Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 263/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 25 tháng 02 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Hiệp định số 2000001753-VN tài trợ Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn giữa IFAD và Chính phủ Việt Nam được ký chính thức ngày 24 tháng 3 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ” (CSSP) tỉnh Bắc Kạn;
Căn cứ Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt văn kiện dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP)” tỉnh Bắc Kạn vay vốn Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD);
Căn cứ Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Văn kiện dự án, điều chỉnh nội dung Quyết định phê duyệt Văn kiện và Quyết định phê duyệt dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ” tỉnh Bắc Kạn vay vốn Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD);
Căn cứ Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao Chủ đầu tư dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP)” tỉnh Bắc Kạn vay vốn Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD);
Căn cứ Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 31/8/2016; Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 và Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 77/TTr-SCT ngày 23 tháng 02 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2023, chi tiết theo nội dung đính kèm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Ban Điều phối dự án CSSP tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỐI TÂY TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021-2023
(Kèm theo Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỐI TÂY TỈNH BẮC KẠN
(Chi tiết tại Báo cáo phân tích chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn kèm theo1)
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỐI TÂY TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021-2023
1. Mục tiêu chung
Phát triển chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn theo hướng sản xuất hữu cơ và tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giúp tác nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng, củng cố được tối thiểu 34 THT tại 07 xã với trên 500 hộ tham gia.
- Xây dựng và nâng cấp mối liên kết giữa các THT với HKD/HTX/doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh (đảm bảo ít nhất có 375 hộ trồng chuối tây được tham gia vào liên kết).
- Nâng cao năng lực sản xuất cho hộ trồng chuối tây tham gia vào các THT thông qua 17 lớp tập huấn IPM trên cây chuối tây.
- Hỗ trợ trồng mới/tái canh cho 340 ha của hộ trồng chuối tây tham gia vào các THT. Trong đó, có ít nhất 250 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ và ít nhất 15 mã số vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc.
- Xây dựng được ít nhất 03 cơ sở đóng gói chuối tây được cấp mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc.
- Nâng cấp và mở rộng quy mô chế biến các sản phẩm từ chuối tây cho ít nhất 03 HKD/HTX/doanh nghiệp với tổng công suất đạt 20 tấn chuối tây nguyên liệu/ngày.
- Tăng thêm thu nhập trên 30% cho nông dân và các HKD/HTX/Doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn.
- Có ít nhất 02 sản phẩm từ chuối tây được xếp hạng 4 sao OCOP cấp tỉnh.
1. Xây dựng liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chuối tây
- Kêu gọi các HKD/HTX/doanh nghiệp sơ chế, chế biến chuối tây đề xuất dự án liên kết/kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết/dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm để tham gia thực hiện SIP và xác định vùng trồng chuối tây nguyên liệu theo hướng hữu cơ (ưu tiên tại các xã Địa Linh, Yến Dương, Khang Ninh của huyện Ba Bể; xã Thanh Vận của huyện Chợ Mới; xã Dương Quang, Nông Thượng của thành phố Bắc Kạn và xã Đôn Phong của huyện Bạch Thông).
- Thành lập mới và củng cố các THT tại các vùng trồng chuối tây nguyên liệu nhằm tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và cung ứng sản phẩm theo yêu cầu của HKD/HTX/doanh nghiệp sơ chế, chế biến chuối tây.
2. Nâng cao kỹ thuật trồng chuối tây theo hướng hữu cơ
- Mở các lớp tập huấn IPM trên cây chuối tây để trang bị kiến thức cho các hộ trồng chuối tây tham gia vào các THT về đặc điểm hình thái và yêu cầu sinh thái của cây chuối tây; cách nhân giống chuối tây, các kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo hướng hữu cơ.
- Tổ chức hội nghị đầu bờ so sánh đánh giá hiệu quả trồng chuối tây theo hướng hữu cơ với trồng chuối tây theo cách thức truyền thống nhằm phổ biến kỹ thuật và hiệu quả trồng chuối tây theo hướng hữu cơ cho các hộ trồng chuối tây không tham gia vào các THT.
3. Hỗ trợ sản xuất, sơ chế, chế biến chuối tây
- Hỗ trợ cây giống sạch bệnh, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học, phân bón lá và thuốc BVTV được phép sử dụng trong trồng trọt hữu cơ cho trồng mới/tái canh cây chuối tây nhằm đảm bảo cho các hộ trồng chuối tây áp dụng theo kỹ thuật đã được trang bị từ các lớp tập huấn IPM trên cây chuối tây và đáp ứng theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Hỗ trợ nhà xưởng, trang thiết bị, bao bì, tem nhãn phục vụ sơ chế, đóng gói quả chuối tây tươi cho các HKD/HTX/doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng, thiết bị, quy cách đóng gói, truy xuất nguồn gốc của các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trong nước và các đối tác nhập khẩu.
Hỗ trợ nhà xưởng, trang thiết bị, bao bì, tem nhãn phục vụ chế biến các sản phẩm từ chuối tây cho các HKD/HTX/doanh nghiệp để tăng công suất và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ chuối tây.
4. Hỗ trợ chứng nhận vùng trồng chuối tây theo tiêu chuẩn hữu cơ và đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói
- Hỗ trợ cho THT/HTX thuê tổ chức chứng nhận thực hiện tư vấn, đánh giá để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
- Hỗ trợ cho các HKD/HTX/doanh nghiệp đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói với Cục Bảo vệ Thực vật.
5. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
- Tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại để thu hút doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết trong chuỗi giá trị chuối tây.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh và chương trình OCOP cấp quốc gia để nâng cao thương hiệu cho sản phẩm chuối tây của Bắc Kạn.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ nông nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chuối tây Bắc Kạn đến người tiêu dùng trong nước.
- Phối hợp với các Đài truyền hình (trung ương, địa phương) thực hiện các phóng sự để giới thiệu các vùng trồng chuối tây hữu cơ và sản phẩm OCOP đến các đối tác tiêu thụ và người tiêu dùng.
- Xây dựng biển quảng cáo ngoài trời trên đường quốc lộ, điểm du lịch.
1. Kêu gọi các HKD/HTX/doanh nghiệp sơ chế, chế biến chuối tây xây dựng đề xuất liên kết
1.1. Mục tiêu: Thu hút được các HKD/HTX/doanh nghiệp tham gia thực hiện SIP và xác định được các vùng trồng chuối tây nguyên liệu theo hướng hữu cơ.
1.2. Thời gian triển khai: Năm 2021-2022.
1.3. Địa điểm triển khai: Tại các huyện: Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn.
1.4. Cách triển khai:
- Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh cùng UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn giới thiệu về SIP, các chính sách hỗ trợ dành cho HKD/HTX/doanh nghiệp và thông báo trên các website về việc mời nộp hồ sơ đề xuất đầu tư Quỹ APIF/dự án liên kết/kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết/dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
- Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh thực hiện giải đáp thắc mắc cho HKD/HTX/doanh nghiệp về xây dựng đề xuất và tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ xin tài trợ. Trong đề xuất của HKD/HTX/doanh nghiệp cần xác định được các vùng trồng chuối tây nguyên liệu theo hướng hữu cơ dự kiến liên kết (ưu tiên tại các xã Địa Linh, Yến Dương, Khang Ninh của huyện Ba Bể; xã Thanh Vận của huyện Chợ Mới; xã Dương Quang, Nông Thượng của thành phố Bắc Kạn và xã Đôn Phong của huyện Bạch Thông).
1.5. Tổ chức thực hiện:
- Sở Công Thương và Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh chủ trì kêu gọi, thẩm định, phê duyệt đề xuất đầu tư Quỹ xúc tiến đầu tư kinh doanh nông nghiệp (APIF).
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì kêu gọi, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án liên kết/kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết.
- Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh chủ trì kêu gọi, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
2. Thành lập, củng cố các tổ hợp tác (THT) trồng chuối tây
2.1. Mục tiêu: Liên kết các hộ trồng chuối tây nhằm tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và cung ứng sản phẩm theo yêu cầu của HKD/HTX/doanh nghiệp liên kết.
2.2. Thời gian triển khai: Năm 2021-2022.
2.3. Địa điểm triển khai: 07 xã gồm: Các xã Địa Linh, Yến Dương, Khang Ninh, huyện Ba Bể; xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới; các xã Dương Quang, Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn và xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông.
2.4. Cách triển khai:
- Tổ chức các buổi tuyên truyền về hình thức hoạt động theo THT và liên kết với HKD/HTX/Doanh nghiệp, cách thức thành lập và vận hành THT cho các hộ có diện tích nằm trong vùng trồng chuối tây nguyên liệu.
- Hỗ trợ các THT xây dựng quy chế, kiện toàn tổ chức và hoàn thiện hồ sơ thành lập/thay đổi THT theo Nghị định 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về Tổ hợp tác để gửi UBND cấp xã. Dự kiến thành lập và củng cố 34 THT tại xã Nông Thượng, Dương Quang, Đôn Phong, Khang Ninh (mỗi xã 4 THT) và xã Thanh Vận, Yến Dương, Địa Linh (mỗi xã 6 THT). Mỗi THT có 15 - 20 hộ tham gia, trong đó ưu tiên các hộ có diện tích trồng chuối tây liền kề nhau với tổng diện tích đạt 10 - 12ha và liên kết với các HKD/HTX/doanh nghiệp theo đề xuất được lập.
2.5. Tổ chức thực hiện:
- HKD/HTX/Doanh nghiệp sơ chế, chế biến chuối tây có đề xuất được phê duyệt ở nội dung 1 sử dụng kinh phí đối ứng để tổ chức các buổi tuyên truyền.
- Hội Nông dân tỉnh chủ trì và phối hợp với Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh, UBND các xã hỗ trợ HKD/HTX/Doanh nghiệp tổ chức các buổi tuyên truyền và hỗ trợ các thủ tục thành lập/thay đổi THT theo Nghị định 77/2019/NĐ-CP.
3. Tổ chức tập huấn IPM trên cây chuối tây và hội nghị đầu bờ
3.1. Mục tiêu: Trang bị kiến thức, kỹ năng cho các hộ trồng chuối tây tham gia vào các THT trong nhân giống, trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo hướng hữu cơ và phổ biến cho các hộ trồng chuối tây ngoài THT.
3.2. Thời gian triển khai: Năm 2021-2023.
3.3. Địa điểm triển khai: 07 xã gồm: Các xã Địa Linh, Yến Dương, Khang Ninh, huyện Ba Bể; xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới; các xã Dương Quang, Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn và xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông.
3.4. Cách triển khai:
- Tổ chức các lớp tập huấn IPM trên cây chuối tây cho các hộ tham gia vào các THT (tổ chức 17 lớp, mỗi lớp có 30-35 học viên từ 2 THT; diễn ra trong 26 tuần - 2 tuần học 1 ngày).
- Tổ chức hội nghị đầu bờ so sánh đánh giá hiệu quả trồng chuối tây theo hướng hữu cơ với trồng chuối tây theo cách thức truyền thống sau khi tổ chức các lớp tập huấn IPM tại 07 xã (01 hội thảo/xã).
3.5. Tổ chức thực hiện:
- HKD/HTX/Doanh nghiệp sơ chế, chế biến chuối tây có đề xuất được phê duyệt sử dụng kinh phí hỗ trợ để tổ chức lớp tập huấn IPM trên cây chuối tây.
- Đối với các THT nhân rộng, không được tập huấn theo đề xuất được phê duyệt thì Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp tập huấn IPM trên cây chuối tây cho các hộ tham gia vào các THT.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh chủ trì và phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức các hội thảo đầu bờ.
4. Hỗ trợ trồng mới/tái canh cây chuối tây theo tiêu chuẩn hữu cơ
4.1. Mục tiêu: Đảm bảo cho các hộ trồng chuối tây áp dụng theo kỹ thuật đã được trang bị từ các lớp tập huấn IPM trên cây chuối tây và đáp ứng theo tiêu chuẩn hữu cơ.
4.2. Thời gian triển khai: Năm 2021-2023.
4.3. Địa điểm triển khai: Dự kiến thực hiện hỗ trợ trồng mới/tái canh cây chuối tây tại xã Nông Thượng, xã Dương Quang, xã Đôn Phong, xã Khang Ninh (mỗi xã 40 ha) và xã Thanh Vận, xã Yến Dương, xã Địa Linh (mỗi xã 60 ha).
4.4. Cách triển khai:
- Thực hiện hỗ trợ cây giống sạch bệnh, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học, phân bón lá và thuốc BVTV cho các THT liên kết với các HKD/HTX/doanh nghiệp theo đề xuất được phê duyệt.
- Đối với các THT nhân rộng, không được hỗ trợ theo đề xuất được phê duyệt thì tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất hỗ trợ từ Quỹ tài trợ cạnh tranh CSG của Dự án CSSP; nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình của Chương trình nông thôn mới, 135, 30a.
4.5. Tổ chức thực hiện:
- Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh sử dụng nguồn vốn từ Quỹ APIF, Quỹ tài trợ cạnh tranh CSG để hỗ trợ cho các THT trên địa bàn huyện Ba Bể; ngân sách của tỉnh, Chương trình NTM, 135, 30a và UBND huyện/thành phố bố trí kinh phí hỗ trợ cho các THT trên địa bàn huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn.
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, UBND cấp huyện, thành phố thực hiện giám sát, nghiệm thu, hỗ trợ trồng mới/tái canh cây chuối tây theo đề xuất được phê duyệt của HKD/HTX/doanh nghiệp ở Nội dung 1.
- UBND các xã hỗ trợ cho các THT xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và các thủ tục đề xuất, giải ngân sau khi được nhận tài trợ từ các chương trình, dự án.
5. Nâng cao năng lực sơ chế, chế biến sản phẩm chuối tây
5.1. Mục tiêu: Tăng công suất chế biến và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chuối tây Bắc Kạn để đáp ứng được yêu cầu của các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trong nước và các đối tác nhập khẩu.
5.2. Thời gian triển khai: Năm 2021 - 2023.
5.3. Địa điểm triển khai: Các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
5.4. Cách triển khai:
Thực hiện hỗ trợ nhà xưởng, trang thiết bị, bao bì, tem nhãn phục vụ sơ chế, đóng gói quả chuối tây tươi và chế biến các sản phẩm từ chuối tây cho các HKD/HTX/doanh nghiệp theo đề xuất được phê duyệt ở Nội dung 1.
5.5. Tổ chức thực hiện:
- Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh sử dụng nguồn vốn từ Quỹ APIF và ngân sách của tỉnh, huyện để hỗ trợ cho các HKD/HTX/doanh nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, UBND cấp huyện, thành phố thực hiện giám sát, nghiệm thu, hỗ trợ sơ chế, chế biến chuối tây theo đề xuất được phê duyệt của HKD/HTX/doanh nghiệp ở Nội dung 1.
6. Chứng nhận vùng trồng chuối tây theo tiêu chuẩn hữu cơ và đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói
6.1. Mục tiêu: Tạo vùng trồng chuối tây theo tiêu chuẩn hữu cơ/tiêu chuẩn xuất khẩu phục vụ tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch và xuất khẩu.
6.2. Thời gian triển khai: Năm 2021-2023.
6.3. Địa điểm triển khai:
- Các xã Địa Linh, Yến Dương, Khang Ninh, huyện Ba Bể; xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới; các xã Dương Quang, Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn và xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông.
- Các cơ sở sơ chế, đóng gói/nhà xưởng của THT/HKD/HTX/doanh nghiệp.
6.4. Cách triển khai:
Căn cứ nhu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch và hỗ trợ đăng ký chứng nhận hữu cơ, đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.
6.5. Tổ chức thực hiện:
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức triển khai hoạt động.
- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh áp dụng theo Quyết định 05/2020/QĐ-UBND quy định nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
7. Xúc tiến thương mại
7.1. Mục tiêu: Thu hút doanh nghiệp phân phối, đối tác nhập khẩu tham gia liên kết với các Doanh nghiệp/HTX/THT tại Bắc Kạn và quảng bá các sản phẩm chuối tây Bắc Kạn đến người tiêu dùng trong nước.
7.2. Thời gian triển khai: Năm 2021 - 2023.
7.3. Địa điểm triển khai: Trong và ngoài tỉnh.
7.4. Cách triển khai:
- Tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại để thu hút doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết trong chuỗi giá trị chuối tây (01 hội nghị/năm).
- Hỗ trợ các HKD/HTX/Doanh nghiệp tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh, chương trình OCOP cấp quốc gia để nâng cao thương hiệu cho sản phẩm chuối tây của Bắc Kạn (1 đơn vị năm 2021, 2 đơn vị năm 2022 và 3 đơn vị năm 2023).
- Hỗ trợ các HKD/HTX/Doanh nghiệp tham gia hội chợ nông nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, tìm kiếm khách hàng cho các sản phẩm chuối tây của Bắc Kạn (1 đơn vị năm 2021, 2 đơn vị năm 2022 và 3 đơn vị năm 2023).
- Phối hợp với các Đài truyền hình (trung ương, địa phương) thực hiện các phóng sự để giới thiệu các vùng trồng chuối tây hữu cơ và sản phẩm OCOP đến các đối tác tiêu thụ và người tiêu dùng (1 phóng sự năm 2021, 2 phóng sự năm 2022 và 3 phóng sự năm 2023).
- Xây dựng biển quảng cáo ngoài trời (1 biển trên đường quốc lộ 3 và 1 biển tại khu du lịch quốc gia Ba Bể) để giới thiệu sản phẩm chuối tây cho du khách đến với tỉnh Bắc Kạn.
7.5. Tổ chức thực hiện:
- Sở Công Thương chủ trì xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết trình Sở Tài chính thẩm định, tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí từ ngân sách của tỉnh.
- Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố thực hiện theo thẩm quyền.
(Có biểu Kết quả mong đợi và chỉ số theo dõi kèm theo tại Phụ lục 1)
IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
1. Thời gian: 2021 - 2023.
2. Địa điểm: Thực hiện tại các huyện Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn.
Tổng khái toán kinh phí: 17,883 tỷ đồng (Bằng chữ: Mười bảy tỷ tám trăm tám mươi ba triệu đồng)
Trong đó dự kiến các nguồn như sau:
- Nguồn vốn Dự án CSSP: 5,480 tỷ đồng, chiếm 30,64%;
- Nguồn Ngân sách Nhà nước: Lồng ghép từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất; Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; chính sách khuyến khích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng liên kết; khuyến nông; khuyến công; xúc tiến thương mại và các nguồn vốn lồng ghép của trung ương và địa phương: 5,795 tỷ đồng, chiếm 32,41%;
- Nguồn vốn huy động người hưởng lợi và nguồn vốn khác: 6,608 tỷ đồng; chiếm 36,95%.
(Có biểu chi tiết kèm theo tại Phụ lục 2)
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn. Thực hiện lồng ghép nội dung kế hoạch này với các chương trình, dự án hiện nay các địa phương đang thực hiện. Đối với các nhiệm vụ mới cần xác định nguồn lực để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh qua Sở Công Thương tổng hợp.
Giao Sở Công Thương là đầu mối, giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả về UBND tỉnh.
3. Hàng năm các Sở, ngành, đơn vị được giao chủ trì, xây dựng dự toán chi tiết đối với từng nội dung trình Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn để tổ chức thực hiện.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Công Thương, Ban Điều phối dự án CSSP tỉnh và các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp các nguồn lực để cân đối bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch đảm bảo mục tiêu và hiệu quả đề ra.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc các đơn vị, tổ chức phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ CHỈ SỐ THEO DÕI
(Kèm theo Kế hoạch chiến lược phát triển chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2023)
TT | Hoạt động | Kết quả và các chỉ số theo dõi | Thời gian (Năm) | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
1 | Kêu gọi các HKD/HTX/doanh nghiệp sơ chế, chế biến chuối tây xây dựng đề xuất liên kết | 06 đề xuất liên kết được phê duyệt | 2021-2022 | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn |
2 | Thành lập, củng cố THT sản xuất chuối tây | - 34 tổ hợp tác được thành lập, củng cố; - 500 hộ tham gia sản xuất chuối tây. | 2021-2023 | Hội Nông dân tỉnh | Hội Nông dân cấp huyện, Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn, HKD/HTX/Doanh nghiệp |
3 | Tổ chức tập huấn IPM trên cây chuối tây và hội nghị đầu bờ | - 17 lớp tập huấn được tổ chức (30-35 học viên/lớp); - Tổ chức 07 hội nghị đầu bờ. | 2021-2023 | Sở Nông nghiệp và PTNT | Hội Nông dân tỉnh, UBND các huyện, thành phố, HKD/HTX/Doanh nghiệp |
4 | Hỗ trợ trồng mới/tái canh cây chuối tây | - 34 tổ hợp tác được hỗ trợ; - Hỗ trợ trồng mới/tái canh cho 340 ha diện tích trồng chuối tây. | 2021-2023 | Sở NN và PTNT, Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh | UBND các huyện/thành phố, HKD/HTX/doanh nghiệp |
5 | Nâng cao năng lực sơ chế, chế biến sản phẩm chuối tây | - Nâng cao năng lực sơ chế, đóng gói quả tươi cho 03 cơ sở; - Nâng cao năng lực chế biến cho 03 cơ sở, công suất đạt 20 tấn chuối nguyên liệu/ngày. | 2021-2023 | Sở NN và PTNT, Sở Công Thương, Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh | UBND các huyện/thành phố, HKD/HTX/doanh nghiệp |
6 | Chứng nhận vùng trồng chuối tây theo tiêu chuẩn hữu cơ và đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói | - 250 ha diện tích theo tiêu chuẩn hữu cơ; - 15 mã số vùng trồng; - 03 mã số cơ sở đóng gói. | 2021-2023 | Sở NN và PTNT | UBND các huyện/thành phố, HKD/HTX/doanh nghiệp |
7 | Xúc tiến thương mại | - 02 Sản phẩm được xếp hạng 4 sao OCOP cấp tỉnh; | 2021-2023 | Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh | Sở NN và PTNT, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố |
- Tổ chức 03 hội nghị xúc tiến thương mại; - Xây dựng và phát sóng 06 phóng sự; - Lắp đặt 02 biển quảng cáo ngoài trời. | 2021-2023 | Sở Công Thương | Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, Sở NN và PTNT, UBND các huyện, thành phố |
KHÁI TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch chiến lược phát triển chuỗi giá trị Chuối tây tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2023)
TT | Nội dung hoạt động | Kết quả mong đợi | Tổng kinh phí (tr đồng) | Nguồn vốn theo năm | Nguồn vốn từ Dự án CSSP | Ngân sách địa phương | Người hưởng lợi và khác | ||||||
ĐVT | Số lượng | Đơn giá (tr đồng) | 2021 | 2022 | 2023 | Tỉnh | Huyện | Nông dân | DN/ HTX/ HKD | ||||
A | HOẠT ĐỘNG CHUNG TOÀN TỈNH |
|
|
| 14.040 | 4.330 | 4.825 | 4.885 | 4.200 | 4.320 | - | - | 5.520 |
1 | Hỗ trợ nhà xưởng, trang thiết bị, bao bì, tem nhãn phục vụ sơ chế, đóng gói chuối tây quả tươi cho các HKD/HTX/doanh nghiệp cấp tỉnh | Cơ sở | 3 | 1.000 | 3.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 600 | - | - | 1.400 |
2 | Hỗ trợ nhà xưởng, trang thiết bị, bao bì, tem nhãn phục vụ sản phẩm chế biến cho các HKD/HTX/doanh nghiệp cấp tỉnh | Cơ sở | 3 | 3.000 | 9.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.200 | 1.800 | - | - | 4.000 |
3 | Hỗ trợ chứng nhận vùng trồng chuối tây theo tiêu chuẩn hữu cơ | Ha | 250 | 5 | 1.250 | 250 | 500 | 500 | - | 1.250 | - | - | - |
4 | Hỗ trợ cho các THT/HTX đăng ký mã số vùng trồng với Cục BVTV. | Mã số | 15 | 5 | 75 | 15 | 30 | 30 |
| 75 |
|
|
|
5 | Hỗ trợ cho các HKD/HTX/doanh nghiệp đăng ký mã số cơ sở đóng gói với Cục BVTV. | Mã số | 3 | 5 | 15 | 5 | 5 | 5 | - | 15 | - | - | - |
6 | Tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại cho sản phẩm chuối tây Bắc Kạn | Hội nghị | 2 | 20 | 40 |
| 20 | 20 | - | 40 | - | - | - |
7 | Hỗ trợ các DN/HTX sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ chuối tây tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh và chương trình OCOP cấp quốc gia (1 đơn vị năm 2021, 2 đơn vị năm 2022 và 3 đơn vị năm 2023) | Đơn vị | 6 | 20 | 120 | 20 | 40 | 60 | - | 60 | - | - | 60 |
8 | Hỗ trợ các DN/HTX sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ chuối tây tham gia hội chợ nông nghiệp (1 đơn vị năm 2021, 2 đơn vị năm 2022 và 3 đơn vị năm 2023) | Đơn vị | 6 | 20 | 120 | 20 | 40 | 60 | - | 60 | - | - | 60 |
9 | Xây dựng clip phóng sự giới thiệu các vùng trồng chuối tây hữu cơ và sản phẩm OCOP (1 phóng sự năm 2021, 2 phóng sự năm 2022 và 3 phóng sự năm 2023) | Phóng sự | 6 | 20 | 120 | 20 | 40 | 60 | - | 120 | - | - | - |
10 | Xây dựng biển quảng cáo ngoài trời trên đường quốc lộ, điểm du lịch | Cái | 2 | 150 | 300 | - | 150 | 150 | - | 300 | - | - | - |
B | HOẠT ĐỘNG CẤP XÃ |
|
|
| 3.843 | 1.168 | 1.203 | 1.472 | 1.280 | 215 | 1.260 | 1.020 | 68 |
I | Tổ chức sản xuất và nâng cao năng lực |
|
|
| 443 | 168 | 203 | 72 | 160 | 215 | - | - | 68 |
1 | Thành lập, củng cố THT theo Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác (15-20 người/THT) | THT | 34 | 2 | 68 | 28 | 28 | 12 | - | - | - | - | 68 |
2 | Tập huấn IPM trên cây chuối tây cho các hộ tham gia các THT (30- 35 học viên/lớp, mỗi lớp diễn ra trong 26 tuần - 2 tuần học 1 ngày) | Lớp | 17 | 20 | 340 | 140 | 140 | 60 | 160 | 180 | - | - | - |
3 | Tổ chức hội nghị đầu bờ so sánh hiệu quả trồng chuối tây theo hướng hữu cơ với trồng chuối tây theo cách thức truyền thống | Hội nghị | 7 | 5 | 35 | - | 35 | - | - | 35 | - | - | - |
II | Hỗ trợ sản xuất |
|
|
| 3.400 | 1.000 | 1.000 | 1.400 | 1.120 | - | 1.260 | 1.020 | - |
1 | Hỗ trợ cây giống sạch bệnh, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học, phân bón lá và thuốc BVTV được phép sử dụng trong trồng trọt hữu cơ cho trồng mới/tái canh cây chuối tây | Ha | 340 | 10 | 3.400 | 1.000 | 1.000 | 1.400 | 1.120 | - | 1.260 | 1.020 | - |
TỔNG (A B) |
|
|
| 17.883 | 5.498 | 6.028 | 6.357 | 5.480 | 4.535 | 1.260 | 1.020 | 5.588 | |
Tổng theo nguồn |
|
|
|
|
|
|
| 5.480 | 5.795 | 6.608 | |||
Tỷ lệ (%) |
|
|
| 100,0% | 30,7% | 33,7% | 35,6% | 30,64% | 25,36% | 7,05% | 5,70% | 31,25% |
BÁO CÁO PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỐI TÂY TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
Đơn vị thực hiện:
Sở Công Thương - Tổ công tác xây dựng SIP (theo Quyết định số 898/QĐ-BCĐ ngày 06/6/2019 của Ban Chỉ đạo Dự án CSSP tỉnh Bắc Kạn)
BÁO CÁO
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỐI TÂY TỈNH BẮC KẠN
BAN THỰC HIỆN DỰ ÁN (CSSP) | BAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN CSSP |
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV | Bảo vệ thực vật |
CSSP | Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ |
DN | Doanh nghiệp |
GAP | Thực hành nông nghiệp tốt |
HKD | Hộ kinh doanh |
HTX | Hợp tác xã |
IFAD | Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế |
KHCN | Khoa học Công nghệ |
ND | Nông dân |
Nghị định 100 | Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. |
NN và PTNT | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
THT | Tổ hợp tác |
SXKD | Sản xuất kinh doanh |
TP | Thành phố |
UBND | Ủy ban nhân dân |
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Thu thập thông tin
4.2. Phương pháp phân tích
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Tổng quan hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ chuối của Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn
5.2. Mô tả chuỗi giá trị.
5.3. Phân tích tài chính
5.4. Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn
5.5. Phân tích thị trường tiêu thụ và môi trường đầu tư
5.6. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn
VI. KẾT LUẬN
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm. Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996 ha, trong đó: đất nông nghiệp 44.116 ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366 ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng...) là 28.514 ha, chiếm 5,87%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả... (Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn).
Dân số của tỉnh Bắc Kạn tính tại thời điểm ngày 01/4/2019 là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước. Trong đó, chủ yếu là dân tộc Tày (chiếm 52,6%), dân tộc Dao (chiếm 17,9%), dân tộc Kinh (chiếm 12%); dân tộc Nùng (chiếm 9,2%) và dân tộc Mông (chiếm 7,2%). Mật độ dân số là 65 người/km2. Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 19,6% (giảm 7% so với năm 2016) và tỷ lệ hộ cận nghèo là 11,3% (giảm 1,6% so với năm 2016).
Cây chuối là cây trồng đã có từ lâu của tỉnh Bắc Kạn. Những năm gần đây, cây chuối đã được trồng chuyên canh, theo hướng hàng hóa. Nếu như năm 2015 toàn tỉnh chỉ có khoảng 400 ha trồng chuối, thì đến tháng 6 năm 2019, diện tích cây chuối cho thu hoạch là 1.307 ha. Trong đó, chủ yếu là giống chuối tây (chiếm trên 90%). Năng suất bình quân đạt 11,8 tạ/ha, sản lượng 15.500 tấn. Một số địa phương phát triển mạnh diện tích trồng chuối tây là các huyện Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn. Đây là cây trồng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, thêm vào đó diện tích đất đồi và đất soi bãi tại các địa phương còn khá lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu cây chuối. Đồng thời, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với chuối quả tươi và các sản phẩm chế biến ngày càng được mở rộng. Vì vậy, trong Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2035 của tỉnh Bắc Kạn, cây chuối tây được xác định là một trong những cây trồng được định hướng phát triển vùng chuyên canh hàng hóa ở địa phương. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 2.500 ha trồng cây chuối, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn, trong đó 70% sản lượng chuối sẽ được đưa vào phục vụ ngành sản xuất chế biến nông sản đặc sản tại địa phương nhằm giảm tình trạng “được mùa mất giá”. Tuy nhiên, chuỗi giá trị chuối tây của tỉnh Bắc Kạn còn tồn tại nhiều hạn chế như diện tích trồng chủ yếu là nhỏ lẻ; các hộ nông dân chưa thực sự quan tâm đầu tư cho cây chuối và diện tích áp dụng theo tiêu chuẩn còn ít nên năng suất và chất lượng chưa cao; quy mô chế biến các sản phẩm từ chuối trên địa bàn còn nhỏ; sản phẩm chuối quả tươi chủ yếu bán cho các thương lái, không gắn với nhãn hiệu nên chuối tây của Bắc Kạn chưa được nhận biết rộng rãi bởi người tiêu dùng.
Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị chuối tây nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho sự phát triển của chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị nhằm mang lại cho người trồng chuối tây và các tác nhân tham gia vào chuỗi nhiều giá trị, lợi ích lớn hơn.
- Mục tiêu chung: Phân tích được hiện trạng chuỗi giá trị chuối tây tại Bắc Kạn và thị trường tiêu thụ, môi trường đầu tư. Từ đó, đưa ra các chiến lược hành động để nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị chuối tây, đảm bảo lợi ích và thu nhập của các tác nhân tham gia trong chuỗi đặc biệt là nông dân.
- Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá được hiện trạng chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn để chỉ ra các khía cạnh: Tổng quan sản xuất và thị trường; Sơ đồ chuỗi giá trị; Các kênh phân phối; Các nhóm tác nhân tham gia và các hoạt động (sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bán buôn, bán lẻ, tiêu dùng); Tài chính trong chuỗi; Sự tham gia của người nghèo;
Phân tích được thị trường tiêu thụ và môi trường đầu tư cho phát triển chuỗi giá trị chuối tây.
Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn để đề xuất các giải pháp khả thi nhằm khai thác, phát huy các điểm mạnh và cơ hội, hạn chế các điểm yếu và thách thức.
- Khảo sát các tác nhân tham gia vào các khâu trong chuỗi giá trị: đầu vào, sản xuất; thu gom, chế biến, bán buôn, bán lẻ và quản lý tại địa phương.
- Khảo sát thị trường tiêu thụ chuối tây tiềm năng tại thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu môi trường đầu tư với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các chương trình, dự án.
- Hoàn thiện báo cáo phân tích chuỗi giá trị để làm căn cứ xây dựng Kế hoạch hành động chuỗi giá trị với các nội dung quan trọng sau:
Mô tả chuỗi giá trị.
Phân tích các khâu trong chuỗi giá trị.
Phân tích hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng trong các kênh tiêu thụ, chỉ ra kênh tiềm năng và có hiệu quả để ưu tiên hỗ trợ phát triển.
Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị.
Thị trường tiêu thụ và môi trường đầu tư.
Các Điểm mạnh, cơ hội; điểm yếu, thách thức và đưa ra các giải pháp tác động.
Đánh giá và lựa chọn giải pháp khả thi.
Để hoàn thiện được báo cáo phân tích chuỗi giá trị, cần thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp như sau:
- Thu thập thông tin thứ cấp: Báo cáo của các cơ quan chuyên môn gồm Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn, Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, Phòng kinh tế thành phố Bắc Kạn, Phòng NN và PTNT huyện Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông; Báo cáo của các xã nghiên cứu; Thông tin từ internet, báo, tivi...., các đề tài, dự án liên quan, các tài liệu khác;
- Thu thập thông tin sơ cấp:
Hộ trồng chuối tây: Lựa chọn khảo sát tại các xã Địa Linh, Yến Dương, Khang Ninh của huyện Ba Bể; xã Thanh Vận, Mai Lạp của huyện Chợ Mới; xã Dương Quang, Nông Thượng của thành phố Bắc Kạn và xã Đôn Phong của huyện Bạch Thông. Đây là 08 xã thuộc các huyện, thành phố được phân vùng phát triển cây chuối theo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn, có diện tích trồng chuối lớn và có đơn vị chế biến trên địa bàn. Tại mỗi xã, tiến hành điều tra ngẫu nhiên 5 hộ trồng chuối.
Tác nhân thu gom, chế biến: 08 cơ sở thu gom chuối tây tại 08 xã có điều tra hộ trồng chuối; 04 HTX và 01 công ty thu mua, chế biến chuối tây trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Tác nhân bán buôn, bán lẻ: dựa vào thông tin thu thập từ tác nhân thu gom, chế biến tiến hành phỏng vấn 04 bán buôn và 03 bán lẻ trong và ngoài tỉnh Bắc Kạn.
Phỏng vấn đại diện của các công ty, chuỗi cửa hàng tại Hà Nội: Bác Tôm, Biggreen, Vincommerce.
Phỏng vấn đại diện các cơ quan địa phương tỉnh Bắc Kạn (Sở NN và PTNT, Sở KHCN, Sở Công Thương, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Phòng NN và PTNT các huyện Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông, Phòng Kinh tế thành phố Bắc Kạn)
- Phân tích chuỗi: Bao gồm phân tích sơ đồ chuỗi; chức năng, đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi.
- Phân tích thống kê mô tả: Là tổng hợp các phương pháp mô tả,trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số. Đây là cơ sở để tổng hợp và phân tích cơ bản các dữ liệu sơ cấp được thu thập trên 40 hộ trồng chuối.
- Phân tích kinh tế: Bao gồm phân tích chi phí trung gian, chi phí tăng thêm, doanh thu, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của mỗi tác nhân và của các kênh.
i) Chi phí trung gian: Là những chi phí để mua nguyên vật liệu đầu vào của nhà sản xuất ban đầu hay chi phí mua sản phẩm đầu vào của các tác nhân theo sau trong chuỗi.
ii) Chi phí tăng thêm: Là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, thông tin liên lạc, điện, nước, chi phí bán hàng,v.v...
iii) Giá trị tăng thêm: Là hiệu số giữa doanh thu trừ đi chi phí trung gian.
* Giá trị tăng thêm/giá trị gia tăng = Doanh thu - Chi phí trung gian
i) Doanh thu: Là tổng số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác đơn vị.
* Doanh thu = Sản lượng x Giá bán
ii) Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận: Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị mới do bản thân doanh nghiệp tạo ra được trong một thời kỳ nhất định, được xác định như sau:
* Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng - Chi phí tăng thêm
5.1. Tổng quan hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ chuối của Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn
5.1.1. Tổng quan hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ chuối của Việt Nam
Chuối là cây ăn quả có diện tích và sản lượng lớn nhất trong các cây ăn quả ở Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, hiện tại Việt Nam có khoảng 150.000 ha đất trồng chuối lấy quả, với nhiều vùng chuyên canh chuối có diện tích lớn theo quy mô trang trại, nông trại. Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày, ưa ẩm, ít tốn diện tích lại có nhiều công dụng nên chuối không chỉ được trồng tập trung mà còn được trồng phân tán ở rất nhiều nơi như vườn nhà, dọc theo chân đồi, bờ ao, bờ suối, bờ ruộng,... Nếu tính cả diện tích trồng chuối nhỏ lẻ của các hộ gia đình và đất trồng các giống chuối không lấy quả như chuối lá, chuối hột, chuối rừng thì diện tích cây chuối của nước ta có thể lên tới hơn 200.000 ha với sản lượng gần 2,5 triệu tấn/năm. Mặc dù vậy trong quy hoạch nhóm cây ăn quả ở các địa phương thì hầu như chuối vẫn không được coi là cây trồng chủ lực và không có trong kế hoạch phát triển. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn. Trong đó, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ 4.000 ha đến hơn 10.000 ha. Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng chuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ, Hưng Yên, Lào Cai,...chưa đạt đến 4.000 ha (riêng Sơn La có diện tích trồng chuối trên 4.000 ha).
Tại Việt Nam, có một số giống chuối chính với đặc điểm như sau:
- Chuối Cavendish (tên gọi khác là chuối Philipine hay giống chuối già Nam Mỹ). Chuối Cavendish có hàm lượng đường trong trái thấp nên ăn có vị thanh chua, không được ngọt như các giống chuối tiêu Việt Nam. Nhưng do vỏ trái dày cộng với cuống trái to và cứng nên có ưu thế hơn để đóng gói, bảo quản và vận chuyển đi xuất khẩu.
- Chuối tiêu gồm:
Chuối tiêu lùn, cây cao 1,2 - 1,5 m, cây mập, lá rộng, quả ngắn hơn chuối tiêu cao, phẩm chất khá.
Chuối tiêu vừa, cây cao trung bình 2-3, 5 m gồm chuối tiêu trắng (ruột trắng; vào mùa hè, quả chín có màu xanh, mùa đông có màu vàng và trứng quốc) và chuối tiêu hồng (quả chín có màu vàng tươi, thịt quả màu vàng, quả ngon hơn).
Chuối tiêu cao, thân cây cao 2,5 - 5 m, chịu được khô hạn hơn các giống chuối khác, quả to hơn, sản lượng cao, có quả múp đầu (bị hơi chua) hoặc không múp đầu, quả dài và cong. Một số dạng chuối tiêu cao trồng để xuất khẩu rất tốt.
- Chuối tây (hay chuối sứ, chuối xiêm, chuối mốc, chuối hương) được trồng nhiều ở khu vực Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên. Quả chuối tây có dạng quả ngắn, thân tròn mập, khi chín có màu vàng nhạt hoặc vàng xanh, thịt trái có màu trắng ngà. So với giống chuối Cavendish và chuối tiêu, chuối tây được đánh giá là thích hợp cho chế biến các sản phẩm như rượu, sấy dẻo, sấy khô hơn.
Về thị trường tiêu thụ, chuối quả tươi vẫn là sản phẩm chính được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, hoạt động chế biến các sản phẩm chuối sấy giòn, chuối sấy dẻo thu hút được sự tham gia của các cơ sở chế biến nhỏ lẻ và một số công ty lớn như Công Ty CP Công Nghệ Thực Phẩm Lương Gia, Công Ty CP Vinamit, Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Đà Lạt Tự Nhiên, Công Ty TNHH Xuất Khẩu Chuối Minh Châu,... Thị trường trong nước vẫn là nguồn tiêu thụ chính của chuối quả tươi và các sản phẩm chế biến (chiếm khoảng 90%). Về xuất khẩu, theo thống kê từ trademap.org Việt Nam hiện đứng thứ 18 thế giới về giá trị xuất khẩu chuối trong năm 2019 đạt 138 triệu USD (mới chỉ chiếm gần 1,04% giá trị xuất khẩu chuối của thế giới). Nếu tính về khối lượng, trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 299 nghìn tấn chuối (chiếm 1,16% tổng lượng chuối xuất khẩu của thế giới). Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chuối lớn nhất của Việt Nam (chiếm 84-88% về số lượng và giá trị trong giai đoạn 2016-2018) do xuất khẩu chuối sang Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch, không đòi hỏi cao về chất lượng. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga.
5.1.2. Tổng quan hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ chuối tỉnh Bắc Kạn
Theo Báo cáo của Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn, diện tích chuối cho thu hoạch của tỉnh Bắc Kạn là 1.307 ha. Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết diện tích trồng, sản lượng chuối theo huyện, thành phố năm 2019:
Bảng 1: Tổng hợp diện tích trồng chuối, sản lượng theo huyện năm 2019
TT | Huyện | Diện tích (ha) | Năng suất (tạ/ha) | Sản lượng (tấn) |
1 | Ba Bể | 405 | 15,1 | 6.115,1 |
2 | Chợ Mới | 297 | 10 | 2.970 |
3 | Thành Phố Bắc Kạn | 182 | 9,5 | 1.729 |
4 | Pác Nặm | 170 | 9,5 | 1.615 |
5 | Bạch Thông | 88 | 13,2 | 1.161,6 |
6 | Chợ Đồn | 65 | 12 | 780 |
7 | Ngân Sơn | 57 | 12 | 684 |
8 | Na Rỳ | 43 | 10 | 430 |
Tổng số | 1.307 | 11,8 | 15.485,1 |
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất cây chuối trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019
Theo bảng trên, diện tích trồng chuối tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Bể, Chợ Mới, Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn với diện tích từ 170 đến 405 ha. Các huyện còn lại có diện tích trồng chuối dưới 100ha. Về sản lượng, với diện tích trồng chuối lớn, thuận lợi, cho năng suất cao, Ba Bể có sản lượng chuối cao nhất đạt trên 6.000 tấn (chiếm 39,5% tổng sản lượng chuối của tỉnh Bắc Kạn). Tiếp theo là Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn và Pác Nặm có sản lượng từ 1.600 đến gần 3.000 tấn. Huyện Bạch Thông chỉ có diện tích trồng chuối là 88 ha nhưng nhờ năng suất khá cao nên sản lượng cũng đạt trên 1.000 tấn. Đối với các huyện khác, sản lượng chuối đạt dưới 1.000 tấn. Năng suất chuối của tỉnh Bắc Kạn hiện mới chỉ đạt 11,8 tấn/ha, bằng 75% so với năng suất trung bình của các tỉnh trong khu vực. Nguyên nhân năng suất chuối Bắc Kạn còn thấp là do không đảm bảo mật độ, việc chăm sóc không đảm bảo kỹ thuật, một số diện tích trồng chuối đã bước vào giai đoạn già cỗi cần được tái trồng hoặc luân canh với cây trồng khác.
Hướng phát triển chuối an toàn gắn với xây dựng thương hiệu bắt đầu được triển khai ở một số địa phương trong tỉnh. Tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, HTX Hợp Thành Thanh Vận đã xây dựng được vùng trồng chuối tây 24ha đạt chứng nhận VietGAP nhờ hỗ trợ của Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển Nông lâm nghiệp miền núi (ADC) trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao Vị thế Kinh tế của Phụ nữ Thông qua Thúc đẩy Chuỗi giá trị Nông nghiệp” (WEAVE) do chính phủ Australia tài trợ. Nhờ đó, HTX Hợp Thành Thanh Vận ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Thuận Tâm Thành tại Hưng Yên. Tuy nhiên, do việc sản xuất chuối theo VietGAP đã được hỗ trợ chi phí chứng nhận và do doanh nghiệp khởi xướng mà chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và định hướng phát triển của người sản xuất nên họ chưa chú tâm đầu tư, đảm bảo sản xuất theo quy trình, trông chờ vào hỗ trợ. Vì vậy, sản phẩm chuối không đáp ứng được tiêu chuẩn thu mua của Công ty TNHH Thuận Tâm Thành, dẫn đến hiệu quả trồng chuối theo VietGAP chưa đạt được như kỳ vọng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 1 Công ty Cổ phần và 6 HTX tham gia chế biến các sản phẩm từ chuối như rượu chuối, chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn, bim bim chuối, giấm chuối với tổng lượng chế biến khoảng 1.000 tấn chuối nguyên liệu/năm. Sau khi chế biến, HTX, công ty chế biến bán sản phẩm cho các đại lý, cửa hàng trong và ngoài tỉnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà chưa hướng đến xuất khẩu. Nhìn chung, năng lực chế biến của các công ty và HTX còn hạn chế do mới đầu tư trong 2-3 năm gần đây, chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ, thiếu vốn đầu tư trong khi các nguồn vốn hỗ trợ còn hạn chế.
Tỉnh Bắc Kạn đã có chủ trương phát triển vùng nguyên liệu chuối tập trung tại các huyện: Chợ Mới, Ba Bể, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 2.500ha trồng chuối, sản lượng 30.000 tấn, trong đó 70 - 80% sản lượng chuối sẽ được đưa vào chế biến thành các sản phẩm như chuối sấy dẻo, rượu chuối, mứt chuối, chuối sấy khô. Từ đó, phát triển sản xuất chuối trở thành ngành sản xuất hàng hóa chủ lực của tỉnh.
5.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị chuối tây
Các kênh tiêu thụ sản phẩm chuối tây Bắc Kạn được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1. Chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn năm 2019
Bảng 2: Chức năng của các tác nhân tham gia vào các khâu của chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn
Các khâu | Tác nhân tham gia | Hoạt động trong các khâu |
Cung ứng đầu vào | Hộ trồng chuối | - Cung cấp cây giống cho các hộ trồng chuối khác |
Cửa hàng vật tư nông nghiệp, cửa hàng tạp hóa | - Cung cấp phân bón, thuốc BVTV cho trồng chuối (chỉ có ở một số xã như Thanh Vận, Địa Linh, Yến Dương). | |
Sản xuất | Hộ trồng chuối | - Trồng, chăm sóc và thu hoạch chuối - Bán chuối quả xanh cho thu gom. - Bán chuối quả xanh và chín cho các HTX. - Bán lẻ cho người tiêu dùng (chủ yếu ở các xã của thành phố Bắc Kạn như Nông Thượng, Dương Quang) |
Thu gom | Thu gom cấp xã | - Thu mua chuối quả xanh từ các hộ trồng chuối. - Phân loại. - Bán chuối quả xanh cho Thương lái. - Bán chuối quả xanh cho Công ty Nông sản Bắc Kạn, HTX Tân Dân. |
Các HTX | - Thu mua chuối quả xanh và chín từ các hộ trồng chuối. - Phân loại. - Bán chuối quả xanh cho Thương lái | |
Bán buôn | Công ty Nông sản Bắc Kạn | - Thu mua chuối quả xanh từ thu gom cấp xã, cắt nải, phân loại, rửa, đóng gói. - Vận chuyển (khi cung cấp cho Công ty Vinamit) - Bán chuối quả xanh đã được theo Container cho Công ty Vinamit tại Bình Dương. - Bán chuối quả xanh đã được đóng gói theo container cho các công ty xuất khẩu tại Hà Nội, Thái Nguyên (giao tại Bắc Kạn) |
Thương lái | - Thu mua chuối quả xanh từ các thu gom cấp xã và HTX. - Vận chuyển. - Ủ chuối chín (theo yêu cầu của bếp ăn tập thể, công ty cung cấp xuất ăn). - Bán chuối xanh và chín cho người bán buôn kiêm bán lẻ, người bán lẻ, bếp ăn tập thể và các công ty cung cấp xuất ăn công nghiệp. - Bán chuối chín cho các bếp ăn tập thể | |
Chế biến | Công ty Nông sản Bắc Kạn | - Thu mua chuối xanh từ các thu gom cấp xã, phân loại, ủ chuối chín - Chế biến chuối sấy dẻo. - Bán chuối sấy dẻo đóng bao rời cho các hộ kinh doanh tự đóng gói, gắn tem nhãn. - Bán online chuối sấy dẻo đóng túi, có tem nhãn cho bán lẻ trong nước. - Bán lẻ online chuối sấy dẻo cho người tiêu dùng. |
Các HTX | - Thu mua chuối xanh và chín từ hộ trồng chuối, phân loại, ủ chuối chín - Chế biến rượu chuối, chuối sấy dẻo, bim bim chuối, chuối sấy khô, giấm chuối. - Bán các sản phẩm chế biến cho các siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Bắc Kạn. - Bán các sản phẩm chế biến cho bán buôn kiêm bán lẻ (công ty, đại lý) và bán lẻ trong nước. |
Các kênh tiêu thụ chính trong chuỗi giá trị là:
Kênh 1: Hộ trồng chuối (90%) à thu gom cấp xã (80%) à Thương lái
Kênh tiêu thụ này có 3 tác nhân chính tham gia. Trong đó, 90% sản phẩm của hộ trồng chuối được thu hoạch, vận chuyển và bán cho thu gom trong xã (tại nhà hoặc điểm tập kết), sau đó thu gom bán khoảng 80% lượng chuối quả xanh cho thương lái trong tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh, thành khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Trị,... Trong đó, có khoảng 25% lượng chuối được thương lái vận chuyển đến các cửa khẩu như Tả Lùng (Cao Bằng), Tân Thanh (Lạng Sơn) để xuất bán sang Trung Quốc hoặc cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) để xuất bán sang Lào, rồi được vận chuyển tiếp và tiêu thụ ở thị trường Thái Lan. Một số thương lái ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội thu mua chuối tây của Bắc Kạn để bán cho các công ty cung cấp xuất ăn hoặc bán trực tiếp cho các bếp ăn tập thể của các trường học, doanh trại quân đội,... Còn lại, các thương lái bán chuối quả xanh cho người bán lẻ tại các chợ (chiếm khoảng 25%) và người bán buôn kiêm bán lẻ (chiếm khoảng 15%) tại địa phương của họ.
Kênh 2: Hộ trồng chuối (5%) à Các HTX thu mua, chế biến
Ngoài trừ HTX Tân Dân, các HTX thu mua, chế biến khác đều nằm trên địa bàn các xã có diện tích trồng chuối lớn. Vì vậy, các HTX này có điều kiện thu mua chuối trực tiếp từ các hộ trồng chuối (thay vì mua chuối từ thu gom cấp xã như HTX Tân Dân). Sau khi thu mua, phần lớn chuối quả xanh được bán cho các thương lái ngoại tỉnh để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào tại các cửa khẩu. Đồng thời, các HTX cũng thu mua chuối chín và chuối xanh có kích cỡ nhỏ để đưa vào chế biến các sản phẩm gồm rượu chuối, giấm chuối, chuối sấy dẻo, bim bim chuối. Sau đó, các sản phẩm chế biến này được đóng gói, gắn nhãn và giao bán trực tiếp cho các siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Bắc Kạn như Bắc Kạn Mart, Quà miền núi, cửa hàng tạp hóa, các quán dừng nghỉ dọc theo Quốc lộ 3,... hoặc bán buôn kiêm bán lẻ (công ty, đại lý) và bán lẻ trong nước (chủ yếu tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang).
Kênh 3: Hộ trồng chuối (90%) à Thu gom cấp xã (3%) à Công ty Nông sản Bắc Kạn
Trong kênh tiêu thụ này, sau khi thu mua chuối từ thu gom cấp xã, Công ty Nông sản Bắc Kạn tiến hành cắt nải, phân loại rồi rửa, đóng gói chuối quả xanh đáp ứng tiêu chuẩn thu mua của Công ty Vinamit và các công ty xuất khẩu tại Thái Nguyên, Hà Nội (xuất sang thị trường Trung Đông, Hàn Quốc). Trong đó, Công ty Nông sản Bắc Kạn thuê Container vận chuyển chuối đã được đóng gói để giao cho Công ty Vinamit tại thành phố Hồ Chí Minh, còn các công ty xuất khẩu tại Thái Nguyên, Hà Nội trực tiếp nên Bắc Kạn để nhận hàng. Đối với chuối không đạt tiêu chuẩn bán cho công ty Vinamit và các công ty xuất khẩu (chiếm khoảng 70% lượng thu mua), Công ty Nông sản Bắc Kạn tiến hành ủ chuối chín để chế biến chuối sấy dẻo, rồi cung cấp sản phẩm không có tem nhãn cho hộ kinh doanh tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và bán sản phẩm đóng gói 500g/túi, có tem nhãn cho người bán lẻ, người tiêu dùng trong cả nước theo hình thức bán hàng online.
Có thể thấy rằng, phần lớn chuối tây của Bắc Kạn được tiêu thụ trong nước còn xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 25%. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch vẫn là chủ yếu. Ngoài ra, chuối tây đã được một số công ty, HTX tại Bắc Kạn tiến hành chế biến nhưng lượng tiêu thụ còn hạn chế (chỉ chiếm khoảng 7,6% sản lượng chuối thu hoạch).
5.2.2. Phân tích các khâu trong chuỗi giá trị
a) Khâu cung cấp dịch vụ đầu vào:
- Giống:
Hầu hết các hộ trồng chuối tại Bắc Kạn đều tự nhân giống từ vườn chuối đã được trồng từ trước hoặc được các hộ trồng chuối khác cho giống (ngoại trừ một số hộ được hỗ trợ cây chuối nuôi cấy mô từ các chương trình, dự án và một số hộ ở xã Khang Ninh có mua cây giống tách chồi với giá 10.000đ/cây). Việc chủ động được nguồn giống giúp các hộ trồng chuối tiết kiệm được chi phí trồng mới. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn lây nhiễm sâu bệnh khi các hộ trồng chuối còn thiếu kiến thức trong lựa chọn cây giống và chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp xử lý sâu bệnh cho cây giống.
- Phân bón, thuốc BVTV:
Tại các xã đều có các cửa hàng vật tư nông nghiệp và cửa hàng tạp hóa bán phân bón, thuốc BVTV cho các nông hộ. Theo các cửa hàng này, có rất ít hộ mua phân bón, thuốc BVTV để sử dụng cho cây chuối.
- Vốn:
Hiện nay, phần lớn các hộ đã có diện tích trồng chuối ổn định, chủ động được giống cho trồng mới và không hoặc ít sử dụng phân bón, thuốc BVTV nên chi phí bằng tiền mặt hàng năm không đáng kể. Vì vậy, các hộ ít có nhu cầu vay vốn cho hoạt động trồng chuối.
- Lao động:
Theo cách thức trồng chuối hiện nay, các hộ trồng chuối không mất nhiều công lao động nên chỉ sử dụng lao động của gia đình mà không phải thuê. Khâu mất nhiều công lao động nhất là thu hoạch và vận chuyển chuối bán cho thu gom. Trong đó đàn ông thực hiện việc vận chuyển chuối bằng xe máy bởi đây là công việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn do địa hình dốc, đường đi lại rất khó khăn.
b) Khâu sản xuất
- Quy mô, năng suất và hình thức trồng chuối
Bảng 3: Quy mô, năng suất và hình thức trồng chuối
STT | Chỉ tiêu | Trị số |
1 | Diện tích trồng chuối tây bình quân | 0,58 ha/hộ |
- Tỷ lệ hộ có diện tích trồng chuối tây từ 1 ha trở lên | 17% | |
- Tỷ lệ hộ có diện tích trồng chuối tây từ 0,5ha đến dưới 1 ha | 27% | |
- Tỷ lệ hộ có diện tích trồng chuối tây dưới 0,5 ha | 56% | |
2 | Năng suất chuối tây bình quân | 12,3 tấn/ha |
- Tỷ lệ hộ có năng suất từ 15 tấn/ha trở lên | 16% | |
- Tỷ lệ hộ có năng suất từ 10 tấn đến dưới 15 tấn/ha | 54% | |
- Tỷ lệ hộ có năng suất dưới 10 tấn/ha | 30% | |
3 | Tỷ lệ hộ bón lót cho cây chuối tây | 12% |
Tỷ lệ hộ bón thúc cho cây chuối tây | 5% | |
Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc BVTV cho cây chuối tây | 10% |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020
Diện tích trồng chuối tây bình quân của các hộ được khảo sát là 0,58 ha/hộ. Trong đó, phần lớn các hộ có diện tích trồng chuối tây dưới 0,5 ha và chỉ có 17 % hộ có diện tích trồng chuối tây từ 1 ha trở lên (đáp ứng được tiêu chí về quy mô trang trại theo quy định của Bộ NN và PTNT). Tại các xã đã phát triển trồng chuối trong nhiều năm như Thanh Vận, Dương Quang và Nông Thượng, diện tích trồng chuối có xu hướng giảm do diện tích đất tốt, phù hợp với cây chuối đều đã được các hộ tiến hành trồng chuối tây. Sau 1 chu kỳ khai thác, đất không được cải tạo để tái canh cây chuối mà chuyển sang trồng các cây trồng khác như quế, mỡ, keo,...
Năng suất chuối tây bình quân của các hộ được khảo sát là 12,3 tấn/ha. Trong đó, năng suất chủ yếu đạt từ 10 tấn đến dưới 15 tấn/ha. Các diện tích đạt dưới 10 tấn/ha chiếm khoảng 30%, chủ yếu ở các vườn 1 năm tuổi (do trồng thưa) và trên 5 năm tuổi (do đất, cây bắt đầu bị thoái hóa). Năng suất thấp không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch mà còn ảnh hưởng đến giá bán bởi thu gom và thương lái chỉ dựa vào trọng lượng, kích cỡ và độ sáng mã của quả để định giá mua mà ít quan tâm đến nguồn gốc, quy trình trồng. Do tỷ lệ buồng to, nặng trên 20kg chỉ chiếm dưới 30% nên chuối tây của Bắc Kạn chỉ được phân loại tương đương với chuối loại 2 của một số địa phương khác như Hưng Yên, Bắc Giang, Sơn La và có giá chỉ bằng 60-70% chuối loại 1 của các địa phương này. Các nguyên nhân dẫn đến năng suất chuối tây ở Bắc Kạn thấp là:
- Khoảng cách trồng phổ biến được các hộ áp dụng là 5-6m/cây tương đương với mật độ 280-400 cây/ha (trong khi mật độ trồng được khuyến cáo là 2.000-2.500 cây/ha). Vì khoảng cách trồng thưa nên các hộ trồng chuối không áp dụng biện pháp tỉa chồi để cây phát triển tự do và thường duy trì vườn chuối trong 4-6 năm trước khi phá bỏ để tái trồng hoặc chuyển sang trồng cây khác (trong khi thời gian khai thác được khuyến cáo là 2 năm). Do đó, tỷ lệ cây chuối cho buồng có trọng lượng, kích cơ đạt yêu cầu của thu gom và thương lái chỉ ở mức 75-85% (đối với vườn chuối 1-2 năm tuổi đạt tỷ lệ cao hơn ở mức 90-95%). Còn lại 15-25% phải chặt bỏ hoặc làm thức ăn cho chăn nuôi. Ngoài ra, việc duy trì vườn chuối lâu năm là điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại và lây lan giữa các khóm chuối, nhất là bệnh tuyến trùng rễ và bệnh vàng lá Panama.
- Chỉ có 12% hộ tiến hành bón lót cho cây chuối tây khi trồng mới bằng một số loại phân bón như NPK, phân supe lân và 5% hộ bón thúc cho cây chuối hàng năm. Ngoài lý do địa hình, đường đi lại không thuận lợi cho việc bón phân thì giá bán chuối thấp, không ổn định cũng làm cho các hộ trồng chuối không muốn bỏ chi phí mua phân bón. Trong những năm chuối có giá thấp như năm 2015 hay những tháng đầu năm 2020, các hộ hồng chuối còn không tiến hành dọn cỏ, cắt tỉa lá cho cây. Điều này ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Một biện pháp chăm sóc khác cũng không được một số hộ trồng chuối tây chủ động thực hiện là cắt bỏ bắp chuối sau khi xuất hiện nải chuối toàn hoa đực (chỉ chờ người khác đến bỏ công vặt hoa chuối đem bán, không thì để nguyên).
- Hầu hết các hộ trồng chuối tây đều không sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh. Chỉ có khoảng 10% hộ sử dụng thuốc BVTV khi vườn chuối bị sâu cuốn lá gây hại nhiều. Biện pháp bao nilon cho buồng chuối tây giúp sáng quả, đẹp mã, hạn chế sâu bệnh gây hại cũng mới chỉ được áp dụng ở một số mô hình được hỗ trợ mà chưa được các hộ trồng chuối tây áp dụng rộng rãi.
Như vậy, phần lớn các hộ trồng chuối tây chưa tập trung đầu tư cho cây chuối do địa hình đất trồng, đường đi lại không thuận lợi trong khi giá bán không cao và không ổn định. Mặc dù có một số hộ đã được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật ngắn hạn và có một số mô hình trồng chuối được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhưng phần lớn hộ sản xuất vẫn trồng chuối theo tập quán. Điều này ảnh hưởng đến năng suất và mẫu mã chuối tây của Bắc Kạn. Nhưng đây cũng là điều kiện để phát triển các vùng trồng chuối tây được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ, tạo ra sản phẩm có tiềm năng mang lại giá trị cao khi nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm hữu cơ nói chung và chuối tây hữu cơ nói riêng ngày càng tăng.
- Cơ sở hạ tầng:
Do phần lớn diện tích trồng chuối tây không tập trung; trồng trên đất đồi hoặc dọc theo chân đồi, bờ ruộng, kênh mương trong khi đường đi lại là đường đất, dốc, gồ ghề nên các hộ trồng chuối đều gặp khó khăn trong quá trình đi lại chăm sóc, vận chuyển vật tư và sản phẩm (thường mất 15-30 phút để đến khu trồng chuối). Ngoài ra, cũng vì diện tích trồng chuối trên đất đồi dốc hoặc không tập trung nên các hộ không có điều kiện đầu tư hệ thống tưới nước chủ động.
- Khó khăn và nhu cầu cần được hỗ trợ của hộ trồng chuối
Biểu đồ 1: Những khó khăn của hộ trồng chuối (% số hộ khảo sát)
Do đầu ra phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường mà không có hợp đồng ký kết từ trước nên giá bán sản phẩm của các hộ trồng chuối có biến động lớn. Có thời điểm giá bán chuối đạt 6.000đ/kg nhưng cũng có thời điểm giá giảm xuống còn dưới 2.000đ/kg hoặc không có người mua. Vì vậy, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm được các hộ trồng chuối quan tâm nhiều nhất (chiếm 45%). Đường đi lại là khó khăn thứ 2 đối với các hộ trồng chuối vì ảnh hưởng đến việc vận chuyển phân bón và sản phẩm đem đi bán. Tại các xã đã phát triển trồng chuối trong nhiều năm như Thanh Vận, Dương Quang và Nông Thượng, diện tích đất phù hợp cho trồng chuối hầu hết đã được sử dụng và có hiện tượng tích lũy sâu bệnh nên các hộ trồng chuối ở đây còn gặp khó khăn về thiếu đất trồng và dịch bệnh gây hại (nhất là bệnh vàng lá Panama).
Biểu đồ 2: Nhu cầu cần được hỗ trợ của hộ trồng chuối (% số hộ khảo sát)
Xuất phát từ những khó khăn trên mà các hộ có nhu cầu được hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm, tập huấn kỹ thuật (nhất là phòng trừ bệnh vàng lá Panama), giống sạch bệnh và quy hoạch, giao đất trồng chuối. Trong những nhu cầu được hỗ trợ trên, việc hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu ký kết hợp đồng với các hộ trồng chuối có thể dễ dàng được thực hiện. Nhưng để liên kết đạt được hiệu quả cần có nỗ lực của chính các hộ trồng chuối trong việc tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm. Ngoài ra, các hộ trồng chuối cần liên kết với nhau thành các HTX/THT để cùng nhau tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng nhằm đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Thực tế tại xã Thanh Vận, đã có Công ty TNHH Thuận Thành Tâm ký kết hợp đồng với HTX Hợp Thành Thanh Vận từ tháng 05/2018 để tiêu thụ chuối tây sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ trồng chuối trên diện tích 24ha. Công ty Thuận Thành Tâm cam kết mua giá cao hơn thị trường 20% và không thấp hơn 5.000đ/kg với chuối quả đạt được độ đồng đều, trọng lượng từ 15kg/buồng trở lên, thu được 7-8 tấn/ngày. Nhưng đến thời điểm thu hoạch, các hộ trồng chuối và HTX Hợp Thành Thanh Vận không có đủ sản phẩm đáp ứng yêu cầu theo hợp đồng đã được ký kết để cung cấp cho Công ty. Đối với nhu cầu được quy hoạch/giao đất trồng chuối của hộ trồng chuối khó được đáp ứng mà nên tập trung vào tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; hỗ trợ giống sạch bệnh và xây dựng các mô hình tái canh; xen canh và luân canh cây chuối với cây trồng khác.
c) Thu gom
Hoạt động thu gom chuối tây chủ yếu do thu gom cấp xã thực hiện. Mỗi xã có 2-6 thu gom với lượng chuối được thu mua từ 150 đến 300 tấn/năm. Phần lớn thu gom cấp xã có nhà nằm trên trục đường liên xã và thực hiện việc thu gom chuối ngay tại nhà. Do chỉ thực hiện việc phân loại; cắt bớt cuống buồng, quả nhỏ và cân chuối trước khi chuyển lên xe theo yêu cầu của thương lái nên thu gom cấp xã chỉ đầu tư mái tôn cho khu cất giữ chuối mà không cần đầu tư giàn treo, bể rửa; khu hong khô, đóng gói. Một số thu gom cấp xã thực hiện việc thu mua tại các điểm thuận lợi cho các hộ đem chuối đến cân và giao hàng cho thương lái.
Ngoài thu gom cấp xã, các HTX Hợp Thành Thanh Vận, Hoàng Huynh, Nhung Lũy cũng thực hiện việc thu mua chuối từ các hộ trồng chuối nhờ có vị trí thuận lợi và có sẵn khu cất giữ sản phẩm. Mỗi năm, các HTX thu mua được 150-300 tấn chuối để cung cấp cho các thương lái.
d) Chế biến
Bảng 4. Lượng sản phẩm chế biến từ chuối tây của các công ty, HTX trong năm 2019
Đơn vị | Rượu chuối (lít) | Giấm chuối (lít) | Chuối sấy dẻo (kg) | Bim bim chuối (kg) |
Công ty Nông sản Bắc Kạn |
|
| 150.000 |
|
HTX Hoàng Huynh |
|
| 11.000 |
|
HTX Hợp Thành Thanh Vận | 20.000 | 40.000 | 1.000 | 500 |
HTX Tân Dân | 7.000 | 30.000 | 2.000 |
|
HTX Nhung Lũy |
|
| 1.500 |
|
Tổng | 27.000 | 70.000 | 165.500 | 500 |
Trong các sản phẩm chế biến từ chuối quả, chuối sấy dẻo đều được các công ty, HTX sản xuất bằng máy sấy nhiệt sử dụng điện (riêng HTX Nhung Lũy còn sử dụng máy sấy bằng năng lượng mặt trời để chế biến chuối sấy dẻo cho chất lượng tương đương nhưng tiết kiệm điện hơn). Về sản lượng chế biến, mặc dù mới tham gia trong 2 năm gần đây nhưng Công ty Nông sản Bắc Kạn sản xuất được số lượng chuối sấy dẻo nhiều nhất nhờ tận dụng nhà xưởng, trang thiết bị chế biến nghệ được đầu tư từ trước và Công ty chủ yếu sản xuất chuối sấy dẻo đóng bao rời để cung cấp cho các hộ kinh doanh (còn chuối sấy dẻo đóng túi 500g và gắn nhãn hiệu của công ty để bán theo hình thức online chỉ chiếm khoảng 10%). HTX Hoàng Huynh cũng sản xuất được lượng chuối sấy dẻo khá lớn nhờ phát triển tốt hệ thống bán lẻ trong và ngoài tỉnh. Các HTX còn lại có số lượng chuối sấy dẻo được sản xuất còn hạn chế do nguyên nhân cụ thể sau: HTX Tân Dân đã đầu tư hơn 300 triệu đồng mua dây chuyền sấy nông sản của Nhật để sản xuất chuối sấy dẻo nhưng có khó khăn về thiếu vốn lưu động để thu mua chuối nguyên liệu (thường mua theo hình thức trả chậm). Đối với HTX Hợp Thành Thanh Vận chủ yếu bán cho các cửa hàng, siêu thị trong tỉnh nên lượng chuối sấy dẻo được tiêu thụ còn ít. Trong khi đó, HTX Nhung Lũy chưa tập trung sản xuất kinh doanh chuối sấy dẻo mà chỉ làm theo đơn đặt hàng (hiện tại, sản phẩm sản xuất kinh doanh chính của HTX Nhung Lũy là bí thơm, lạp sườn, gạo nếp, chè giảo cổ lam, mướp đắng rừng, mác mật khô).
Rượu chuối và giấm chuối được HTX Hợp Thành Thanh Vận, HTX Tân Dân tiến hành sản xuất trong 2-3 năm gần đây. Trong đó, các HTX đã đầu tư máy lão hóa rượu và khử các chất gây hại như Aldehyde, Methanol, các tạp chất trong rượu; máy đóng chai và máy đo nồng độ cồn đạt tiêu chuẩn. Cả 2 HTX đều tiến hành hướng dẫn và cung cấp men truyền thống cho các thành viên và các hộ vệ tinh để đảm bảo chất lượng của rượu. Về sản lượng rượu chuối, do hướng đến khách hàng bình dân hơn nên HTX Hợp Thành Thanh Vận sản xuất được nhiều rượu hơn so với HTX Tân Dân (ngoài chai thủy tinh, HTX Tân Dân còn sản xuất rượu đóng trong các bình gom và có giá cao hơn gần gấp đôi so với chai thủy tinh). Theo đại diện của 2 HTX cho biết, kể từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn có hiệu lực và do ảnh hưởng của dịch Covid từ đầu năm 2020 thì lượng tiêu thụ rượu giảm mạnh nên số lượng rượu chuối được sản xuất cũng giảm theo. Đối với giấm chuối, HTX Hợp Thành Thành Vận tận dụng phụ phẩm từ chế biến rượu chuối còn HTX Tân Dân sử dụng trực tiếp nguyên liệu chuối để sản xuất giấm chuối.
Được sự hỗ trợ của Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển Nông lâm nghiệp miền núi (ADC), HTX Hợp Thành Thanh Vận cũng đã đầu tư máy thái lát, chảo chiên dầu để sản xuất bim bim chuối. Hiện tại, lượng tiêu thụ bim bim chuối chưa được nhiều do sản phẩm còn có hạn chế về thời gian bảo quản khi được bao gói bằng túi giấy, cần được cải tiến trong thời gian tới, đồng thời sản phẩm bim bim chuối cũng chỉ bán cho các cửa hàng, siêu thị trong tỉnh giống như chuối sấy dẻo.
Ngoài ra, HTX Nhung Lũy mới đầu tư máy chiên chân không theo hỗ trợ của Chương trình khuyến nông quốc gia. Đây là sản phẩm đang được thị trường đánh giá cao và có tiềm năng mở rộng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Hiện tại, HTX đã có mã hàng trong hệ thống siêu thị Big C và hệ thống cửa hàng Vinmart nên có điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chuối chiên không dầu tại 2 hệ thống này.
Theo các công ty, HTX chế biến cho biết, chuối tây Bắc Kạn sử dụng cho chế biến tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn so với sử dụng chuối tây của các tỉnh khác nhờ sản xuất theo hướng tự nhiên cho hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường cao hơn.
Trong các sản phẩm chế biến từ chuối trên, có các sản phẩm đã được xếp hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh gồm Rượu chuối men lá, chuối sấy dẻo, dấm chuối của HTX Tân Dân; chuối sấy dẻo của HTX Hoàng Huynh.
e) Bán buôn
Thương lái có vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị chuối tây của tỉnh Bắc Kạn khi thực hiện chức năng thu mua đến 85% sản lượng chuối thu hoạch của tỉnh Bắc Kạn, rồi vận chuyển bằng xe tải và cung cấp sản phẩm chuối quả (chủ yếu là quả xanh) cho người bán buôn kiêm bán lẻ, người bán lẻ, bếp ăn tập thể và các công ty cung cấp xuất ăn công nghiệp cũng như xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào tại các cửa khẩu. Do thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch không yêu cầu cao về an toàn thực phẩm nên thương lái cũng không yêu cầu thu gom cấp xã và các HTX thực hiện việc cắt nải, rửa, gắn tem truy xuất và đóng thùng cho sản phẩm chuối quả. Về số lượng, hàng năm, mỗi thương lái thu mua từ 200 đến 500 tấn chuối tây Bắc Kạn. Ngoài ra, họ còn thu mua chuối tây của các tỉnh khác như Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hưng Yên, Sơn La, Lào Cai,.... Theo đánh giá của các thương lái này, chuối tây Bắc Kạn thơm ngon hơn so với chuối tây của các tỉnh khác nhưng lại có kích cỡ nhỏ hơn và không sáng quả bằng. Do vậy, giá bán của chuối tây Bắc Kạn thường thấp hơn so với các tỉnh khác
Đối với công ty Nông sản Bắc Kạn, nhờ có sẵn cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm từ nghệ cho xuất khẩu nên công ty có đủ điều kiện thực hiện việc cắt nải, phân loại rồi rửa, đóng gói chuối quả xanh đáp ứng tiêu chuẩn thu mua của Công ty Vinamit và các công ty xuất khẩu tại Thái Nguyên, Hà Nội. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2019, công ty đã xuất bán được 4 container cho Công ty Vinamit và 8 container cho các công ty xuất khẩu tại Thái Nguyên, Hà Nội. Đây cũng là khoảng thời gian mà chuối tây Bắc Kạn cho chất lượng tốt nhất (nhưng lại thường không được giá do cạnh tranh với nhiều loại trái cây khác và nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc giảm).
5.2.3. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chuối tây
Trong chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn, chỉ có: (1) Công ty Nông sản Bắc Kạn có ký kết Hợp đồng mua bán chuối tây với Công ty Vinamit, các công ty xuất khẩu tại Thái Nguyên, Hà Nội và (2) HTX Hợp Thành Thanh Vận ký kết Hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm với các hộ trồng chuối để cung cấp cho Công ty TNHH Thuận Thành Tâm. Còn lại, các tác nhân khác trong chuỗi không ký kết hợp đồng, thỏa thuận trước với nhau mà chỉ giao dịch mua bán theo từng thời điểm. Nhờ có giao dịch thường xuyên nên các tác nhân trong chuỗi (bao gồm cả hộ trồng chuối) đều liên lạc bằng điện thoại để thống nhất khối lượng và giá cả theo phân loại chất lượng đã được phân biệt rõ từ trước. Do vậy, việc mua bán chuối tây diễn ra khá thuận lợi, ít xảy ra tranh chấp giữa các tác nhân.
Về liên kết ngang, 2 HTX sản xuất rượu là HTX Hợp Thành Thanh Vận và HTX Tân Dân có sự liên kết khá tốt giữa các thành viên. Trong đó, cả 2 HTX đều tiến hành hướng dẫn và cung cấp men truyền thống cho các thành viên (bao gồm cả các hộ vệ tinh) giúp quản lý được chất lượng rượu và tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng đều.
5.3.1 Hiệu quả kinh tế của hộ trồng chuối
Từ kết quả điều tra 40 hộ cho thấy chi phí, doanh thu và thu nhập bình quân của hộ trồng chuối tây như sau:
Bảng 5: Hiệu quả kinh tế bình quân của hộ trồng chuối tây
TT | Nội dung | ĐVT | Thông số sản xuất: Diện tích: 1 ha Thời gian tính: 5 năm Mật độ trồng: 400 cây/ha | ||
Số lượng | Đơn giá (đ) | Thành tiền (đ) | |||
I | Chi phí |
|
|
| 52.564.000 |
I.1 | Chi phí trung gian |
|
|
| 4.400.000 |
| Cây giống | Cây | 400 | 6.000 | 2.400.000 |
| Phân bón NPK bón lót | Kg | 400 | 5.000 | 2.000.000 |
I.2 | Chi phí tăng thêm |
|
|
| 53.302.000 |
| Công lao động gia đình trồng chuối (chi phí cơ hội = 70% chi phí thuê lao động 180.000đ/công) | Công 8h | 30 | 126.000 | 3.780.000 |
| Công lao động gia đình chăm sóc, thu hoạch năm 1 | Công 8h | 56 | 126.000 | 7.056.000 |
| Công lao động gia đình chăm sóc, thu hoạch năm 2 | Công 8h | 74 | 126.000 | 9.324.000 |
| Công lao động gia đình chăm sóc, thu hoạch năm 3 | Công 8h | 72 | 126.000 | 9.072.000 |
| Công lao động gia đình chăm sóc, thu hoạch năm 4 | Công 8h | 70 | 126.000 | 8.820.000 |
| Công lao động gia đình chăm sóc, thu hoạch năm 5 | Công 8h | 65 | 126.000 | 8.190.000 |
| Dụng cụ | Bộ | 1 | 1.500.000 | 1.500.000 |
| Xăng cho máy phát cỏ và vận chuyển | Lít | 180 | 17.000 | 3.060.000 |
| Chi phí khác | Năm | 5 | 500.000 | 2.500.000 |
II | Doanh thu |
|
|
| 250.300.000 |
1 | Chuối quả thu hoạch năm 1 | Kg | 9.200 | 4.500 | 41.400.000 |
2 | Chuối quả thu hoạch năm 2 | Kg | 16.000 | 4.000 | 64.000.000 |
3 | Chuối quả thu hoạch năm 3 | Kg | 15.000 | 3.500 | 52.500.000 |
4 | Chuối quả thu hoạch năm 4 | Kg | 14.400 | 3.500 | 50.400.000 |
5 | Chuối quả thu hoạch năm 5 | Kg | 12.000 | 3.500 | 42.000.000 |
III | Giá trị tăng thêm trong 5 năm = (II) - (I.1) | 245.900.000 | |||
IV | Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận thuần) trong 5 năm = (II) - (I) | 192.598.000 | |||
| Lợi nhuận thuần trong 1 năm | 38.519.600 | |||
VI | Tổng thu nhập trong 5 năm (thu nhập hỗn hợp = giá trị gia tăng thuần chi phí lao động gia đình quy đổi) | 238.840.000 | |||
| Tổng thu nhập trong 1 năm | 47.768.000 | |||
VI | Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu (%) | 77% |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020
Do mật độ trồng thưa, nguồn giống được nhân tại địa phương và đại đa số các hộ sản xuất không sử dụng phân bón, thuốc BVTV nên chi phí trung gian tính bình quân cho trồng chuối ở mức thấp (chỉ khoảng 4.400.000đ/ha). Trong chi phí tăng thêm, chủ yếu là công lao động gia đình cho hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch hàng năm. Tổng số công lao động gia đình trong 5 năm là 367 công/ha với giá trị quy đổi là 46.242.000đ. Các chi phí tăng thêm khác như dụng cụ, xăng khoảng 7.060.000đ/ha. Tổng doanh thu đạt được trong 5 năm vào khoảng 250.300.000đ/ha. Trong đó, doanh thu đạt được cao nhất vào năm thứ 2 nhờ có năng suất cao nhất và chất lượng quả đạt ở mức khá. Sau đó, doanh thu giảm dần do năng suất, kích cỡ và độ đồng đều của quả chuối giảm. Giá trị tăng thêm trong năm 5 năm đạt được là 245.900.000đ và giá trị gia tăng thuần đạt được là 192.598.000đ (tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu đạt 77%). Tổng thu nhập trong 5 năm của 1 ha đạt được 238.840.000đ (tương đương 47.768.000đ/năm). Với mức thu nhập này, một năm, một hộ có quy mô dưới 0,5 ha chỉ có thu nhập từ trồng chuối ở mức dưới 24 triệu đồng. Nếu tính cho gia đình có 5 nhân khẩu thì thu nhập từ trồng chuối của 1 nhân khẩu ở mức dưới 400.000đ/khẩu/tháng (thấp hơn mức 700 nghìn/khẩu/tháng theo tiêu chuẩn thu nhập của hộ nghèo ở nông thôn). Như vậy, thu nhập từ trồng chuối chưa đảm bảo được thu nhập tối thiểu cần đạt được của phần lớn các hộ trồng chuối (trừ các hộ có trên 1 ha). Như vậy, để tăng thu nhập từ trồng chuối, không chỉ hướng đến việc mở rộng diện tích bởi quỹ đất phù hợp, thuận lợi cho trồng chuối bị hạn chế mà cần tập trung tăng năng suất, kích cỡ, độ đồng đều của quả chuối thông qua thực hiện các biện pháp kỹ thuật như trồng với mật độ hợp lý, tỉa chồi, tỉa lá; tiến hành xen canh, luân canh chuối với cây trồng khác kết hợp với sử dụng giống sạch bệnh. Từ đó, chuối quả tươi sẽ bán được với giá cao hơn giống như Công ty Nông sản Bắc Kạn đã thu mua chuối xô, phân loại, sơ chế, đóng gói và xuất bán một số lô hàng cho Công ty Vinamit với giá 8.000đ/kg và các công ty xuất khẩu với giá 12.000đ/kg đối với sản phẩm chuối quả được phân loại kỹ lưỡng, rửa, đóng thùng theo quy cách.
5.3.2. Hiệu quả chế biến của một số sản phẩm từ chuối tây
Bảng 6. Hiệu quả chế biến của một số sản phẩm từ chuối tây
TT | Nội dung | ĐVT | Rượu chuối dấm chuối của HTX Hợp Thành Thanh Vận | Dấm chuối của HTX Tân Dân | Chuối sấy dẻo đóng bao rời của Công ty Nông sản Bắc Kạn | Chuối sấy dẻo đóng túi, gắn tem nhãn | Bim bim chuối của HTX Hợp Thành Thanh Vận | ||||||||||
Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |||
I | Tổng chi phí |
|
|
| 21.222 |
|
| 57.520 |
|
| 7.063 |
|
| 10.505 |
|
| 20.300 |
I.1 | Chi phí trung gian |
|
|
| 3.000 |
|
| 3.300 |
|
| 3.300 |
|
| 3.000 |
|
| 3.000 |
| Chuối nguyên liệu | Kg | 1.000 | 3 | 3.000 | 1.000 | 3,3 | 3.300 | 1.000 | 3,3 | 3.300 | 1.000 | 3 | 3.000 | 1.000 | 3 | 3.000 |
I.2 | Chi phí tăng thêm |
|
|
| 18.222 |
|
| 54.220 |
|
| 3.763 |
|
| 7.505 |
|
| 17.300 |
| Bao bì |
|
|
| 8.924 |
|
| 27.200 |
|
| 83 |
|
| 1.332 |
|
| 5.200 |
| Nhãn mác |
|
|
| 1.998 |
|
| 8.000 |
|
|
|
|
| 333 |
|
|
|
| Khấu hao nhà xưởng, trang thiết bị |
|
|
| 2.500 |
|
| 6.000 |
|
| 1.000 |
|
| 1.200 |
|
| 1.200 |
| Công lao động | Công | 10 | 180 | 1.800 | 14 | 180 | 2.520 | 6 | 180 | 1.080 | 8 | 180 | 1.440 | 20 | 180 | 3.600 |
| Chi phí quản lý |
|
|
| 700 |
|
| 1.000 |
|
| 400 |
|
| 800 |
|
| 1.200 |
| Chi phí bán hàng |
|
|
| 1.600 |
|
| 8.000 |
|
| 600 |
|
| 1.500 |
|
| 2.500 |
| Chi phí khác |
|
|
| 700 |
|
| 1.500 |
|
| 600 |
|
| 900 |
|
| 3.600 |
II | Doanh thu |
|
|
| 40.626 |
|
| 128.000 |
|
| 8.880 |
|
| 13.320 |
|
| 30.000 |
1 | Rượu chuối | Lít | 333 | 90 | 29.970 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Dấm chuối | Lít | 666 | 16 | 10.656 | 8.000 | 16 | 128.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Chuối sấy dẻo đóng bao rời | Kg |
|
|
|
|
|
| 222 | 40 | 8.880 |
|
|
|
|
|
|
4 | Chuối sấy dẻo đóng túi, gắn tem nhãn | Kg |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 222 | 60 | 13.320 |
|
|
|
5 | Bim bim chuối | Kg |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 200 | 150 | 30.000 |
III | Giá trị tăng thêm = (II) - (I.1) |
|
|
| 37.626 |
|
| 124.700 |
|
| 5.580 |
|
| 10.320 |
|
| 27.000 |
IV | Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận thuần) = (II) - (I) |
|
|
| 19.404 |
|
| 70.480 |
|
| 1.817 |
|
| 2.815 |
|
| 9.700 |
V | Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu | % |
|
| 47,8% |
|
| 55,1% |
|
| 20,5% |
|
| 21,1% |
|
| 32,3% |
Trong các sản phẩm chế biến, rượu chuối và dấm chuối có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt cao nhất ở mức 47,8% và 55,3%, giúp đem lại thu nhập cao cho các HTX. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ rượu chuối có xu hướng giảm kể từ khi Nghị định 100 có hiệu lực, còn giấm chuối có tỷ lệ tạo ra thành phẩm cao so với nguyên liệu (1kg chuối sản xuất được 8 lít giấm) nên nhu cầu sử dụng nguyên liệu chuối đầu vào không nhiều.
Sản phẩm chuối tây sấy dẻo đóng bao rời của Công ty Nông sản Bắc Kạn có giá chỉ bằng 2/3 so với chuối sấy dẻo đóng túi, gắn tem nhãn nhưng do không mất nhiều chi phí bao bì, nhãn mác và chi phí bán hàng nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của 2 sản phẩm này gần như tương đương. Sản phẩm bim bim chuối của HTX Hợp Thành Thanh Vận có chi phí bao bì và chi phí bán hàng cao nên so với các loại bim bim khác trên thị trường thì giá bán của bim bim chuối khá cao (gói 100g được bán với giá bán buôn là 15.000đ và giá bán lẻ là 25.000đ). Do vậy, để tăng số lượng sản phẩm được tiêu thụ, các HTX cần tăng cường các hoạt động quảng bá, mở rộng kênh phân phối để tăng số lượng sản phẩm chuối sấy dẻo đóng túi, bim bim chuối được tiêu thụ, từ đó giúp giảm chi phí bao bì, nhãn mác và chi phí bán hàng trên 1 đơn vị sản phẩm.
Chuối tây được đưa vào chế biến là chuối chín hoặc chuối có kích thước nhỏ, không sáng quả với giá thu mua bình quân là 3.000-3.300đ/kg. Giá này thấp hơn so với chuối quả tươi đạt tiêu chuẩn xuất bán. Nhưng với việc tăng cường chế biến sẽ giúp giảm áp lực mùa vụ (nhất là thời điểm nhu cầu tiêu thụ chuối tươi giảm mạnh) và tăng được giá trị cho các loại chuối không đạt kích cỡ, mẫu mã để bán theo dạng quả tươi.
5.4. Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn
- Khâu sản xuất, thu hoạch chuối:
Chuối là cây dễ trồng, ít tốn diện tích, đầu tư ban đầu không lớn lại nhanh cho thu hoạch nên các hộ nông dân đều có thể tham gia trồng chuối. Riêng việc vận chuyển chuối đem đi bán do đàn ông thực hiện nên với những hộ chỉ có lao động nữ thì việc trồng chuối không hoàn toàn phù hợp.
- Khâu thu gom chuối:
Sau khi thu mua, thu gom cấp xã và các HTX bán cả buồng chuối cho thương lái mà không phải thực hiện việc cắt nải, rửa, đóng gói. Vì vậy, họ không có nhu cầu thuê lao động cho hoạt động thu gom chuối.
- Khâu chế biến:
Khâu này cần nhiều công lao động để thực hiện việc sơ chế, vận hành thiết bị, đóng gói sản phẩm. Tuy nhiên, do quy mô chế biến còn nhỏ nên các HTX chủ yếu sử dụng lao động từ thành viên (không thuộc hộ nghèo) nên người nghèo ít có cơ hội tham gia vào khâu chế biến.
Như vậy, ngoài việc tác động vào khâu sản xuất thì cần tác động thêm vào khâu thu gom và khâu chế biến để tạo thêm việc làm, thu nhập cho hộ nghèo.
5.5. Phân tích thị trường tiêu thụ và môi trường đầu tư
5.5.1. Thị trường tiêu thụ tại địa phương và trong nước
Hiện nay, chuối được tiêu thụ tại các chợ, bếp ăn tập thể có giá mua tỷ lệ thuận với kích cỡ và độ sáng mã của quả. Vì vậy, sản phẩm chuối tây được sản xuất theo quy trình thâm canh thường có giá cao hơn so với chuối tây sản xuất theo hướng hữu cơ giống như tại Bắc Kạn vì có kích cỡ to hơn và sáng mã hơn. Tuy nhiên, Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ năm 2017 của AC Nielsen chỉ ra rằng, có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm hữu cơ cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an toàn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) năm 2019 cũng cho thấy, 46% các chuyên gia nhận định rằng sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, thiên nhiên và 36% nhận định rằng sản phẩm tiện lợi, sản phẩm khác lạ cho giới trẻ sẽ là những xu hướng chính của các dòng sản phẩm trên thị trường trong thời gian tới. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao hơn 20% - 25% cho sản phẩm hữu cơ so với sản phẩm thông thường. Điều này cho thấy chất lượng cuộc sống và nhu cầu đòi hỏi sản phẩm sạch ngày càng được chú trọng. Qua trao đổi với đại diện của chuỗi cửa hàng Bác Tôm, Biggreen và Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce (là Công ty thành viên của Tập đoàn VinGroup, sở hữu hệ thống các Siêu thị VinMart, Cửa hàng tiện ích/ Siêu thị mini VinMart ), các đơn vị này ưu tiên nhập sản phẩm của các nhà cung cấp có đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ cùng kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm chuối. Các điều kiện khác nhà cung cấp cần đáp ứng là cung cấp khối lượng và chất lượng ổn định, thanh toán cho nhà cung cấp 1 tháng 1 lần. Về chủng loại sản phẩm, hiện nay, chuỗi cửa hàng Bác Tôm, Biggreen và hệ thống VinMart chủ yếu bán chuối tiêu (có chất lượng tương đối ổn định quanh năm) và chuối ngự (là giống chuối ngon xếp đầu bảng trong hơn 30 giống chuối ở Việt Nam).
5.5.2. Thị trường xuất khẩu
Trung Quốc vẫn luôn là thị trường nhập khẩu chuối lớn nhất của Việt Nam nói chung và Bắc Kạn nói riêng (có nhu cầu cao vào Quý I, giảm vào Quý II và giữ ổn định đến cuối năm). Trước đây, chuối và một số loại trái cây khác của Việt Nam đều xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc với cả hai hình thức là tiểu ngạch và chính ngạch. Nhưng bắt đầu từ năm 2017, Trung Quốc ngày càng hạn chế nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và yêu cầu hàng hóa nhập khẩu chính ngạch phải truy xuất nguồn gốc, có mã số vùng trồng, mã số cơ sở chế biến, đóng gói được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận. Đây là xu hướng tất yếu khi chính quyền Trung Quốc muốn quản lý tình hình xuất nhập khẩu và bản thân sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc cũng phải tuân thủ yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm. Để đáp ứng yêu cầu nhập khẩu chính ngạch của Trung Quốc, một số tỉnh miền núi phía Bắc đã triển khai cấp mã số vùng trồng chuối như Lào Cai có 17 mã số vùng trồng chuối; Phú Thọ có 8 mã số vùng trồng chuối; Lai Châu có 27 mã số vùng trồng chuối; Sơn La có 5 mã số vùng trồng chuối và Hà Giang có 6 mã số vùng trồng chuối. Ngoài ra, các tỉnh đều đã có mã số cơ sở đóng gói trái cây các loại. Trong đó, có nhiều nhất là Sơn La với 37 mã và Lai Châu có 20 mã. Đối với Bắc Kạn, hiện chưa có mã số vùng trồng chuối và mã số cơ sở đóng gói đã được cấp. Ngoài ra, kích cỡ và độ sáng mã quả của chuối tây được trồng ở các tỉnh khác được đánh giá cao hơn so với Bắc Kạn và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc.
Ngược lại với Trung Quốc, trước đây, Thái Lan dựng hàng rào kỹ thuật về BVTV rất khắt khe nên dù cùng là các quốc gia trong khối ASEAN nhưng hàng rau quả Việt Nam rất ít khi tiếp cận sâu vào thị trường này. Tuy nhiên, sau khi được nới lỏng hàng rào kỹ thuật, rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan tăng mạnh trong vài năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến của Thái Lan (chủ yếu đường tiểu ngạch) và tiêu dùng rau quả tươi (chủ yếu theo đường chính ngạch). Đến nay, Thái Lan chỉ mới chính thức cấp phép cho 4 loại trái cây Việt Nam là thanh long, xoài, nhãn và vải xuất khẩu chính ngạch vào nước này. Trong thời gian tới, Bộ NN và PTNT tiếp tục đàm phán với Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan mở rộng thêm cho nhiều mặt hàng trái cây tiềm năng của Việt Nam.
Hiệp định EVFTA, CPTTP mở ra cơ hội tăng cường xuất khẩu chuối sang thị trường như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, EU là thị trường nhập khẩu chuối lớn nhất thế giới, còn Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt đứng thứ 4 và thứ 6 thế giới (nếu không tính các nước thuộc EU). Để xuất khẩu trái cây sang EU, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định khắt khe về truy xuất nguồn gốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm,... Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị trả hàng, gây thiệt hại không chỉ riêng doanh nghiệp, mà cho cả ngành hàng. Do đó, việc sản xuất an toàn theo hướng GAP là yêu cầu bắt buộc, người nông dân cần phải liên kết với doanh nghiệp hình thành các vùng trồng có diện tích lớn mới đảm bảo số lượng và chất lượng để xuất khẩu sang EU. Ngoài ra, khi sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, Global GAP, tỷ lệ chuối không đạt yêu cầu về mẫu mã, hình thức để xuất tươi sẽ tăng lên. Do đó, việc tăng cường chế biến sâu sẽ giúp tận dụng được các sản phẩm này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến các yếu tố quan trọng khác như tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, lao động, môi trường... Để chuối xuất khẩu sang thị trường Nhật và Hàn, các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng hơn 200 tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Thậm chí, đối tác Nhật Bản không cho phép chuối quả tươi bị vết xước quá 1 cm, không có đốm đen,... Điều này đòi hỏi các hộ trồng chuối và doanh nghiệp liên kết phải thực hiện quy trình chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, đóng gói một cách tỉ mỉ với chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với cách thức truyền thống.
Về sản xuất tiêu thụ nông sản hữu cơ, đây đang là một trào lưu của thế giới, đặc biệt trong khoảng 10 năm gần đây. Theo số liệu mới nhất của Viện nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ (FiBL) và Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), năm 2018, có hơn 71,5 triệu ha đất canh tác trên thế giới là nông nghiệp hữu cơ (tăng 24% so với năm 2016). Úc là quốc gia có diện tích nông nghiệp hữu cơ lớn nhất với 35,7 triệu ha, kế tiếp là Argentina có 3,6 triệu ha và Trung quốc có 3,1 triệu ha. Theo công ty Ecovia Intelligence, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường, ước lượng thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ toàn cầu lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 100 tỷ Euro trong năm 2018. Hoa kỳ là quốc gia dẫn đầu với 40,6 tỷ Euro, tiếp đến là Đức với 10,9 tỷ Euro, Pháp với 9,1 tỷ Euro. Trong năm 2018, nhiều quốc gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiếp tục tăng với tốc độ 2 con số, như thị trường nông nghiệp hữu cơ Pháp tăng 15%. Người tiêu dùng ở Đan Mạch và Thụy Sỹ tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhiều nhất (khoảng 312 Euro trên một người trong 2018). Đan Mạch cũng là quốc gia có thị trường nông nghiệp hữu cơ cao nhất, chiếm 11,5% thị trường nông nghiệp hữu cơ toàn cầu. Đáng chú ý, năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm nông sản hữu cơ đạt 330 triệu USD. Có thể thấy rằng, sản xuất nông sản hữu cơ nói chung và chuối hữu cơ nói riêng có nhiều cơ hội phát triển trong những năm tới. Đây là một trong những xu hướng tiến bộ và tất yếu của thế giới, bởi vì sản xuất nông nghiệp hữu cơ đảm bảo các lợi ích cốt lõi như: tạo ra dòng sản phẩm rất bổ dưỡng, an toàn; góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường, bảo vệ các tài nguyên trong suốt quá trình canh tác nông nghiệp. Đồng thời, phương thức canh tác hữu cơ cũng đảm bảo đa dạng sinh học. Vì vậy, sản xuất hữu cơ không chỉ có tác dụng cho người tiêu dùng mà còn có tác dụng lớn cho người sản xuất. Theo tính toán tại một số vùng cho thấy, chi phí sản xuất cho 1ha cây trồng hữu cơ cao hơn 1,15 - 1,3 lần, nhưng lại cho doanh thu cao hơn 1,5 - 1,7 lần so với trồng trọt truyền thống. Theo thống kê của Bộ NN và PTNT, Việt Nam hiện có 46/63 tỉnh, thành phố có tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, với diện tích 233.000 ha và huy động được 60 doanh nghiệp, trên 200 hợp tác xã và 173 nghìn hộ nông dân tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Thời gian qua, một số nhà nhập khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc đã lấy mẫu kiểm tra và đánh giá cao chất lượng chuối tây của Bắc Kạn. Họ có nhu cầu nhập 1 container chuối sấy giòn/tuần (đối tác Nhật Bản) hoặc 2-3 container chuối quả tươi/tháng (đối tác Hàn Quốc) nhưng các HTX chưa ký kết hợp đồng vì chưa có đủ khả năng đáp ứng được.
Từ phân tích thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, có thể thấy rằng hướng phát triển sản xuất chuối theo hướng hữu cơ là phù hợp với xu hướng chung của thế giới và Việt Nam, đồng thời phù hợp với điều kiện đất đai; năng lực và tập quán sản xuất của người nông dân tại Bắc Kạn.
5.5.3. Môi trường đầu tư
Trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ theo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các nhà tài trợ cho chuỗi giá trị chuối tây của tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể là:
- Năm 2018, HTX Hợp Thành Thanh Vận được UBND tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng đầu tư mua máy lọc và chiết rót rượu chuối thay thế dần phương pháp sản xuất thủ công góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm theo Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017 - 2020; Kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ chi phí thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm chuối sấy.
- Dự án CARE Quốc tế, Trung tâm ADC - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hỗ trợ kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, kết nối thị trường tiêu thụ chuối tây cho HTX Hợp Thành Thanh Vận.
- Trung tâm KHCN và Môi trường hỗ trợ 01 máy cắt củ quả công nghiệp và 01 máy li tâm tách dầu để hoàn thiện dây truyền sản xuất chuối sấy cho HTX Thiên An trong khuôn khổ đề tài “Phát triển và chuyển giao công nghệ sấy dẻo hoa quả cho HTX nông nghiệp”. Kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ chi phí thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm chuối sấy.
- HTX Hoàng Huynh được Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến nông sản và thực phẩm, hỗ trợ chi phí thuê tư vấn mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm chuối sấy dẻo theo chương trình khuyến công tỉnh Bắc Kạn. Ngoài ra, HTX còn được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản hỗ trợ 10.000 tem truy xuất nguồn gốc.
- HTX Nhung Lũy mới được hỗ trợ máy chiên chân không, máy thái đa năng, máy đóng gói chân không, máy ly tâm tách nước để sản xuất chuối sấy giòn theo Chương trình khuyến công quốc gia.
- HTX Tân Dân được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu Rượu chuối men lá Tân Dân từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
- Các HTX còn được hỗ trợ tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu, Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm nông sản sạch ở trong và ngoài tỉnh.
Trong năm 2019 và 2020, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành một số chính sách hỗ trợ mới trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là:
- Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: Áp dụng cho cây ăn quả có diện tích tối thiểu 10ha (nếu chỉ liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì phải có giá trị nguyên liệu đầu vào từ 2.000 triệu đồng trở lên). Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết (tối đa không quá 300 triệu đồng); Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết (tổng mức hỗ trợ không quá 10.000 triệu đồng); Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông với mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/mô hình; Hỗ trợ đào tạo nghề (mức hỗ trợ tối đa không quá 80 triệu đồng/lớp/dự án và hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường (tối đa không quá 20 triệu đồng/lớp và tối đa 03 lớp/dự án); Hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu gồm các loại phân bón, hóa chất ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo là 100% và địa bàn còn lại là 70% (tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã với mức hỗ trợ tối đa không quá 900 triệu đồng/dự án hoặc 300 triệu đồng/01 vụ, chu kỳ); Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu mã bao bì, nhãn mác sản phẩm; Hỗ trợ 40% chi phí thực hiện chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; Hỗ trợ kinh phí thẩm định, phân tích mẫu cho các hợp tác xã, trang trại; tổ hợp tác đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo QCVN 01-132:2013/BNNPNT và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khác như chứng nhận VietGAP, Globalgap, GAP, GMP, HACCP, ...; hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm để tự công bố sản phẩm (hỗ trợ 01 lần, mức hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/hợp tác xã, trang trại; không quá 05 triệu đồng/tổ hợp tác). Ngoài ra, doanh nghiệp, hợp tác xã còn được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (lãi suất vốn vay 06%/năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất bằng 70% giá trị hợp đồng và không quá 2.000 triệu đồng, thời gian hỗ trợ tối đa 01 năm); Hỗ trợ chi phí xây dựng, trang thiết bị cho 02 điểm trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm (tối đa bằng 50% chi phí và không quả 500 triệu đồng/điểm.
- Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: Áp dụng cho các doanh nghiệp được thành lập, đăng ký, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và có dự án đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số: 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ chênh lệch lãi suất cho vay thương mại của các ngân hàng thương mại so với lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước tính (tối đa không quá 70% kinh phí đầu tư của dự án, tối đa là 08 năm hoặc chu kỳ sản xuất của sản phẩm khi tham gia liên kết chuỗi giá trị); Dự án đầu tư trồng rau, củ, quả, chè theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch trên diện tích tập trung từ 10ha đất canh tác trở lên hoặc 3.000m2 trở lên đối với diện tích nhà trồng cây (nhà kính, nhà lưới) xây kiên cố được hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng giao thông, điện, xử lý chất thải, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống nhà lưới, nhà kính và các trang thiết bị đi kèm như tưới nước tiết kiệm, điều chỉnh nhiệt độ... trong hàng rào dự án; Dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học với công suất sấy đạt tối thiểu 20 tấn sản phẩm/ngày hoặc kho bảo quản đạt 500 tấn) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% chi phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án; Dự án đầu tư cơ sở chế biến nông, lâm sản (sản phẩm từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và có giá trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
- Quyết định 05/2020/QĐ-UBND quy định nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: Áp dụng với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn quy định. Hỗ trợ 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng đủ điều kiện thực hiện các Dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do cấp có thẩm quyền quyết định; Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, dạy nghề cho đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp, lao động nông thôn áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; Hỗ trợ kinh phí áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); Hỗ trợ một lần cho cơ sở sản xuất thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Bên cạnh đó, Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2023, trên địa bàn 37 xã thuộc 5 huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Pác Nặm, Ngân Sơn và Na Rì của tỉnh Bắc Kạn có các quỹ tài trợ gồm:
- Quỹ tài trợ cạnh tranh CSG tài trợ tối đa 50% tổng kinh phí theo Phương án sản xuất của THT và mức tối đa là 75 triệu đồng/THT.
- Quỹ Xúc tiến đầu tư kinh doanh nông nghiệp (APIF) tài trợ tối thiểu là 336.000.000 đồng (tương đương 15.000 USD1), tối đa là 1.680.000.000 VNĐ (tương đương 75.000 USD). Đối với đề xuất đầu tư có tác động kinh tế - xã hội đặc biệt lớn hoặc có ý nghĩa then chốt để phát triển một mặt hàng tiềm năng của Bắc Kạn, dự án có thể tài trợ tối đa lên tới 3.360.000.000 VNĐ (tương đương 150.000 USD)
Như vậy, trong những năm gần đây, các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chuối tây đã nhận được hỗ trợ từ các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, nhất là các tác nhân tham gia vào hoạt động chế biến các sản phẩm từ chuối tây. Trong thời gian tới, nhiều chính sách hỗ trợ tiếp tục được triển khai và bổ sung là điều kiện thuận lợi để các công ty, HTX và các hộ trồng chuối nâng cao năng lực sản xuất, chế biến để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là yêu cầu từ các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch và các đối tác nhập khẩu.
5.6.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn
Điểm mạnh - Phần lớn diện tích chuối tây đang được sản xuất theo hướng hữu cơ, ít sử dụng hóa chất (khác biệt so với các địa phương khác) cho chất lượng thơm ngon, phù hợp cho chế biến. - Có một số sản phẩm chế biến từ chuối tây của các HTX đã được xếp hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh | Điểm yếu - Đất trồng chuối tây có độ dốc lớn hoặc nhỏ lẻ, đường đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc chăm sóc, thu hoạch sản phẩm. - Hộ trồng chuối tây còn thiếu kiến thức và chưa tập trung đầu tư cho trồng chuối nên kích cỡ quá nhỏ, không đồng đều và độ sáng quả kém hơn so với các địa phương khác. - Chất lượng chuối tây có sự thay đổi lớn theo mùa. Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, chuối tây Bắc Kạn có chất lượng tốt nhưng lại thường không được giá (do cạnh tranh với nhiều loại trái cây khác và nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc giảm). - Chưa có vùng trồng chuối tây được chứng nhận hữu cơ/cấp mã số vùng trồng. - Cơ sở hạ tầng và thiết bị sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản còn hạn chế (lượng chuối đưa vào chế biến mới chỉ chiếm khoảng 7,6% sản lượng chuối thu hoạch và chưa có cơ sở được chứng nhận mã số cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang Trung Quốc). - Sản phẩm chuối tây quả tươi chưa được gắn nhãn hiệu và tem truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng nhận biết. - Bắc Kạn có vị trí địa lý xa các thành phố lớn và không có cửa khẩu nên các doanh nghiệp/HTX tại Bắc Kạn không có điều kiện thuận lợi để bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng và xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc. |
Cơ hội - Nhu cầu tiêu thụ chuối tây hữu cơ trong và ngoài nước ngày càng tăng. - Chất lượng chuối tây Bắc Kạn được một số đối tác nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc đánh giá cao và họ có nhu cầu mua sản phẩm trong thời gian tới. - Chuối tây được xác định là ngành hàng chủ lực của địa phương (trục sản phẩm cấp tỉnh) nên được quan tâm hỗ trợ phát triển theo hướng bền vững và có giá trị gia tăng cao. | Thách thức - Bệnh héo rũ vàng lá Panama xuất hiện gây hại làm giảm năng suất, chất lượng và diện tích trồng chuối tây. - Kích cỡ và độ sáng mã quả chuối tây của các tỉnh khác được đánh giá cao hơn Bắc Kạn và phù hợp với thị hiếu của phần lớn người tiêu dùng trong nước và thị trường Trung Quốc. - Yêu cầu đối với chuối quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng khắt khe về nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm. - Yêu cầu đối với chuối quả tươi xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc rất khắt khe. - Sản phẩm cung cấp cho các đối tác nhập khẩu cần có số lượng lớn và thường xuyên. - Các tỉnh khác đã có nhiều vùng trồng chuối được cấp mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc. |
5.6.2. Chiến lược phát triển chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn trong 3 năm tới
Do tập quán sản xuất và điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp thâm canh để tạo ra sản phẩm chuối có thể cạnh tranh được với các địa phương khác về kích cỡ và độ sáng quả. Vì vậy, chiến lược phát triển chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn cần tập trung vào nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn/quy định và đa dạng hóa sản phẩm. Cụ thể là tổ chức sản xuất chuối tây theo tiêu chuẩn hữu cơ thông qua các THT và liên kết với các HKD/HTX/Doanh nghiệp có năng lực sơ chế, chế biến, đóng gói nhằm đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng của các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trong nước và các đối tác nhập khẩu. Đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm chuối tây Bắc Kạn ở trong nước và xuất khẩu.
5.6.3. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn
Giải pháp 1: Xây dựng liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chuối tây
- Kêu gọi các HKD/HTX/doanh nghiệp sơ chế, chế biến chuối tây đề xuất dự án liên kết/kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm để tham gia thực hiện SIP và xác định vùng trồng chuối tây nguyên liệu theo hướng hữu cơ (ưu tiên tại các xã Địa Linh, Yến Dương, Khang Ninh của huyện Ba Bể; xã Thanh Vận của huyện Chợ Mới; xã Dương Quang, Nông Thượng của thành phố Bắc Kạn và xã Đôn Phong của huyện Bạch Thông).
- Thành lập mới và củng cố các THT tại các vùng trồng chuối tây nguyên liệu nhằm tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và cung ứng sản phẩm theo yêu cầu của HKD/HTX/doanh nghiệp sơ chế, chế biến chuối tây.
Giải pháp 2: Nâng cao kỹ thuật trồng chuối tây theo hướng hữu cơ
- Mở các lớp tập huấn IPM trên cây chuối tây để trang bị kiến thức cho các hộ trồng chuối tây tham gia vào các THT về đặc điểm hình thái và yêu cầu sinh thái của cây chuối tây; cách nhân giống chuối tây, các kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo hướng hữu cơ.
- Tổ chức hội nghị đầu bờ so sánh hiệu quả trồng chuối tây theo hướng hữu cơ với trồng chuối tây theo cách thức truyền thống nhằm phổ biến kỹ thuật và hiệu quả trồng chuối tây theo hướng hữu cơ cho các hộ trồng chuối tây không tham gia vào các THT.
Giải pháp 3: Hỗ trợ sản xuất, sơ chế, chế biến chuối tây
- Hỗ trợ cây giống sạch bệnh phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học, phân bón lá và thuốc BVTV được phép sử dụng trong trồng trọt hữu cơ cho trồng mới/tái canh cây chuối tây nhằm đảm bảo cho các hộ trồng chuối tây áp dụng theo kỹ thuật đã được trang bị từ các lớp tập huấn IPM trên cây chuối tây và đáp ứng theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Hỗ trợ nhà xưởng, trang thiết bị, bao bì, tem nhãn phục vụ sơ chế, đóng gói chuối quả tây tươi cho các HKD/HTX/doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng, thiết bị, quy cách đóng gói, truy xuất nguồn gốc của các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trong nước và các đối tác nhập khẩu.
Hỗ trợ nhà xưởng, trang thiết bị, bao bì, tem nhãn phục vụ chế biến các sản phẩm từ chuối tây cho các HKD/HTX/doanh nghiệp để tăng công suất và đa dạng hóa các sán phẩm chế biến từ chuối tây.
Giải pháp 4: Hỗ trợ chứng nhận vùng trồng chuối tây theo tiêu chuẩn hữu cơ và đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói
- Hỗ trợ cho THT/HTX thuê tổ chức chứng nhận thực hiện tư vấn, đánh giá để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
- Hỗ trợ cho các HKD/HTX/doanh nghiệp đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói với Cục BVTV.
Giải pháp 5: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
- Tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại để thu hút doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết trong chuỗi giá trị chuối tây.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh và chương trình OCOP cấp quốc gia để nâng cao thương hiệu cho sản phẩm chuối tây của Bắc Kạn.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ nông nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chuối tây Bắc Kạn đến người tiêu dùng trong nước.
- Phối hợp với các Đài truyền hình (trung ương, địa phương) thực hiện các phóng sự để giới thiệu các vùng trồng chuối hữu cơ và sản phẩm OCOP đến các đối tác tiêu thụ và người tiêu dùng.
- Xây dựng biển quảng cáo ngoài trời trên đường quốc lộ, điểm du lịch.
Chuối tây là cây trồng từ lâu của tỉnh Bắc Kạn. Với điều kiện tự nhiên phù hợp cho sinh trưởng, phát triển, cây chuối tây cho năng suất cao và chất lượng tốt. Vì vậy, trong Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2035 của tỉnh Bắc Kạn, cây chuối tây được xác định là một trong những cây trồng được định hướng phát triển vùng chuyên canh hàng hóa ở địa phương. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 2.500 ha trồng cây chuối, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn, trong đó 70% sản lượng chuối sẽ được đưa vào phục vụ ngành sản xuất chế biến nông sản đặc sản tại địa phương. Chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn có tiềm năng cạnh tranh rất tốt nhờ tận dụng được các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động nội tỉnh. Hiện nay, sản phẩm không chỉ được tiêu thụ ở Bắc Kạn mà còn được tiêu thụ ở các thị trường ngoại tỉnh và có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường khác kể cả xuất khẩu... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình sản xuất, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy, Sản phẩm chuối tây Bắc Kạn cần phải có một chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững để đem lại lợi nhuận tương ứng với tiềm năng của sản phẩm cho các tác nhân tham gia trong chuỗi. Chiến lược phát triển chuỗi giá trị chuối tây Bắc Kạn cần tập trung vào nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định và đa dạng hóa sản phẩm, tổ chức sản xuất chuối tây theo tiêu chuẩn hữu cơ thông qua các THT và liên kết với các HKD/HTX/Doanh nghiệp có năng lực sơ chế, chế biến, đóng gói nhằm đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng của các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trong nước và các đối tác nhập khẩu. Đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm chuối tây Bắc Kạn ở trong nước và xuất khẩu.
Do đó, việc xây dựng Kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn là việc làm cần thiết, mang tính chiến lược bền vững và lâu dài./.
1 Báo cáo phân tích chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn được nghiên cứu, xây dựng bởi Ban thực hiện Dự án CSSP Sở Công Thương - Tổ Công tác xây dựng SIP (theo Quyết định số 898/QĐ-BCĐ ngày 06/6/2019 của Ban Chỉ đạo Dự án CSSP tỉnh) hoàn thành tháng 12/2020.
1 Quy đổi theo tỷ giá tại báo cáo thiết kế dự án CSSP là 1USD = 22.400 VNĐ
- 1Quyết định 11/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Đại Hoàng dùng cho sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Nghị quyết 21/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 5472/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phát triển sản xuất chuối theo tiêu chuẩn xuất khẩu thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 1359/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành Điều tỉnh Bình Phước đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 11/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Đại Hoàng dùng cho sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 1438/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ” tỉnh Bắc Kạn vay vốn Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp
- 4Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác
- 5Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
- 6Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 7Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 11Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 12Luật Doanh nghiệp 2020
- 13Quyết định 05/2020/QĐ-UBND quy định về nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 14Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 15Nghị quyết 21/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 16Quyết định 5472/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phát triển sản xuất chuối theo tiêu chuẩn xuất khẩu thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 17Quyết định 1359/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành Điều tỉnh Bình Phước đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 263/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị chuối tây tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2023
- Số hiệu: 263/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra