Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 271/2011/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 21 tháng 01 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/10/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 526/QĐ-BNN-TC ngày 03/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tạm thời nội dung và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông, khuyến lâm;
Căn cứ Nghị quyết số 174/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 158/TTr-SNN&PTNT ngày 15/11/2010 về việc đề nghị ban hành cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011 - 2015, với những nội dung chính như sau:
1. Chính sách đối với đàn trâu, đàn bò
1.1. Hỗ trợ nâng cao tầm vóc đàn bò
a) Hỗ trợ mua bò đực giống lai:
- Đối tượng hỗ trợ: là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, được giao nuôi bò đực giống ở các xã không thực hiện thụ tinh nhân tạo để phối giống trực tiếp cho bò thuộc các huyện miền núi và các xã miền núi thuộc các huyện miền xuôi.
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ 8 triệu đồng/con bò đực giống lai (có 50% máu Zebu trở lên) để phối giống trực tiếp với bò cái.
+ Hỗ trợ tiền công chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý phối giống với mức là 1,2 triệu đồng/con/năm. Thời gian hỗ trợ cho một đời đực giống là 4 năm. Hộ gia đình, trang trại được thu tiền của gia đình nuôi bò cái khi cho bò phối giống theo thoả thuận.
b) Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho bò:
- Đối tượng: là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi, nuôi bò cái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo ở các huyện.
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ kinh phí mua vật tư phối giống, gồm: Tinh, ni tơ, dụng cụ để phục vụ phối giống: 55.000 đồng/bò cái có chửa.
+ Hỗ trợ tiền công phối giống thụ tinh nhân tạo với mức 50.000 đồng/bò cái có chửa.
1.2. Hỗ trợ nâng cao tầm vóc đàn trâu
a) Hỗ trợ mua trâu đực giống:
- Đối tượng hỗ trợ: là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã được giao nuôi trâu đực giống ở các xã không thực hiện thụ tinh nhân tạo cho trâu thuộc các huyện miền núi và các xã miền núi thuộc các huyện miền xuôi.
- Trâu đực giống phải là loại có ngoại hình đẹp, thể chất tốt, thuộc trâu tầm đại, đảm bảo tiêu chuẩn con giống theo quy định.
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ 10 triệu đồng/con trâu đực giống đủ điều kiện.
+ Hỗ trợ công nuôi dưỡng, chăm sóc.
Hỗ trợ tiền công chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý phối giống với mức là 1,2 triệu đồng/con/năm. Thời gian hỗ trợ cho một đời đực giống là 4 năm. Hộ gia đình, trang trại được thu tiền của gia đình nuôi trâu cái khi cho trâu phối giống theo thoả thuận.
b) Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho trâu
- Đối tượng hỗ trợ: là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã nuôi trâu cái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo ở các huyện.
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ kinh phí mua vật tư phối giống, gồm: Tinh, ni tơ, dụng cụ để phối giống: 75.000 đồng/ trâu cái có chửa.
+ Hỗ trợ tiền công phối giống TTNT với mức: 80.000 đồng/ trâu cái có chửa.
1.3. Đào tạo dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò.
a) Hỗ trợ kinh phí đào tạo mới dẫn tinh viên 1 lớp/năm, sè lượng 20 người/lớp, thời gian học 30 ngày.
b) Hỗ trợ lớp tập huấn nâng cao cho dẫn tinh viên 01 lớp/1 năm, số lượng 20 người/lớp, thời gian học 7 ngày.
2. Chính sách phát triển trang trại chăn nuôi tập trung
Giữ nguyên chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 3978/2009/QĐ-UBND ngày 10/11/2009 về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại tập trung giai đoạn 2010-2012 và kéo dài thời gian thực hiện đến hết năm 2015.
3. Hỗ trợ tiêm phòng
- Đối tượng hỗ trợ: hộ nghèo của 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có chăn nuôi gia súc. Những hộ được hỗ trợ tiêm phòng cho đàn gia súc theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ thì không hưởng chính sách hỗ trợ tiêm phòng quy định tại Nghị quyết này.
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ kinh phí tiêm phòng cho trâu, bò gồm: tiền công, vác xin tụ huyết trùng và lở mồm long móng trâu, bò với mức 24.000 đồng/con/năm.
+ Hỗ trợ kinh phí tiêm phòng cho lợn gồm: tiền công, vác xin tụ dấu và dịch tả lợn với mức 11.500 đồng/con/năm.
4. Nguồn kinh phí thực hiện
- Kinh phí đào tạo mới dẫn tinh viên: từ nguồn đào tạo nghề cho nông thôn.
- Các khoản hỗ trợ khác: Bố trí từ nguồn sự nghiệp kinh tế trong phân bổ dự toán ngân sách của tỉnh hàng năm.
5. Tổ chức thực hiện
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn của liên ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính về thực hiện nội dung chính sách nêu trên. Yêu cầu nội dung hướng dẫn phải đúng quy định pháp luật, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, rõ về trình tự, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ; tránh gây phiền hà cho đối tượng được hỗ trợ .
+ Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các huyện, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh giao kế hoạch số lượng và kinh phí hỗ trợ cho từng huyện.
+ Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách nêu trên về UBND tỉnh.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch vµ Đầu tư:
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí có mục tiêu cho các huyện để triển khai thực hiện chính sách; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản hướng dẫn của liên ngành về thực hiện nội dung chính sách nêu trên.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
+ Phổ biến, đôn đốc các xã triển khai thực hiện Quyết định này. Căn cứ thực tế về qui mô, tình hình tổ chức chăn nuôi trên địa bàn, các quy định tại Quyết định này và hướng dẫn của liên ngành để tiến hành xem xét, quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng; nghiệm thu, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo quy định hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của liên ngành. Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật trong việc quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho các trang trại trên địa bàn quản lý.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân phát triển chăn nuôi và thực hiện tốt chính sách này. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của huyện để đề xuất HĐND huyện ban hành chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện.
+ Đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi để các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chính sách về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 2. Chính sách này được thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015.
Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 258/2008/NQ-HĐND chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc giai đoạn 2009 - 2015 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Kế hoạch 39/KH-BCĐ năm 2016 tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 865/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư 51/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 526/QĐ/BNN-TC năm 2009 quy định tạm thời nội dung và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 3978/2009/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung giai đoạn 2010 - 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Nghị quyết 174/2010/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2011 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa 15, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 8Nghị quyết 258/2008/NQ-HĐND chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc giai đoạn 2009 - 2015 do tỉnh Sơn La ban hành
- 9Kế hoạch 39/KH-BCĐ năm 2016 tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 271/2011/QĐ-UBND về cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 271/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/01/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Trịnh Văn Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra