Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2691/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;
Căn cứ Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Khai thác, phát huy tối đa các tiềm lực, lợi thế để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông nghiệp đô thị, công nghệ - kỹ thuật cao; duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển giữa đô thị và nông thôn; chú trọng phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ kỹ thuật - công nghệ và tiêu thụ nông - thủy sản.
2. Mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ và các chỉ tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa mạnh, có quy mô lớn, trình độ cao, bền vững; ứng dụng nhanh và kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu, làm tốt vai trò cung cấp dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao cho một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nông thôn có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng con người, nông thôn mới phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2. Các nhiệm vụ cụ thể
- Trọng tâm phát triển nông nghiệp đến năm 2020 là nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, chăn nuôi và dịch vụ, đa dạng hóa sử dụng đất lúa, ứng dụng các thành tựu của nông nghiệp công nghệ cao vào phát triển các sản phẩm chủ yếu và sản phẩm mới;
- Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn với trình độ, chất lượng và hiệu quả cao; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ; phòng, chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn, điều chỉnh dân cư, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ cao;
- Phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa theo hướng trang trại, hợp tác, các loại hình doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, thành phố với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long trong hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;
- Kết hợp chặt chẽ phát triển nông nghiệp, nông thôn với phát triển đô thị. Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp ở các khu - cụm công nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, thu hút nhân công lao động cho hoạt động công nghiệp; lao động vào khu vực đô thị, với tích tụ ruộng đất ở khu vực nông thôn; giữa các trung tâm dịch vụ, thương mại tập trung ở đô thị với mạng lưới dịch vụ, thương mại ở nông thôn, giữa nông nghiệp với phát triển du lịch, tạo thế liên hoàn trong phát triển trên địa bàn thành phố.
2.3. Các chỉ tiêu cụ thể
a. Giai đoạn (2006 - 2010)
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn đạt bình quân 8 - 9%/năm;
- Tốc độ tăng trưởng giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân 5,4%/năm, trong đó thủy sản tăng trưởng bình quân 10 - 11%/năm;
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: trồng trọt 79%, chăn nuôi 13%, dịch vụ 8%;
- Giá trị sản lượng/1ha đất nông nghiệp bình quân từ 40 triệu đồng trở lên;
- Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn gấp 2 lần so với năm 2000.
b. Giai đoạn (2011 - 2020)
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn đạt bình quân 9 - 10%/năm;
- Tốc độ tăng trưởng giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân 6 - 6,5%/năm; trong đó thủy sản tăng 11 - 12%/năm;
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: trồng trọt 60%, chăn nuôi 25%, dịch vụ 15%;
- Giá trị sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp đạt bình quân từ 60 triệu đồng trở lên;
- Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn năm 2020 gấp 2,2 lần năm 2010.
3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
3.1. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a. Về trồng trọt
- Tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 2 - 2,5%/năm trong thời kỳ 10 năm (2006 - 2015) và tăng mạnh hơn, khoảng 2,5 - 3 % giai đoạn (2015 - 2020) nhờ mở rộng phạm vi và đối tượng sản xuất ứng dụng công nghệ cao;
- Sản xuất lúa: diện tích đất chuyên lúa sẽ giảm dần.
+ Đến năm 2010 sẽ giảm xuống 75.000 - 80.000 ha, (cơ cấu: 3 vụ chuyên lúa 45.300 - 52.000 ha, 3 vụ luân canh lúa - màu 11.000 - 13.000 ha, 3 vụ luân canh lúa - nuôi thủy sản 16.700 - 17.000 ha);
+ Đến năm 2015: từ 64.000 - 72.000 ha (3 vụ chuyên lúa 27.700 - 40.800 ha, 3 vụ luân canh lúa - màu 12.500 - 16.000 ha, 3 vụ luân canh lúa - nuôi thủy sản 19.000 - 21.000 ha);
+ Đến năm 2020 định hình trong khoảng từ 54.200 - 64.000 ha (3 vụ chuyên lúa 11.600 - 29.700 ha, 3 vụ luân canh lúa - màu 13.000 - 18.000 ha, 3 vụ luân canh lúa - nuôi thủy sản 21.600 - 24.600 ha).
- Sản xuất cây ăn quả: định hướng diện tích cây ăn quả sẽ thu hẹp trên địa bàn các quận và mở rộng diện tích ra các huyện Phong Điền, huyện Thốt Nốt, một phần ở huyện Cờ Đỏ và quận Ô Môn; đến năm 2010, diện tích khoảng 24.000 ha và năm 2020 đạt 26.000 ha; các loại cây ăn quả chính là cây có múi (bưởi, cam, quýt), xoài, nhãn, chôm chôm…, chú trọng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng vùng chuyên canh cây có múi khoảng 13.500 ha, từng bước đa dạng hóa các chủng loại cây ăn quả bằng các loại giống mới, chất lượng cao theo nhu cầu thị trường và lợi thế phát triển trên từng địa bàn.
- Sản xuất rau, màu: mở rộng diện tích rau chuyên canh ở vùng ven đô thị thuộc địa bàn huyện Thốt Nốt, huyện Phong Điền, quận Ô Môn, theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; quy mô diện tích rau, đậu khoảng 8.000 - 9.000 ha vào năm 2010 và khoảng 12.000 - 15.000 ha vào năm 2020.
- Phát triển các loại cây ngắn ngày luân canh với lúa có lợi thế và nhu cầu tiêu thụ lớn, chủ lực là cây mè, đậu nành,... trên địa bàn đất phù sa ven sông Hậu, đến năm 2010 đạt khoảng 10.000 - 13.000 ha, năm 2020: khoảng 15.000 - 22.000 ha.
b. Về chăn nuôi
Phát triển mạnh đàn heo, đàn bò, khôi phục và từng bước phát triển đàn gia cầm trong giai đoạn (2006 - 2010) và tăng nhanh trong giai đoạn sau năm 2010. Chuyển dần phương thức chăn nuôi hộ và trại gia đình sang phương thức nuôi công nghiệp - bán công nghiệp và trang trại liên hợp, áp dụng quy trình nuôi tiên tiến, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và xử lý chất thải; sắp xếp và xây dựng các cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và môi trường.
Qui mô đàn đến năm 2010, đàn heo: 320 - 350 ngàn con, đàn gia cầm: 2,2 -2,8 triệu con, đàn bò: 8 - 9 ngàn con và đến năm 2020, đàn heo đạt 415 - 480 ngàn con, đàn gia cầm đạt 3,7 - 4,3 triệu con, đàn bò đạt 21 - 30 ngàn con.
c. Về lâm nghiệp
Dự kiến đến năm 2010 toàn thành phố có 80 ha rừng tràm tập trung, mỗi năm trồng thêm 1,1 - 1,6 triệu cây lấy gỗ phân tán, sản lượng đạt 8.240 m3 gỗ, 123.150 ster củi, các loại tre trúc. Khuyến khích phát triển nghề mộc kết hợp với xây dựng cơ sở chế biến gỗ để nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm lâm nghiệp. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.
d. Về nuôi trồng thủy sản
Phát triển đa dạng các mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt, bao gồm: luân canh với lúa, xen canh trong mương vườn và chuyên canh trong ao - hầm trên đất thổ canh, bãi bồi, ven sông và kênh lớn, vùng trũng và nuôi bè trên sông rạch. Các loại thủy sản nuôi chính là cá tra, tôm càng xanh, rô phi đơn tính dòng Gif, điêu hồng, cá cảnh nuôi chuyên canh ứng dụng công nghệ cao.
Đẩy mạnh phát triển mạng lưới sản xuất và cung ứng giống tốt, đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tập trung, chú trọng biện pháp xử lý môi trường và quản lý dịch bệnh, củng cố và mở rộng các cơ sở chế biến thủy sản kết hợp với tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
+ Đến năm 2010: nuôi tôm 3.670 ha (tôm - lúa 3.300 ha), nuôi cá 15.950 ha (cá - lúa 13.430 ha), thủy đặc sản 80 ha, sản xuất giống 100 trại.
+ Đến năm 2020: nuôi tôm 5.635 ha (tôm - lúa 4.905 ha), nuôi cá 20.220 ha (cá - lúa 16.740 ha), thủy đặc sản 145 ha, sản xuất giống 125 trại.
3.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn
a. Công nghiệp chế biến
Chú trọng phát triển theo hướng chế biến sâu, hiện đại hóa các cơ sở đã có và xây dựng thêm các cơ sở mới nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến nông thủy sản trên địa bàn thành phố và các địa phương khác, hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
b. Ngành nghề nông thôn
Xúc tiến phát triển mạnh mẽ các ngành nghề, nhất là các mặt hàng thành phố có lợi thế về nguyên liệu, có thế mạnh về truyền thống sản xuất và thuận lợi về thị trường tiêu thụ; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm nhanh hơn so với phát triển nông nghiệp, khoảng 9 - 10% trở lên để nâng dần tỷ trọng giá trị trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Nâng tỷ lệ lao động ngành nghề trong tổng lao động xã hội từ 10% trở lên vào năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề năm 2010 gấp trên 1,5 lần so với năm 2005. Giai đoạn 2006 - 2010 củng cố và hình thành một cách vững chắc những ngành nghề nông thôn chủ đạo, những làng nghề trọng điểm làm cơ sở cho phát triển mạnh mẽ ngành nghề sau năm 2010.
3.3. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn
a. Thủy lợi
Chủ động tưới, tiêu và kiểm soát lũ kết hợp với khai thác nguồn lợi từ lũ để bồi bổ độ phì nhiêu cho đất đai, nguồn nước dồi dào ở vùng ngập không sâu cho phát triển nuôi thủy sản; đảm bảo an toàn cho sản xuất quanh năm các tiểu vùng phía Nam kênh Cái Sắn.
b. Giao thông nông thôn
Tiếp tục triển khai xây dựng, nâng cấp các tuyến đường trục đã được xác định trong quy hoạch ngành Giao thông, chú trọng xây dựng mạng lưới đường nông thôn. Trước mắt là xây dựng các tuyến nối trung tâm quận, huyện xuống các xã - phường chưa có đường ô tô đến trung tâm xã - phường, nâng cấp tuyến từ trung tâm huyện về các xã, đảm bảo đến năm 2010 tất cả các tuyến đường từ huyện đến xã đều được nhựa hóa; tiếp theo là hoàn thiện mạng lưới và cứng hóa các tuyến đường nối trung tâm xã với tất cả các điểm và tuyến dân cư nông thôn.
c. Điện phục vụ nông nghiệp, nông thôn
Năm 2010, đảm bảo tất cả các điểm, tuyến dân cư và các hộ đều có điện, tạo điều kiện thuận lợi cho nông thôn sử dụng vào phát triển kinh tế, sử dụng ổn định, an toàn trong sinh hoạt.
d. Cấp nước sinh hoạt nông thôn
Xây dựng các trạm cung cấp nước với quy mô nhỏ (10 - 20 m3/giờ) tại các trung tâm xã, hệ thống nối mạng các khu dân cư tập trung và tiếp tục cung cấp các bể chứa, lu nước cho các hộ phân tán trong vùng sâu. Phấn đấu đạt tỷ lệ 90% dân số nông thôn được cấp nước sạch tập trung vào năm 2020.
đ. Giáo dục và đào tạo
Đảm bảo trường lớp đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020 đủ trường lớp, huy động 30% số trẻ em vào nhà trẻ, 75% trẻ em vào mẫu giáo, 100% vào tiểu học, 90% vào trung học cơ sở và 60% trở lên vào phổ thông trung học.
e. Y tế
Nâng cấp các trạm y tế xã, thị trấn, xây dựng các trạm y tế cho các xã mới đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng bệnh viện, kể cả bệnh viện quốc tế, nhà bảo sanh, phòng mạch,…
g. Văn hóa - thông tin, thể thao
Dành quỹ đất và xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thông tin theo Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010; các xã có sân bóng đá, nhà văn hóa - truyền thống; các ấp đều có sân bóng chuyền và những nơi có điều kiện mặt bằng khuyến khích làm sân bóng đá, có nơi hội họp kết hợp làm nhà văn hóa,...
3.4. Quy hoạch hệ thống dân cư nông thôn
Soát xét, bố trí lại hệ thống dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến các hộ dân cư nằm trong vùng sạt lở, thường xuyên bị ảnh hưởng lũ lụt, vùng có sản xuất và sinh hoạt đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.
4.1. Tổng nhu cầu đầu tư và phân kỳ đầu tư
Tổng vốn đầu tư thời kỳ (2006 - 2020): 21.559 tỷ đồng.
Trong đó:
- Giai đoạn (2006 - 2010): 2.822 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2011 - 2015): 6.545 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2016 - 2020): 12.192 tỷ đồng.
4.2. Nguồn vốn đầu tư:
a. Ngân sách Trung ương: 5.152 tỷ đồng, chiếm 23,9% tổng vốn đầu tư.
Trong đó:
- Giai đoạn (2006 - 2010): 851 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2011- 2015): 1.682 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2016 - 2020): 2.619 tỷ đồng.
b. Ngân sách thành phố: 1.727 tỷ đồng, chiếm 8% tổng vốn đầu tư.
Trong đó:
- Giai đoạn (2006 - 2010): 260 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2011 - 2015): 540 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2016 - 2020): 927 tỷ đồng.
c. Nguồn từ doanh nghiệp và người dân: 9.456 tỷ đồng, chiếm 43,9% tổng vốn đầu tư.
Trong đó:
- Giai đoạn (2006 - 2010): 1.123 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2011 - 2015): 2.798 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2016 - 2020): 5.535 tỷ đồng.
d. Thu hút đầu tư bên ngoài thành phố và đầu tư nước ngoài: 5.224 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư.
Trong đó:
- Giai đoạn (2006 - 2010): 588 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2011 - 2015): 1.525 tỷ đồng;
- Giai đoạn (2016 - 2020): 3.111 tỷ đồng.
5.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư
- Tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách, vốn ODA vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các nguồn vốn hợp tác, liên kết, liên doanh vào xây dựng các cơ sở sản xuất - kinh doanh, phát huy mạnh mẽ nội lực của thành phố, các địa phương và huy động vốn trong dân vào xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho thâm canh và chuyển đổi mô hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn, phát triển ngành nghề, xây dựng cơ sở chế biến;
- Phát triển mạng lưới tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể huy động vốn vào phát triển kinh tế;
- Tạo chính sách thông thoáng và ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư vào phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, các cơ sở chế biến, xây dựng các khu cụm công nghiệp, các tuyến đường và các công trình thủy lợi, trường học, cơ sở chữa khám bệnh ở nông thôn.
5.2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
- Xúc tiến mạnh mẽ công tác chuyển giao ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào công tác sản xuất giống, kỹ thuật sản xuất và phòng chống, dịch bệnh cho cây trồng - vật nuôi, chế biến nông - thủy sản, mở rộng phạm vi và nâng cao trình độ phát triển các loại nông sản chính theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hóa các quy trình sản xuất;
- Hoàn thiện mạng lưới khuyến nông (bao gồm cả khuyến lâm, ngư, ngành nghề): Củng cố mạng lưới khuyến nông từ thành phố xuống đến xã trên cơ sở tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông ở cấp huyện, bố trí cán bộ chuyên trách nông nghiệp cho cấp xã, tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông và cộng tác viên ở cơ sở nhằm làm tốt vai trò hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm - thủy sản.
5.3. Tiếp tục tổ chức lại và đổi mới sản xuất
- Tăng cường hỗ trợ kinh tế hộ gia đình và thúc đẩy kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn phát triển; đồng thời, phát triển kinh tế tập thể cũng như các hình thức hợp tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn;
- Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ngành nghề nông thôn.
5.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản
- Đẩy mạnh công tác dự báo và cung cấp thông tin thị trường, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với vật tư đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra nhằm đảm bảo cho sản xuất phát triển ổn định;
- Nâng cao trách nhiệm tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với người dân theo nội dung Quyết định số 80/2002/TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ;
- Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu cho các nông sản hàng hóa chủ lực, xây dựng các chợ đầu mối nông sản, chợ nông thôn.
5.5. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở kết hợp đồng bộ giữa tăng cường tập huấn về khuyến nông với đào tạo ngành nghề, công nhân kỹ thuật, chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ đại học về nông thôn, liên kết chuyển giao kịp thời các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất;
- Các cơ sở đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương và các trung tâm xúc tiến việc làm để có kế hoạch đào tạo phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động và nâng cao trình độ sản xuất. Kết hợp với các trung tâm công nghiệp, dịch vụ trong và ngoài thành phố để cùng với trung tâm xúc tiến việc làm tạo đầu ra cho đào tạo và cung cấp nguồn lao động có tay nghề, góp phần thiết thực cho chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn.
6.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
- Công bố rộng rãi Quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo thuyết minh tổng hợp về quy hoạch đến tất cả các sở, ban, ngành có liên quan để làm căn cứ phối hợp cùng ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch;
- Các sở, ngành chức năng có liên quan và địa phương phối hợp chặt chẽ cùng ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án có liên quan trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn để triển khai thực hiện có hiệu quả;
- Vận dụng và đề xuất kịp thời chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn thành phố phù hợp với tình hình thực tế.
6.2. Các doanh nghiệp
- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn; hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu; thực hiện hợp đồng thu mua nông sản với người dân;
- Các ngân hàng thương mại: tư vấn cho người dân, tổ chức kinh tế tập thể và doanh nghiệp nông thôn xây dựng phương án vay và sử dụng vốn; đồng thời, đáp ứng nguồn vốn cho vay kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
6.3. Các tổ chức và nhà khoa học
Hỗ trợ, tập huấn và đào tạo nghề cho người dân; tư vấn đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp và người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất.
6.4. Hội Nông dân và các hiệp hội
- Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng quy hoạch chung; phối hợp với các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu nhằm áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng vay vốn và tiêu thụ nông sản hàng hóa; tham gia tích cực vào các hiệp hội và tổ chức kinh tế hợp tác;
- Hội Nông dân phối hợp cùng tổ chức chính trị - xã hội và các hiệp hội ngành nghề vận động, hỗ trợ người dân tham gia vào các tổ chức kinh tế tập thể, câu lạc bộ và các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư và khuyến công, tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo định hướng chung của quy hoạch đã được duyệt.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố quy hoạch nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đến các sở, ban ngành, quận, huyện và người dân biết và thực hiện; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện nghiên cứu xây dựng các Chương trình, Dự án, phát triển nông nghiệp, nông thôn kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Chỉ đạo đầu tư tập trung, có trọng điểm, nhất là xây dựng các vùng chuyên canh nông - thủy sản hàng hóa chất lượng cao, xây dựng các thương hiệu nông sản của địa phương, tạo động lực phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghệ - kỹ thuật cao, bền vững và bảo vệ môi trường; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển của thành phố.
Điều 3. Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức thực hiện quy hoạch này nhằm đảm bảo sự thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020 với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
1. Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Chương trình phát triển vành đai thực phẩm;
- Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2. Các dự án ưu tiên đầu tư
Các dự án ưu tiên sẽ được đầu tư trong giai đoạn (2006 - 2010):
2.1. Các dự án ưu tiên trong chương trình phát triển vành đai thực phẩm:
- Dự án phát triển hoa cây cảnh;
- Dự án phát triển rau chất lượng cao;
- Dự án phát triển cây ăn quả gắn với du lịch;
- Dự án phát triển nuôi cá tra và ba sa trong ao chuyên;
- Dự án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao;
- Dự án phát triển chăn nuôi heo, gà công nghiệp.
2.2. Các dự án ưu tiên trong chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2.2.1. Nhóm dự án về phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái:
- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất giống cây, con nông nghiệp;
- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất các loại rau an toàn (rau sạch) phục vụ tiêu dùng nội địa (khu đô thị);
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống, nuôi trồng và sản xuất các loại sinh vật cảnh (hoa, cây kiểng, chim và cá cảnh); thành lập khu sinh vật cảnh;
- Dự án phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp, tập hợp và hình thành nhóm tư vấn giải pháp công nghệ kỹ thuật phục vụ nền nông nghiệp công nghệ cao;
- Dự án tăng cường cơ giới hóa trong các khâu sản xuất của nền nông nghiệp công nghệ cao;
- Dự án nhân giống, phục hồi và xây dựng vườn cây ăn quả đặc sản kết hợp du lịch sinh thái.
2.2.2. Nhóm dự án quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hóa nông - thủy sản:
- Dự án ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn trong phát triển chăn nuôi (gia súc, gia cầm);
- Dự án ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản (cá, tôm nước ngọt).
2.2.3. Nhóm dự án hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nền nông nghiệp công nghệ cao:
- Dự án phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao;
- Dự án triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ra đại trà;
- Dự án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và dịch vu nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ;
- Dự án ứng dụng công nghệ hiện đại vào các công đoạn sau thu hoạch (tồn trữ, chế biến, tiêu thụ) để nâng cao chất lượng nông sản.
2.3. Dự án xây dựng bờ kè sông Hậu và sông Cần Thơ.
2.4. Dự án nạo vét kênh đứng thuộc huyện Cờ Đỏ. Diện tích phục vụ 10.000 ha.
2.5. Dự án nạo vét kênh Thốt Nốt thuộc địa bàn huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, diện tích phục vụ 20.000 ha.
2.6. Dự án thủy lợi Cái Sắn - Thốt Nốt, bao gồm xây dựng tuyến ngăn lũ Cái Sắn, các đê bao, các tuyến kênh cấp I và hệ thống kiểm soát lũ có diện tích phục vụ khoảng 33.000 ha.
2.7. Các dự án về xây dựng thủy lợi nội đồng, bờ bao kiểm soát lũ các khu vực trồng cây ăn quả, cấp thoát nước cho các khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung./.
- 1Quyết định 10/2009/QĐ-UBND về kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết 26-NQ/TW do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 3338/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 3Quyết định 892/QĐ-UBND năm 2010 điều chỉnh, bổ sung lần thứ hai về việc phân công các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 74/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông nghiệp đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường, chấn chỉnh công tác quản lý quy hoạch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Quyết định 271/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 4Quyết định 21/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 10/2009/QĐ-UBND về kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết 26-NQ/TW do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 3338/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 9Quyết định 892/QĐ-UBND năm 2010 điều chỉnh, bổ sung lần thứ hai về việc phân công các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh An Giang ban hành
- 10Quyết định 74/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông nghiệp đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- 11Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường, chấn chỉnh công tác quản lý quy hoạch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Quyết định 2691/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt bổ sung Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 2691/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra