Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2746/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 05 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIỐNG NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24/3/2004;

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24/3/2004;

Căn cứ Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp, có điều chỉnh bổ sung đến năm 2010;

Căn cứ Chỉ thị số 2688/CT-BNN ngày 05 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đẩy mạnh Chương trình giống cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ và Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 9 tháng 10 năm 2008 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2015.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ;
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT các PCT. UBND tỉnh;
- Công báo, Website tỉnh;
- VPUB: PVP Trần Văn Dũng;
- Lưu VT, P.NCTH (Nhã)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phòng

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN GIỐNG NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG GIỐNG NÔNG NGHIỆP, GIỐNG THỦY SẢN

1. Hiện trạng về giống cây trồng:

Bảng 1. Hiện trạng sản xuất cây trồng qua các năm:

Năm

Cây Lúa

Cây ăn trái

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

2004

259.399

1.315.267

55.614

728.940

2005

251.890

1.303.231

60.877

685.719

2006

247.769

1.214.252

61.384

780.413

2007

246.724

1.306.609

63.975

801.909

2008

244.945

1.321.023

64.953

885.850

a) Về cây lúa

- Trong những năm qua diện tích gieo trồng giống lúa chất lượng cao giảm mạnh (gồm lúa xuất khẩu, lúa thơm, nếp). Năm 2004 chiếm 69% diện tích gieo trồng, năm 2008 còn 52% diện tích gieo trồng. Lý do diện tích trồng giống IR50404 tăng nhanh. Diện tích gieo trồng lúa nếp dao động từ 8-10%. Đã hình thành vùng sản xuất lúa thơm ở huyện Cái Bè, huyện Gò Công Đông, Nếp Bè Chợ Gạo, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn - Mỹ Thành Nam. Các giống lúa chủ lực đã ổn định nhiều năm trong tỉnh, bao gồm các giống lúa xuất khẩu (VNĐ 95-20, IR 64, OM 2717, OM 2517,…), các giống lúa thơm, đặc sản (VĐ20, OM 3536, JASMINE 85, Nếp Bè…). Năm 2004 diện tích sử dụng lúa giống cấp xác nhận chỉ 15% diện tích gieo trồng, năm 2008 lên 26%. Mạng lưới sản xuất và cung ứng lúa giống đã được tăng cường thông qua việc đầu tư cho công tác giống cấp tỉnh, huyện, hợp tác xã, tổ nhân giống,…

- Ứng dụng công nghệ sinh học thanh lọc và phục tráng giống Nếp Bè bằng kỹ thuật điện di protein để phục vụ cho vùng trồng 5.000 ha Nếp Bè ở huyện Chợ Gạo, hiện nay 70% diện tích trong huyện sử dụng giống mới, năng suất bình quân đạt 6,5 - 7 tấn/ha và chất lượng nếp đã nâng cao. Với diện tích 6.000 ha lúa thơm VD20 vùng Gò Công, hơn 1/3 diện tích lúa được trồng giống lúa thơm OM3536 ở huyện Cái Bè và Cai Lậy.

- Đã triển khai dự án Phát triển sản xuất vùng lúa chất lượng cao, an toàn tại xã Mỹ Thành Nam huyện Cai Lậy qui mô 11,4 ha/15 hộ năm 2007 - 2008 và đã đạt tiêu chuẩn Global GAP vào tháng 2/2009.

b) Về cây ăn trái

- Cây ăn trái có thế mạnh thứ hai sau cây lúa và có giá trị sản xuất tương đương với lúa, năm 2004 diện tích cây ăn trái là 55.614 ha, sản lượng đạt 728.940 tấn/năm, năm 2008 đã tăng lên 64.953 ha, sản lượng đạt 885.850 tấn/năm. Việc sử dụng giống có chất lượng cao, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, công nghệ bảo quản sau thu hoạch ngày càng được quan tâm.

- Hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ trong những năm gần đây tập trung vào nghiên cứu, sản xuất ra giống chất lượng cao, đặc sản, cải tạo vườn tạp, trẻ hóa vườn già cỗi, tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa trái vụ, rải vụ, bao trái. Áp dụng IPM, biện pháp sinh học để phòng trừ dịch hại trên cây ăn trái, không phun thuốc trừ cỏ trong vườn.

- Đã xác định 7 loại cây ăn trái đặc sản và tập trung đầu tư và phát triển là xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, khóm Tân Lập. Đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho 07 loại cây ăn trái nêu trên.

- Năm 2006 và 2007 tỉnh đã có các chương trình hỗ trợ toàn diện cho 4 cây ăn trái: vú sữa, khóm, sơ ri, xoài cát Hòa Lộc; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thực hiện 02 đề án đầu tư phát triển cây thanh long và vú sữa. Trong đó, có 6,92 ha vú sữa lò rèn Vĩnh Kim đã đạt tiêu chuẩn Global – GAP vào tháng 4/2008.

- Kết hợp với Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam và Trung tâm Quốc tế nghiên cứu nông nghiệp Nhật Bản (JIRCAS) thực hiện mô hình sinh học phòng chống tái nhiễm bệnh vàng lá Greening trên cây có múi bằng biện pháp trồng xen canh cây ổi trong vườn cây có múi bước đầu đã cho kết quả khá tốt.

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các cơ sở tham gia sản xuất và cung ứng giống cây ăn trái như: Trung tâm Giống nông nghiệp; Cơ sở dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Cai Lậy; Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển nghề vườn thuộc Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam và 56 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây ăn trái trên địa bàn tỉnh (trong đó Trung tâm Giống nông nghiệp hàng năm cung cấp 58.483 giống cây ăn trái các loại). Cộng thêm phần cung ứng của doanh nghiệp 02 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre cơ bản đã đáp ứng đủ cho cải tạo vườn tạp và diện tích trồng mới hàng năm của tỉnh.

- Tuy nhiên, khó nhất hiện nay là việc bình tuyển và công nhận cây đầu dòng, vườn giống cây đầu dòng còn chậm; phần lớn các cơ sở kinh doanh giống là chính; việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống cây ăn trái còn nhiều bất cập. Giá thành sản xuất cây giống của các cơ sở, trung tâm giống còn cao. Bán cây giống trôi nổi còn diễn ra ở một số nơi.

2. Hiện trạng về giống vật nuôi:

a) Hiện trạng về đàn vật nuôi

Các số liệu về vật nuôi chủ lực như heo, bò, gà, vịt từ năm 2004 - 2008 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. Hiện trạng đàn vật nuôi qua các năm:

Vật nuôi

Đơn vị tính

2004

2005

2006

2007

2008

Heo

con

495.373

517.795

533.218

561.245

520.761

con

30.903

40.780

63.526

65.060

67.363

con

2.587.000

1.956.000

2.415.000

2.823.000

3.564.505

Vịt

con

1.785.000

2.016.000

2.334.000

2.070.000

2.059.875

- Đàn heo: tổng đàn tăng 5,1% so với năm 2004, đạt 520.761 con (2008). Chất lượng đàn heo được cải thiện theo hướng nạc hóa, đàn nái chất lượng cao đạt 80% tổng đàn, tạo ra con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng thịt cao hơn, phù hợp điều kiện sinh thái và làm chuyển biến tích cực về chất lượng và cơ cấu giống heo tỉnh nhà.

- Đàn bò: tổng đàn tăng 117,98% so với năm 2004, đạt 67.363 con (2008) tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thành phố Mỹ Tho.

- Gia cầm: do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm vào cuối năm 2003, đàn gà giảm mạnh. Năm 2004 đàn gà chỉ có 2.587.000 con, việc tái tạo đàn gia cầm bắt đầu thực hiện từ năm 2006, đến năm 2008 số lượng gia cầm toàn tỉnh có là 3.564.505 con; đàn vịt 2.059.875 con. Chủ yếu là chăn nuôi qui mô gia đình, nuôi vịt chạy đồng, chăn nuôi trang trại an toàn sinh học cũng bắt đầu phát triển. Hiện toàn tỉnh có 601 trại chăn nuôi gia cầm; 10 cơ sở chăn nuôi vịt an toàn sinh học với hơn 10.000 con vịt sinh sản.

b) Hiện trạng con giống vật nuôi từ năm 2004 - 2008:

Căn cứ vào số lượng đàn vật nuôi và theo dõi tình hình thực tế trong thời gian qua, đánh giá nhu cầu con giống đàn gia súc gia cầm trong các năm qua như sau:

Bảng 3. Hiện trạng giống vật nuôi qua các năm:

Loài vật nuôi

Đơn vị tính

2004

2005

2006

2007

2008

Heo

con

496.000

560.000

540.000

562.300

525.000

con

31.000

40.800

64.000

65.000

68.000

con

2.600.000

2.000.000

2.420.000

2.900.000

3.600.000

Vịt

con

1.800.000

2.100.000

2.400.000

2.100.000

2.600.000

Trong những năm qua số lượng con giống được sản xuất tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 30 - 40% nhu cầu. Số lượng nhu cầu giống còn lại khoảng 60 - 70% được cung cấp từ các nguồn giống bên ngoài (các công ty giống hợp tác với nước ngoài hoặc do các tỉnh bạn cung cấp). Ngoài ra theo tập quán một số hộ nuôi nhỏ lẻ sử dụng con giống tự cung, tự cấp cũng đã giải quyết được một phần con giống cho chính hộ nuôi và cung cấp cho các hộ nuôi lân cận.

Điều này cho thấy việc quản lý và phát triển các trang trại cung cấp con giống cho nhu cầu chăn nuôi ngày càng quan trọng, dần tiến tới ổn định ngành chăn nuôi là rất cần thiết.

3. Hiện trạng về giống thủy sản:

Tình hình phát triển giống thủy sản tỉnh Tiền Giang trong những năm vừa qua phát triển khá mạnh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng con giống.

Hàng năm sản xuất số lượng lớn con giống thủy sản các loại đáp ứng nhu cầu nuôi của bà con nông dân trong tỉnh và xuất bán cho các tỉnh bạn góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi trồng thủy sản tạo ra sản phẩm cho xã hội và tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nhà.

Về sản xuất cá giống phát triển mạnh nhất ở các xã của huyện Cai Lậy, Cái Bè, Chợ Gạo, Châu Thành,… có nhiều hộ trở thành nông hộ sản xuất kinh doanh giỏi, khá lên từ sản xuất con giống thủy sản.

Về lĩnh vực thủy sản nước lợ, mặn quy trình sản xuất tôm sú giống, nghêu dần đi vào sản xuất ổn định tạo ra con giống tốt phục vụ cho bà con nuôi hiện nay.

Số trại sản xuất và ương giống thủy sản phát triển mạnh từ năm 2004, đến năm 2008, số liệu các trại giống thủy sản như sau:

- Giống nước ngọt:

Toàn tỉnh có 866 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, hàng năm cung cấp cho thị trường 500 triệu con giống các loại. Trong đó có 02 cơ sở sản xuất giống cá tra, 75 cơ sở sản xuất giống cá điêu hồng, hàng năm cung cấp cho người nuôi trong tỉnh khoảng 10 triệu giống cá điêu hồng (nhu cầu hàng năm trong tỉnh từ 15 - 30 triệu con); 40 triệu giống cá tra. Tình hình sản xuất giống cá tra trong tỉnh hiện nay chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu nuôi, còn lại người nuôi phải mua con giống ngoài tỉnh.

- Giống nước lợ, mặn:

+ Tôm sú: hiện nay toàn tỉnh có 11 cơ sở sản xuất giống tôm sú (trong đó 02 trại của Trung tâm Giống Thủy sản) và 12 cơ sở thuần dưỡng ấu trùng hàng năm cung cấp cho thị trường từ 80 - 120 triệu con tôm giống. Nhu cầu giống tôm sú hàng năm đều tăng, năm 2004 khoảng 450 triệu con giống, năm 2008 là gần 600 triệu con giống, lượng giống tôm sú sản xuất trong tỉnh hàng năm chỉ đạt từ 15 - 30% nhu cầu, số còn lại là mua ngoài tỉnh.

+ Nghêu: việc nuôi nghêu thương phẩm của tỉnh trong thời gian qua hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nghêu giống tự nhiên xuất hiện trên các cồn bãi ven biển Gò Công, tuy nhiên các năm qua tần suất và mật độ nghêu giống xuất hiện giảm dần, người dân phải đi mua giống từ các tỉnh bạn nhưng lượng giống cũng không đủ để thả nuôi. Với diện tích hơn 2.150 ha nuôi nghêu thương phẩm của tỉnh hiện nay, nhu cầu con giống hàng năm hơn 40 tấn nghêu giống (cỡ nghêu 100.000 con/kg). Việc sản xuất nghêu giống chỉ có Trại giống Tân Thành thuộc Trung tâm Giống Thủy sản, bắt đầu sản xuất thành công từ năm 2006, năm 2008 sản xuất trên 50 triệu con giống cấp 2 (cỡ 100.000 con/kg). Hiện nay với sự chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Giống thủy sản đã có một số hộ tham gia xây dựng 03 trại sản xuất giống nghêu và đi vào hoạt động trong năm 2009.

Ngoài ra, định hướng của ngành trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu và tiếp nhận các công nghệ sản xuất giống khác như: quy trình sản xuất giống sò huyết; quy trình sản xuất giống cá bống kèo; quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng,…

Số liệu sản xuất giống của một số trại chủ lực qua các năm như sau:

Bảng 4. Hiện trạng sản xuất giống thủy sản chủ lực qua các năm:

STT

Nội dung

2004

2005

2006

2007

2008

Số trại

S.lượng

(tr.con)

Số trại

S. lượng

(tr.con)

Số trại

S.lượng

(tr.con)

Số trại

S. lượng (tr. con)

Số trại

S.lượng (tr.con)

1

Tôm sú

11

88

11

83,87

11

90

11

110

11

120

2

Nghêu

-

-

-

-

01

10,4

01

29,5

01

50,93

3

Cá điêu hồng, rô phi (hộ sản xuất)

80

120

80

130

75

80

75

70

75

60

4

Cá tra

01

7

01

9

01

10

02

18

02

40

Trong những năm qua hoạt động sản xuất giống thủy sản tiếp tục được xã hội hóa nhanh với qui mô lớn và cơ bản đáp ứng được nhu cầu con giống (trừ tôm sú, nghêu, cá tra) cho người nuôi trong tỉnh cũng như xuất bán ngoài tỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng con giống, hiệu quả sản xuất chưa thật sự ổn định với nhiều nguyên nhân như: việc đầu tư, quản lý nhà nước chưa được tập trung đúng mức, đàn cá bố, mẹ có dấu hiệu thoái hóa, nguồn nước ngày càng ô nhiễm, tình trạng lạm dụng thuốc - hóa chất trong sản xuất, cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh thú y của nhiều cơ sở chưa đạt yêu cầu,… Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các hoạt động sản xuất giống trên địa bàn tỉnh cần phải có những đánh giá xác thực nhằm tìm ra những khó khăn, tồn tại, vướng mắc để có thể tập trung tháo gỡ nhằm tiếp tục phát huy các tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh nhà trong lĩnh vực mũi nhọn này.

4. Tình hình sản xuất của Trung tâm Giống nông nghiệp Tiền Giang và Trung tâm Giống thủy sản Tiền Giang:

a) Trung tâm Giống nông nghiệp Tiền Giang.

Các số liệu cơ bản thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5. Tình hình sản xuất của Trung tâm Giống nông nghiệp qua các năm:

Năm

Lúa giống (tấn)

Giống CAT (cây)

2004

485

48.500

2005

771

99.123

2006

727

86.480

2007

1.136

96.000

2008

1.478

58.483

Tổng cộng

4.597

388.586

- Mỗi năm Trung tâm Giống nông nghiệp Tiền Giang khảo nghiệm trên 300 giống lúa mới do các Viện, Trường cung cấp, thực hiện vào 02 vụ: hè thu và đông xuân, địa điểm thực hiện tại Trại giống lúa Vĩnh Hựu - Gò Công Tây. Kết quả đã chọn được nhiều giống lúa có triển vọng, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, trong đó có các giống kháng rầy nâu như: OM 5930; OM 2395; OM 4900; OM 6162; OM 4498; OM 5764; OM 5472; OM 6073; OM 5981 và một số giống lúa thơm phù hợp với điều kiện canh tác tại Tiền Giang như: VD 20; OM 3536; Jasmine 85.

- Sưu tập và trồng theo dõi các giống cây ăn trái như xoài, cây có múi, vú sữa, thanh long, ổi, mít, mận, dừa tại Trại Giống cây ăn quả Hòa Hưng - Cái Bè.

b) Tình hình hoạt động của Trung tâm Giống thủy sản Tiền Giang.

Các số liệu về sản xuất giống của Trung tâm Giống thủy sản.

Bảng 6. Tình hình sản xuất của Trung Tâm Giống thủy sản qua các năm:

Đơn vị tính: triệu con

Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tôm post

33,1

28,9

30,6

26,2

18,6

Nghêu giống (100.000 con/kg)

-

-

10,4

29,5

50,9

Cá tra bột

-

-

-

6,3

80

Cá tra giống

-

-

-

7,1

1

Trung tâm Giống thủy sản của tỉnh hiện trực tiếp quản lý 03 trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, nước lợ: Trại Giống thủy sản nước ngọt Cổ Lịch chủ yếu sản xuất giống cá tra, trại này vừa xây dựng xong và đi vào hoạt động trong năm 2007; Trại sản xuất giống tôm sú Cồn Cống; Trại sản xuất giống Tân Thành, sản xuất tôm sú và bắt đầu sản xuất nghêu giống từ năm 2006.

Trong các năm qua, tuy sản lượng con giống do Trung tâm sản xuất chưa cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi của người dân, nhưng con giống do Trung tâm sản xuất có chất lượng đem lại niềm tin cho người nuôi, Trung tâm đã làm tốt vai trò chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất giống. Đặc biệt sự thành công của Trung tâm trong việc sản xuất nghêu giống đã mở ra một hướng đi mới hết sức khả quan cho lĩnh vực sản xuất nghêu giống, tiến tới giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn giống tự nhiên đối với vùng nuôi nghêu ven biển Gò Công.

5. Đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất và cung ứng giống nông nghiệp, giống thủy sản trong thời gian qua:

a) Những thuận lợi và những mặt tích cực

- Nông dân Tiền Giang có trình độ thâm canh cao, cần cù, chịu khó và nhạy bén trong việc tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất thông qua các hoạt động về giống, khuyến nông - khuyến ngư, bảo vệ thực vật đã góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, hạ giá thành nông sản.

- Các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã phát huy tác dụng, nhất là hệ thống thủy lợi, ô bao ngăn lũ bảo vệ vườn cây ăn trái, vùng khóm nguyên liệu.

- Có sự tập trung cao của nhà nước và nhân dân trong việc nỗ lực phòng chống dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi.

- Chăn nuôi đang chuyển dần sang hướng gia trại, trang trại và công nghiệp; đàn heo phát triển ổn định, đàn gia cầm, thủy cầm phát triển theo hướng an toàn sinh học. Đàn giống trong những năm qua không những tăng về số lượng mà phẩm chất con giống cũng được chú trọng theo hướng chuyên thịt, trứng, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

- Người chăn nuôi đã có ý thức quan tâm hơn đến việc sử dụng các giống có chất lượng tốt, sử dụng vaccin để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, ý thức vệ sinh chuồng trại, ao đầm cũng được nâng cao làm cho đàn gia súc gia cầm và thủy sản nuôi tránh được tổn thất do lây lan dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Dù có bất lợi về nguồn nước biển phục vụ sản xuất tôm sú giống nhưng các trại sản xuất trong tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tiến qui trình sản xuất, nâng tỷ lệ ương, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để đảm bảo duy trì ổn định hoạt động sản xuất. Công tác quản lý điều kiện vệ sinh thú y, công bố chất lượng, kiểm dịch nhìn chung được thực hiện khá tốt, góp phần tích cực trong việc đảm bảo chất lượng con giống cho người nuôi.

- Về sản xuất cá bột - cá giống: đây là lĩnh vực mà tỉnh có truyền thống, nhiều tiềm năng và thế mạnh, do đó trong các năm qua đã tiếp tục ổn định và phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh cá giống hầu như phủ khắp các huyện thị, thành của tỉnh. Đã hình thành các khu vực sản xuất - kinh doanh giống tập trung như: Nhị Mỹ, Tân Hội - huyện Cai Lậy, Hậu Mỹ Bắc A - huyện Cái Bè, Tân Bình Thạnh - huyện Chợ Gạo, dọc theo tuyến Quốc lộ 1A thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy,… Trong đó đã sản xuất và đáp ứng được hầu hết nhu cầu nuôi các giống loài thủy sản nước ngọt phổ biến, trong đó một số đối tượng sản xuất đã có thế mạnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: điêu hồng, tai tượng, bống tượng, sặc rằn, rô đồng, trê lai,…

- Công tác nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao và thực nghiệm các qui trình sản xuất giống trong các năm qua được thực hiện khá nhiều và phần lớn là đạt kết quả khả quan; trong đó nổi bật là các qui trình sản xuất giống: nghêu, cá tra, tôm càng xanh (theo quy trình nước trong hở), cá thát lát, tôm đất có tính ứng dụng thực tiễn cao và đủ điều kiện để thực hiện xã hội hóa theo chủ trương phát triển của ngành nhằm thúc đẩy phong trào sản xuất giống thủy sản phát triển.

b) Những khó khăn và hạn chế

- Đất hẹp, người đông, sản xuất nhỏ, lẻ, đã trở thành tập quán và do chậm được thay đổi nên sản xuất nông nghiệp không tập trung và có tính tự phát cao.

- Diễn biến khí hậu, thủy văn, bão, lũ, lốc xoáy; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi những năm gần đây hết sức phức tạp làm gia tăng rủi ro trong sản xuất.

- Thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản trong và ngoài nước thường xuyên biến động và ngày càng cạnh tranh gay gắt.

- Việc quản lý các trang trại, các cơ sở cung cấp cây giống, con giống vật nuôi, giống thủy sản các năm qua còn nhiều hạn chế, chưa có hệ thống số liệu báo cáo căn cơ và liên tục từ cấp cơ sở. Đây là một khó khăn trở ngại rất lớn trong công tác quy hoạch phát triển cũng như lãnh, chỉ đạo của lãnh đạo ngành và lãnh đạo địa phương.

- Hệ thống tổ chức và năng lực quản lý ngành chăn nuôi còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được với đòi hỏi của thực tiễn phát triển và nhu cầu hội nhập.

- Số cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản được đào tạo chuyên môn còn thấp, vì thế quy trình phòng, trị bệnh trong quá trình sinh sản, ương giống chưa được thực hiện đúng phương pháp, mà chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng con giống.

- Phần lớn các cơ sở sản xuất giống có qui mô nhỏ lẻ, manh mún, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật kém, điều kiện vệ sinh thú y chưa đảm bảo, đàn cá bố, mẹ chưa được chọn lọc và nuôi vỗ hợp lý, có dấu hiệu thoái hóa. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất giống còn nhiều hạn chế,… làm bệnh cá dễ phát sinh và lây lan trên diện rộng. Đây là những nguy cơ cao đối với hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh giống thủy sản.

- Dù đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp với địa phương trong việc quản lý, thanh, kiểm tra nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, còn khá nhiều cơ sở chưa đăng ký kinh doanh và công bố chất lượng theo tiêu chuẩn ngành.

- Việc quản lý, cấp giấy đăng ký kinh doanh ở đa số các địa phương thực hiện chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc quản lý điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.

- Công tác quản lý nhà nước về giống còn bất cập cả về tổ chức, bộ máy, cơ chế, chính sách, chế tài.

- Công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống được thực hiện chưa nhiều, chất lượng chưa cao.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015

1. Quan điểm:

- Xác định giống nông nghiệp, thủy sản là khâu đột phá cần ưu tiên và tập trung đầu tư để tạo ra giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển sản xuất giống nông nghiệp, thủy sản theo công nghệ cao, áp dụng theo tiêu chuẩn, qui chuẩn, bảo vệ môi trường. Đảm bảo sản phẩm nông sản, thủy sản phải đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tập trung vào các giống cây, con chủ lực. Đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác giống, quản lý theo hình thức tổ quản lý cộng đồng, hợp tác xã.

- Nâng cao hoạt động các trung tâm, cơ sở sản xuất giống hiện có trên địa bàn; kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực giống nông nghiệp, giống thủy sản (bằng chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế thông thoáng để mời gọi).

- Chương trình giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực đến năm 2010 - 2015 là cơ sở quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, là điều kiện và tiền đề phát triển nông nghiệp trong tỉnh đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tính bền vững.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2015:

- Đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về giống bao gồm: bảo tồn và khai thác quỹ gen, nghiên cứu chọn tạo giống, trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học; xây dựng quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản giống; nâng cao chất lượng giống.

- Hoàn thiện nâng cấp các cơ sở giống nông nghiệp, thủy sản của tỉnh theo hướng hiện đại hóa để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu nông sản, thay thế nhập khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản trên thị trường;

- Xây dựng hệ thống sản xuất giống lúa, cây ăn trái, vật nuôi, thủy sản.

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản để tiếp cận với công nghệ cao, các phòng kiểm nghiệm, thí nghiệm.

- Tăng cường và nâng cao công tác quản lý nhà nước về giống nông nghiệp và thủy sản.

- Đầu tư và quản lý việc sản xuất giống cây trồng, vật nuôi theo các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến, an toàn sinh học như ISO, GAP, SQF 1000CM,… cho một số cây trồng chính, vật nuôi chủ yếu như giống lúa, giống cây ăn trái; giống heo, bò, giống gia cầm, giống tôm, cá tra và nghêu.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ:

Từ năm 2009 - 2015 tổ chức sản xuất giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực với các chỉ tiêu cụ thể như sau:

a) Giống cây trồng.

- Nâng cao diện tích sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng, xác nhận trong sản xuất đạt: 40% vào năm 2010 và 70% vào năm 2015.

- Nâng cao diện tích sử dụng cây giống (cây ăn trái) đạt chất lượng theo quy định: 40% vào năm 2010 (đối với 07 loại cây có lợi thế cạnh tranh của tỉnh) và 70% vào năm 2015.

- Xây dựng và đưa vào hoạt động Phòng kiểm nghiệm hạt giống cây trồng; Phòng nuôi cấy mô cây giống; Trại Giống lúa.

Bảng 7. Diện tích canh tác và năng suất một số cây chủ lực đến năm 2015:

STT

Loại cây trồng

ĐVT

2009

2010

2015

1

Cây lúa

 

 

 

 

 

DT canh tác

ha

72.530

70.000

70.000

 

DT gieo trồng

ha

217.500

210.000

210.000

 

Năng suất

(tấn/ ha)

5,33

5,40

5,50

2

Cây ăn trái các loại

ha

79.200

80.000

80.000

 

Năng suất

(tấn/ ha)

11,50

11,80

12,50

Với các chỉ tiêu về diện tích, năng suất như trên, công tác sản xuất giống phải cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng giống.

Các chỉ tiêu sản xuất giống cây trồng của Trung tâm Giống Nông nghiệp như sau:

Bảng 8. Các chỉ tiêu sản xuất của Trung tâm Giống Nông nghiệp từ 2009 - 2015

Năm

Lúa giống (tấn)

Giống cây ăn trái (cây)

2009

1.400

80.000

2010

1.500

80.000

2011

1.700

90.000

2012

1.900

90.000

2013

2.100

100.000

2014

2.300

100.000

2015

2.500

110.000

Tổng cộng

13.400

650.000

- Về nhu cầu lúa giống: với diện tích gieo trồng của cây lúa đến năm 2015, tính bình quân mỗi ha là 150 kg lúa giống cấp xác nhận thì nhu cầu giống là khoảng 31.500 tấn/năm (03 vụ/năm), trong đó mục tiêu là 70% lúa giống cấp nguyên chủng, xác nhận tức là cần 22.050 tấn lúa giống cấp nguyên chủng, xác nhận. Trong đó, Trung tâm Giống Nông nghiệp và các cơ sở sản xuất lúa giống trong tỉnh đáp ứng khoảng 40% nhu cầu lúa giống cấp nguyên chủng, số còn lại sẽ được người dân mua ngoài tỉnh.

b) Giống vật nuôi.

- Phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 29,35% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tổng đàn heo 793.000 con; 175.000 con bò và 6,74 triệu gia cầm.

- Trên cơ sở đó, nhiệm vụ của công tác giống vật nuôi phải tập trung giải quyết các vấn đề sau:

+ Cung cấp đủ con giống với chất lượng cao, an toàn về dịch bệnh cho sản xuất.

+ Tập trung vào 04 con giống vật nuôi chủ lực là: heo lai kinh tế (2 - 3 máu), bò lai sind, gia cầm (gà, vịt) hướng thịt và hướng trứng.

+ Tất cả các cơ sở sản xuất giống phải được đăng ký, quản lý, sản xuất theo tiêu chuẩn, qui chuẩn, đảm bảo an toàn dịch bệnh (đối với một số bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm) và an toàn sinh học. Đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Khi tổ chức chăn nuôi, sản phẩm làm ra cần có đầu ra ổn định, các địa phương tổ chức sản xuất theo chuỗi ngành hàng dọc từ chăn nuôi - giết mổ - thị trường đều phải an toàn, sạch. Từng loại công việc sẽ liên kết theo chuỗi ngang giữa các nhà chăn nuôi; giữa các nhà giết mổ và giữa các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm đảm bảo sản xuất ổn định, quyền lợi giữa người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng phải được bảo vệ một cách tốt nhất.

- Phát triển đàn gia súc, gia cầm mà tỉnh có lợi thế như: heo hướng nạc, bò lai sind; gia cầm hướng thịt và hướng trứng. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp để tăng chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Chú trọng cải tạo phát triển đàn giống để nâng cao chất lượng thịt, trứng để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa, đồng thời làm nền tảng cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.

- Củng cố các trại chăn nuôi heo giống, tăng cường công tác thụ tinh nhân tạo trên đàn bò. Phát triển chăn nuôi gia đình đồng thời chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại vừa và nhỏ để có điều kiện đầu tư chiều sâu về giống.

- Địa bàn sản xuất giống vật nuôi được trải đều trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó tập trung ở những khu vực xa khu dân cư để giảm thiểu sự tác động đến môi trường sống của con người.

Dự báo nhu cầu giống từ nay đến năm 2015 như sau:

Bảng 9. Nhu cầu giống vật nuôi từ 2010 - 2015

Loài vật nuôi

Đơn vị tính

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Heo

1000 Con

655

689,5

724

758,5

788

793

1000 con

82,5

100

118,7

137,4

156,1

175

Gia cầm

Triệu con

5,3

5,6

5,87

6,2

6,47

6,74

- Nhu cầu con giống cung cấp cho người nuôi mỗi năm tăng khoảng 5% vào năm 2010 dự tính sẽ cung cấp khoảng 60% nhu cầu con giống và đến năm 2015 sẽ cung cấp khoảng 85% nhu cầu.

- Đến năm 2010 quy mô đàn gia súc, gia cầm đạt trên 655.000 con; trâu, bò 82.500 con và 5,3 triệu con gia cầm, chiếm tỷ trọng khoảng 25% giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Đến năm 2015 quy mô đàn gia súc, gia cầm đạt trên 793.000 con heo; trâu, bò 175.000 con và 6,74 triệu con gia cầm, chiếm tỷ trọng khoảng 29,35% giá trị sản xuất nông nghiệp.

c) Giống thủy sản.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ sản xuất giống để hình thành tập đoàn thủy sản đa dạng, có giá trị kinh tế và xuất khẩu, phục vụ phát triển nuôi trồng ở các vùng sinh thái nước ngọt, nước mặn và nước lợ trong địa bàn tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung.

- Hoàn thiện và từng bước hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản hàng hóa nhằm chủ động đáp ứng đủ giống tốt, kịp thời vụ, đa dạng về giống loài thủy sản nuôi, phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả và bền vững.

- Quản lý tốt chất lượng con giống sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhằm đáp ứng tốt cho sự phát triển của phong trào nuôi thủy sản của tỉnh.

- Căn cứ vào thực tế sản xuất trong các năm qua, dự báo tình hình phát triển trong thời gian tới, đồng thời để đa dạng hóa giống loài nuôi thủy sản, định hướng từ nay đến năm 2015 sản xuất một số giống thủy sản chủ lực có giá trị kinh tế cung cấp cho người nuôi với số lượng như sau:

Bảng 10. Nhu cầu giống thủy sản chủ lực đến năm 2015

STT

Loại giống

2009

2010

2015

1

Cá tra (Triệu con)

54

81

168

2

Cá điêu hồng (Triệu con)

30

40

50

3

Nghêu (100.000 con/kg)

2.000

3.933

5.432

4

Sò huyết (100.000 con/kg)

250

480

682

5

Tôm Post (Triệu con)

600

840

920

Các chỉ tiêu sản xuất giống thủy sản chủ lực trong tỉnh đến năm 2015 như sau:

Bảng 11. Các chỉ tiêu sản xuất giống thủy sản từ 2009 - 2015

STT

Loại giống

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2015

Số trại

Số lượng (tr.con)

% So với nhu cầu nuôi

Số trại

Số lượng (tr.con)

% So với nhu cầu nuôi

Số trại

Số lượng (tr.con)

% So với nhu cầu nuôi

1

Cá tra

04

40

74%

06

75

92%

10

120

71%

2

Cá điêu hồng

75

60

200%

75

60

150%

80

80

160%

3

Nghêu (100.000 con/kg)

04

800

50%

10

1000

25,42%

30

4500

82,84%

4

Sò huyết

 

-

-

5

375

78,12%

10

1000

146.62%

5

Tôm

11

80

13,3%

12

120

14,3%

14

200

21%

Trong đó các chỉ tiêu sản xuất giống của Trung tâm Giống thủy sản như sau:

Bảng 12. Các chỉ tiêu sản xuất giống của Trung tâm Giống thủy sản:

Đơn vị tính: triệu con

STT

Loại giống

2009

2010

2015

Số lượng (tr.con)

% So với nhu cầu nuôi

Số lượng (tr.con)

% So với nhu cầu nuôi

Số lượng (tr.con)

% So với nhu cầu nuôi

1

Tôm

14

2,3%

10

1,19%

10

1,08%

2

Nghêu (100.000 con/kg)

60

3%

70

1,77%

120

2,2%

3

Cá tra

2

3,7%

4

4,9%

9

5,35%

- Đối với giống cá tra, tôm, lượng giống sản xuất nhân tạo trong tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2015 chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi, do đó cần có nhiều giải pháp để nâng cao công suất sản xuất và ương nuôi giống cá tra và công suất các trại ương dưỡng tôm giống (hạn chế số trại sản xuất giống) để cung cấp cho nhu cầu nuôi.

- Đối với giống nghêu, sò từ lượng giống sản xuất nhân tạo và lượng giống xuất hiện ngoài tự nhiên sẽ đáp ứng được 101,99% nhu cầu giống nghêu và 112,17% nhu cầu giống sò huyết thả nuôi trong tỉnh vào năm 2015.

2. Giải pháp:

a) Giải pháp về tổ chức sản xuất, quy hoạch các trại giống

* Giống cây trồng:

- Cây lúa:

+ Ở các xã sản xuất lúa trọng điểm, thành lập mỗi xã 01 tổ sản xuất lúa giống với diện tích 5 - 10 ha, từng bước hình thành Hợp tác xã khi đủ điều kiện.

+ Hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản như: máy thu hoạch, máy sấy, kho đạt chuẩn; đăng ký thương hiệu,… cho các tổ sản xuất giống.

+ Nâng cấp trại giống lúa Vĩnh Hựu.

+ Thành lập mới 01 trại giống lúa qui mô 20 - 30 ha.

+ Xây dựng mới 57 kho giống lúa có sức chứa khoảng 74.600 tấn, đồng thời nâng cấp sửa chữa 14 kho hiện có với sức chứa khoảng 30.000 tấn.

- Cây ăn trái: Chứng nhận cây đầu dòng và vườn giống cây đầu dòng cho một số loại cây chủ lực. Tăng cường kiểm tra, từng bước nâng cao chất lượng giống của các Trung tâm, Cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh theo hướng an toàn sạch bệnh, chất lượng, có giá trị kinh tế cao.

* Giống vật nuôi:

Căn cứ vào nhu cầu giống vật nuôi giai đoạn 2010 - 2015, bằng nguồn lực tại chỗ, cần quyết tâm thực hiện các giải pháp sau:

- Đối với gia súc:

+ Quản lý chặt chẽ trên 20 cơ sở gieo tinh nhân tạo heo và 10 cơ sở gieo tinh nhân tạo bò. Các cơ sở này phải được tổ chức lại, phải đăng ký và hành nghề theo quy định pháp luật. Chịu sự kiểm tra, giám sát của ngành chức năng; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn; được hỗ trợ về trang thiết bị. Riêng các cơ sở gieo tinh heo, đàn nọc giống phải được kiểm tra về huyết thanh và chất lượng tinh; các thông tin đều được cập nhật theo hệ thống.

+ Tiếp tục duy trì 03 cơ sở an toàn dịch bệnh (bệnh dịch tả và tụ huyết trùng) của Công ty Chăn nuôi Tiền Giang, trong đó có 01 cơ sở duy trì đến năm 2012 (Trại chăn nuôi Thân Cửu Nghĩa). Mở rộng mô hình này đối với các trang trại chăn nuôi, trước tiên là các trang trại sản xuất giống.

- Đối với gia cầm:

+ Không sử dụng trứng thương phẩm để làm giống; đàn bố mẹ giống được nuôi nhốt theo qui trình an toàn sinh học, có nguồn gốc rõ ràng, thực hiện các biện pháp thú y nghiêm ngặt, gắn kết giữa chăn nuôi với ấp trứng thành một chuỗi sản xuất.

+ Tích cực kêu gọi đầu tư và hỗ trợ đầu tư để sớm có ít nhất 01 cơ sở sản xuất giống gà và 01 cơ sở sản xuất giống vịt đạt tiêu chuẩn (hiện nay trong tỉnh chưa có cơ sở sản xuất đạt chuẩn).

- Từng bước tổ chức chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ sản xuất giống - thức ăn - chăn nuôi đến giết mổ và kênh tiêu thụ.

* Giống thủy sản:

- Tiếp tục củng cố và nâng chất hoạt động của Trại giống Cổ Lịch, trong đó ưu tiên tập trung cho việc nuôi vỗ đàn cá tra hậu bị đã được chọn lọc di truyền (Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ) hoàn tất công tác thực nghiệm quy trình sản xuất giống cá tra nhằm thực hiện công tác tập huấn, chuyển giao cho người sản xuất giống trong năm 2009.

- Tiếp tục đầu tư bổ sung trang, thiết bị chuyên ngành để có thể phát huy hết năng lực sản xuất - ương nghêu giống của các Trại Tân Thành, Cồn Cống ngay trong năm 2009, trong đó chú trọng thực hiện tốt công tác tư vấn xây dựng Trại - chuyển giao kỹ thuật sản xuất - ương nghêu giống, từng bước hình thành vùng sản xuất - ương nghêu giống tập trung ở khu vực ven biển Gò Công. Nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao các quy trình sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế, trong đó tập trung việc nghiên cứu quy trình sản xuất sò huyết giống, phấn đấu đến năm 2015 có thể chuyển giao và xã hội hóa việc sản xuất sò huyết giống.

- Không khuyến khích phát triển số lượng cơ sở sản xuất giống nước ngọt, chỉ tập trung nâng cao chất lượng giống, tạo thương hiệu cho sản phẩm; khuyến khích đầu tư phát triển số lượng trại sản xuất nghêu giống, sò huyết giống.

b) Giải pháp về khoa học - công nghệ.

- Đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất tập trung và áp dụng sản xuất giống nông nghiệp, thủy sản theo qui trình tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như GAP, SQF 1000CM,…

- Tăng cường công tác chọn giống lúa chất lượng cao, kháng rầy phù hợp với điều kiện sản xuất trong tỉnh và cây ăn trái có chất lượng, năng suất cao.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực phòng trừ sâu, bệnh trên lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản.

- Đối với cây ăn trái: nghiên cứu, sử dụng kỹ thuật KIT, ELISA (Enzyme linked Immunosorbent Assay) để chẩn đoán nhanh các bệnh virus, nấm, vi khuẩn trên cây ăn trái. Sản xuất giống bằng phương pháp vô tính như nuôi cấy mô, vi ghép… để nhân nhanh số lượng cây sạch bệnh virus, các giống cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.

- Đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về giống bao gồm: bảo tồn và khai thác quỹ gen, nghiên cứu chọn tạo giống, trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học; nâng cao chất lượng giống chọn tạo; xây dựng qui trình sản xuất và bảo quản giống. Nhập nội nguồn gen và những giống mới cần thiết để tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới.

- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các quy trình sản xuất các giống cây, con giống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết.

c) Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng đủ trình độ, năng lực cho sản xuất giống hiện nay và những năm về sau.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông - khuyến ngư, chủ yếu đào tạo nông dân trở thành chuyên gia sản xuất giống, cụ thể:

Trong giai đoạn từ 2009 - 2015 dự kiến sẽ tổ chức 53 cuộc tập huấn, lớp dạy nghề, chuyển giao và nhận chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực giống nông nghiệp, thủy sản với gần 2.000 lượt người tham dự, tổng kinh phí là 2.021,5 triệu đồng. Trong đó:

- Tập huấn khoảng 21 cuộc, ước kinh phí 45.500.000 đồng.

- Dạy nghề cho nông dân khoảng 19 lớp, ước kinh phí 226.000.000 đồng.

- Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân khoảng 08 lớp, ước kinh phí 250.000.000 đồng.

- Nhận chuyển giao kỹ thuật từ các Viện, Trường khoảng 05 lớp, ước kinh phí 1.500.000.000 đồng.

d) Giải pháp xã hội hóa công tác Giống nông nghiệp và thủy sản:

- Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất giống nông nghiệp thủy sản để phát triển hệ thống sản xuất giống trong nhân dân.

- Tăng cường mạng lưới tư vấn kỹ thuật sản xuất cũng như phòng trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi để kịp thời hỗ trợ có hiệu quả cho người dân trong quá trình sản xuất giống.

- Trung tâm giống nông nghiệp và thủy sản đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các quy trình và kỹ thuật sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng để cung cấp cho nhân dân.

- Khuyến khích và có chế độ ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất giống cụ kỵ, giống ông bà, đàn hạt nhân, đàn nhân giống, giống mới sử dụng công nghệ cao.

- Hỗ trợ xây dựng các tổ quản lý cộng đồng, hợp tác xã về sản xuất giống nông nghiệp thủy sản, ghi nhãn hàng hóa và đăng ký thương hiệu cho một số cây, con giống chủ lực của tỉnh như: nghêu, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, xoài cát Hòa Lộc… Mở rộng diện tích các cây ăn trái đã được công nhận.

3. Các dự án đầu tư:

Để nâng cao năng lực sản xuất giống nông nghiệp, thủy sản chủ lực, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, thực hiện 04 dự án nâng cấp, sửa chữa; 06 dự án đầu tư mới; 07 dự án hỗ trợ phát triển; 05 đề tài, dự án khoa học với tổng số tiền là 90.447 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách tỉnh là 48.847 triệu đồng; vốn ngân sách Trung ương là 41.600 triệu đồng; phân kỳ đầu tư giai đoạn 2009 -2010 là 22.657 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh là 13.057 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 9.600 triệu đồng), giai đoạn 2011 - 2015 là 67.790 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh 35.790 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 32.000 triệu đồng). Cụ thể như sau:

a) Các dự án nâng cấp sửa chữa.

Có 04 dự án với tổng vốn đầu tư là 9.899 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách tỉnh là 4.299 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 5.600 triệu đồng. Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2009 - 2010 là 8.899 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh là 4.299 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 4.600 triệu đồng); giai đoạn 2011 - 2015 là 1.000 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương). Cụ thể các dự án như sau:

+ Dự án nâng cấp hạng mục trại lúa giống Vĩnh Hựu; tổng vốn đầu tư là 1.600 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh là 1.000 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 600 triệu đồng). Thực hiện giai đoạn 2009 - 2010.

+ Dự án hoàn thiện Cửa hàng giống Trung Lương; tổng vốn đầu tư là 4.699 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh là 2.699 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 2.000 triệu đồng). Thực hiện giai đoạn 2009 - 2010.

+ Dự án sửa chữa kho giống Trung Lương; Tổng vốn đầu tư 600 triệu đồng (ngân sách tỉnh). Thực hiện giai đoạn 2009 - 2010.

+ Dự án nâng cấp Trại sản xuất nghêu giống Tân Thành; tổng vốn đầu tư là 3.000 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương 3.000 triệu đồng). Thực hiện từ năm 2009 - 2011.

b) Dự án đầu tư mới:

Có 06 dự án với tổng vốn đầu tư là 44.928 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách tỉnh là 18.928 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 26.000 triệu đồng. Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2009 - 2010 là 9.828 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh là 4.828 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 5.000 triệu đồng); giai đoạn 2011 - 2015 là 35.100 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh là 14.100 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 21.000 triệu đồng). Cụ thể các dự án như sau:

+ Xây dựng hạ tầng khu sản xuất giống nhuyễn thể tập trung (19ha); Tổng vốn đầu tư là 6.000 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương là 6.000 triệu đồng). Thực hiện từ năm 2009 - 2012.

+ Dự án nhân giống khóm Queen; tổng vốn đầu tư là 6.928 triệu đồng, thực hiện giai đoạn 2009 - 2010.

+ Dự án đầu tư xây dựng phòng kiểm nghiệm hạt giống; tổng vốn đầu tư 900 triệu đồng; thực hiện giai đoạn 2009 - 2010.

+ Dự án đầu tư xây dựng phòng nuôi cấy mô; tổng vốn đầu tư là 1.100 triệu đồng; thực hiện giai đoạn 2011 - 2013.

+ Dự án đầu tư xây dựng Trại giống lúa; tổng vốn đầu tư là 25.000 triệu đồng; thực hiện giai đoạn 2013 - 2015.

+ Dự án đầu tư xây dựng kho chứa lúa giống; tổng vốn đầu tư là 5.000 triệu đồng; thực hiện giai đoạn 2013 - 2015.

c) Dự án hỗ trợ phát triển:

Có 07 dự án hỗ trợ phát triển với tổng kinh phí hỗ trợ là 27.470 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh là 17.470 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương là 10.000 triệu đồng). Phân kỳ hỗ trợ giai đoạn 2009 - 2010 là 1.330 triệu đồng; giai đoạn 2011 - 2015 là 26.140 triệu đồng. Cụ thể các dự án như sau :

+ Hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng để xây dựng các trại sản xuất nghêu, sò giống. Kinh phí hỗ trợ 600 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2009 - 2015.

+ Hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong sản xuất giống nông nghiệp, thủy sản chủ lực; tổng vốn hỗ trợ là 700 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2009 - 2015.

+ Hỗ trợ 30% vốn mua thiết bị và lắp đặt lò sấy, máy sơ chế lúa cho các hợp tác xã, tổ sản xuất giống. Số lượng dự kiến 14 lò sấy và 14 máy sơ chế. Tổng kinh phí hỗ trợ là 1.000 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2009 - 2015.

+ Hỗ trợ 50% giá cây đầu dòng, cây S1 cho các hợp tác xã, tổ sản xuất giống cây ăn quả; kinh phí hỗ trợ là 770 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2009 - 2015.

+ Hỗ trợ 20-50% giá con giống đầu dòng (tùy theo loại) cho các hợp tác xã, tổ sản xuất giống vật nuôi. Kinh phí hỗ trợ là 1.400 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2009 - 2015.

+ Hỗ trợ đầu tư trại chăn nuôi gia cầm sinh sản an toàn sinh học. Kinh phí hỗ trợ 3.000 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2009 - 2015.

+ Hỗ trợ đầu tư các trại giống heo, bò, gia cầm (gà, vịt); tổng vốn đầu tư là 20.000 triệu đồng. Thực hiện giai đoạn 2013 - 2015.

d) Các đề tài, dự án khoa học:

Có 05 đề tài, dự án khoa học với tổng số vốn là 8.150 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh). Phân kỳ giai đoạn 2009 - 2011 là 2.600 triệu đồng; giai đoạn 2011 - 2015 là 5.550 triệu đồng. Cụ thể có các đề tài, dự án sau:

+ Đề tài Nghiên cứu sinh sản nhân tạo sò huyết giống. Kinh phí thực hiện là 400 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2010 - 2011.

+ Dự án Nuôi giữ, bảo tồn đàn cá tra bố mẹ được chọn lọc di truyền. Kinh phí thực hiện 1.050 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2009 - 2011.

+ Dự án Nghiên cứu cải thiện đàn cá điêu hồng bố mẹ. Kinh phí thực hiện 2.000 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2009 - 2011.

+ Dự án Chuyển đổi cơ cấu giống lúa an toàn, chất lượng. Kinh phí thực hiện 3.500 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2009 - 2015.

+ Dự án Tiếp nhận quy trình sản xuất giống - nuôi giữ, bảo tồn một số loài cá quí hiếm (cá hô, cá cóc, ét mọi,…). Kinh phí thực hiện 1.200 triệu đồng. Thực hiện từ năm 2010 - 2015.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Trên cơ sở Chương trình phát triển giống nông nghiệp và thủy sản này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, các ngành, đơn vị địa phương có liên quan xây dựng các phương án cụ thể trên các lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản đưa vào kế hoạch hàng năm để cùng phối hợp triển khai thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có kế hoạch bố trí và cấp vốn để thực hiện Chương trình này.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công vận dụng cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích và xã hội hóa công tác phát triển giống nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn quản lý.

4. Hội Làm vườn, Hội Nghề cá tỉnh Tiền Giang tuyên truyền vận động các Chi hội ở địa phương theo chức năng của mình tuyên truyền, hướng dẫn vận động hội viên và nông dân thực hiện Chương trình Phát triển giống nông nghiệp và thủy sản theo đúng định hướng và mục tiêu.

5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển Giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực đến năm 2015; thường xuyên phối hợp với Công an tỉnh và các ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm trên lĩnh vực giống nông nghiệp và thủy sản. Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2746/QĐ-UBND năm 2009 về Chương trình phát triển giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2015

  • Số hiệu: 2746/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/08/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Phòng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/08/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản