Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2688/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2016 |
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
Thủ tục hành chính được công bố theo quyết định này được ban hành tại Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2688/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 87/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, doanh nghiệp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, doanh nghiệp phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
-Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có nội dung không hợp lệ hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp.
+ Kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Bộ khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
+ Kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
- Các tài liệu, quy trình xây dựng chứng minh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001;
- Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, bản sao bằng tốt nghiệp của nhân viên kỹ thuật;
- Danh mục các trang thiết bị sản xuất mũ bảo hiểm;
- Danh mục các thiết bị kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm;
- Các tài liệu, quy trình xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của phòng thử nghiệm đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 hoặc bản sao Chứng chỉ công nhận hoặc bản sao hợp đồng ký kết với tổ chức thử nghiệm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có nội dung không hợp lệ hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp có yếu tố khách quan, đoàn thẩm định báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, quyết định được kéo dài thời gian thẩm định nhưng không quá 07 ngày làm việc.
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định và kết quả khắc phục, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.
h. Lệ phí: Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm (Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.
- Có tối thiểu 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khoa học, kỹ thuật trở lên, được ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
+ Nhà xưởng
· Địa điểm sản xuất phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng;
· Có diện tích mặt bằng để lắp đặt trang thiết bị sản xuất, kiểm tra chất lượng.
+ Trang thiết bị sản xuất: Trang thiết bị của dây chuyền sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, bao gồm: Thiết bị ép (đúc/đùn) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất vỏ mũ; thiết bị ép (đúc) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất lớp hấp thụ xung động (mút xốp); thiết bị dập (tán) đinh tán (dùng để ghép các cụm chi tiết); hoặc thiết bị đồng bộ đáp ứng yêu cầu của các thiết bị nêu tại điểm này.
+ Trang thiết bị kiểm tra chất lượng: Có phòng thử nghiệm hoặc thuê của tổ chức, doanh nghiệp khác, đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phòng thử nghiệm phải có năng lực đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Mẫu số 01
87/2016/NĐ-CP
(Tên doanh nghiệp) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | ........ , ngày ..... tháng ..... năm... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MŨ BẢO HIỂM
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
(Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
Tên doanh nghiệp:.........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính:......................................................................................
Địa chỉ nơi sản xuất:……................…..........................................................
Số điện thoại: ........................... số Fax: ...................... Email: ...................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... do (tên cơ quan cấp) cấp ngày... tháng... năm…..tại (tên tỉnh, thành phố), Mã số thuế:.................................
Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm cho… (tên doanh nghiệp) theo quy định tại Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm bao gồm:
1.
2.
….
(Liệt kê các thành phần hồ sơ theo quy định tại Nghị định)
(tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, các văn bản pháp luật khác có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật./.
| LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP |
2. Thủ tục điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 87/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, doanh nghiệp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, doanh nghiệp phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
-Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có nội dung không hợp lệ hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp.
+ Kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
+ Kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm;
- Tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện sản xuất theo quy định đối với phần điều chỉnh, bổ sung;
- Trường hợp bổ sung kiểu, loại mũ bảo hiểm sản xuất mới, doanh nghiệp nộp tài liệu, hồ sơ chứng minh mũ bảo hiểm được sản xuất đáp ứng quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có nội dung không hợp lệ hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp có yếu tố khách quan, đoàn thẩm định báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, quyết định được kéo dài thời gian thẩm định nhưng không quá 07 ngày làm việc.
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định và kết quả khắc phục, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm nhưng có:
- Sự thay đổi về địa chỉ đăng ký kinh doanh, địa điểm sản xuất hoặc thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc thay đổi người chịu trách nhiệm trước pháp luật;
- Thay đổi về kiểu, loại mũ bảo hiểm đã được cấp Giấy chứng nhận.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.
h. Lệ phí: Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp lại/điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm (Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.
- Có tối thiểu 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khoa học, kỹ thuật trở lên, được ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
+ Nhà xưởng
· Địa điểm sản xuất phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng;
· Có diện tích mặt bằng để lắp đặt trang thiết bị sản xuất, kiểm tra chất lượng.
+ Trang thiết bị sản xuất: Trang thiết bị của dây chuyền sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, bao gồm: Thiết bị ép (đúc/đùn) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất vỏ mũ; thiết bị ép (đúc) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất lớp hấp thụ xung động (mút xốp); thiết bị dập (tán) đinh tán (dùng để ghép các cụm chi tiết); hoặc thiết bị đồng bộ đáp ứng yêu cầu của các thiết bị nêu tại điểm này.
+ Trang thiết bị kiểm tra chất lượng: Có phòng thử nghiệm hoặc thuê của tổ chức, doanh nghiệp khác, đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phòng thử nghiệm phải có năng lực đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Mẫu số 03
87/2016/NĐ-CP
(Tên doanh nghiệp) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | ........ , ngày ..... tháng ..... năm... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI/ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MŨ BẢO HIỂM
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
(Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
Tên doanh nghiệp:.........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính:......................................................................................
Địa chỉ nơi sản xuất:……………………….....................……...………..
Số điện thoại: .......................... số Fax: ................ Email: ..........................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... do (tên cơ quan cấp) cấp ngày... tháng... năm….., Mã số thuế:.......................................................................
(tên doanh nghiệp) đã được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm số …/……. ngày ..... tháng .... năm .... của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
(tên doanh nghiệp) đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét cấp lại/điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm cho ….(tên doanh nghiệp) theo quy định tại Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Lý do đề nghị: cấp lại/điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
(tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, các văn bản pháp luật khác có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật./.
| LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP |
3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 87/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, doanh nghiệp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, doanh nghiệp phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm;
- Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc, hư hỏng.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.
h. Lệ phí: Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm (Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Mẫu số 03
87/2016/NĐ-CP
(Tên doanh nghiệp) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........../.......... | ........ , ngày ..... tháng ..... năm... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI/ CHỈNH NỘI DUNG
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN SẢN XUẤT MŨ BẢO HIỂM
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
(Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
Tên doanh nghiệp:.........................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính:......................................................................................
Địa chỉ nơi sản xuất:……………………….....................……...………..
Số điện thoại: .......................... số Fax: ................ Email: ..........................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... do (tên cơ quan cấp) cấp ngày... tháng... năm….., Mã số thuế:.......................................................................
(tên doanh nghiệp) đã được cấp Giấy chứng nhận đủ kiện sản xuất mũ bảo hiểm số …/……. ngày ..... tháng .... năm .... của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
(tên doanh nghiệp) đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét cấp lại/điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm cho (tên doanh nghiệp) theo quy định tại Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Lý do đề nghị: cấp lại/điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
(tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, các văn bản pháp luật khác có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật./.
| LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP |
- 1Quyết định 911/QĐ-BTC năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 2Quyết định 1552/QĐ-BTNMT năm 2019 công bố bổ sung thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 3Quyết định 828/QĐ-BTC năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 20/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Nghị định 87/2016/NÐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
- 6Quyết định 911/QĐ-BTC năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 7Quyết định 1552/QĐ-BTNMT năm 2019 công bố bổ sung thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 8Quyết định 828/QĐ-BTC năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
Quyết định 2688/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
- Số hiệu: 2688/QĐ-BKHCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2016
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Trần Việt Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra