Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1408/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 06 tháng 9 năm 2016 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC SẢM PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC, ĐẶC TRƯNG NĂM 2016
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh Bắc Giang về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 61/TTr - SCT ngày 25/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả thống kê các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang năm 2016 (Kèm theo Báo cáo số 160/BC-BCĐ ngày 29/7/2016 của Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 511/KH-UBND).
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố cập nhật dữ liệu, xây dựng cuốn cẩm nang và công bố thông tin rộng rãi để quảng bá phục vụ công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh. UBND huyện, thành phố thực hiện các biện pháp để duy trì và phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 511/KH-UBND CỦA UBND TỈNH TRIỂN KHAI TRA, THỐNG KÊ SẢN PHẨM NÔNG SẢN ĐẶC SẢN, THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CHỦ LỰC CỦA TỈNH
Thực hiện Kế hoạch số 511/KH-UBND ngày 08/3/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc triển khai tra, thống kê sản phẩm hàng hóa đặc sản, chủ lực của tỉnh. Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch báo cáo kết quả thực hiện việc điều tra, thống kê các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh như sau:
I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
- Sau khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 511/KH - UBND ngày 08/3/2016, Sở Công Thương đã ban hành quyết định số 74/QĐ-SCT, ngày 14/3/2016 thành lập Ban Chỉ đạo, trưởng ban là đồng chí Giám đốc Sở, Phó trưởng ban gồm PGĐ Sở Công Thương và đại diện lãnh đạo Sở NN & PTNT, Cục Thống kê tỉnh và các thành viên là Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo.
- Ngày 14/3/2016, Giám đốc Sở Công Thương đã ban hành Quyết định số 75/QĐ-SCT thành lập tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, trong đó giao cho đồng chí Phó Giám đốc Sở làm tổ trưởng, các thành viên là trưởng phòng các Sở có liên quan và lãnh đạo phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, thành phố.
- Sở Công Thương đã gửi gần 10.000 phiếu xuống tận thôn, bản; các huyện, thành phố đã thống kê và chọn gửi về Ban chỉ đạo 55 sản phẩm.
- Ngày 25/4/2016 Ban Chỉ đạo đã tổ chức họp xin ý kiến và thống nhất chọn 51 sản phẩm và đề nghị các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, bổ sung các sản phẩm còn thiếu.
- Ngày 15/5/2016 Ban Chỉ đạo tiếp tục họp và thống nhất chia thành 3 nhóm lớn, gồm 48 sản phẩm, trong đó:
+ Nhóm sản phẩm chủ lực: 8 sản phẩm;
+ Nhóm sản phẩm đặc trưng: 14 sản phẩm;
+ Nhóm sản phẩm tiềm năng: 26 sản phẩm.
II. NHÓM SẢN PHẨM CHỦ LỰC (08 sản phẩm)
Là những sản phẩm có số lượng lớn, có tiềm năng về thị trường, tỷ lệ dân tham gia nhiều, tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, tạo giá trị gia tăng cao; đã được cấp giấy chứng nhận về sở hữu công nghiệp dưới hình thức: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.... 08 loại nông sản gồm cây trồng, vật nuôi, cụ thể:
1. Lợn: tổng đàn lợn 2,48 triệu con, sản lượng 164,4 nghìn tấn, trong đó lợn sạch Tân Yên hàng tháng cung ứng ra thị trường từ 1.800 - 2.000 tấn.
2. Lúa: giữ ổn định diện tích khoảng 111.558 ha, trong đó có 26.500 ha lúa chất lượng cao, tổng sản lượng khoảng từ 621,3 nghìn tấn/năm.
3. Vải thiều: diện tích lớn nhất toàn quốc, tổng diện tích 30.000 ha, sản lượng đạt từ 130 - 190.000 tấn, trong đó: diện tích vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP trên 12.000 ha, sản lượng 80.000 tấn; diện tích vải GlobalGAP đạt 100 ha, sản lượng 600 tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước Pháp, Anh, Úc, Nhật Bản. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cấp 15 mã vùng trồng theo tiêu chuẩn GiobalGAP cho trên 250 hộ tại huyện Lục Ngạn. Trong đó, vải thiều Lục Ngạn, diện tích 16.293 ha, sản lượng 70 - 120.000 tấn/năm; vải sớm Phúc Hòa, diện tích 1.023 ha, sản lượng 6.500 tấn/năm.
4. Gà: tổng đàn gà 14,6 triệu con, tổng sản lượng 33.680 nghìn tấn; trong đó gà đồi Yên Thế 13,5 triệu con, sản lượng 27.000 nghìn tấn được chăn nuôi chủ yếu theo hình thức chăn thả vườn đồi, chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, đảm bảo VSATTP.
5. Cá: diện tích nuôi thâm canh và chuyên canh 6.530 ha, tổng sản lượng thu hoạch cá thương phẩm đạt 30.500 tấn/năm.
6. Rau các loại: Tổng diện tích 23.420 ha, tổng sản lượng trên 397 nghìn tấn/năm. Trong đó diện tích rau chế biến, rau an toàn 4.520 ha (rau chế biến 2.400 ha, rau an toàn 2.120 ha), sản lượng đạt 85.380 tấn. Đã có 35 ha rau được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
7. Cam: diện tích 1.650 ha, sản lượng 14.056 tấn, trong đó cam Lục Ngạn đã có thương hiệu và tạo ra giá trị kinh tế cao (cam ngọt, cam Vinh và cam V2)...
8. Lạc: giữ ổn định diện tích và sản lượng; tổng diện tích 11.694 ha, tổng sản lượng 28.867 tấn, trong đó diện tích lạc thâm canh cao khoảng 4.500 ha, sản lượng ước đạt 12.150 tấn.
II. NHÓM SẢN PHẨM NÔNG SẢN ĐẶC TRƯNG (14 sản phẩm)
Là những nông sản đã có thương hiệu, thị trường tiêu thụ ổn định, mang lại giá trị kinh tế khá, mang đặc trưng riêng của từng vùng, địa phương trong tỉnh:
1. Mỳ gạo, tổng sản lượng 18.457 tấn, trong đó:
+ Mỳ Chũ, sản lượng 14.657 tấn/năm;
+ Mỳ kế, sản lượng 1.400 tấn/năm;
+ Mỳ gạo Châu Sơn, sản lượng 2.400 tấn/năm.
2. Gạo thơm Yên Dũng, diện tích 5.800 ha, sản lượng 18.000 tấn.
3. Rượu làng Vân, sản lượng 4 triệu lít/năm.
4. Bưởi: tổng diện tích 1.208 ha, sản lượng 7.477 tấn, trong đó:
+ Bưởi Lục Ngạn, diện tích 880 ha, sản lượng 5.528 tấn;
+ Bưởi Lương Phong - Hiệp Hòa, diện tích 130, sản lượng 840 tấn.
+ Bưởi Tân Yên, diện tích 198 ha, sản lượng 1.109 tấn.
5. Rau cần Hoàng Lương, diện tích 150 ha, sản Iượng 16.000 tấn.
6. Mật ong, sản lượng hơn 1 triệu lít/năm, trong đó:
+ Mật ong Lục Ngạn, sản lượng hơn 1 triệu lít/năm;
+ Mật ong rừng Sơn Động, sản lượng 43.400 lít/năm.
7. Nếp cái hoa vàng Thái Sơn, diện tích 50 ha, sản lượng 253 tấn.
8. Na Lục Nam, diện tích 1.710 ha, sản lượng 12.500 tấn.
9. Rượu 33 Kiên Thành, sản lượng 713,7 nghìn lít.
10. Bún Đa Mai, sản lượng 6.000 tấn bún/năm.
11. Mây tre đan Tăng Tiến, sản lượng 6 triệu sản phẩm các loại/năm.
12. Bánh đa Kế, sản lượng hơn 3,2 triệu chiếc/năm.
13. Chè Yên Thế, sản lượng 3.861 tấn chè búp tươi.
14. Nấm Lạng Giang, sản lượng 1.620 tấn.
III. NHÓM SẢN PHẨM TIỀM NĂNG (26 sản phẩm)
Là những sản phẩm chưa có thương hiệu, quy mô và sản lượng chưa tương xứng với tiềm năng nhưng có khả năng phát triển thành sản phẩm chủ lực hoặc sản phẩm đặc trưng của tỉnh, gồm 26 sản phẩm: khoai tây, ngô, nhãn, sắn, khoai lang, dưa hấu, táo, chuối, gạo bao thai (Lục Ngạn), chanh, nếp Phì Điền, Mộc dân dụng Bãi Ôi, rau an toàn Đa Mai; bánh đa nem, mỳ Thổ Hà; tương Trí Yên, Nhãn, táo Đài Loan, táo xuân 21, quả vú sữa, rượu Giáp Tửu, chổi chít, chổi tre, mây nhựa đan cao cấp (Tân Yên), gốm Khuyến (gốm Làng Ngòi), mộc dân dụng Đông Thượng, Bánh chưng (Hiệp Hòa).
(Chi tiết của I + II + III kèm theo phụ lục)
1. Giải pháp quy hoạch, tổ chức sản xuất
- Tiếp tục tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Trong đó chọn khâu đột phá là “Tiết giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng thu nhập cho nông dân”.
- Chọn loại nông sản có lợi thế cạnh tranh, quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung đó là: cây trồng (vải thiều, lúa, chè, cây có múi.,.), vật nuôi (lợn, gà, cá...), đặc sản làng nghề (mỳ, rượu, mật ong, bánh đa, mây tre đan, tương...), rau củ quả chế biến, xuất khẩu (rau an toàn, rau cần, khoai tây...) và một số cây trồng vật nuôi khác thị trường có nhu cầu lại thích nghi điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của Bắc Giang.
- Tổng hợp các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xây dựng đề án cụ thể hóa vào từng địa phương, đặc biệt là cơ chế chính sách thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn Bắc Giang.
- Phát triển cây ăn quả theo hướng xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (qui mô phải đạt trên 1.000ha), tạo ra khối lượng sản xuất đủ lớn, có chất lượng cao, đồng đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng loại cây trồng ở từng vùng. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: cam ngọt Lục Ngạn, bưởi Lương Phong, na, dứa Lục Nam... Mỗi huyện cần chọn từ 1 đến 2 hoặc 3 cây ăn quả có hội đủ các điều kiện phát triển sản xuất thành sản phẩm hàng hóa chủ lực có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Nghiên cứu phát triển các loại giống mới chất lượng cao và tăng cường công tác quản lý giống, góp phần tạo tiền đề ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong, tất cả các khâu sản xuất.
- Tổ chức lại sản xuất, phát huy thế mạnh của kinh tế trang trại, xây dựng mô hình kinh tế hợp tác thông qua việc thành lập tổ hợp tác hay hợp tác xã sản xuất tại vùng sản xuất cây ăn quả tập trung làm cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp trong hợp tác tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức liên kết giữa nhà vườn và các cơ sở, doanh nghiệp trong từng khâu trong chuỗi giá trị từ công đoạn trồng, đến sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế.
2. Giải pháp về thị trường
- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách, pháp luật của nhà nước và một số nước có quan hệ giao dịch thương mại, về thị trường cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, đặc biệt là người nông dân để giúp họ định hướng đầu tư phù hợp. Xác định nhu cầu của thị trường yêu cầu từng loại sản phẩm cho từng thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu các sản phẩm cây ăn quả, cây đặc sản của địa phương tại các hội chợ, hội thi về sản phẩm nông nghiệp, thường xuyên tổ chức và tham gia các hội thi trái cây ngon gắn liền với các hoạt động văn hóa vùng miền, tạo điều kiện để các cơ sở, doanh nghiệp tiếp xúc với nhiều đối tác nước ngoài tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Đối với thị trường tiêu thụ trong nước: tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch hợp tác với thành phố Hà Nội và các tỉnh, cung ứng các sản phẩm nông sản thông qua hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống..., tăng cường khâu lưu thông phân phối giữa các tỉnh, thành phố đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, sấy khô ... để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, còn gắn kết với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, giúp người trồng cây ăn quả an tâm sản xuất và nhân rộng diện tích.
3. Giải pháp phát triển thương hiệu
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển các thương hiệu với từng loại sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bắc Giang để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm nông sản thông qua việc nâng cao chất lượng và ổn định vùng nguyên liệu và có doanh nghiệp chế biến liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Các loại nông sản có lợi thế cạnh tranh đều được chỉ đạo sản xuất theo chuỗi khép kín; lấy chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm làm mục tiêu phấn đấu mà nền tảng là Vietgap, các tiêu chuẩn khác chỉ thực hiện theo yêu cầu thị trường được xác định.
V. XÂY DỰNG DỮ LIỆU CÁC SẢN PHẨM HÀNG HÓA ĐẶC SẢN CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
1. Xây dựng dữ liệu
- Dữ liệu về các sản phẩm hàng hóa đặc sản, chủ lực của tỉnh Bắc Giang được đưa lên website của tỉnh, ngành Công Thương (http://www.bacgiangintrade.gov.vn/Default.aspx); sàn giao dịch thương mại điện tử (www.san24h.vn), các trang mạng xã hội (https://www.facebook.com/trantancongthuong/?fref=ts); xây dựng cẩm nang phục vụ công tác xúc tiến thương mại, công tác xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh.
2. Nội dung cơ bản dữ liệu
- Danh mục các sản phẩm hàng hóa; phân theo địa bàn, phân theo nhóm sản phẩm và sản phẩm;
- Diện tích, sản lượng, thời gian thu hoạch, khả năng cung ứng sản phẩm;
- Giá bán bình quân từng loại sản phẩm;
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Số hộ, lao động tham gia sản xuất sản phẩm;
- Địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung ứng sản phẩm.
1. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, phân tích tìm hiểu các thị trường tiêu thụ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản; hỗ trợ quảng bá sản phẩm hàng hóa thế mạnh của tỉnh; đề xuất danh mục thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh tiêu thụ nông sản chủ lực đặc trưng của tỉnh.
Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại hàng hóa nông sản. Định kỳ hàng năm cập nhật thông tin các sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc trưng của tỉnh lên Website của tỉnh và của ngành.
2. Sở Nông nghiệp & PTNT
Tiếp tục quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
Đầu tư thí điểm chương trình rau, hoa và quả sạch bằng việc áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
3. Sở khoa học và công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở NN & PTNT đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp.
Hướng dẫn, hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực và đặc trưng trên địa bàn tỉnh.
4. UBND các huyện,thành phố
Bổ sung phát triển các sản phẩm đặc sản, chủ lực, các sản phẩm đặc trưng có lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh phù hợp với nhu cầu thị trường.
Thành lập mới các HTX, các hội sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tạo mối liên kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
Cập nhật thông tin về sản phẩm nông sản hàng hóa báo cáo về thường trực ban chỉ đạo (Sở Công Thương) theo quy định.
Trên đây là báo cáo của Sở Công Thương thực hiện kế hoạch số 511/KH-UBND của UBND tỉnh triển khai điều tra, thống kê sản phẩm nông sản đặc sản, chủ lực của tỉnh.
Trân trọng báo cáo và xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang./.
CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN ĐẶC SẢN, CHỦ LỰC CỦA TỈNH
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 160/BC - SCT ngày 29 tháng 7 năm 2016)
STT | Tên sản phẩm | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Giá bán (đồng) | Doanh thu | Thời gian thu hoạch | Khả năng cung ứng | Số hộ tham gia | Số lao động tham gia | Thị trường tiêu thụ | Địa chỉ liên hệ |
I | SẢN PHẨM CHỦ LỰC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Lợn | 2.488 (triệu con) | 164,36 (nghìn tấn) | 50.000 | 7.830 | cả năm |
|
|
| Nội địa | Hội chăn nuôi lợn sạch Tân Yên, Ngô Xuân Lương, ĐT: 0975.844.988 |
2 | Lúa | 111.558 | 621.378 | 6.500 | 4.039 |
|
|
|
|
| Phòng KTHT các huyện: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lục Ngạn, Lục Nam |
| Trong đó: lúa chất lượng; | 26.500 | 148.000 | 8.000 | 1.184 |
|
|
|
|
|
|
3 | Vải thiều | 130.000 | 130-160.000 | 16.000 | 3.120 | Tháng 5-7 | 195.000 tấn |
|
| Nội địa và xuất khẩu |
|
| Trong đó: Vải thiều Lục Ngạn | 16.270 | 91.508 | 20.000 | 1.830 | tháng 5 -7 | 4.000 tấn/ngày | 45.808 | 106.493 | Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật... và các tỉnh, thành phố lớn | - Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.882.274 - Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn. Địa chỉ: thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - HTX nông nghiệp sản xuất và KD dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân Địa chỉ: xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Điện thoại: 0983.988.578 - Công ty TNHH TM Hùng Thảo Địa chỉ: xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Điện thoại: 0973.936.886 |
| - Vải sớm Phúc Hòa | 1.650 | 6.500 | 25.000 | 162,5 | tháng 5+6 | 6,5-7 nghìn tấn |
|
| Trung Quốc, TP.HCM, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên | * Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Tân Yên. ĐT: 02403.878.215 * HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Phúc Hòa, Thôn Phúc Đình, Phúc Hòa, Tân Yên. Người đại diện: Lương Khánh Toàn: 02406.605.607/0946.426.114 |
4 | Gà | 14,6 (triệu con) | 33.680 (nghìn tấn) | 50.000 | 2.525 |
|
|
|
|
|
|
| Trong đó: gà đồi Yên Thế | 13,5 (triệu con) | 27.000 (nghìn tấn) | 50.000 | 1.350 | cả năm | 27.000 (nghìn tấn) | 15 nghìn hộ | 30 nghìn người | Cả nước và nước ngoài | - Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Yên Thế. ĐT: 0240.3534988 - Hội sản xuất và tiêu thụ gà đồi Yên Thế Địa chỉ: thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - Cơ sở giết mổ: Công ty cổ phần Giang Sơn Địa chỉ: xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam |
5 | Cá | 6.530 | 30.500 | 40.000 | 1.220 |
|
|
|
|
| - HTX thủy sản Thái Đào, xã Thái Đào - LGiang (ĐT: 0975342620); HTX chăn nuôi, NTTS Trung Tâm, xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (ĐT: 0974.369.561); HTX NTTS Thắng Lợi, xã Đồng Phúc - Yên Dũng (ĐT: 0123.817.0278) |
6 | Rau các loại | 23.420 | 397.066 | 3.000 | 1.190 | Quanh năm |
|
|
|
|
|
| Trong đó: Rau chế biến, rau an toàn | 4.520 | 85.380 | 6.000 | 512 |
|
|
|
|
| - HTX DVNN&MT xã Cảnh Thụy, Xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, Nguyễn Khả Phương - Giám đốc, ĐT: 0915.025.926 |
7 | Cam | 1.650 | 14.056 |
| 807,2 |
|
|
|
|
|
|
- | Cam Lục Ngạn | 970 | 8.970 | 60.000 | 682,8 | T12+T1 | 300 tấn/ngày (15 ngày) | 6.301 | 14.961 | Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh,... | Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.882.274 |
- | Cam Vinh (Lục Ngạn) | 618 | 4.510 | 30.000 | 110,0 | T11+T12 | 200 tấn/ngày (15 ngày) | 3.944 | 8.437 | Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,... | Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.882.274 |
- | Cam V2 | 62 | 576 | 25.000 | 14,4 | T11+T12 |
|
|
|
| Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.882.274 |
8 | Lạc | 11.694 | 28.867 | 20.000 | 577,3 | T6+7; T11+12 |
|
|
|
|
|
| Trong đó: lạc Tân Yên | 1.500 | 4.000 | 35.000 | 140 | Tháng 11+12 | 4.500 tấn | 140.000 |
| Các tỉnh phía Bắc | Hội sản xuất Lạc giống Tân Yên. Người đại diện: Phạm Văn Xô |
II | SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mỳ gạo |
| 18.457 |
| 435,2 |
|
|
|
|
|
|
- | Mỳ Chũ |
| 14.657 | 25.000 | 366,4 | Cả năm | 100 tấn/ngày | 989 | 2799 | Anh, Australia, Thái Nguyên, Hải Phòng,... | Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.683.726 |
- Hội sản xuất và tiêu thụ mỳ Chũ Địa chỉ: thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.582.254 - Hợp tác xã kinh doanh tiêu thụ Mỳ Hiền Phuớc Địa chỉ: xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. ĐT: 0946531599 | |||||||||||
- | Mỳ Kế |
| 1.400 | 20.000 | 28 | Cả năm | 1400 tấn/năm | 150 | 350 | Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Vinh và các tỉnh trong cả nước | HTX Mỳ Kế, Tổ dân phố Phú Mỹ, Phường Dĩnh Kế, TP.Bắc Giang, ĐT: 0123.661.9370 |
- | Mỳ gạo Châu Sơn |
| 2.400 | 17.000 | 40,8 | hàng ngày | 3.000 | 52 | 110 | Các tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nội... | Hội Làng nghề Mỳ Châu Sơn, Thôn Châu Sơn, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, ông Nguyễn Văn Quế-chủ tịch hội: 0944.996.523 |
2 | Gạo thơm Yên Dũng | 5.800 | 18.000 | 15.000 | 270 | T6 và T10 | 16.000 tấn/năm | 15 | 30 | Trong và ngoài tỉnh | Hội SX&TT Gạo thơm Yên Dũng Nguyễn Đình Lực - Chủ tịch Hội, ĐT: 0168.637.7026 |
3 | Rượu Làng Vân |
| 4 triệu lít | 30.000 | 120 | Cả năm | 4 triệu lít/năm | 300 | 600 | Trong nước | HTX Vân Hương, Xóm 5, Yên Viên, xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang, ĐT: 02403.843.076 |
4 | Bưởi | 1.208 | 7.477 | 16.000 | 94,2 |
|
|
|
|
|
|
| Trong đó: Bưởi Lục Ngạn | 880 | 5.528 | 25.000 | 68,2 | Tháng 12 - tháng 2 năm sau | 400000 quả/ngày | 6.432 | 14584 | Bắc Giang, TP. Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên | Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.882.274 |
| - Bưởi Lương Phong | 130 | 840 | 18.000 | 15,0 | Tháng 11 - tháng 2 năm sau |
| 350 | 962 | Bắc Giang, TP. Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh | * Phòng Nông nghiệp huyện Hiệp Hòa, ĐT: 0988.127.054- Phạm Duy Trung- Phó trưởng phòng * Hội trồng Bưởi xã Lương Phong, Hội trưởng: Nguyễn Văn Đê, ĐT: 01687.351.978 |
| - Bưởi Tân Yên | 198 | 1.109 | 10.000 | 11,0 | Tháng 11 - tháng 2 năm sau |
|
|
|
| Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Tân Yên. ĐT: 02403.878.215 |
5 | Rau cần Hoàng Lương | 150 | 16.000 | 6.000 | 96 | Từ tháng 10 - đến tháng 3 năm sau | 25.000 tấn | 806 | 2.015 | Bắc Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh... | Hội sản xuất và tiêu thụ rau cần xã Hoàng Lương, Hội trưởng: Nguyễn Văn Tỉnh, ĐT: 01688.132.477 |
6 | Nấm Lạng Giang |
| 1.620 |
| 72,9 | 22500 |
|
|
|
| Hội Nấm Lạng Giang Xã Tiên Lục, Lạng Giang, Bắc Giang, Bà Lê Thị Ánh - Chủ tịch Hội, ĐT: 0984.790.089 |
| - Nấm sò (tươi) |
| 750 | 30.000 | 22,5 | Từ tháng 7 năm trước đến tháng 4 năm sau | 2,5 tấn/ngày | 206 | 1 | Bắc Giang, TP. Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên | |
| - Nấm mỡ (tươi) |
| 450 | 40.000 | 18,0 | 1,5 tấn/ngày | 206 | 1 |
| ||
| - Nấm rơm (tươi) |
| 300 | 60.000 | 18 | 01 tấn/ngày | 206 | 1 |
| ||
| - Nấm mộc nhĩ (khô) |
| 120 | 120.000 | 14 | Cả năm | 0.33 tấn/ngày | 115 | 600 |
| |
7 | Mật Ong |
| 1.092.954 lít |
| 77 |
|
|
|
|
|
|
- | Mật Ong (Lục Ngạn) |
| 1.049.554 lít | 70.000 | 73,5 | Cả năm | 10.000 lít/ngày | 522 | 758 | Hà Hội, Hải Phòng, Bắc Giang,... | HTX nuôi ong xuất khẩu Nghĩa Hồ: (ông Hoàng Văn Sống -Giám đốc, ĐT: 0912.280.628) |
- | Mật ong rừng Sơn Động |
| 43.400 lít | 80.000 | 3,5 | - Từ T3 đến T9 | 43,4 | 29 | 58 | Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, | - Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Sơn Động. Thị trấn. An Châu, Sơn Động, Bắc Giang. ĐT: 02403.882.274 - HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động, thôn Chùa Địa chỉ: xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang |
8 | Gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn (Hiệp Hòa) | 50 | 179 | 25.000 | 44,75 | Trong tháng 11 | 220 tấn | 518 | 1.012 | Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh... | Hội sản xuất và tiêu thụ nếp cái hoa vàng Thái Sơn. Hội trưởng: ông Nguyễn Văn Mỳ, ĐT: 01697.040.401 |
9 | Na Lục Nam | 1.710 | 12.500 | 25.000 | 312,0 | tháng 6-9 | 1.595 | 1.972 | 2.332 | Quảng Ninh, Hà Nội | - Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Nam; ĐT: 02403.884.215 - HTX sản xuất na dai Lục Nam. Ông: Bùi Văn Quang - Chủ nhiệm HTX |
10 | Rượu Kiên Thành (Lục Ngạn) |
| 713.700 lít | 45.000 | 32,1 | Cả năm | 3.000 lít/ngày | 125 | 223 | Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Ninh,… | - Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.683.726 - Ông: Lưu Văn Vượng. Địa chỉ: xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. ĐT: 0973.262.321 - Ông: Vi Minh Đức. Địa chỉ: xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. ĐT: 0945.735.699 |
11 | Bún Đa mai (TP.Bắc Giang) |
| 6.000 | 9.000 | 54 | Cả năm | 6.000 tấn/năm | 80 | 180 | Các huyện trong tỉnh | HTX Bún Đa Mai, Đa Mai, TP. Bắc Giang, ĐT: 0168.254.3734 |
12 | Mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên) |
| 6 triệu sản phẩm |
| 10 | Cả năm | 6 triệu sản phẩm | 1.100 | 3.500 | Trong nước, xuất khẩu Châu Á, Âu, Mỹ | Cty TNHH MTV Mây tre Tăng Tiến, Thôn Chùa, Tăng Tiến, Việt Yên, Bắc Giang, Giám đốc: ông Đinh Văn Tỉnh, ĐT: 0903.286.447 |
13 | Bánh đa Kế |
| 800 | 3,2 (triệu chiếc) | 64 | Cả năm | 3.200.000 chiếc/năm | 60 | 180 | Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên và các tỉnh trong cả nước. | HTX Mỳ sản xuất Bánh đa Kế, Tổ dân phố Giáp Sau, phường Dĩnh Kế, TP.Bắc Giang, ĐT: 0978.002.416 |
14 | Chè (Yên Thế) | 429 | 3.861 | 6000/kg búp tươi | 23,2 | Thời vụ | 3,819 nghìn tấn | 80 | 200 | Cả nước | 1. Chè xanh Bản Ven, HTX Thân Trường. Thôn Chẽ, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, Điện thoại: 0983.876.389 2. Chè sạch Thảo Xuyên, Bản Làng Dưới, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, bà Hứa Thị Xuyên, ĐT: 0989.036.709 |
III | SẢN PHẨM TIỀM NĂNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khoai tây | 2.625 | 35.528 | 6.500 | 231 |
|
|
|
|
| Phòng KTHT các huyện |
2 | Ngô | 10.711 | 42.265 | 4.200 | 177,5 | tháng 8+9 | 42.265 |
|
| trong nước | Phòng KTHT các huyện |
3 | Nhãn | 2.618 | 11.509 | 15.000 | 172,6 | tháng 7 -t9 |
|
|
|
|
|
- | Nhãn (Lục Ngạn) | 1.011,5 | 5.160 | 25.000 | 129,0 | tháng 7-9 | 15 tấn/ngày | 3.383 | 6.824 | trong nước | Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.882.274 |
- | Nhãn (Lục Nam) | 6.508,0 | 3.000 | 15.000 | 45,0 | tháng 7+8 | 3.000 | 164 | 656 | trong nước | Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Nam. ĐT: 02403.684.221 |
4 | Sắn | 4.955 | 71.668 | 1.500 | 107 | Tháng 12+1 | 71.668 |
|
| trong nước | Phòng KTHT các huyện |
5 | Khoai lang | 5.943 | 62.320 | 1.500 | 93,5 | tháng 5+6+11+12 | 62.320 |
|
| trong nước | Phòng KTHT các huyện |
6 | Dưa hấu | 1.278 | 31.015 | 3.000 | 93 | Tháng 5-9 | 31.015 |
|
| Hà Nội và các tỉnh lân cận | Phòng KTHT các huyện: Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang |
7 | Lợn sạch Tân Yên |
| 1.800 | 50.000 | 90 | Hàng tháng | 2.000 tấn | 52 | 150 | Hà Nội và các tỉnh lân cận | Hội chăn nuôi lợn sạch Tân Yên, ông Ngô Xuân Lương, ĐT: 0975.844.988 |
8 | Táo | 436 | 3.170 | 25.000 | 79,2 |
|
|
|
|
|
|
- | Táo Đài Loan( Lục Ngạn) | 104 | 1.694 | 18.000 | 30,5 | T12+T1 | 40 tấn/ngày | 950 | 2.280 | Hà Nội và các tỉnh lân cận | - Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.683.726 Ông Vũ Xuân Lan. Địa chỉ: xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang |
- | Táo xuân 21 (Lngan) | 26 | 2.392 | 20.000 | 47,8 | T1+T2 | 10 tấn/ngày | 306 | 730 | Hà Nội và các tỉnh lân cận | - Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.683.726 Ông Bùi Công Đạt. Địa chỉ: xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang |
9 | Chuối | 1.522 | 17.840 | 3.000 | 53,5 | cả năm | 17.840 |
|
| Bắc Giang | Phòng Nông nghiệp huyện Hiệp Hòa. ĐT: 0988.127.054 |
10 | Gạo Bao Thai (Lục Ngạn) | 830 | 4.837 | 10.000 | 48,4 | T6,T11 | 4.837 | 8.144 | 19.154 | Bắc Giang, Quảng Ninh | - Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.683.726 - Thôn Héo, xã Hộ Đát, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. ĐT: 02403.882.301 - Thôn Móng, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang- ĐT: 02403.856.310 |
11 | Chanh | 467 | 1.299 | 30.000 | 38,9 | Từ tháng 9 đến tháng 12 | 12 tấn/ngày | 300 | 500 | Bắc Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh | - Chanh đào huyện Lạng Giang: Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lạng Giang. ĐT: 02403.638.600. Ông Hoàng Viết Chương, Xã Tiên Lục, Lạng Giang, Bắc Giang, ĐT: 0984.213.179 - Chanh đào huyện Lục Ngạn: Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. ĐT: 02403.683.726 |
12 | Nếp Phì Điền | 49 | 245 | 15.000 | 3,67 | T11 | 10 tấn/ngày | 318 | 912 | Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng,… | HTX lúa nếp Hoa vàng Phì Điền (ông Phạm Văn Bút- Giám đốc, ĐT: 0988.384.612) |
13 | Mộc dân dụng - Mộc Bãi Ổi (TP.Bắc Giang) |
| 8.400 |
| 20 | Cả năm | 8,4 | 141 | 246 | Các huyện, các tỉnh trong cả nước | HTX Mộc Bãi Ổi, Xã Dĩnh Trì, TP.Bắc Giang, ĐT: 0913.076.856 |
14 | Rau an toàn Đa Mai |
| 250 | 6.000 | 1,5 | Cả năm | 250 tấn/năm | 210 | 3.000 | Siêu thị BigC, các bếp ăn tập thể các hộ gia đình trên địa bàn thành phố | HTX rau an toàn Đa Mai. P.Đa Mai, TP.Bắc Giang. ĐT: 0169-655.8152 |
15 | Bánh đa nem, mỳ Thổ Hà - Việt Yên |
| 1.050 triệu cái | 200 | 200 | Cà năm | 1.050 triệu cái | 500 | 1.800 | Trong nước | HTX sản xuất Bánh đa nem, Mỳ Thổ Hà, Xóm 1, Thổ Hà, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang, Chủ nhiệm Trịnh Đắc Mạnh: 0965.303.656 |
16 | Tương Trí Yên - Yên Dũng | 1600 | 40.000 lít/ năm | 40.000 | 1,6 | Quanh năm | 35.000 lít/ năm | 100 | 200 | Trong và ngoài huyện | HTX DVNL xã Trí Yên, xã Trí Yên, Yên Dũng, Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc, ĐT: 0982.071.927 |
17 | Táo Đài Loan (Lục Ngạn) | 104 | 1.694 | 18.000 | 30,5 | T12+T1 | 40 tấn/ngày (20 ngày) | 950 | 2,28 | Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, | Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. |
18 | Táo Xuân 21 (Lục Ngạn) | 26 | 2.392 | 20.000 | 47,8 | T1+T2 | 10 tấn/ngày (20 ngày) | 306 | 730 | Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, | Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lục Ngạn. |
19 | Quả vú sữa (Tân Yên) | 15 | 45 | 27.000 | 1,2 | tháng 4 | 50 tấn | 25 | 40 | Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng | ông Nguyễn Văn Cường, Thôn Cửa sông, Hợp Đức, Tân Yên, ĐT: 0167.2817.875 |
20 | Rượu Giáp Tửu (Tân Yên) |
| 10.000 lít | 100.000 | 1 | Hằng ngày | 12.000 lít | 2 | 15 | Tỉnh Bắc Giang | Giáp Quang Khái, Thôn Cả Am, Xã Phúc Hòa, Tân Yên, ĐT: 0912.558.078 |
21 | Chổi chít (Tân Yên) |
| 400.000 chiếc | 35.000 | 14 | Hằng ngày | 450.000 chiếc | 70 | 150 | Các tỉnh phía Bắc | Ban Quản lý làng nghề, Xã Việt Lập, Tân Yên, ĐT: 0984.236.160 |
22 | Chổi tre (Tân Yên) |
| 550.000 chiếc | 10.000 | 5,5 | Hằng ngày | 600.000 chiếc | 65 | 130 | Các tỉnh phía Bắc | ông Nguyễn Hoài Muôn, Xã Việt Lập, Tân Yên, ĐT: 0169.925.3786 |
23 | Mây nhựa đan cao cấp (Tân Yên) |
| 400 chiếc |
| 0,6 | Hằng ngày | 1.000 chiếc | 1 | 20 | Trung Quốc, TP Hà Nội, Bắc Ninh | HTX Mây nhựa đan cao cấp Tâm Vụ, Thôn Châu Sơn, Ngọc Châu, Tân Yên, ông Nguyễn Văn Vụ, ĐT: 0165.977.7947 |
24 | Gốm Khuyến (Gốm Làng Ngòi) |
| 5.000 sp/ năm |
| 2 | Quanh năm | 5.000sp/ năm | 1 | 15 | Trong nước | Cơ sở sản xuất Gốm Làng Ngòi, Xã Tư Mại, Yên Dũng, Bắc Giang, ông Lưu Xuân Khuyên - Chủ cơ sở, ĐT: 0912.622.213 |
25 | Mộc dân dụng (Làng nghề Mộc Đông Thượng - xã Lãng Sơn- Yên Dũng) |
| 9.240 sp/ năm |
| 20 | Quanh năm | 9.240 sp/ năm | 96 | 271 | Trong nước | Hội Làng nghề mộc Đông Thượng, xã Lãng Sơn, Huyện Yên Dung, tỉnh Bắc Giang, ông Hoàng Cao Phong - Hội trưởng, ĐT: 0915.081.673 |
26 | Bánh chưng (Hiệp Hòa) |
| 10 | 35.000 | 0,35 | Cả năm | 10 tấn | 20 | 41 | Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh... | Hội bánh chưng xã Hoàng An, Hội trưởng: bà Bùi Thị Lộc, ĐT: 0985.929.675 |
- 1Quyết định 2746/QĐ-UBND năm 2009 về Chương trình phát triển giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2015
- 2Quyết định 1480/QĐ-UBND năm 2014 về danh mục sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 3Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4Quyết định 1517/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Bắc Giang năm 2017
- 5Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt đề cương, nhiệm vụ Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1Quyết định 2746/QĐ-UBND năm 2009 về Chương trình phát triển giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2015
- 2Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1480/QĐ-UBND năm 2014 về danh mục sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2015 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 7Quyết định 1517/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Bắc Giang năm 2017
- 8Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt đề cương, nhiệm vụ Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Quyết định 1408/QĐ-UBND phê duyệt kết quả thống kê sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng năm 2016 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- Số hiệu: 1408/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Dương Văn Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra