Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2015/QĐ-UBND

Long An, ngày 21 tháng 07 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG, ĐỊNH MỨC CHI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;

Xét đề nghị tại văn bản số 1871/TTrLS-TC-NNPTNT 25/6/2015 của Liên Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định nội dung, định mức chi hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Long An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định nội dung, định mức chi hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.

Giao Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnhsx;
- Cổng Thông tin điện từ tỉnh;
- Phòng NC-KT;
- Lưu: VT, SNN, An.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nguyên

 

QUY ĐỊNH

VỀ NỘI DUNG, ĐỊNH MỨC CHI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Kèm theo Quyết định số 28/2015//QĐ-UBND ngày 21/7/năm 2015 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng

Quy định này quy định việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cấp để thực hiện các hoạt động khuyến nông thuộc lĩnh vực: sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng

a) Người sản xuất: Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn.

b) Tổ chức khuyến nông trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại điểm b, khoản 2, điều 1, Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ.

c) Người hoạt động khuyến nông là cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại điểm b, khoản 2, điều 1, Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ.

d) Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan trực thuộc Sở, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An (gọi là cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường và thị trấn (gọi là cấp xã).

Chương II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG

Điều 2. Nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông

1. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước bố trí hàng năm theo phân cấp ngân sách.

2. Thu từ thực hiện các hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông.

3. Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

4. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến nông

1. Kinh phí khuyến nông được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do UBND tỉnh quản lý và thực hiện phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh; phù hợp chương trình, dự án khuyến nông được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt.

2. Các tổ chức, đơn vị được giao kinh phí thực hiện hoạt động khuyến nông phải công khai chế độ, định mức, tiêu chuẩn kinh phí cho các đối tượng hưởng thụ theo quy định hiện hành;

3. Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí khuyến nông phải đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành.

Điều 4. Nội dung, định mức chi hoạt động khuyến nông

1. Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

a) Đối tượng

- Người sản xuất theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Quy định này chưa tham gia chương trình đào tạo nghề do Nhà nước hỗ trợ;

- Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 1 của Quy định này.

b) Nội dung chi

Chi in ấn tài liệu văn phòng phẩm phục vụ trực tiếp lớp học; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có); chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, chi tiền đi lại, tiền ở; chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại, tiền ở cho học viên, chi quản lý lớp học, quan hệ tổ chức, khai giảng, bế giảng... (nếu có).

c) Mức hỗ trợ

- Đối với nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo:

+ Hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 70.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại tỉnh; tối đa không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại cấp huyện; tối đa không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại cấp xã;

+ Hỗ trợ tiền đi lại đối với người học xa nơi cư trú từ 15km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học, đối với nơi có phương tiện giao thông công cộng thanh toán tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học;

+ Về chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp tổ chức thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí thực tế thuê chỗ ở.

- Đối với người nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã:

+ Hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại bằng 50% theo mức quy định tại tiết 1 điểm này;

+ Về chỗ ở cho người học : Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp đơn vị tổ chức thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 50% chi phí nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 175.000 đồng/người/ngày đối với lớp học tổ chức tại tỉnh và tối đa không quá 125.000 đồng/người/ngày đối với lớp học tổ chức tại huyện.

- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến nông được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu học khi tham dự đào tạo.

- Đối với người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi tham gia bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; không hỗ trợ tiền ăn, đi lại, chỗ ở nhưng được thanh toán công tác phí theo chế độ hiện hành;

+ Về chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp đơn vị tổ chức thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 350.000 đồng/người/ngày đối với lớp học tổ chức tại tỉnh và tối đa không quá 250.000 đồng/người/ngày đối với lớp học tổ chức tại huyện.

- Đối với người hoạt động khuyến nông không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi tham gia bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chỗ ở cho người học theo mức quy định tại tiết 1, điểm c, khoản 1 Điều này.

- Chi bồi dưỡng giảng viên: Thực hiện theo quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 13/7/2011 của UBND tỉnh “về việc quy định chế độ đi học đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước và mức thù lao đối với giảng viên, báo cáo viên trên địa bàn tỉnh Long An” và các quy định hiện hành.

Định mức chi cho các loại hình tập huấn, đào tạo theo phụ lục 01, 02, 03, 04 ban hành kèm theo quyết định này.

2. Thông tin tuyên truyền

Bao gồm các hoạt động phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến nông; phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, kết quả mô hình trình diễn, điển hình tiên tiến. Được thực hiện dưới các hình thức sau:

a) Phương tiện thông tin đại chúng thực hiện trên đài Phát thanh và Truyền hình Long An, tài liệu khuyến nông: Các nội dung chi và định mức chi cho biên soạn tài liệu khuyến nông, phương tiện thông tin đại chúng thực hiện trên đài Phát thanh và Truyền hình Long An thực hiện theo Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

b) Các nội dung gồm: Diễn đàn khuyến nông, hội nghị, hội chợ triển lãm nông nghiệp, hội thi về các hoạt động khuyến nông; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin khuyến nông; điều tra, khảo sát khi thực hiện sẽ lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

c) Định mức chi Bản tin nông nghiệp, Website nông nghiệp (Báo điện tử), Biên soạn - Biên tập tài liệu kỹ thuật và nghiệp vụ, Chương trình truyền thông khuyến nông định kỳ theo phụ lục 05, 06, 07, 08 ban hành kèm theo quyết định này.

3. Xây dựng các mô hình trình diễn về khuyến nông

a) Nội dung

- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện ứng dụng của tỉnh.

- Xây dựng các mô hình ứng dụng cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tiêu chuẩn mô hình ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với quy định của Luật Công nghệ cao.

- Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững;

b) Mức chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với điều kiện ứng dụng của tỉnh.

- Mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn: Được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu.

Định mức chi cho các loại hình trình diễn theo phụ lục từ số 09 đến số 16 ban hành kèm theo quyết định này.

- Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị: được hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 40 triệu đồng/mô hình.

Định mức chi theo phụ lục số 17, 18 ban hành kèm theo quyết định này.

- Mô hình ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.

Định mức chi theo phụ lục số 19 ban hành kèm theo quyết định này.

- Mô hình thực nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng, vật nuôi, quy trình canh tác mới: Hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu theo yêu cầu thực tế.

Định mức chi theo phụ lục số 20, 21 ban hành kèm theo quyết định này.

- Xây dựng tổ nhân giống các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh.

Định mức chi theo phụ lục số 22, 23, 24 ban hành kèm theo quyết định này.

- Chi mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới gắn với chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Về chi triển khai mô hình trình diễn: Bao gồm tập huấn cho người tham gia mô hình, hội thảo tổng kết mô hình, thuê hội trường, công cán bộ quản lý theo dõi hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra, báo cáo mô hình và chi khác (nếu có).

+ Mức chi tối đa không quá 12 triệu đồng/mô hình, riêng mô hình công nghệ cao tối đa không quá 15 triệu đồng/mô hình. Trong đó mức chi hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia tập huấn và hội thảo tổng kết không quá 25.000 đồng/người/ngay (trong phụ lục chi tiết 09 - 18 cho từng loại mô hình).

- Chi nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng: Hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ mức chi 12 triệu đồng/1 mô hình điển hình sản xuất tiên tiến.

4. Chi tham quan, học tập trong nước, nước ngoài

a) Tham quan học tập trong nước: Áp dụng cho đối tượng nông dân, khuyến nông viên (đối tượng không hưởng lương)

- Bao gồm tham quan trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh. Các khoản chi gồm: Phương tiện đi lại quan hệ tổ chức, phương tiện đưa rước đại biểu, tiền ăn nước uống cho đại biểu, công quan hệ tổ chức quản lý hướng dẫn đoàn, bồi dưỡng chủ cơ sở đến tham quan, ...

- Đối với trường hợp tham quan trong huyện và trong tỉnh: Mức chi tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương là 25.000 đồng/người.

- Đối với trường hợp tham quan ngoài tỉnh: Mức chi tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương là 70.000 đồng/người.

- Bồi dưỡng chủ cơ sở đến tham quan từ 150.000-200.000 đồng/điểm.

Nội dung chi và định mức chi theo phụ lục số 25, 26, 27 ban hành kèm theo quyết định này.

b) Chi tham quan học tập nước ngoài

Theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

5. Hội thảo chuyên đề

Bao gồm hội thảo theo báo cáo hướng dẫn của chuyên gia và hội thảo theo ngành, lĩnh vực.

Nội dung chi và định mức chi theo phụ lục số 28, 29 ban hành kèm theo quyết định này.

6. Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước cho hoạt động khuyến nông

Căn cứ mức độ cần thiết và khả năng kinh phí, thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì thực hiện chương trình, dự án khuyến nông quyết định thuê chuyên gia đánh giá hoạt động khuyến nông.

7. Mua sắm trang thiết bị

Căn cứ vào nhu cầu trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động khuyến nông, đơn vị lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo quy định hiện hành.

8. Hoạt động khảo nghiệm, lọc dòng, phục tráng và sản xuất thử giống lúa

Tiền công kỹ thuật để theo dõi cho công tác khảo nghiệm, phục tráng giống là 45 công/01 bộ, riêng đối với công tác duy trì, sản xuất thử là 25 công/01 bộ. Đơn giá công 50.000đ/công.

Định mức chi theo phụ lục số 30 ban hành kèm theo quyết định này.

9. Chi hỗ trợ hoạt động tổ hợp tác khuyến nông sinh hoạt 10 cuộc/nhóm/năm

Hỗ trợ sinh hoạt lệ kỳ cho các tổ, nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã của nông dân dưới hình thức tập huấn, sinh hoạt tọa đàm chuyên đề kỹ thuật hoặc nghiệp vụ khác. Số lượng thành viên tham dự tùy thuộc tổ chức của nông dân; tuy nhiên, định mức chi phí hỗ trợ cho nhóm không dưới 10 người và không quá 30 người/cuộc họp. Đồng thời, thời gian hỗ trợ cho một tổ, nhóm, câu lạc bộ hợp tác xã hạn định tối đa trong 10 cuộc/năm.

Định mức chi theo phụ lục số 04 ban hành kèm theo quyết định này.

10. Đối với các mức chi khác không quy định tại văn bản này: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định hiện hành.

Điều 5. Lập, phân bổ, giao dự toán, quyết toán kinh phí khuyến nông

Việc lập, phân bổ, giao dự toán, quyết toán kinh phí khuyến nông thực hiện theo khoản b mục 1, khoản b mục 2, mục 3, mục 4 điêu 8 của Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

DANH MỤC

PHỤ LỤC CÁC MỨC CHI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND, ngày 21/7/2015 của UBND tỉnh)

Phụ lục 01: Tập huấn cho nông dân ngắn ngày

Lớp tập huấn có thời lượng 1 buổi hoặc 1 ngày, số học viên tối thiểu là 20 người, tối đa là 40 người và được tổ chức ở địa phương cư trú của số đông nông dân. Trường hợp lớp tập huấn có nội dung thực hành cần dự toán cụ thể vật dụng, phương tiện cần thiết. Các hạng mục chi phí cho loại hình tập huấn ngắn ngày cho nông dân như sau:

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

01

Phương tiện đi lại quan hệ, tổ chức và cho giáo viên

Bình quân 1.000.000 đồng/lớp

1.000.000

Thanh toán theo thực tế sử dụng phương tiện và cự ly đi lại. Nếu sử dụng phương tiện cá nhân cự ly dưới 20km tính 2.000 đ/km, nếu trên 20 km thì tính 25km/I lít xăng. Nếu sử dụng xe cơ quan hoặc thuê thì thanh toán theo thực tế

02

Nước uống cho học viên

5.000 đồng/người x 30 người

150.000

Theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000 đồng/ người.

03

Bồi dưỡng giáo viên

300.000 đồng/buổi (600.000 đồng/ngày)

600.000

Áp dụng đối với giáo viên là CC-VC công tác tại huyện (Theo QĐ số 21/2011/QĐ-UBND).

04

Phương tiện thực hành

500.000 đồng/lớp (nếu có)

500.000

Thanh toán theo thực tế, không vượt mức 500.000 đồng/lớp

05

Tài liệu

5.000 đồng/người x 30 người

150.000

Theo thực tế

06

Thuê hội trường hoặc thuê địa điểm tập huấn

300.000 đồng/ lớp

300.000

Thanh toán theo thực tế, không vượt mức 300.000 đồng/lớp

07

Chi phí công quan hệ, tổ chức và quản lý lớp

2 công/lớp x 50.000 đồng/công

100.000

Thanh toán thay cho công tác phí

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 lớp

2.800.000

- Số học viên : 30 người/lớp.

2. Phụ lục 02: Tập huấn cho nông dân dài ngày

Lớp tập huấn kết hợp lý thuyết, thực hành theo phương pháp “lớp học của nông dân”, có thời lượng từ 6 ngày đến 12 ngày tùy theo chuyên đề và lịch trình tập huấn được phân bổ theo tiến trình ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất thực tế của học viên; do đó, lớp học được tổ chức tại ấp, xã cư trú của học viên, số học viên tối thiểu là 20 người, tối đa là 25 người cho một lớp và được tổ chức thành nhóm. Kế hoạch tổ chức được dự toán cụ thể căn cứ nội dung, thời lượng, địa điểm tổ chức, số lượng học viên, phương tiện thực hành... theo các hạng mục như sau:

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN
(đồng)

GHI CHÚ

01

Phương tiện đi lại quan hệ, tổ chức và cho giáo viên

Bình quân 1.000.000 đồng/lớp

1.000.000

Như hạng mục 01 mục 1.1.1

02

Nước uống cho học viên

5.000 đồng/người/ngày x 20 người x 9 ngày

900.000

Theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000 đồng/người/ngày

03

Bồi dưỡng giáo viên và hướng dẫn thực hành

300.000 đồng/buổi x 9 buổi

2.700.000

Như hạng mục 03 của mục 1.1.1

04

Phương tiện thực hành

800.000 đồng/lớp

800.000

Thanh toán theo thực tế

05

Tài liệu

10.000 đồng/bộ x 20 bộ

200.000

Theo thực tế

06

Thuê hội trường hoặc thuê địa điểm tập huấn

300.000 đồng/ngày x 9 ngày

2.700.000

Thanh toán theo thực tế, không vượt mức 300.000 đồng/ngày

07

Chi phí công quan hệ và tổ chức

3 công/lớp x 50.000 đồng/công

150.000

Thanh toán thay cho công tác phí

08

Công quản lý lớp trong các ngày học

1 công/ngày học x 50.000 đồng/công x 9 lần

450.000

Thanh toán thay cho công tác phí.

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 lớp
(20 học viên trong 9 ngày)

8.900.000

 

Phụ lục 03: Tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho đối tượng học viên không hưởng lương và có hưởng lương:

Lớp tập huấn có thời lượng từ 1 ngày đến 4 ngày tùy theo nội dung, số học viên tối thiểu là 25 người, tối đa là 35 người cho một lớp. Trong đó, đối tượng học viên không hưởng lương (có hoặc không có phụ cấp) là khuyến nông viên xã, cộng tác viên, cán bộ đoàn thể cấp cơ sở..., đối tượng học viên có hưởng lương là cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống khuyến nông tỉnh, huyện và các ban, ngành liên quan. Kế hoạch tổ chức được dự toán cụ thể căn cứ nội dung, thời lượng, địa điểm tổ chức, số lượng học viên, nhu cầu phương tiện học tập... theo các hạng mục như sau:

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

T.TIỀN
(đồng)

GHI CHÚ

01

Phương tiện đi lại quan hệ, tổ chức.

Bình quân 1.000.000 đồng/lớp

1.000.000

Như hạng mục 01 mục 1.1.1

02

Phương tiện đưa rước, đi lại của giáo viên

+ Thuê phương tiện đưa rước giáo viên ngoài tỉnh bình quân 2.000.000 đ/lớp

2.000.000

Thanh toán theo thực tế phương tiện sử dụng và cự ly đi lại của giáo viên trong số ngày tập huấn.

+ Sử dụng phương tiện cá nhân: số km các lượt đi, về x số ngày tập huấn.

03

Bồi dưỡng giáo viên

500.000 đồng/buổi
 (1.000.000 đồng/ngày) x 4 ngày

4.000.000

Áp dụng đối với giáo viên là CB, CC công tác tại đơn vị cấp tỉnh (Theo QĐ số 21/2011/QĐ-UBND).

04

Tiền ngủ cho giáo viên

300.000 đồng/đêm x 3 đêm

900.000

Thanh toán theo thực tế. Chỉ áp dụng đối với giáo viên ngoài tỉnh có ngủ.

05

Tiền ăn cho học viên

70.000 đồng/người/ngày x 4 ngày x 25 người

7.000.000

Chỉ áp dụng đối với học viên không hưởng lương và tổ chức tại tỉnh. (Theo TTLT số 183/2010/TTLT-BTC- BNN)

06

Nước uống cho học viên, giáo viên

5.000 đồng/người/ngày x 4 ngày x 26 người

520.000

Theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000 đồng/ người/ ngày

07

Chi phí đi lại cho học viên

150.000 đồng/người/lớp x 25 người

3.750.000

Áp dụng đối với học viên không hưởng lương và từ chỗ học đến nơi cư trú >15km. (Theo TTLT số 183/2010/TTLT-BTC-BNN)

08

Chi hỗ trợ tiền ngủ cho học viên

100.000 đồng/người/đêm x 3 đêm x 25 người

7.500.000

Áp dụng đối với học viên không hưởng lương. Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt 100.000 đồng/ người/ đêm

09

Tài liệu cho học viên

30.000 đồng/bộ/người/lớp x 25 bộ

750.000

Thanh toán theo thực tế in ấn

10

Thuê hội trường

2.000.000 đồng/ngày x 4 ngày

8.000.000

Thanh toán theo thực tế

11

Phương tiện nghe nhìn, văn phòng phẩm, vật dụng thực hành,...

1.000.000 đồng /lớp

1.000.000

Thanh toán theo thực tế

12

Tham quan thực địa

Thuê phương tiện 2.000.000 đồng/lớp

2.000.000

Thanh toán theo giá thuê phương tiện đi lại thực tế

13

Chi phí công quan hệ, tổ chức.

3 công x 50.000 đồng/công/lớp

150.000

Thanh toán thay cho công tác phí.

14

Chi phí công quản lý, phục vụ lớp

1 công/ngày x 50.000 đồng/công x 4 ngày

200.000

Thanh toán thay cho công tác phí.

 

Dự toán bình quân :

Tính cho 01 lớp
(25 học viên trong 4 ngày)

38.770.000

 

Ghi chú : Đối với học viên có hưởng lương được thanh toán theo chế độ công tác phí trong các ngày đi học.

4. Phụ lục 04: Tập huấn, hướng dẫn tổ, nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã của nông dân:

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

01

Phương tiện đi lại cho giáo viên, hướng dẫn viên

1 lần đi lại (2 lượt đi, về) x bình quân 25 km/lượt = 50 km

100.000

Thanh toán theo thực tế sử dụng phương tiện cá nhân. Dưới 20km tính 2.000 đ/km, trên 20 km thì tính 25km/1 lít xăng.

02

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

15.000 đồng/người/cuộc x 20 người

300.000

Áp dụng đối với học viên không lương

03

Nước uống cho học viên

5.000 đồng/người/cuộc x 20 người

100.000

Theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000 đồng/ người/ ngày

04

Bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn viên

300.000 đồng/cuộc

300.000

Chỉ tính cho 1 buổi và chỉ chi mức bồi dưỡng tối đa 300.000 đồng

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 cuộc

Tính cho 01 nhóm

800.000

8.000.000

- 20 người/cuộc.

- 10 cuộc/năm

5. Phụ lục 05: Thông tin đại chúng (Bản tin nông nghiệp):

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

GHI CHÚ

1

Tin viết

Từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng/tin

1/2 trang A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman, tương đương 300 từ

3

Bài viết

Từ 90.000 đồng đến 150.000 đồng/bài

1 trang A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman, tương đương 500 từ trở lên

3

Hình ảnh

20.000 đồng/ảnh

Hình ảnh có chất lượng, minh họa rõ nét cho bài viết, tin viết

4

Phóng sự, ký sự, tổng hợp, phỏng vấn, nghiên cứu, phân tích

200.000 đồng/bài

 

5

Trả lời chính sách, chế độ

90.000 đồng/trang chuẩn

1 trang A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman, tương đương 500 từ trở lên

6

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

150.000 đồng/trang chuẩn

1 trang A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman, tương đương 500 từ trở lên

7

Ban biên tập

200.000 đồng/thành viên/tháng

Ban biên tập tập không quá 5 thành viên, kể cả trưởng ban

6. Phụ lục 06: Website nông nghiệp (Báo điện tử)

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

GHI CHÚ

1

Tin viết

45.000 đồng/tin

1/2 trang A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman, tương đương 200 từ

3

Bài viết

90.000 đồng/bài

1 trang A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman, tương đương 400 từ

3

Hình ảnh

10.000 đồng/ảnh

Hình ảnh có chất lượng, minh họa rõ nét cho bài viết, tin viết

4

Phóng sự, ký sự

200.000 đồng/bài

 

5

Tin, bài dịch sang tiếng Anh

Mức chi bằng 70% thù lao tin chính

 

6

Ban biên tập

200.000 đồng/thành viên/tháng

Ban biên tập tập không quá 5 thành viên, kể cả trưởng ban

7. Phụ lục 07: Truyền thông khuyến nông định kỳ

Thực hiện trên phương tiện truyền thông của Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Long An dưới hình thức chuyên đề “Kiến thức Nông nghiệp”, “Nông nghiệp Bền vững”, thực hiện 4 kỳ/tháng. Nội dung thông tin khoa học, kỹ thuật, các vấn đề xã hội quan tâm có tính khoa giáo và thời sự; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, có tổ chức các cuộc thi có thưởng cho thính giả nghe đài theo chủ đề phát thanh.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

GHI CHÚ

1

Biên soạn

300.000 đồng/kỳ

Bao gồm tác giả biên soạn, trình bày

2

Biên tập

25.000 đồng/trang chuẩn
 x 3 trang = 75.000 đồng/kỳ

 

3

Dàn dựng, ghi âm, xử lý âm thanh

40.000 đồng/kỳ

 

4

Tổng hợp thư, điện thoại, phân phối quà, báo cáo tổng kết

50.000 đồng/kỳ

 

5

Phương tiện, dụng cụ thực hiện

40.000 đồng/kỳ

Bao gồm băng audio, thẻ ghi âm, văn phòng phẩm,...

3

Công tác phí, phương tiện đi lại thực hiện ghi âm

Thanh toán 1 lượt đi về theo cự ly thực tế

Thực hiện đối với trường hợp ghi âm ở các huyện trong tỉnh

4

Phần thưởng cho thính giả tham gia cuộc thi

60.000 đồng/phần x 10 phần/kỳ

Phần thưởng bằng hiện vật

5

Cước phí gởi phần thưởng cho thính giả trúng thưởng

25.000 đồng/phần x 10 phần/kỳ

Thanh toán thực tế theo cước từ bưu điện đến địa chỉ của thính giả trúng thưởng

8. Phụ lục 08: Biên soạn - Biên tập tài liệu kỹ thuật và nghiệp vụ:

Tài liệu ở dạng tờ bướm, tập, sách mỏng sử dụng trong công tác tập huấn, hội thảo cho nông dân, nhân viên khuyến nông và các ban, ngành liên quan. Trong đó, chi phí được thanh toán cho các khâu công việc: biên soạn và biên tập tài liệu mới (phát hành lần đầu), biên tập và điều chỉnh, cập nhật tư liệu đã biên soạn, phát hành.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

GHI CHÚ

1

Biên soạn (phát hành lần đầu)

70.000 đồng/trang chuẩn

1 trang A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman

3

Sửa chữa, biên tập tổng thể

25.000 đồng/trang chuẩn

1 trang A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman

3

Thẩm định, nhận xét

35.000 đồng/trang chuẩn

1 trang A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman

4

Chỉnh sửa, bổ sung

Mức chi tối đa không quá 30% mức chi xây dựng mới

 

Đối với xây dựng điểm, mô hình sản xuất có tính chất trình diễn:

Loại hình đầu tư - hợp tác với một nông hộ hoặc nhóm nông hộ để xây dựng điểm, mô hình thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật sản xuất với mục đích trình diễn kết quả, cách làm thực tế cho nông dân khác quan sát, học tập, làm theo (gọi tắt là thực hiện điểm trình diễn hoặc xây dựng mô hình sản xuất). Phương pháp áp dụng chung là hỗ trợ một phần tài chính liên quan đến giải pháp kỹ thuật khuyến cáo thực hiện kết hợp với cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất, lao động của nông hộ hoặc nhóm nông hộ cộng tác để thực hiện.

Các mô hình, điểm trình diễn đều có hạng mục công việc chung khi kết thúc là tổ chức hội thảo tổng kết (hay hội thảo đầu bờ) để quảng bá kết quả thực hiện đến rộng rãi cộng đồng. Trên cơ sở các hạng mục chung sau đây, các điểm trình diễn, mô hình được lập kế hoạch dự toán cụ thể căn cứ theo đối tượng sản xuất, chủ đề, địa điểm, quy mô và thời gian thực hiện.

Phụ lục 09: Định mức mô hình trình diễn quy trình canh tác nhóm cây trồng có thời gian canh tác dưới 6 tháng quy mô thực hiện trên phạm vi hẹp, từ 1.000 m2 đến 2.000 m2 /mô hình:

Bao gồm các loại cây trồng có thời gian sinh trưởng hoặc thời gian từ khi khởi đầu đến khi có sản phẩm thu hoạch dưới 6 tháng. Thí dụ: lúa, bắp, đậu phộng, dưa hấu, rau, nấm, khoai, một số loại cây cảnh,...

Diện tích thực hiện ở quy mô nhỏ và hợp tác thực hiện với cá thể nông hộ. Trường hợp một số loại cây cảnh hoặc một số cây trồng có quy trình canh tác đặc thù như thủy canh, trồng rau mầm, nấm v...v... không đạt diện tích tối thiểu là 1.000 m2 vẫn được xếp vào nhóm quy mô hẹp. Mô hình trình diễn cây thức ăn chăn nuôi được xếp vào nhóm này. Vào giai đoạn kết thúc, tại thực địa trình diễn được tổ chức hội thảo tổng kết với số người mời dự tối thiểu là 20 người, tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại cây trồng, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ, cơ sở được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ

01

Giống

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo chủng loại giống và quy mô thực hiện

2.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 2.000.000 đồng/mô hình

02

Vật tư kỹ thuật khác

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (phân bón, thuốc BVTV, hóa chất...) theo thực tế và có liên quan với nội dung trình diễn

Chi phí triển khai

03

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 22 công/mô hình

1.100.000

Chi công này thay cho thanh toán công tác phí.

04

Phương tiện đi lại

13 lần đi lại (26 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.300.000

Thanh toán theo cự ly thực tế và sử dụng phương tiện cá nhân. Nếu dưới 20km tính 2.000 đ/km, nếu trên 20 km thì tính 25km/1 lít xăng.

05

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/mô hình

200.000

Thanh toán theo thực tế thực hiện bảng giới thiệu nội dung tại thực địa, băng-rôn và biểu bảng trình bày trong hội thảo tổng kết; không quá 200.000 đồng/điểm

06

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Áp dụng cho đối tượng đại biểu không hưởng lương. (Vận dụng khoản c mục 3.2 điều 5 của TTLT số 183/2010/TTLT-BTC-BNN)

07

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

08

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

6.100.000

Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

Phụ lục 10: Mô hình trình diễn quy trình canh tác nhóm cây trồng có thời gian canh tác dưới 6 tháng quy mô thực hiện trên phạm vi rộng, từ 2.500 m2 đến 10.000 m2 /mô hình

Diện tích thực hiện ở quy mô rộng, có thể hợp tác thực hiện nhóm nông hộ. Trường hợp một số loại cây cảnh hoặc một số cây trồng có quy trình canh tác đặc thù như thủy sinh, rau mầm, nấm v...v... được thực hiện với nhóm nông hộ có diện tích tổng số dưới mức quy định nhưng có số nông hộ tham gia thực hiện trên 10 hộ vẫn được xếp vào nhóm này. Vào giai đoạn kết thúc, tại thực địa trình diễn được tổ chức hội thảo tổng kết với số người mời dự tối thiểu là 20 người, tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại cây trồng, địa điểm, quy mô, số hộ tham gia, thời gian thực hiện ... và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ, nhóm nông hộ

01

Giống

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo chủng loại giống và quy mô thực hiện

4.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 4.000.000 đồng/mô hình

02

Vật tư kỹ thuật khác

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (phân bón, thuốc BVTV, hóa chất...) theo quy mô thực tế và có liên quan với nội dung trình diễn

Chi phí triển khai

03

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 30 công/mô hình

1.500.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

04

Phương tiện đi lại

15 lần đi lại (30 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.500.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

05

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

06

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

07

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

08

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

8.700.000

Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

Phụ lục 11 Mô hình trình diễn quy trình canh tác nhóm cây trồng có thời gian canh tác trên 6 tháng:

Bao gồm các loại cây trồng có thời gian sinh trưởng hoặc thời gian từ khi khởi đầu đến khi có sản phẩm thu hoạch trên 6 tháng. Thí dụ: mía, cây lâm nghiệp, cây ăn trái, một số loại cây cảnh.... Đối với nhóm này, chỉ áp dụng quy mô thực hiện trên phạm vi rộng, từ 2.000 m2 đến 5.000 m2 /mô hình. Mô hình có thể hợp tác thực hiện với cá thể nông hộ hoặc nhóm nông hộ. Vào giai đoạn kết thúc, tại thực địa trình diễn được tổ chức hội thảo tổng kết với số người mời dự tối thiểu là 20 người, tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại cây trồng, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện ... và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

 

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ, nhóm nông hộ

 

01

Giống

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo quy mô thực hiện

7.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 7.000.000 đồng/mô hình

 

02

Vật tư kỹ thuật khác

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (phân bón, thuốc BVTV, hóa chất...)

 

Chi phí triển khai

 

03

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 35 công/mô hình

1.750.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

 

04

Phương tiện đi lại

15 lần đi lại (30 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.500.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

 

05

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

 

06

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

 

07

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

 

08

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

11.950.000

Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

 

Phụ lục 12: Mô hình trình diễn quy trình sản xuất lĩnh vực chăn nuôi có thời gian thực hiện dưới 6 tháng trong phạm vi cá thể nông hộ, cơ sở trường hợp có đầu tư hỗ trợ con giống:

Bao gồm các loại gia súc, gia cầm có thời gian chăn nuôi từ khi khởi đầu đến khi có sản phẩm thu hoạch hoặc thời gian khởi đầu đến khi kết thúc đủ để đánh giá, quảng bá kết quả là dưới 6 tháng. Thí dụ: heo thịt, gà thịt, vịt thịt... hoặc một lứa heo con từ sơ sinh đến lẻ bầy hoặc áp dụng các giải pháp kỹ thuật có tính công đoạn trong quy trình sản xuất như: cách chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, cách áp dụng quy trình GAHP, xử lý chất thải sản xuất khí sinh học ...

Phạm vi thực hiện giới hạn ở cơ sở chăn nuôi của cá thể nông hộ, cơ sở và không phụ thuộc quy mô đàn.

Các tác động cải tiến của mô hình có đủ 2 yếu tố: thay đổi chủng loại, chất lượng con giống (1) và cải tiến các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi (2). Vào giai đoạn kết thúc, tại thực địa trình diễn được tổ chức hội thảo tổng kết với số người mời dự tối thiểu là 20 người, tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại vật nuôi, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ

01

Giống

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo chủng loại giống và quy mô thực hiện

5.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000.000 đồng/mô hình.

02

Vật tư kỹ thuật khác

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (thức ăn, thuốc thú y, sát trùng, chế phẩm sinh học ...) theo quy mô, nội dung thực hiện thực tế

Chi phí triển khai

03

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 22 công/mô hình

1.100.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

04

Phương tiện đi lại

14 lần đi lại (28 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.400.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

05

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

06

Tiền ăn cho đại Biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

07

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

08

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

9.200.000

Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

Có bảng định mức kỹ thuật chi tiết cho từng loại con giống cụ thể kèm theo

Phụ lục 13: Mô hình trình diễn quy trình sản xuất lĩnh vực chăn nuôi có thời gian thực hiện dưới 6 tháng trong phạm vi cá thể nông hộ, cơ sở trường hợp không có đầu tư hỗ trợ con giống:

Các tác động cải tiến của mô hình không có yếu tố thay đổi chủng loại, chất lượng con giống mà chỉ thực hiện 1 yếu tố về cải tiến các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi như chế độ quản lý, chăm sóc, dinh dưỡng, phòng bệnh, xử lý chất thải... Vào giai đoạn kết thúc, tại thực địa trình diễn được tổ chức hội thảo tổng kết với số người mời dự tối thiểu là 20 người, tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại vật nuôi, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

Các loại hình trình diễn cụ thể thuộc trường hợp này gồm có:

+ Trình diễn quy trình phòng bệnh tổng hợp theo hướng an toàn sinh học.

+ Ứng dụng trang thiết bị chuyên dùng chăn nuôi (không thuộc nhóm thiết bị có động cơ).

+ Ứng dụng các giải pháp theo quy trình chăn nuôi GAHP.

+ Ứng dụng các biện pháp xử lý chất thải (nuôi trùn quế, sản xuất khí sinh học, chế biến phân hữu cơ ...)

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ

01

Vật tư kỹ thuật

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, chế phẩm sinh học,...) theo thực tế nội dung trình diễn

2.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 2.000.000 đồng/mô hình.

Chi phí triển khai

02

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, báo cáo

50.000 đồng/công x 22 công/mô hình

1.100.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

03

Phương tiện đi lại

16 lần đi lại (32 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.600.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

04

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

05

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

Phụ lục 14: Mô hình trình diễn quy trình sản xuất lĩnh vực chăn nuôi có thời gian thực hiện dưới 6 tháng trong phạm vi nhóm nông hộ:

Phạm vi thực hiện trên diện rộng nhiều nông hộ tham gia cùng thực hiện chung, đồng loạt và được tổ chức thành nhóm; trong đó, số lượng yêu cầu tối thiểu có 5 nông hộ, tối đa 12 nông hộ cho một nhóm. Loại hình này chỉ áp dụng phương pháp trình diễn không có đầu tư hỗ trợ con giống (tương tự mục 4.2.1.1.1). Vào giai đoạn kết thúc, tại thực địa trình diễn được tổ chức hội thảo tổng kết với số người mời dự tối thiểu là 20 người, tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại vật nuôi, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ

01

Vật tư kỹ thuật

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (thức ăn, thuốc thú y, sát trùng, chế phẩm sinh học, dụng cụ ...) theo thực tế 1 nội dung trình diễn

6.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 6.000.000 đồng/mô hình.

Chi phí triển khai

02

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức QL, hướng dẫn KT, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 30 công/mô hình

1.500.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

03

Phương tiện đi lại

17 lần đi lại (34 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.700.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

04

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

05

Tiền ăn cho đại Biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

06

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

07

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

10.900.000

Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

Phụ lục 15: Mô hình trình diễn quy trình sản xuất lĩnh vực chăn nuôi có thời gian thực hiện trên 6 tháng:

Bao gồm các loại gia súc, gia cầm có thời gian chăn nuôi từ khi khởi đầu đến khi có sản phẩm thu hoạch hoặc thời gian khởi đầu đến khi kết thúc đủ để đánh giá, quảng bá kết quả trên 6 tháng. Thí dụ: heo, bò, gà nuôi sinh sản, bò sữa ... Trường hợp này yêu cầu về kỹ thuật áp dụng đủ 2 yếu tố: thay đổi chủng loại, chất lượng con giống (1) và cải tiến các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi (2). Đồng thời, chỉ thực hiện trên phạm vi cá thể nông hộ, cơ sở; không áp dụng phạm vi nhóm nông hộ. Hội thảo tổng kết có số người mời dự tối thiểu là 20 người, tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại vật nuôi, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ

01

Giống

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo chủng loại giống và quy mô thực hiện

6.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 6.000.000 đồng/mô hình.

02

Vật tư kỹ thuật khác

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (thức ăn, thuốc thú y, sát trùng, chế phẩm sinh học ...) theo quy mô, nội dung thực hiện thực tế

Chi phí triển khai

03

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 33 công/mô hình

1.650.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

04

Phương tiện đi lại

17 lần đi lại (34 lượt đi, về) x BQ 25 km /lượt

1.700.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

05

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

06

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

07

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

08

Thuê hội trường

300.000 đồng/cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân

Tính cho 01 điểm

11.050.000

Số đại Biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

16. Phụ lục 16: Mô hình trình diễn lĩnh vực thủy sản

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ

01

Giống

Hỗ trợ 100 % chi phí giống

10.000.000

Trong bất kỳ trường hợp nào, tổng chi phí hỗ trợ về giống và vật tư kỹ thuật đều không vượt quá 10.000.000 đồng/mô hình.

02

Vật tư kỹ thuật khác

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học ...) theo thực tế

Chi phí triển khai

03

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, báo cáo

50.000 đồng/công x 33 công/mô hình

1.650.000

Nhân viên được hưởng chi phí này thay cho thanh toán công tác phí.

04

Phương tiện đi lại

17 lần đi lại (34 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.700.000

Như trên

05

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/mô hình

200.000

Thanh toán theo thực tế không quá 200.000 đồng/điểm

06

Tổ chức hội thảo tổng kết

 

2.500.000

Tài liệu, nước uống, tiền ăn, công chiêu sinh, giảng viên, nhiên liệu

 

Dự toán bình quân

Tính cho 01 điểm

16.050.000

Số đại Biểu dự hội thảo là 30 người/cuộc

Phụ lục 17: Mô hình trình diễn cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn có hỗ trợ nông hộ mua thiết bị:

Loại hình trình diễn, quảng bá ứng dụng trang thiết bị cơ giới chuyên dùng như: thiết bị làm đất, gieo sạ, thu hoạch, phun thuốc,... trong lĩnh vực trồng trọt hoặc hệ thống phun sương, thông gió, vắt sữa, phun thuốc sát trùng, ấp trứng, lựa trứng, cắt cỏ, băm giập cỏ, đùn ép rơm và cỏ khô... trong lĩnh vực chăn nuôi.

Loại hình có hỗ trợ cho nông hộ một phần vốn để mua sắm trang thiết bị. Tùy theo tình hình thực tế ở địa phương cần quảng bá để chọn đầu tư cho cá thể nông hộ hoặc nhóm nông hộ; tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp thì đầu tư cho nhóm nông hộ được xem là ưu tiên.

Sau khi mua, lắp đặt và vận hành; điểm trình diễn được tổ chức hội thảo tổng kết để giới thiệu, quảng bá kết quả thực hiện cho cộng đồng địa phương; số người mời dự hội thảo tổng kết tối thiểu là 20 người, tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại thiết bị, địa điểm, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ mua thiết bị cho nông hộ, nhóm nông hộ

01

Vật tư kỹ thuật

Hỗ trợ 50 % tổng giá trị vật tư, thiết bị mua thực tế

40.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 40.000.000 đồng/mô hình. (Theo điều 5 của TTLT 183/2010/TTLT-BTC-BNN mức hỗ trợ tối đa 75.000.000 đồng/1 MH)

Chi phí triển khai

02

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 15 công/mô hình

750.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

03

Phương tiện đi lại

12 lần đi lại (24 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.200.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

04

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

05

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

06

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

07

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

43.650.000

Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

Phụ lục 18: Mô hình trình diễn cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn không có hỗ trợ nông hộ mua thiết bị:

Loại hình có tính chất giới thiệu tính năng, lợi ích và cách sử dụng trang thiết bị; không hỗ trợ cho nông hộ mua sắm. Nguồn trang, thiết bị có thể thuê hoặc hợp tác với cơ sở có thiết bị để tổ chức vận hành thao diễn thực tế. Do đó, thời điểm tổ chức trình diễn đồng lúc với tổ chức hội thảo số người mời dự hội thảo tổng kết tối thiểu là 20 người, tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại thiết bị, phương tiện vận chuyển thiết bị, địa điểm, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

01

Thuê vật tư kỹ thuật

Mức thuê bình quân

10.000.000

Thanh toán theo hợp đồng thuê thực tế (nếu có).

02

Phương tiện vận chuyển thiết bị đi và về

Mức tính bình quân

3.000.000

Thanh toán theo hợp đồng vận chuyển thực tế

03

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, báo cáo

50.000 đồng/công x 12 công/mô hình

600.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

04

Phương tiện đi lại

6 lần đi lại (12 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

600.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

05

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

200.000 đồng/cuộc

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

06

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

07

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

08

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

15.900.000

- Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

Phụ lục 19: Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi

Loại hình có hỗ trợ cho nông hộ một phần vốn để mua sắm trang thiết bị. Tùy theo tình hình thực tế ở địa phương cần quảng bá để chọn đầu tư cho tổ chức, cá nhân, ... ưu tiên đầu tư cho tổ chức. Điểm trình diễn sẽ được tổ chức hội thảo tổng kết để giới thiệu, quảng bá kết quả thực hiện cho cộng đồng địa phương; số người mời dự hội thảo tổng kết tối thiểu là 40 người, tối đa là 80 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ tùy theo mục đích ứng dụng công nghệ cao, địa điểm, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ mua thiết bị, vật tư sản xuất cho nông hộ, nhóm nông hộ

01

Vật tư kỹ thuật

Hỗ trợ 30 % tổng giá trị vật tư, thiết bị mua thực tế

100.000.000

Thanh toán theo thực tế không vượt quá 100.000.000 đồng/mô hình.
(Theo tiết 4 khoản a mục 3.2 điều 5 của TTLT 183/2010/TTLT-BTC-BNN mức hỗ trợ tối đa 200.000.000 đồng/1MH)

Chi phí triển khai

02

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức QL, hướng dẫn KT, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 10 công/mô hình

500.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

03

Phương tiện đi lại của CB khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo

10 lần đi lại (30 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.000.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

04

Thuê chuyên gia chuyên giao công nghệ

1.200.000 đồng/ngày x 4 ngày/mô hình

4.800.000

Áp dụng đối với chuyên gia có học vị là Tiến sĩ (Theo QĐ số 21/2011/QĐ-UBND)

05

Phương tiện đi lại của chuyên gia

1.100.000 đồng/lần x 4 lần

4.400.000

Thanh toán theo giá thuê phương tiện sử dụng thực tế

06

Biểu, bảng giới thiệu điểm, mô hình trình diễn

500.000 đồng/mô hình

500.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 500.000 đồng.

07

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 80 người

2.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

08

Tài liệu hội thảo

10.000 đồng/bộ x 80 bộ

800.000

Thanh toán theo thực tế

09

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

1.000.000 đồng/cuộc

1.000.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

115.000.000

Số đại biểu dự hội thảo là 80 người/cuộc

20. Phụ lục 20: Mô hình thử nghiệm lĩnh vực trồng trọt:

Loại hình hợp tác với nông hộ, cơ sở tổ chức thử nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng một hoặc nhiều giải pháp kỹ thuật có tính mới trước nay chưa áp dụng hoặc đã áp dụng trên diện hẹp nhưng chưa đánh giá được đầy đủ tính phù hợp, hiệu quả ở địa phương để có kết luận trước khi khuyến cáo rộng. Phạm vi thử nghiệm bao gồm kiểm tra năng suất, công suất, chất lượng, khả năng thích nghi, hiệu quả kinh tế về giống, sản phẩm phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc BVTV... lĩnh vực cây trồng

Với tính chất thử nghiệm nêu trên nên việc bố trí điểm thử nghiệm yêu cầu chọn lựa nông hộ, cơ sở có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết sâu về lĩnh vực liên quan và có đủ cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất để đảm bảo kết quả thử nghiệm thể hiện được chính xác. Đồng thời, chế độ hỗ trợ cho nông hộ, cơ sở thực hiện thử nghiệm cũng khác với phương thức xây dựng mô hình trình diễn do kết quả thực hiện có thể không đáp ứng được yêu cầu quảng bá rộng và có thể ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, cơ sở hợp tác.

Tương tự, đại biểu mời tham dự hội thảo tổng kết (nông dân và nhân viên kỹ thuật) cũng được chọn lựa những người có trình độ, kinh nghiệm tương đối về lĩnh vực liên quan để thu thập được các ý kiến đánh giá chính xác. Trên cơ sở đó, số người mời dự hội thảo tổng kết có hạn định; tối thiểu là 15 người và tối đa là 30 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chuyên đề thử nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

Thử nghiệm trên các lĩnh vực giống, phân bón, hóa chất, thiết bị, chăm sóc.... Quy mô thử nghiệm từ 500 m2 đến 1.000 m2 /điểm.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ

01

Trường hợp thử nghiệm về giống

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo chủng loại, số lượng cần thiết hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (phân bón, thuốc BVTV, chế phẩm ...) tương ứng theo quy mô thực hiện

2.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 2.000.000 đồng/điểm

02

Trường hợp thử nghiệm các loại vật tư kỹ thuật ngoài giống (phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc

Hỗ trợ 100 % chi phí các loại vật tư kỹ thuật cần thử nghiệm tương ứng theo quy mô thực hiện thực tế

 

Chi phí hỗ trợ không vượt quá 2.000.000 đồng/điểm

03

Hỗ trợ công lao động cho nông hộ, cơ sở hợp tác

50.000 đồng/công x 10 công

500.000

Thanh toán theo hợp đồng hợp tác kỹ thuật

Chi phí triển khai

04

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức QL, hướng dẫn KT, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 27 công/mô hình

1.350.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

05

Phương tiện đi lại

15 lần đi lại (30 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.500.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

06

Biểu, bảng

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

07

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo đánh giá

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

08

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

09

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

7.050.000

Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

21. Phụ lục 21: Mô hình thử nghiệm lĩnh vực chăn nuôi:

Loại hình hợp tác với nông hộ, cơ sở tổ chức thử nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng một hoặc nhiều giải pháp kỹ thuật có tính mới trước nay chưa áp dụng hoặc đã áp dụng trên diện hẹp nhưng chưa đánh giá được đầy đủ tính phù hợp, hiệu quả ở địa phương để có kết luận trước khi khuyến cáo rộng. Phạm vi thử nghiệm bao gồm kiểm tra năng suất, công suất, chất lượng, khả năng thích nghi, hiệu quả kinh tế về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y ... lĩnh vực chăn nuôi. Đại biểu mời tham dự hội thảo tổng kết (nông dân và nhân viên kỹ thuật) cũng được chọn lựa những người có trình độ, kinh nghiệm tương đối về lĩnh vực liên quan để thu thập được các ý kiến đánh giá chính xác. Trên cơ sở đó, số người mời dự hội thảo tổng kết có hạn định; tối thiểu là 15 người và tối đa là 30 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chuyên đề thử nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện và hình thức cộng tác với nông hộ được thể hiện theo phương thức ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

Thử nghiệm trên các lĩnh vực giống, thức ăn, thuốc sát trùng, thuốc thú y, chế phẩm sinh học ... Điểm thử nghiệm được tính trên đơn vị nông hộ, không phụ thuộc quy mô đàn.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho nông hộ

01

Trường hợp thử nghiệm về giống

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo chủng loại, số lượng cần thiết

4.000.000

Chi phí hỗ trợ không vượt quá 4.000.000 đồng/điểm

02

Trường hợp thử nghiệm các loại vật tư kỹ thuật ngoài giống (thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc ...)

Hỗ trợ 100 % chi phí các loại vật tư kỹ thuật cần thử nghiệm tương ứng theo quy mô thực hiện thực tế

2.000.000

Chi phí hỗ trợ không vượt quá 2.000.000 đồng/điểm

03

Hỗ trợ công lao động cho nông hộ, cơ sở hợp tác

50.000 đồng/công x 10 công

500.000

Thanh toán theo hợp đồng hợp tác kỹ thuật

Chi phí triển khai

04

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 20 công/điểm

1.000.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

05

Phương tiện đi lại

10 lần đi lại (20 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt = 500 km x 2.000 đồng/km

1.000.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

06

Biểu, bảng

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

07

Tiền ăn cho đại Biểu dự hội thảo đánh giá

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

08

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

09

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm TN giống

Tính cho 01 điểm TN vật tư

8.200.000

6.200.000

Số đại Biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

22. Phụ lục 22: Hỗ trợ nông hộ sản xuất giống cây trồng dưới 6 tháng và tổ nhân giống lúa cấp xác nhận:

Loại hình phát triển cơ sở sản xuất giống cây trồng trong nông dân, chỉ áp dụng cho đối tượng nông hộ liên kết tập thể dưới hình thức tổ, nhóm và đối tượng cây trồng hỗ trợ giới hạn trong phạm vi sản xuất giống lúa, đậu phộng, mía.

Với tính chất sản xuất giống yêu cầu mức độ kỹ thuật cao nên việc đầu tư cần chọn các nông hộ có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết sâu về lĩnh vực liên quan và có đủ cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất để đảm bảo kết quả sản xuất giống đảm bảo chất lượng quy định. Mô hình sản xuất giống cũng được tổ chức hội thảo tổng kết để quảng bá kết quả; số người mời dự tối thiểu là 30 người và tối đa là 50 người/cuộc.

Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại giống, quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện và việc cộng tác với nông hộ được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

Phạm vi thực hiện được tính trên đơn vị tổ nhân giống với quy mô từ 5 -10 ha đối với lúa, từ 1-2 ha đối với các loại cây trồng còn lại và không phụ thuộc số nông hộ.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho tổ

01

Giống nguyên chủng

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo chủng loại giống và quy mô thực hiện thực tế

8.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 8.000.000 đồng/tổ.

02

Vật tư kỹ thuật khác

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (phân bón, thuốc BVTV, chế phẩm sinh học ...) theo quy mô thực hiện thực tế

Chi phí triển khai

03

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra,

50.000 đồng/công x 30 công/tổ

1.500.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

04

Phương tiện đi lại

15 lần đi lại (30 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.500.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

05

Biểu, bảng

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

06

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.0000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

07

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

08

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 tổ

12.700.000

Số đại biểu dự là 40 người/cuộc

23. Phụ lục 23: Hỗ trợ nông hộ sản xuất giống cây trồng trên 6 tháng và tổ nhân giống lúa cấp nguyên chủng:

Phạm vi thực hiện được tính trên đơn vị tổ nhân giống với quy mô từ 3 - 5 ha đối với lúa, từ 1-2 ha đối với các loại cây trồng còn lại và không phụ thuộc số nông hộ.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho đối tác (nông hộ, cơ sở)

01

Giống siêu nguyên chủng

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo chủng loại giống và quy mô thực hiện

10.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 10.000.000 đồng/tổ.

02

Vật tư kỹ thuật khác

Hỗ trợ 30 % chi phí các loại vật tư (phân bón, thuốc B VTV, chế phẩm sinh học ...) theo quy mô thực hiện

Chi phí triển khai

03

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 30 công/tổ

1.500.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

04

Phương tiện đi lại

15 lần đi lại (30 lượt đi về) x bình quân 25 km /lượt

1.500.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

05

Biểu, bảng

200.000 đồng/mô hình

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

06

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

07

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

08

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 tổ

14.700.000

Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

24. Phụ lục 24: Hỗ trợ nông hộ sản xuất giống vật nuôi

Loại hình phát triển cơ sở sản xuất giống vật nuôi trong nông dân áp dụng cho cả 2 đối tượng: nông hộ liên kết tập thể dưới hình thức tổ, nhóm và cá thể nông hộ; đồng thời, hỗ trợ giới hạn trong phạm vi sản xuất giống gà và vịt. Mô hình sản xuất giống cũng được tổ chức hội thảo tổng kết để quảng bá kết quả; số người mời dự tối thiểu là 30 người và tối đa là 50 người/cuộc. Kế hoạch thực hiện được dự toán cụ thể căn cứ theo chủng loại giống, quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện và việc cộng tác với nông hộ được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kỹ thuật.

Phạm vi và đối tác hợp tác thực hiện là cá thể nông hộ, cơ sở, đối tượng hỗ trợ sản xuất là gà đẻ, vịt đẻ, chim cút, bồ câu, thỏ ... với số lượng tối thiểu là 100 con gia cầm và 10-50 con gia súc (tùy chủng loại gia súc). Trong đó, chỉ áp dụng việc hỗ trợ về giống, không áp dụng chế độ hỗ trợ vật tư kỹ thuật khác.

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

Chi phí hỗ trợ vật tư cho đối tác (nông hộ, cơ sở)

01

Giống gốc hoặc giống bình tuyển

Hỗ trợ 100 % chi phí giống theo chủng loại giống và quy mô thực hiện thực tế:

- Đối với Gia cầm: 6.000.000 đ

- Đối với Gia súc: 10.000.000 đ

10.000.000

Thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá 6.000.000 đồng/điểm đối với gia cầm và 10.000.000 đồng/điểm đối với gia súc.

Chi phí triển khai

02

Công khảo sát, quan hệ, tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kỹ thuật, kiểm tra, báo cáo

50.000 đồng/công x 30 công/mô hình

1.500.000

Như hạng mục 03 của mục 4.1.1.1

03

Phương tiện đi lại

17 lần đi lại (34 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

1.700.000

Như hạng mục 04 của mục 4.1.1.1

04

Bảng biểu

200.000 đồng/điểm

200.000

Như hạng mục 05 của mục 4.1.1.1

05

Tiền ăn cho đại biểu dự hội thảo tổng kết

25.000 đồng/người x 40 người

1.000.000

Như hạng mục 06 của mục 4.1.1.1

06

Tài liệu hội thảo

5.000 đồng/ bộ x 40 bộ

200.000

Thanh toán theo thực tế

07

Thuê hội trường hoặc địa điểm hội thảo

300.000 đồng/ cuộc

300.000

Thanh toán theo thực tế

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 điểm

14.900.000

Số đại biểu dự hội thảo là 40 người/cuộc

25. Phụ lục 25 : Tham quan học tập trong phạm vi huyện:

Loại hình học tập thực tế tại thực địa về mô hình sản xuất, trang thiết bị, sự kiện hội chợ, triển lãm, hội thi; trong đó, có yếu tố giới hạn về không gian trong phạm vi huyện cư trú của các đại biểu mời tham quan. Tham quan trong phạm vi huyện có thời lượng tổ chức trong vòng 1 ngày; trong đó, số điểm tham quan tối thiểu là 1, tối đa là 3. Số lượng đại biểu dự tối thiểu là 20 người; tối đa là 40 người cho một cuộc. Kế hoạch tổ chức tham quan được dự toán cụ thể căn cứ nội dung, số lượng và địa điểm tham quan, số lượng đại biểu ... theo các hạng mục như sau:

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

01

Phương tiện đi lại quan hệ tiền trạm, mời đại biểu, tổ chức, quản lý

4 lần đi lại (8 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

400.000

Thanh toán theo cự ly thực tế sử dụng phương tiện cá nhân, dưới 20km tính 2.000 đ/km, nếu trên 20 km thì tính 25km/1lít xăng.

02

Hỗ trợ tiền đi lại cho đại biểu

25.000 đồng/người x 30 người

750.000

Chỉ áp dụng cho đại biểu không hưởng lương. Đại biểu sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân

03

Tiền ăn cho đại biểu

25.000 đồng/người x 30 người

750.000

Như hạng mục 04 mục 2.1

04

Nước uống cho đại biểu

5.000 đồng/người x 30 người

150.000

Theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000 đồng/ người/ ngày

05

Bồi dưỡng chủ cơ sở đến tham quan

150.000 đồng/điểm x 3 điểm

450.000

Không quá 3 điểm tham quan trong cuộc. Mức chi không quá 150.000 đồng/ điểm

06

Chi phí công quan hệ tổ chức, quản lý, hướng dẫn

4 công/cuộc x 50.000 đồng/công

200.000

Thanh toán thay cho công tác phí

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 cuộc
 (Số đại biểu: 35 người)

2.700.000

- Tham quan 3 điểm/ngày.

26. Phụ lục 26: Tham quan học tập trong phạm vi tỉnh:

Loại hình học tập thực tế tại thực địa về mô hình sản xuất, trang thiết bị, sự kiện hội chợ, triển lãm, hội thi có yếu tố giới hạn về không gian trong phạm vi tỉnh và bên ngoài phạm vi huyện cư trú của đại biểu tham gia đoàn tham quan. Tham quan trong phạm vi tỉnh có thời lượng tổ chức trong vòng 1 ngày; trong đó, số điểm tham quan tối thiểu là 1, tối đa là 3, số lượng đại biểu tối thiểu là 20 người; tối đa là 40 người cho một cuộc. Kế hoạch tổ chức tham quan được dự toán cụ thể căn cứ nội dung, số lượng và địa điểm tham quan, số lượng đại biểu... theo các hạng mục như sau:

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

01

Phương tiện đi lại quan hệ tiền trạm, mời đại biểu, tổ chức, quản lý

4 lần đi lại (8 lượt đi, về) x bình quân 25 km /lượt

400.000

Thanh toán theo cự ly thực tế và sử dụng phương tiện cá nhân. Nếu dưới 20km tính 2.000 đ/km, nếu trên 20 km thì tính 25km/1lít xăng

02

Thuê phương tiện đưa rước đại biểu

bình quân 2.000.000 đồng/cuộc

2.000.000

Thanh toán theo giá thuê phương tiện đi lại thực tế.

03

Tiền ăn cho đại biểu

25.000 đồng/người x 30 người

750.000

Như hạng mục 04 mục 2.1

04

Nước uống cho đại biểu

5.000 đồng/người x 30 người

150.000

Theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000 đồng/ người/ ngày

05

Bồi dưỡng chủ cơ sở đến tham quan

150.000 đồng/điểm x 3 điểm

450.000

Không quá 3 điểm/cuộc. Mức chi không quá 150.000 đồng/điểm. Nếu tham quan hội chợ, triển lãm, hội thi không sử dụng chi phí này.

06

Chi công quan hệ tổ chức, quản lý, hướng dẫn đoàn

5 công x 50.000 đồng/công

250.000

Thanh toán thay cho công tác phí

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 cuộc
(Sô đại biểu: 30 người)

4.000.000

- Tham quan 3 điểm/cuộc

27. Phụ lục 27: Tham quan học tập ngoài tỉnh cho đối tượng hưởng lương và không hưởng lương:

Loại hình hội thảo, học tập thực tế tại thực địa về mô hình sản xuất, trang thiết bị, sự kiện hội chợ, triển lãm, hội thi có yếu tố không gian ở bên ngoài địa bàn tỉnh; trong đó, đại biểu tham gia đoàn tham quan là các đối tượng không hưởng lương như: khuyến nông viên xã, nông dân, cộng tác viên, cán bộ đoàn thể cơ sở... và các đối tượng có hưởng lương thuộc hệ thống khuyến nông, các ban ngành liên quan. Tham quan ngoài tỉnh có thời lượng tổ chức từ 1 đến 4 ngày; trong đó, số điểm tham quan tối thiểu là 1, tối đa là 6. Số lượng đại biểu tối thiểu là 15 người; tối đa là 30 người cho một cuộc. Kế hoạch tổ chức tham quan được dự toán cụ thể căn cứ nội dung, số lượng và địa điểm tham quan, số lượng đại biểu... theo các hạng mục như sau:

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

01

Phương tiện đi lại quan hệ tiền trạm, mời đại biểu, tổ chức, quản lý

4 lần đi lại (8 lượt đi, về) x bình quân 50 km /lượt

800.000

Thanh toán cự ly thực tế và sử dụng phương tiện cá nhân. Nếu dưới 20km tính 2.000 đ/km, trên 20 km thì tính 25km/1 lít xăng.

02

Thuê phương tiện đưa rước đại biểu

bình quân 4.000.000 đồng/cuộc

4.000.000

Thanh toán theo giá thuê phương tiện đi lại thực tế.

03

Tiền ăn cho đại biểu

70.000 đồng/người/ngày x 25 người x 2 ngày

3.500.000

Áp dụng cho đại biểu không hưởng lương. (Theo khoản a mục 1.3 điều 5 của TTLT số 183/2010/TTLT-BTC-BNN)

04

Nước uống cho đại biểu

5.000 đồng/người/ngày x 25 người x 2 ngày

250.000

Theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000 đồng/ người/ ngày

05

Hỗ trợ tiền ngủ cho đại biểu

100.000 đồng/người/đêm x 25 người

2.500.000

Thanh toán theo thực tế thuê nơi nghỉ, không vượt quá định mức 100.000 đ/người

06

Bồi dưỡng chủ cơ sở đến tham quan

200.000 đồng/điểm x 4 điểm

800.000

Không quá 6 điểm/cuộc. Nếu tham quan hội chợ, triển lãm, hội thi không sử dụng chi phí này.

07

Chi công quan hệ tiền trạm, tổ chức đoàn

5 công x 50.000 đồng/công

250.000

Chi phí công quan hệ, tổ chức đoàn thay cho thanh toán công tác phí.

08

Chi công quản lý, hướng dẫn đoàn trong các ngày tham quan

2 công/ngày x 50.000 đồng/công x 2 ngày

200.000

Thanh toán thay cho công tác phí.

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 cuộc 2 ngày
 (Số đại biểu: 25 người)

12.300.000

- Tham quan 4 điểm/cuộc

28. Phụ lục 28: Hội thảo chuyên đề theo báo cáo, hướng dẫn của chuyên gia :

Hội thảo trao đổi xung quanh một báo cáo chuyên đề của chuyên gia; có thời lượng từ 1 buổi đến 1 ngày, số lượng đại biểu tham dự tối thiểu là 30 người, tối đa là 80 người. Kế hoạch tổ chức được dự toán cụ thể căn cứ nội dung, địa  điểm tổ chức, số lượng đại biểu tham dự, nhu cầu phương tiện phục vụ... theo các hạng mục như sau:

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

T. TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

01

Phương tiện đi lại quan hệ, tổ chức.

Bình quân 1.000.000 đồng/lớp

1.000.000

Như hạng mục 01 mục 1.1.1

02

Phương tiện đưa rước chuyên gia

+ Sử dụng thuê phương tiện đưa rước bình quân 2.000.000 đ/lớp (trường hợp mời chuyên gia ngoài tỉnh)

+ Sử dụng phương tiện cá nhân: số km các lượt đi, về

2.000.000

Thanh toán theo thực tế phương tiện sử dụng và cự ly đi lại của chuyên gia

03

Bồi dưỡng chuyên gia

600.000 đồng/buổi (1.200.000 /ngày)

1.200.000

Áp dụng đối với chuyên gia có học vị là Tiến sĩ (Theo QĐ số 21/2011/QĐ-UBND)

04

Tiền ăn cho đại biểu.

25.000 đồng/người/cuộc x 30 người

750.000

Chỉ áp dụng cho đại biểu không hưởng lương. (Theo khoản c mục 3.2 điều 5 của TTLT số 183/2010/TTLT-BTC-BNN)

05

Nước uống cho đại biểu.

5.000 đồng/người/cuộc x 60 người

300.000

Theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000 đồng/ người/ ngày

06

Chi hỗ trợ đi lại cho đại biểu

50.000 đồng/người/cuộc x 30 người

1.500.000

Áp dụng cho đại biểu không hưởng lương. Thanh toán theo thực tế không vượt 50.000 đồng/ người

07

Tài liệu cho đại biểu

20.000 đồng/bộ/người x 60 bộ

1.200.000

Thanh toán theo thực tế in ấn

08

Phương tiện phục vụ phương tiện nghe nhìn, văn phòng phẩm...)

bình quân 1.000.000 đồng/cuộc

1.000.000

Thanh toán theo thực tế

09

Thuê hội trường

2.000.000 đồng/cuộc

2.000.000

Thanh toán theo thực tế

10

Chi phí công quan hệ, tổ chức và phục vụ

4 công/cuộc x 50.000 đồng/công

200.000

Thanh toán thay cho công tác phí

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 cuộc
(Số lượng đại biểu: 60 người)

11.150.000

- Dự kiến đại biểu không hưởng lương 30 người.

29. Phụ lục 29: Hội thảo chuyên đề theo ngành, lĩnh vực :

Hội thảo trao đổi các nội dung liên quan từ nhiều báo cáo, tham luận chuyên ngành, lĩnh vực; có thời lượng từ 1 buổi đến 1 ngày, số lượng đại biểu tham dự tối thiểu là 30 người, tối đa là 80 người. Kế hoạch tổ chức được dự toán cụ thể căn cứ nội dung, địa điểm tổ chức, số lượng báo cáo tham luận, số lượng đại biểu tham dự, nhu cầu phương tiện phục vụ... theo các hạng mục như sau:

STT

HẠNG MỤC

ĐỊNH MỨC - DIỄN GIẢI

THÀNH TIỀN (đồng)

GHI CHÚ

01

Phương tiện đi lại quan hệ, tổ chức.

Bình quân 1.000.000 đồng/lớp

1.000.000

Như hạng mục 01 của mục 1.1.1.

02

Phương tiện đi lại cho người có báo cáo, tham luận

+ Sử dụng thuê phương tiện đưa rước bình quân 2.000.000 đ/lớp
(chuyên gia báo cáo ngoài tỉnh)

2.000.000

Thanh toán theo thực tế sử dụng phương tiện và cự ly đi lại. +Sử dụng phương tiện cá nhân: số km các lượt đi, về

03

Bồi dưỡng người báo cáo, tham luận là nông dân hoặc cán bộ

150.000 đồng/báo cáo x 3 báo cáo

450.000

Bao gồm biên soạn và trình bày.

04

Bồi dưỡng người báo cáo, tham luận là chuyên gia

300.000 đồng/báo cáo x 1 báo cáo

300.000

Bao gồm biên soạn và trình bày.

05

Tiền ăn cho đại biểu

25.000 đồng/người/cuộc x 30 người

750.000

Như hạng mục 04 mục 2.1

06

Nước uống cho đại biểu

5.000 đồng/người/cuộc x 60 người

300.000

Theo thực tế nhưng không vượt quá 5.000 đồng/ người/ ngày

07

Hỗ trợ tiền đi lại cho đại biểu

50.000 đồng/người/cuộc x 30 người

1.500.000

Như hạng mục 06 mục 2.1

08

Tài liệu cho đại biểu

20.000 đồng/bộ/người x 60 bộ

1.200.000

Thanh toán theo thực tế in ấn

09

Phương tiện phục vụ (phương tiện nghe nhìn, văn phòng phẩm...)

bình quân 1 .000.000 đồng/cuộc

1.000.000

Thanh toán theo thực tế

10

Thuê hội trường

2.000.000 đồng/cuộc

2.000.000

Thanh toán theo thực tế

11

Chi phí công quan hệ, tổ chức, phục vụ hội thảo

4 công/cuộc x 50.000 đồng/công

200.000

Thanh toán thay cho công tác phí

 

Dự toán bình quân:

Tính cho 01 cuộc
(Số lượng đại biểu: 60 người)

10.700.000

- Hội thảo có 4 báo cáo, tham luận

- Dự kiến số đại biểu không hưởng lương là 30  người

30. Phụ lục 30: Định mức kỹ thuật thực hiện hoạt động khảo nghiệm, lọc dòng, phục tráng và sản xuất thử giống lúa của các Trại giống trực thuộc Trung tâm Khuyến nông

Số TT

Nội dung

Ngày công

Ghi chú

Khảo nghiệm
giống/bộ

Phục tráng giống/ giống

Duy trì, SXT

1

Chuẩn bị giống (cân, ghi mã số vào túi)

02

02

0.5

1. Khảo nghiệm giống lúa:

Bộ giống có 15-20 giống, với diện tích mỗi ô giống 12m2 được lặp lại 3 lần; nếu bộ giống ít hơn thì ghép nhiều bộ;

2. Phục tráng và lọc dòng thuần (Sản xuất giống siêu nguyên chủng): số dòng 40-50 dòng trở lên;

Mỗi dòng có ô so sánh 20m2 và ô nhân dòng có diện tích 40- 60m2

3. Sản xuất thử, duy trì giống lúa: một mô hình gồm từ 7- 10 bộ giống, với diện tích 200m2 /giống

* Giá trị ngày công kỹ thuật thay đổi theo định mức chung của từng giai đoạn đã được phê duyệt của UBND tỉnh và Sở nông nghiệp & PTNT Long An.

2

Xử lý (phơi nắng nhẹ), ngâm ủ giống.

03

03

0,5

3

Chuẩn bị đất (chia lô), gieo mạ, quản lý mạ.

05

05

03

4

Chia lô, cấm thẻ (mạ, ô), quản lý mạ lúc cấy.

02

02

01

5

Lấy chỉ tiêu (nông học, chống chịu, sâu bệnh hại chính):

- Nông học:Thời gian hồi sinh, số nhánh, chiều cao, thời gian trổ (5% và 85%), chồi (hữu hiệu, vô hiệu); mô tả dạng, hình (lá, thân, tai lá, góc (thân, lá), thời gian thu hoạch và thời gian sinh trưởng.

- Ghi nhận tính chống chịu: nắng hạn, úng, phèn, mặn và các tác hại của thời tiết, khí hậu.

- Sâu bệnh hại chính: Rầy nâu, đạo ôn, cháy bìa lá, sâu đục thân (mật độ, tỷ lệ gây hại, cấp hại, giải pháp xử lý,...).

13

13

07

6

Lập bảng cấm và cấm tiêu bản

03

03

01

7

Khử lẫn trước khi trổ và sau khi trổ

02

02

 

8

Thu hoạch mẫu để tính năng suất lý thuyết.

03

03

03

9

Phơi và xử lý thô (đo chiều dài bông, đếm số bông/m2, cân số mẫu theo giống, tính tỉ lệ hạt chắc, lép và cân trọng lượng 1000hạt,...), xay sát mẫu lúa,

06

06

04

10

Hoàn thiện báo cáo (xử lý số liệu, nhận xét, đánh giá, đề xuất,...)

05

05

04

11

Trình bày báo cáo hội thảo nghiệm thu.

01

01

01

Tổng cộng

45 công

45 công

25 công

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 28/2015/QĐ-UBND quy định nội dung, định mức chi hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Long An

  • Số hiệu: 28/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/07/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Nguyễn Thanh Nguyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản