Gửi lời mời giáo viên bộ môn

- Các chức năng quản lý lớp

Bảng tin

Bài tập trên lớp

Số điểm

 

2

THIẾT KẾ BÀI TẬP TƯƠNG TÁC TRÊN LIVEWORKSHEETS

3

 

- Tạo tài khoản Live worksheets

Đăng ký tài khoản giáo viên trên Liveworksheets

Kích hoạt tài khoản Liveworksheets

- Tạo bài tập dạng ảnh

Chuẩn bị bài tập định dạng PDF hoặc dạng ảnh: JPG, PNG,... (<=5 MB)

Upload ảnh bài tập

- Các dạng bài tập

Điền trống (Fill in the blank)

Nối (ghép đôi - Match/ Connect)

Nhiều lựa chọn - có một đáp án (Multiple choice)

Kéo và thả (Drag and drop)

Danh sách đáp án được thả xuống (drop-down selection box)

- Quản lý bài tập

Tạo nhóm bài tập

Thêm bài tập vào nhóm

Sửa bài tập

Xóa bài tập trên nhóm

- Quản lý học sinh làm bài tập

Cung cấp mã lớp học Liveworksheets

Hướng dẫn học sinh tham gia Liveworksheets

Giáo viên duyệt học sinh vào lớp

Giáo viên giao bài cho học sinh

 

3.

THẢO LUẬN, THỰC HÀNH

11

 

- Thao tác thực hành

- Trình chiếu sản phẩm tiêu biểu

- Ý kiến các nhóm còn lại

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 24
“BỒI DƯỠNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS QUẢN LÝ LỚP HỌC TRÊN GOOGLE CLASSROOM VÀ SỬ DỤNG SÁNG TẠO CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Trình bày được các bước thiết lập lớp trên Google Classroom

- Trình bày được các bước thiết lập tài khoản trên công cụ LiveWorksheets

- Thực hành và hoàn thành phiếu bài tập của giảng viên

- Tự thiết lập thành công lớp học do mình quản lý trên Google Classroom.

- Tự thiết lập thành công nhóm bài tập trên Live Worksheets với các dạng bài tập phù hợp với chuyên môn mình đảm nhiệm

II. ĐỐI TƯỢNG

Tổ trưởng chuyên môn THCS

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về quản lý lớp học trên Google Classroom và sử dụng các công cụ chuyển đổi số cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn THCS thông qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 02 ngày (lý thuyết 5 tiết; thực hành, thảo luận: 11 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

QUẢN LÝ LỚP HỌC TRÊN GOOGLE CLASSROOM

2

 

- Tạo tài khoản quản lý lớp học google classroom

Đăng ký tài khoản Google

Đăng nhập Google Classroom

Tạo lớp học

- Thêm thành viên cho Lớp học

Gửi lời mời học sinh

Gửi lời mời giáo viên bộ môn

- Các chức năng quản lý lớp

Bảng tin

Bài tập trên lớp

Số điểm

 

2

THIẾT KẾ BÀI TẬP TƯƠNG TÁC TRÊN LIVEWORKSHEETS

3

 

- Tạo tài khoản Live worksheets

Đăng ký tài khoản giáo viên trên Liveworksheets

Kích hoạt tài khoản Liveworksheets

- Tạo bài tập dạng ảnh

Chuẩn bị bài tập định dạng PDF hoặc dạng ảnh: JPG, PNG,... (<=5 MB)

Upload ảnh bài tập

- Các dạng bài tập

Điền trống (Fill in the blank)

Nối (ghép đôi - Match/ Connect)

Nhiều lựa chọn - có một đáp án (Multiple choice)

Kéo và thả (Drag and drop)

Danh sách đáp án được thả xuống (drop-down selection box)

- Quản lý bài tập

Tạo nhóm bài tập

Thêm bài tập vào nhóm

Sửa bài tập

Xóa bài tập trên nhóm

- Quản lý học sinh làm bài tập

Cung cấp mã lớp học Liveworksheets

Hướng dẫn học sinh tham gia Liveworksheets

Giáo viên duyệt học sinh vào lớp

Giáo viên giao bài cho học sinh

 

3.

THẢO LUẬN, THỰC HÀNH

11

 

- Thao tác thực hành

- Trình chiếu sản phẩm tiêu biểu

- Ý kiến các nhóm còn lại

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 25
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN KỸ NĂNG VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI AN TOÀN, VĂN MINH”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UB ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Hiểu được xu thế số hóa trong xã hội.

- Nắm bắt được tầm quan trọng của mạng xã hội trong công việc nói riêng và cuộc sống nói chung.

- Hiểu được sức mạnh của truyền thông mạng, ưu, nhược điểm và giải pháp khắc phục hạn chế.

- Biết sử dụng thiết bị thông minh hiệu quả mà đơn giản.

- Biết chọn lọc, biên tập và quản lý thông tin cá nhân trên mạng xã hội an toàn.

- Biết cách sử dụng trang thiết bị sẵn có để kết nối mạng.

- Nâng cao năng lực giao tiếp an toàn, văn minh, trên cộng đồng mạng.

II. ĐỐI TƯỢNG: Giáo viên các trường trực thuộc thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng và nguyên tắc sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh thông qua đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và nước ngoài.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 02 ngày (lý thuyết 05 tiết; thực hành, thảo luận: 11 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

LÝ THUYẾT

5

 

- Tổng quan về công nghệ số.

- Những yêu cầu cần có của một người công dân trong xã hội số hóa toàn cầu.

- Mạng xã hội, ưu và nhược. Tầm quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội ngày nay. Phân loại các loại mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam.

- Cách sử dụng mạng internet hiệu quả cao.

- Những thiết bị công nghệ quen thuộc với đời sống, có thể ứng dụng vào công việc truyền thông qua mạng internet.

- Những phần mềm tiện ích, thân thiện nào có thể được khai thác và sử dụng phục vụ công việc và cuộc sống.

- Sử dụng mạng xã hội ra sao, đảm bảo đúng luật, thuần phong mỹ tục, văn hóa ứng xử chuẩn mực của người thầy, cô giáo.

 

2

THỰC HÀNH, THẢO LUẬN

11

 

- Thực hành theo nhóm

- Thực hành cá nhân.

- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm, cá nhân.

- Giải đáp thắc mắc, thảo luận, chia sẻ.

- Tổng kết và đánh giá toàn chuyên đề.

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 26
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THCS CÁC CÁCH XỬ LÝ TÌNH HUỐ
NG THƯỜNG GẶP TRONG LỚP HỌC NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”

(Kèm theo Quyết định số:      /QĐ-UBND, ngày  tháng  năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Khái niệm tình huống, các kiểu tình huống, tình huống sư phạm

- Các bước xử lý tình huống sư phạm, yêu cầu cần đảm bảo khi xử lý tình huống sư phạm. Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp

- Vận dụng, thực hành

- Kỹ năng phát hiện các tình huống có vấn đề; các tình huống sư phạm xảy ra trong cơ sở giáo dục.

- Kỹ năng vận dụng các cách xử lý tình huống linh hoạt, hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG

- Giáo viên THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về cách xử lý tình huống thường gặp trong lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết 05 tiết; thực hành, thảo luận: 03 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

Các khái niệm cơ bản

1

2

Phân loại tình huống

1

3

Các bước xử lý tình huống sư phạm

3

4

- Thực hành, thảo luận

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

3

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 27
“BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRUNG TÂM GDNN - GDTX VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN THÔNG QUA CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC QUA MẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP THƯỜNG XUYÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Trình bày được một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp đặc thù môn học

- Trình bày được các bước thiết kế bài giảng điện tử trên PowerPoint 2019

- Trình bày được các bước tổ chức bài giảng trên Group của Facebook

- Thực hành và hoàn thành phiếu bài tập của giảng viên

- Hoàn thành việc tạo Group tổ chức để đăng bài giảng một cách hệ thống, thuận tiện cho người học truy cập nghiên cứu.

II. ĐỐI TƯỢNG

- Giáo viên Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về cách xử lý tình huống thường gặp trong lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 06 tiết; thực hành, thảo luận: 10 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

KỸ THUẬT SOẠN GIẢNG MÔN NGỮ VĂN NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH.

4

 

- Phẩm chất, năng lực học sinh theo môn học và hoạt động giáo dục

Các phẩm chất và năng lực cốt lõi thể hiện qua môn học

Các hoạt động giáo dục phát huy các phẩm chất và năng lực học sinh

- Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp đối tượng

Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy phẩm chất năng lực học sinh

Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật phù hợp với môn học

- Khung Kế hoạch bài dạy theo công văn 5512

Mục tiêu của bài dạy môn ngữ văn

Các hoạt động trong quá trình giảng dạy tại lớp học với môn ngữ văn

Gợi ý áp dụng khung Kế hoạch bài dạy theo công văn 5512

- Kỹ thuật soạn giảng

Xác định mục tiêu, phương pháp, chủ đề bài học

Lựa chọn phương pháp, hình thức, thiết bị

Lựa chọn công cụ soạn giảng (PowerPoint, Bài giảng Video, Elearning,...)

Tổ chức thực hiện

 

2

CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO TRÊN PHẦN MỀM POWERPOINT

4

 

- Chức năng định dạng thống nhất bài giảng điện tử - Slide Master

Định dạng nền thống nhất cho bài giảng điện tử - Design

Định dạng phong cách thống nhất cho bài giảng điện tử với Slide Master

- Chức năng kích hoạt hiệu ứng hoạt hình Trigger

Tạo hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng và điều khiển hiệu ứng bảng Trigger

Áp dụng Trigger và hiệu ứng tạo một số bài tập tương tác, tích cực hóa bài giảng điện tử

Ứng dụng Trigger tạo một số trò chơi đơn giản hỗ trợ học tập, tạo hứng thú cho học sinh

- Ghi âm và ghi hình (Record)

Thiết lập phát bài thuyết trình ở một tốc độ nhất định - Rehearse Timings (diễn tập thời gian thuyết trình)

Ghi lại bài giảng và lời thuyết trình của giáo viên -Record Slide Show

 

3

CÁC KỸ THUẬT TRÊN POWERPOINT TRONG SOẠN GIẢNG HỖ TRỢ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

4

 

- Chèn đối tượng: Chart, SmartArt, Media, Photo Album

(Hỗ trợ thuyết trình, kỹ thuật đặt câu hỏi, nêu vấn đề, công não, lược đồ tư duy...)

Chèn đồ thị - Chart

Chèn hình mẫu mỹ thuật - SmartArt

Chèn âm thanh và đoạn phim – Media

Chèn ảnh - Photo

- Hiệu ứng biến hình Slide Morph (Power Point 2019)

(Hỗ trợ thuyết trình, phương pháp trò chơi, chia nhóm,...)

Di chuyển hình ảnh hoặc khối hình - Objects

Di chuyển văn bản - Words

Di chuyển các kí tự - Characters

- Chức năng Zoom (Power Point 2019)

(Hỗ trợ tóm tắt nội dung, chia nhóm, ...)

Thu phóng tóm tắt - Summary Zoom

(Trang chủ hiện tất cả các các phần-Section trong bản trình bày)

Thu phóng trang chiếu - Slide zoom

(Chi tiết phần thông tin trong trong Slide)

Thu phóng phần - Section zoom

(Nhấn mạnh, hoặc để hightlight một số phần trong bài trình bày)

- Đồng bộ Đồng bộ âm thanh và các thao tác đối tượng theo thời gian

(Hỗ trợ thuyết trình, đặt vấn đề, ...)

Thêm hiệu ứng cho các đối tượng

Ghi âm và đồng bộ hiệu ứng trên PowerPoint - Record Slide Show

- Xuất bản bài giảng định dạng e-Learning

Hiệu ứng trên PowerPoint thể hiện trên iSpring

Xuất bản bài giảng định dạng Scorm 2004

- Xuất bản bài giảng sang các định dạng học liệu điện tử

Chức năng Export - Creat a Video

Chức năng Export - Package Presentation for CD

 

4

TỔ CHỨC BÀI GIẢNG TRÊN NHÓM (GROUP) CỦA FACEBOOK

4

 

- Ứng dụng Facebook để tổ chức các chủ đề học tập từ xa

Tổng quan về tổ chức các chủ đề học tập trên Facebook

Vấn đề về an toàn thông tin và quản lý Facebook

- Tạo nhóm (Group) trên Facebook

Tạo nhóm

Cài đặt cơ bản

Thiết lập quản trị nhóm

- Quản lý bài giảng (bài học)

Tạo các bài giảng (bài học)

Tạo câu hỏi trắc nghiệm

- Theo dõi quá trình học của học sinh

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 28
“BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP, PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC, GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG NHÀ TRƯỜNG”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Giúp CBQL và đội ngũ giáo viên, nhân viên:

- Xây dựng được hình ảnh và phong cách cá nhân với những giá trị cốt lõi trường tồn và bền vững, nâng cao vai trò và vị thế trong xã hội;

- Duy trì động lực làm việc, nâng cao năng lực làm việc phù hợp với vị trí việc làm của từng cá nhân;

- Củng cố niềm tin, suy nghĩ tích cực để có cuộc sống bình an, hạnh phúc.

II. ĐỐI TƯỢNG

CBQL và GV trên địa bàn thành phố Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Thực hành trên máy tính trong quá trình giảng dạy và học tập

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về cách xử lý tình huống thường gặp trong lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết 04 tiết; thực hành, thảo luận: 04 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

PHẦN

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

1

LÝ THUYẾT

4

 

Các khái niệm về động lực, năng lực, năng lực nghề nghiệp, phát triển, quản lý, xung đột

 

 

Thực trạng về động lực, năng lực, quản lý, xung đột, giải quyết mâu thuẫn trong các cơ sở giáo dục hiện nay

 

 

Một số cách làm hiệu quả của cá nhân, tổ chức về tạo động lực, phát triển năng lực, quản lý, giải quyết mâu thuẫn trong đơn vị mình.

 

2

THẢO LUẬN, THỰC HÀNH

4

 

- Các kỹ năng tạo động lực cho bản thân, cho tổ chức

- Kỹ năng phát triển năng lực nghề nghiệp

- Kỹ năng quản lý nhà trường

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 29
“BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

1.1. Kiến thức:

Học viên hiểu và nắm vững tiêu chí một trường học hạnh phúc (THHP) phù hợp với yêu cầu và thực tiễn tại trường mình.

Học viên nhận thức đúng vai trò, hiệu quả của việc xây dựng THHP. Mối quan hệ giữa việc xây dựng trường học HP và kiến tạo LHHP, giờ học hạnh phúc trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Học viên nắm được một số cách thức tổ chức các hoạt động, kĩ năng để xây dựng THHP.

1.2. Kĩ năng:

Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục để xây dựng THHP, kiến tạo được lớp học hạnh phúc và những giờ học hạnh phúc.

1.3. Thái độ:

Học viên nghiêm túc tiếp cận nội dung chuyên đề. Xác định rõ đây là công việc cần làm ngay, tích cực, chủ động tự nguyện trong việc xây dựng THHP vào xây dựng và phát triển nhà trường.

1.4. Định hướng năng lực hình thành

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự học; Làm việc nhóm; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Chương trình áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về xây dựng trường học hạnh phúc ở cơ sở

- Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các vấn đề cần quan tâm, gửi phiếu câu hỏi để giảng viên chuẩn bị nội dung phù hợp với nhu cầu

IV. THỜI GIAN: 01 ngày (lý thuyết: 04 tiết; thực hành, thảo luận: 04 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

STT

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

Phần 1

Trường học hạnh phúc

2

 

- Quan điểm về hạnh phúc

- Khái niệm về Trường học hạnh phúc

- Tiêu chí của trường học hạnh phúc

- Các yếu tố tạo nên trường học hạnh phúc

 

Phần 2

Thực trạng việc xây dựng trường học hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay

1

 

Phân tích tóm tắt những vấn đề nóng trong giáo dục để thấy việc xây dựng THHP là cấp thiết

 

Phần 3

Biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc

5

 

- Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc:

Nhận thức đúng về trường học hạnh phúc

Tạo môi trường để phát triển nhân cách học sinh

Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) cho học sinh

Thực hiện những giờ học hạnh phúc

Thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

- Thực hành:

Xây dựng mô hình một trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện của nhà trường

Hướng dẫn những bài tập để nuôi dưỡng hạnh phúc, chế ngự cảm xúc tiêu cực

- Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 30
“BỒI DƯỠNG CBQL, GVMN, TIỂU HỌC, THCS VỀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA GIÁO DỤC HỌC SINH”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Phân tích được vai trò, phương pháp, quy trình tổ chức huy động cộng đồng tham gia giáo dục học sinh.

của cộng đồng giáo dục học sinh.

- Học viên nắm được

- Tuyên truyền, linh hoạt tổ chức hiệu quả công tác huy động, phối hợp cộng đồng tham gia giáo dục học sinh

II. ĐỐI TƯỢNG:

Cán bộ quản lý, giáo viên các trường Mầm non, Tiểu học, THCS

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành: Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp luyện tập, đóng vai...

IV. THỜI GIAN: 02 ngày (Lý thuyết: 07 tiết. Thực hành, thảo luận, kiểm tra: 09 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

STT

NỘI DUNG

SỐ TIẾT

Phần 1

Khái quát chung về tổ chức huy động cộng đồng tham gia giáo dục học sinh

3

 

- Vai trò của cộng đồng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

- Cơ sở pháp lý của công tác huy động cộng đồng tham gia công tác chăm sóc, giáo dục mầm non.

- Vai trò của cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh.

- Nội dung tổ chức huy động cộng đồng tham gia giáo dục học sinh.

- Căn cứ vào các nội dung giáo dục.

- Căn cứ vào chức năng của mỗi tổ chức

 

Phần 2

Phương pháp tổ chức huy động cộng đồng tham gia giáo dục học sinh

4

 

- Xác định mục tiêu, lập kế hoạch tổ chức huy động

- Lựa chọn nội dung về vấn đề cần huy động cộng đồng

- Hình thức huy động, phối hợp với cộng đồng

- Tiến hành tổ chức huy động cộng đồng tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

 

Phần 3

Thực hành tổ chức huy động cộng đồng tham gia giáo dục học sinh

9

 

- Lập kế hoạch tổ chức huy động cộng đồng tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

- Lập kế hoạch tổ chức huy động cộng đồng tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục học sinh tiểu học

Thực hiện tổ chức huy động cộng đồng tham gia giáo dục học sinh THCS Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 31
“BỒI DƯỠNG CBQL, GVMN, TIỂU HỌC, THCS VỀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC”

(Kèm theo Quyết định số: 2855/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

I. MỤC ĐÍCH

- Học viên trình bày được khái niệm, nhiệm vụ của nhà trường phổ thông trong xã hội hóa giáo dục

- Học viên lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch xã hội hóa giáo dục gắn với thực tiễn trường phổ thông

- Tích cực, chủ động tìm hiểu nội dung, hình thức xã hội hóa giáo dục để xây dựng kế hoạch và thực hiện hiệu quả kế hoạch xã hội hóa giáo dục tại trường phổ thông đang công tác.

II. ĐỐI TƯỢNG: Cán bộ quản lý, giáo viên các trường Mầm non, trường phổ thông

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

- Áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành: Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp luyện tập, đóng vai...

IV. THỜI GIAN: 02 ngày (Lý thuyết: 07 tiết. Thực hành, thảo luận, kiểm tra: 09 tiết)

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

STT

NỘI DUNG

SỐ TIẾT  

Phần 1

Khái quát chung về xã hội hóa giáo dục trong nhà trường phổ thông

2

 

- Xã hội hóa giáo dục

- Lợi ích của xã hội hóa giáo dục

 

Phần 2

Phương pháp xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục trong nhà trường phổ thông

5

 

- Thực hiện hiệu quả Công tác tuyên truyền.

- Kế hoạch hóa công tác xã hội hóa giáo dục

- Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương

- Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường

- Về phong trào

- Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh, của Phụ huynh học sinh và mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn

 

Phần 3

Thực hành xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục trong nhà trường phổ thông

9

 

- Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục giáo trẻ mầm non.

- Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục học sinh tiểu học

- Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục học sinh THCS Hướng dẫn và làm bài kiểm tra, thu hoạch.