Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2016/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 22 tháng 6 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Căn cứ Thông tư 15/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 1610/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành tỉnh Tiền Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Mỹ Tho căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức sau: Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban (Tổ) Công tác.
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các công việc quan trọng, liên ngành.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, sáp nhập, kiện toàn, thay đổi thành viên, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quy chế này.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu riêng, mà sử dụng con dấu của cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành, trừ trường hợp có quy định khác.
Căn cứ tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành khi xét thấy thật sự cần thiết hoặc phân công Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đối với trường hợp khác, thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.
Tổ chức phối hợp liên ngành được thành lập theo các điều kiện sau đây:
1. Theo quy định của Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
2. Khi giải quyết công việc liên quan đến địa giới hành chính, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm của tỉnh, những vấn đề quan trọng có tính liên ngành liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, ban, ngành thuộc tỉnh mà trong quá trình phối hợp xử lý còn có những ý kiến khác nhau;
3. Khi xảy ra những vấn đề đột xuất, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn vượt quá khả năng giải quyết của sở, ban, ngành, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.
Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc các sở, ban, ngành trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành.
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đứng đầu, gồm:
a) Cấp phó là thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành;
b) Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là cấp phó thủ trưởng trở lên.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do thủ trưởng các sở, ban, ngành đứng đầu gồm:
a) Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là phó thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành;
b) Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là cấp phó thủ trưởng sở, ngành trở lên, trừ trường hợp có quy định khác.
3. Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH
Điều 8. Đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy chế này, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành, xây dựng đề án, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan.
Điều 9. Thẩm định đề án thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
1. Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành. Nội dung thẩm định, gồm:
a) Sự cần thiết, cơ sở pháp lý thành lập;
b) Cơ cấu, thành viên;
c) Chức năng, nhiệm vụ;
d) Thời hạn hoạt động;
e) Nội dung dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động;
g) Việc tiếp thu ý kiến của cơ quan có liên quan.
2. Cơ quan đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ để thẩm định.
Điều 10. Thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Sở, ban, ngành gửi hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định kèm theo ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Nội vụ.
Điều 11. Trình hồ sơ thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ.
1. Các tổ chức phối hợp liên ngành được sáp nhập khi mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lắp với nhau.
Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành trình Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh quyết định việc sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành.
2. Trình tự, thủ tục sáp nhập tổ chức phối hợp liên ngành được tiến hành theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 Quy chế này.
Điều 13. Kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành
1. Khi điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ hoặc điều chỉnh, bổ sung thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành thì cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành, lập thủ tục đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành gửi Sở Nội vụ thẩm định.
2. Trình tự, thủ tục kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 Quy chế này.
Điều 14. Thay đổi thành viên tổ chức phối hợp liên ngành
1. Khi thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành thay đổi chức vụ, nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác… thì cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành, lập thủ tục đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thay đổi thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành.
2. Trình tự, thủ tục trình thay đổi thành viên tổ chức phối hợp liên ngành:
a) Cơ quan thường trực tổ chức phối hợp liên ngành gửi hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thay đổi thành viên.
Điều 15. Thành lập lại tổ chức phối hợp liên ngành
1. Tổ chức phối hợp liên ngành được thành lập lại theo các điều kiện sau đây:
a) Khi cơ sở pháp lý để thành lập tổ chức phối hợp liên ngành thay đổi làm thay đổi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức phối hợp liên ngành.
b) Thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành đã thay đổi từ ½ trở lên so với khi mới thành lập.
2. Trình tự thành lập lại tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 Quy chế này.
1. Tổ chức phối hợp liên ngành xác định thời gian hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong quyết định thành lập.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không xác định được thời gian hoạt động thì giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không hoàn thành nhiệm vụ thì bị giải thể.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc giải thể tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại các khoản 2, 3 Điều này theo đề nghị của Sở Nội vụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do thủ trưởng sở, ban, ngành đứng đầu làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đứng đầu thì người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành, trừ trường hợp có quy định khác.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành, trừ trường hợp có quy định khác.
Điều 19. Quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành
1. Người đứng đầu của tổ chức phối hợp liên ngành là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành;
c) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành;
e) Quyết định thành lập tổ chuyên môn, giúp việc;
f) Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
g) Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
h) Bảo quản hồ sơ, tài liệu của tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật;
i) Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc được trang bị theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đứng đầu thì thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điểm b, c, d, e, g, h, i Khoản 1 Điều này.
Điều 20. Quyền hạn, trách nhiệm của thành viên
1. Thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, chịu trách nhiệm trước người đứng đầu về những vấn đề được phân công.
Ý kiến tham gia của các thành viên là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
2. Thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Điều 21. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình hoạt động của mình.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đứng đầu thì cấp phó là thủ trưởng cơ quan được phân công làm nhiệm vụ thường trực có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Các báo cáo định kỳ gửi về Sở Nội vụ trước ngày 05 tháng 01 và 05 tháng 7 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Nội dung báo cáo định kỳ:
a) Tên tổ chức;
b) Số, ngày quyết định thành lập;
c) Thời gian hoạt động; thời gian hoạt động tiếp theo;
d) Người (cơ quan) đứng đầu tổ chức;
e) Thay đổi về thành viên của tổ chức;
f) Đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức;
g) Đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên của tổ chức;
h) Kiến nghị đề xuất (nếu có).
Kinh phí hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm. Cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Giám đốc Sở Nội vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này./.
- 1Quyết định 04/2014/QĐ-UBND về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2Quyết định 10/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do Tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về Quy chế quy định việc thành lập, kiện toàn, thay đổi thành viên, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 16/2017/QĐ-UBND Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Quyết định 27/2017/QĐ-UBND về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành tỉnh Bình Thuận
- 6Quyết định 2992/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Quyết định 34/2007/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 04/2014/QĐ-UBND về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4Thông tư 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 10/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do Tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về Quy chế quy định việc thành lập, kiện toàn, thay đổi thành viên, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 16/2017/QĐ-UBND Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do tỉnh Sơn La ban hành
- 9Quyết định 27/2017/QĐ-UBND về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành tỉnh Bình Thuận
- 10Quyết định 2992/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
Quyết định 28/2016/QĐ-UBND Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 28/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Lê Văn Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra