Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1724/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 02 tháng 08 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg , ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 332/QĐ-TTg , ngày 03/3/2011 cúa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/03/2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 68/TTr-SNNPTNT ngày 20/4/2012; Biên bản họp thẩm định ngày 07/03/2012 và Báo cáo kết quả thẩm định Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 với các nội dung chính, như sau:
I. Tên dự án: Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020
Vị trí: Trên địa bàn 15 huyện, thị xã Buôn Hồ và TP Buôn Ma Thuột
Quy mô: Trong 16 danh mục theo Quyết định số 2733/QĐ-UBND, ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc phê duyệt danh mục giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản giai đoạn 2011-2020.
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực của hệ thống ứng dụng, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. Áp dụng công nghệ kỹ thuật cao sản xuất các giống lai, giống chất lượng cao. Đưa các tiến bộ kỹ thuật về giống vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh, nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, nâng cao thu nhập của nông dân. Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, liên doanh, liên kết, hợp tác, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đầu tư vào công nghệ sản xuất giống. Từng bước hình thành hệ thống sản xuất và cung ứng giống phục vụ nhu cầu của tỉnh, theo hướng công nghệ kỹ thuật cao.
2. Mục tiêu cụ thể
- Cung ứng và đa dạng hóa các giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản chất lượng cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
- Tăng tỷ lệ sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật chất lượng cao vào sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thực hiện mục tiêu của sản xuất nông lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2020.
a) Đối với trồng trọt:
- Đảm bảo đủ giống chất lượng cao tái canh 13.600 ha cà phê giai đoạn 2012 - 2015, hơn 18.850 ha trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Đảm bảo giống chất lượng cao cho việc mở rộng diện tích ca cao giai đoạn 2012 - 2020.
- Giống cây ăn quả: Sản xuất và hỗ trợ nông dân sản xuất giống cây ăn quả có lợi thế, như: bơ, mít, sầu riêng giai đoạn 2012 - 2020.
- Liên kết với các nhà khoa học, các doanh nghiệp với nông dân chuyển giao công nghệ sản xuất hạt giống, ngô lai và đa dạng giống ngô giai đoạn 2011 - 2020: Phấn đấu sản xuất 15% nhu cầu hại giống ngô lai vào năm 2015 và 20 - 25% hạt giống ngô cho sản xuất vào năm 2020. Thực hiện sản xuất thử 120 ha ở các huyện có đủ điều kiện, diện tích ngô lớn và tập trung: EaHleo, Krông Păk, Cư Mgar...
- Mỗi năm lựa chọn 300 - 350 hộ nông dân trồng 50 ha có chất lượng cao cung cấp thức ăn cho nhu cầu chăn nuôi bò và thủy sản trên địa bàn của các huyện, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột, giai đoạn 2012-2020.
- Đáp ứng nhu cầu hạt giống lúa tiến bộ kỹ thuật:
Đến năm 2015: Cung cấp 40 - 45% nhu cầu hạt giống lúa xác nhận, cho sản xuất.
Đến năm 2020: Đảm bảo đủ nhu cầu hạt giống lúa xác nhận cho sản xuất.
b) Giống cây lâm nghiệp:
- Sản xuất giống cây lâm nghiệp cho trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán (Sao, dầu, keo lai, bạch đàn bằng phương pháp dâm hom, cấy mô ...); trồng rừng tập trung quy mô 7.000 ha/năm, trồng cây phân tán 1 triệu cây/năm; trồng rừng cải tạo rừng nghèo 2500 ha/năm.
- Sản xuất cây giống bảo tồn nguồn gen: cây gỗ bản địa quý hiếm (Chiêu liêu, sao,..)
- Xây dựng 45 ha rừng giống chuyển hóa, 8 ha vườn giống: cây bản địa (chiêu liêu BQL rừng phòng hộ Buôn Đôn, sao đen CT lâm nghiệp Eawy) cây nhập nội (tếch xã Hòa Thắng)...
c) Giống vật nuôi:
- Cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo và bò đực zêbu quy mô 10.000 con/năm.
- Tỷ lệ đàn heo chuyên nạc 30% tổng đàn năm 2015 và trên 35% năm 2020;
- Hỗ trợ nông dân sản xuất giống gia cầm phục vụ cho tái đàn hàng năm với các giống gia cầm đảm bảo chất lượng cao, sạch bệnh: Giống gà chuyên dụng thịt, gà chuyên dụng trứng. Sản xuất 9.000 - 10.000 con heo sóc, heo rừng giống/năm, 2.000 - 3.000 con heo giống thương phẩm hướng nạc/năm, phục vụ con giống cho các gia trại và trang trại chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh.
d) Giống thủy sản:
Xây dựng trung tâm giống thủy sản cấp tỉnh, hỗ trợ các hộ nông dân sản xuất cá giống truyền thống và một số loài thủy sản quý hiếm, chất lượng cao và an toàn dịch bệnh:
- Đến năm 2015 các cơ sở sản xuất giống thủy sản sản xuất 76,5 triệu cá giống, trong đó có 4,59 triệu cá đặc sản, 2,85 triệu cá giống rô phi.
- Đến năm 2020: sản xuất 89,95 triệu cá giống trong đó 5,4 triệu cá đặc sản và 3,20 triệu cá giống rô phi.
Đề án đáp ứng cơ bản nhu cầu giống thủy sản trên địa bàn của tỉnh.
f) Nâng cao năng lực quản lý chất lượng giống nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 -2020.
IV. Nội dung đầu tư chủ yếu các dự án sản xuất giống giai đoạn 2012- 2020
1. Nhóm dự án giống cây nông nghiệp
1.1. Dự án sản xuất hạt giống lúa
Thực hiện mục tiêu 25% diện tích gieo trồng lúa lai năm 2015 và 35% vào năm 2020 (Hạt giống lúa F1 có dự án riêng).
Sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng. Hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất hạt giống lúa xác nhận.
Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, được giao nhiệm vụ sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng, đảm bảo nhu cầu hạt giống cho các huyện sản xuất hạt giống lúa xác nhận với quy mô 20 ha/năm, sản lượng hạt giống 90 - 100 tấn.
Hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các huyện sản xuất 2.340 tấn hạt giống lúa xác nhận/năm giai đoạn 2012 - 2015 và 4.200 tấn/năm, giai đoạn 2016 - 2020.
Hỗ trợ hạt giống và kỹ thuật sản xuất hạt giống: Tổng chi phí: 45.270 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng 1800 triệu đồng, vốn vay của các ngân hàng thương mại 24.570 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 18.900 triệu đồng.
1.2. Dự án sản xuất hạt giống ngô lai
Phấn đấu đến năm 2015 tự sản xuất 420 tấn hạt giống ngô/năm, năm 2020 tự sản xuất 665 tấn hạt giống ngô lai, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu hạt giống ngô (năm 2015) và 20 - 25% (năm 2020). Thực hiện liên kết giữa nhà khoa học/doanh nghiệp/người nông dân chuyển giao kỹ thuật sản xuất hạt giống. Đa dạng hóa các giống ngô, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh.
Tổng vốn đầu tư: 36.575 triệu đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 10.973 triệu đồng (chiếm 33%), vốn doanh nghiệp 25.603 triệu đồng.
1.3. Dự án sản xuất cây giống dài ngày: cà phê, ca cao, cây ăn quả ...
Đầu tư xây dựng vườn nhân chồi cây cà phê, ca cao và cây ăn quả có lợi thế (Bơ, sầu riêng, bơ). Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở tư nhân sản xuất cây giống thương phẩm phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích và tái canh quy mô 15 - 16 triệu cây giống một năm. Nhà nước hỗ trợ hạt giống cà phê, hoặc cây giống chất lượng từ vườn nhân chồi của Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi.
Tổng nhu cầu đầu tư: 23.300 triệu đồng, vốn ngân sách đầu tư vườn nhân chồi tại Trung tâm giống 14.000 triệu, còn lại là vốn của dân và vay ngân hàng thương mại.
2. Nhóm dự án giống cây lâm nghiệp
Diện tích rừng phải trồng mới giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020 là 7.000ha/năm, trong đó trồng rừng phòng hộ 500 ha/năm, trồng rừng sản xuất 4.500 ha/năm, trồng rừng thay thế nương rẫy 1.000 ha/năm. Trồng rừng cải tạo rừng nghèo 2.500 ha/năm, trồng cây phân tán 1 triệu cây/năm. Lượng cây giống bình quân một năm 15-18 triệu cây/năm.
Đáp ứng nhu cầu giống cho trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán và bảo tồn nguồn gien, bố trí xây dựng các dự án giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2020:
2.1. Dự án đầu tư nâng cấp các vườn ươm cây giống lâm nghiệp hiện có
Tiếp tục hỗ trợ đầu tư nâng cấp và mua trang thiết bị cho vườn ươm của các công ty lâm nghiệp: M’Drăk, Krông Bông, EaKar, công ty EaWy, đầu tư xây dựng mới vườn ươm tại công ty lâm nghiệp CưMalanh (huyện Ea Súp) và vườn ươm của ban quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn, theo tiêu chuẩn vườn ươm lâu dài. Tổng diện tích 113.000 m2/07 đơn vị. Năng lực của các vườn ươm này sản xuất từ 13 - 14 triệu cây giống/năm phục vụ cho nhu cầu trong rừng tập trung, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh.
2.2. Dự án xây dựng rừng giống chuyển hóa và vườn giống:
Lựa chọn và quy hoạch 45 ha rừng giống tại hai địa điểm: Công ty lâm nghiệp Ea Wy: 15 ha, cây sao đen và Ban quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn: 30 ha, cây chiêu liêu.
2.3. Dự án đầu tư xây dựng phòng nuôi cấy mô:
Đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị phòng nuôi cấy mô sản xuất cây giống nông lâm nghiệp tại các khu vực: xã Ea Tu - thành phố Buôn Ma Thuột, giao cho Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý vận hành. Hỗ trợ Công ty lâm nghiệp M’Drăk, Công ty CP nông lâm nghiệp Trường An tại xây dựng phòng nuôi cấy mô.
Tổng vốn đầu tư xây dựng các vườn ươm giống cây lâm nghiệp và các phòng nuôi cấy mô giai đoạn 2011 - 2020: 22.300 triệu đồng, ngân sách nhà nước đầu tư 3.000 triệu đồng cho chăm sóc rừng giống, còn lại đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng và vốn của các doanh nghiệp.
3. Nhóm dự án giống vật nuôi:
3.1. Dự án giống heo.
a. Dự án nâng cấp trại giống heo cấp I (trại giống ông bà) của Trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh, từ 61 heo nái cơ bản lên quy mô 200 nái cơ bản cấp ông bà; 03 đực giống lên 18 con đực giống vào năm 2011. Năng lực 1400 - 1500 con giống/năm, giống bố mẹ và heo giống cho nhu cầu sản xuất trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột và các trại giống cấp II (trại giống heo thương phẩm).
Tổng vốn đầu tư: 6.000 triệu đồng, trong đó mua giống 720 triệu đồng.
b. Dự án xây dựng trại heo giống cấp II: Xây dựng 10 trại heo sản xuất 2.300 - hơn 3.000 con giống thương phẩm hướng nạc/năm và 24 trại heo sóc (heo bản địa) và heo rừng, cung cấp 9.400 - 10.150 con giống/năm cho các trang trại và các hộ gia đình.
c. Dự án xây dựng các trại giống heo ông bà, heo giống thương phẩm 2012 -2020:
Hỗ trợ 30% kinh phí mua 10 con heo đực giống cho huyện Krông Ana.
Vốn đầu tư xây dựng các trại giống heo: 21.830 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư trại giống ông bà và hỗ trợ mua heo đực giống: 6.027 triệu đồng, vốn vay ngân hàng thương mại 4.722 triệu đồng, vốn của chủ đầu tư 11.081 triệu đồng.
3.2. Dự án cải tạo đàn bò thịt bằng thụ tinh nhân tạo và bò đực Zêbu.
Tiếp tục thực hiện cải tạo đàn bò bằng bò đực Zêbu và thụ tinh nhân tạo. Giai đoạn 2012 - 2016: Mua thêm 1800 con bò đực Zêbu giai đoạn 2016 - 2020: mua thêm 2250 con. Tổng kinh phí 65.250 triệu đồng (15 triệu đồng/bò đực), tín dụng đầu tư hỗ trợ 70%, người chăn nuôi 30%.
Mua sắm trang thiết bị bảo quản kiểm tra chất lượng tinh bò, máy siêu âm, dụng cụ thụ tinh, tinh bò và hỗ trợ nhân viên làm tác nghiệp thụ tinh nhân tạo.
Lựa chọn 350 - 500 hộ, mỗi huyện 20 - 50 hộ, theo vùng chăn nuôi tập trung, số lượng gia súc nhiều, diện tích nuôi cá lớn. Hỗ trợ các hộ trồng các giống có chất lượng cao, phục vụ chăn nuôi bò và cá, giai đoạn 2011 - 2015 diện tích 250 ha (50 ha/năm), giai đoạn 2016 - 2020 diện tích 500 ha (100 ha/năm) cung cấp giống có chất lượng cao cho các hộ gia đình trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Tổng vốn đầu tư 15.000 triệu đồng, ngân sách hỗ trợ 12.750 triệu đồng, dân đóng góp 2.250 triệu đồng, giai đoạn 2012 - 2016 đầu tư 5.000 triệu đồng. Giao cho Trung tâm khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện. Thời gian thực hiện 2012 - 2020.
Nhu cầu đầu tư cho dự án cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò giai đoạn 2012 - 2020: 90.000 triệu đồng, vốn tín dụng đầu tư hỗ trợ 30% kinh phí mua bò đực giống. Ngân sách đầu tư thiết bị, hỗ trợ tiền thụ tinh nhân tạo: 22.500 triệu đồng, vốn tín dụng đầu tư 45.675 triệu mua bò đực. vốn của dân và vốn vay ngân hàng 21.825 triệu đồng.
3.3. Dự án giống gia cầm:
a. Dự án nâng cấp trại gà tại trung tâm giống cây trồng, vật nuôi:
Đầu tư nâng cấp xây dựng trại giống gà ông bà của Trung tâm giống cây trồng vật nuôi lên quy mô 2.000 con mái đẻ, trong đó 50% giống ông bà và 50% giống bố mẹ, sản xuất từ 150 - 160 ngàn gà giống/năm cho các địa phương. Tổng đầu tư 1.000 triệu đồng.
b. Dự án đầu tư xây dựng các trại giống gia cầm tại các huyện:
* Trại gà giống chuyên thịt
- Quy mô: Đầu tư xây dựng 07 trại gà giống cung cấp gà giống thương phẩm cho nhu cầu tái đàn hàng năm trên địa bàn các huyện: Cưkuin, Krông Păk, Cư M’gar; Ea Súp và huyện EaKar mỗi huyện một trại 2.000 gà mái sinh sản, huyện Lăk và huyện Ea Hleo, mỗi huyện một trại quy mô 1000 gà mái.
* Trại gà giống chuyên trứng: Xây dựng các trại gà giống chuyên trứng quy mô từ 1.000 - 2.000 gà mái tại các huyện Ea Hleo và thị xã Buôn Hồ.
* Trại giống vịt chuyên trứng: Xây dựng 02 trại giống vịt chuyên trứng quy mô 1.500 vịt mái năm 2015 và tăng lên 3.000 mái đẻ vào năm 2020 tại huyện Krông Bông. Trại cung cấp 50 - 52 ngàn con vịt giống/tháng, giống vịt chất lượng cao.
Vốn xây dựng các trại giống gia cầm 10.500 triệu đồng, ngân sách đầu tư 1.000 triệu đồng xây dựng trại gà giống bố mẹ, còn lại là vốn vay và vốn của các chủ đầu tư.
4. Nhóm dự án giống thủy sản:
4.1. Nâng cấp các trại thủy sản:
Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (bể san ương cá giống và cho cá đẻ nhân tạo, kè ao, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật) cho 02 trại cá giống sử dụng công nghệ kỹ thuật cao: sản xuất cá giống truyền thống cung cấp cho thị trường TP Buôn Ma thuột và các địa phương khác.
Tổng vốn đầu tư: 4.000 triệu đồng. Trong đó nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay ngân hàng 50%, còn lại vốn của các chủ đầu tư 20%. Thời gian thực hiện 2011 - 2015.
b. Dự án đầu tư xây dựng mới:
b.1. Dự án xây dựng trại giống thủy sản cấp tỉnh, quy mô 7 ha, tại xã Ea Kao TP Buôn Ma Thuột. Nhằm thay thế và bổ sung đàn cá giống bố mẹ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào nuôi cá, sản xuất cá giống với công suất 20 - 25 triệu cá giống/năm; phục vụ, nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất các giống thủy sản quý hiếm như cá lăng nha, cá thát lát, ...cho nhu cầu thị trường.
b.2. Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nông dân tại địa bàn các huyện có điều kiện xây dựng các trại cá giống cấp II, các đại lý san ương cá giống, tổng diện tích 12 ha (Krông Năng: 1ha, Ea Hleo: 0,5 ha, Krông Păk: 1ha, Cư Kuin: 1 ha, Lăk: 2 ha, Eakar: 7 ha). Sản lượng cá giống hàng năm 40- 43,5 triệu con, chiếm trên 47% nhu cầu cá giống vào năm 2020 của tỉnh.
b.3. Dự án mở rộng trại giống ba ba huyện Krông Ana lên 1.000 m2 ao nuôi để sản xuất 500 - 1000 ba ba giống/năm.
Vốn đầu tư cho chương trình giống thủy sản giai đoạn 2011 - 2020: 25.900 triệu đồng, trong đó ngân sách đầu tư 12.000 triệu xây dựng trại giống cá cấp I của tỉnh. Tín dụng đầu tư hỗ trợ các trại sử dụng công nghệ kỹ thuật cao 2.880 triệu, vay ngân hàng thương mại 2.150 triệu, vốn của chủ sở hữu 8.870 triệu.
5. Dự án tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản.
V. Tổng nhu cầu đầu tư cho các chương trình giống gđ 2012 - 2020
1. Tổng đầu tư: 304.170 triệu đồng
Trong đó:
a. Các dự án giống cây trồng nông nghiệp: 130.075 triệu đồng
b. Các dự án giống cây lâm nghiệp: 22.300 triệu đồng
c. Các dự án giống vật nuôi: 122.330 triệu đồng
d. Các dự án giống thủy sản: 25.900 triệu đồng
e. Công tác quản lý nhà nước về giống (đào tạo nhân lực): 3.565 triệu đồng.
2. Nguồn vốn:
a. Nguồn vốn ngân sách: 74.864 triệu đồng (24,61%)
Trong đó vốn đầu tư XDCB: 33.000 triệu đồng
b. Vốn vay tín dụng đầu tư: 59.655 triệu đồng (19,61%)
c. Vốn vay ngân hàng thương mại: 44.192 triệu đồng (14,53%)
d. Vốn của các tổ chức, cá nhân: 125.459 triệu đồng (41,25%)
(Chi tiết có Đề án phát triển giống kèm theo)
VI. Giải pháp chủ yếu thực hiện đề án
1. Tổ chức quản lý đề án giống 2012 - 2020:
- Lập dự án giống ưu tiên, triển khai các dự án giống trên địa bàn:
Dự án ưu tiên cần triển khai trước:
+ Các dự án sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng, xác nhận.
+ Dự án sản xuất hạt giống ngô lai.
+ Tiếp tục dự án cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo và bò đực Zêbu giai đoạn 2012 - 2020
+ Dự án đầu tư các vườn cây đầu dòng, cung cấp nguyên liệu sản xuất cây giống chất lượng phục vụ tái canh cà phê, trồng mới cao su, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
+ Dự án sản xuất con giống: Heo chuyên nạc; heo rừng; heo sóc và con lai giữa heo rừng và heo sóc.
+ Đầu tư xây dựng phòng nuôi cấy mô nông lâm nghiệp tại Trung tâm giống cây trồng vật nuôi và hỗ trợ xây dựng phòng nuôi cấy mô của các doanh nghiệp.
+ Chương trình phát triển giống có chất lượng cao phục vụ chăn nuôi thủy sản giai đoạn 2011 -2020.
+ Dự án đánh giá và nâng cao chất Iượng; giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản.
2. Khoa học, công nghệ nhân và sản xuất giống:
- Chuyển giao, sản xuất và ứng dụng các giống mới vào sản xuất.
- Xây dựng mô hình trình diễn giống mới chuyển giao quy trình sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống.
- Kiểm nghiệm, đánh giá công nhận chất lượng giống đưa ra sản xuất đại trà.
- Ưu tiên sử dụng phương pháp nhân giống mới: nhân giống sinh dưỡng (nuôi cấy mô, dâm cành); thụ tinh nhân tạo (trong chăn nuôi), ...vừa nhanh, đảm bảo tính di truyền.
3. Tăng cường công tác thanh tra trong lĩnh vực giống:
- Soát xét lại các chương trình, dự án giống liên quan đến sử dụng công nghệ kỹ thuật cao, ưu tiên triển khai trước, quy hoạch các vùng chuyên sản xuất giống tập trung, an toàn dịch bệnh.
- Đầu tư kinh phí và các trang thiết bị kỹ thuật, đáp ứng cho công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng cây con giống, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường thông tin tuyên truyền hỗ trợ nông dân sử dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống và sử dụng giống mới, an toàn dịch bệnh cho sản xuất.
- Phối hợp với các cơ quan Quản lý thị trường khoa học công nghệ, thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh, giống cây nông lâm nghiệp và việc thi hành pháp lệnh về giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản.
- Trung tâm khuyến nông, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, triển khai các chương trình giống, phổ biến các tiêu chuẩn định mức, quy trình kỹ thuật sản xuất cây con giống, tuyên truyền, để người dân và các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng vật nuôi, thông qua các chương trình dự án.
- Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống đào tạo cán bộ kỹ thuật, gửi cán bộ đi đào tạo, tham quan trong và ngoài nước để tiếp cận các kỹ thuật cao trong sản xuất và quản lý sản xuất giống.
2. Chính sách, cơ chế đầu tư:
2.1. Chính sách đầu tư
a. Vốn ngân sách và vốn tín dụng: (Theo Thông tư Liên tịch 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/03/2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT- Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020).
- Ngân sách đầu tư cho sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng, sản xuất hạt giống ngô lai và xây dựng các vườn ươm cây đầu dòng; rừng giống; trại heo giống ông bà, trại gà giống ông bà.
- Vốn tín dụng của nhà nước đầu cho các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp, mua bò đực giống và sản xuất giống cá đặc sản quý hiếm sử dụng công nghệ kỹ thuật cao. Các cơ sở sản xuất giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản khi có quyết định đầu tư được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi (Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp. Ngoài ra các cơ sở sản xuất giống này còn được hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chương trình khuyến nông.
b. Đất đai:
Áp dụng Nghị định số 108/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND , ngày 22/12/2011 của tỉnh Đăk Lăk về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015.
2. Thu hút đầu tư
a. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia liên kết, hợp tác sản xuất giống. Thực hiện liên kết giữa nhà khoa học/doanh nghiệp liên kết/người nông dân. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cho nông dân, sang nhượng các bản quyền về giống. Hỗ trợ cho các dự án thực hiện liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người sản xuất chuyển giao các tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất giống nông lâm nghiệp theo Nghị định số 61/NĐ-CP, ngày 04/06/2010 của Chính phủ và Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND , ngày 22/12/2011 của tỉnh Đăk Lăk về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015.
b. Miễn giảm thuế, hỗ trợ thiết bị dẫn tinh và chi phí thực hiện tác nghiệp thụ tinh nhân tạo cho bò, đồng thời nâng mức hỗ trợ một lần dẫn tinh để các dẫn tinh viên yên tâm công tác, nâng cao tay nghề.
c. Nhà nước hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tiếp cận thông tin, quảng bá sản phẩm, đăng ký thương hiệu, tổ chức hội chợ...
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Công bố công khai Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 theo đúng quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với các Sở, Ban ngành, UBND cấp huyện thực hiện các kế hoạch, giải pháp và triển khai các dự án theo đúng quy hoạch được duvệt; hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện;
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện Đề án phát triển giống.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác để hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án phát triển giống, trình UBND tỉnh quyết định theo kế hoạch hàng năm.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2746/QĐ-UBND năm 2009 về Chương trình phát triển giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2015
- 2Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Chương trình phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 3Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 1999 về điều chỉnh các đề án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 và dự án tổng quan giải quyết việc làm đến năm 2000 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 5997/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 5Quyết định 932/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 6Quyết định 275/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 7Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2015 triển khai thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2018-2021
- 9Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2021 về Bảo tồn và phát triển giống nông nghiệp đặc sản có giá trị kinh tế cao vùng Tây Bắc tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 08/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, năm 2022
- 1Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Quyết định 332/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015
- 9Quyết định 2746/QĐ-UBND năm 2009 về Chương trình phát triển giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2015
- 10Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Chương trình phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 11Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 1999 về điều chỉnh các đề án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 và dự án tổng quan giải quyết việc làm đến năm 2000 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 12Quyết định 5997/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 13Quyết định 932/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 14Quyết định 275/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 15Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2015 triển khai thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 16Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2018-2021
- 17Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2021 về Bảo tồn và phát triển giống nông nghiệp đặc sản có giá trị kinh tế cao vùng Tây Bắc tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025
- 18Kế hoạch 08/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, năm 2022
Quyết định 1724/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020
- Số hiệu: 1724/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/08/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Đinh Văn Khiết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra