- 1Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 2Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 3Quyết định 1340/QĐ-BTP phê duyệt Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020
- 4Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 5Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2605/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-BTP ngày 09/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020;
Quyết định số 161/QĐ-BTP ngày 08/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp giai đoạn 2017 - 2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRẺ CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN SÂU CỦA BỘ TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2605/QĐ-BTP ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. ĐỐI TƯỢNG, YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Đối tượng
Công chức, viên chức được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt tại Danh sách Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2020 (gọi tắt là công chức, viên chức trẻ), bao gồm 05 nhóm lĩnh vực chuyên sâu chính sau đây:
- Nhóm 1: Lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế.
- Nhóm 2: Lĩnh vực pháp luật hình sự.
- Nhóm 3: Lĩnh vực pháp luật hành chính, tổ chức bộ máy.
- Nhóm 4: Lĩnh vực pháp luật quốc tế và quyền con người.
- Nhóm 5: Lĩnh vực hành chính công, tài chính công, quản lý phát triển nguồn nhân lực.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1340/QĐ-BTP ngày 09/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp giai đoạn 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 161/QĐ-BTP ngày 08/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm đối với từng nhóm đối tượng, phù hợp với vị trí công việc, lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành Tư pháp và bảo đảm tính khả thi.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực, sát với nhu cầu thực tế và bảo đảm thực hiện được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ; kết hợp tự học, tạo môi trường và động lực cho công chức, viên chức trẻ phát huy năng lực, sở trường và có cơ hội nghiên cứu, học tập.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp của dân tộc Việt Nam, am hiểu lĩnh vực chuyên môn của Bộ Tư pháp, có tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề khoa học, có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, dự báo, hoạch định và tổ chức thực thi chính sách và sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học, các kiến thức bổ trợ khác nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia trong tương lai, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế.
3.2. Các mục tiêu cụ thể
- 100% công chức, viên chức trẻ được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phù hợp ở trong nước hoặc nước ngoài.
- 100% công chức, viên chức trẻ được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích, xây dựng, thẩm định văn bản, chính sách pháp luật và các kỹ năng thực hiện công việc phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của Bộ, Ngành Tư pháp.
- 100% công chức, viên chức trẻ được tham gia một trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh ở trong nước hoặc nước ngoài; lựa chọn và đào tạo, bồi dưỡng một số công chức, viên chức trẻ có khả năng ngoại ngữ tốt để tham gia Tổ biên, phiên dịch của Bộ Tư pháp.
- 80% công chức, viên chức trẻ có trình độ thạc sỹ.
- 10% công chức, viên chức có trình độ tiến sỹ hoặc đang đào tạo trình độ tiến sỹ.
- Phấn đấu sau năm 2020:
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ: Các công chức, viên chức trẻ có đủ khả năng tham gia trực tiếp giải quyết các công việc phức tạp của Bộ, Ngành; chủ trì xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực của cơ quan, đơn vị; tham gia làm báo cáo viên giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo, tọa đàm phù hợp với lĩnh vực, chuyên môn đã được đào tạo, bồi dưỡng.
+ Về trình độ tiếng Anh:
· Đối với các công chức, viên chức trẻ thuộc các nhóm lĩnh vực chuyên sâu về: pháp luật dân sự, kinh tế; pháp luật hình sự; pháp luật hành chính, tổ chức bộ máy; lĩnh vực hành chính công, tài chính công, quản lý phát triển nguồn nhân lực, sau năm 2020 đạt trình độ B2 khung Châu Âu hoặc tương đương trở lên; có khả năng đọc, nghiên cứu và trao đổi các nội dung chuyên ngành bằng tiếng Anh.
· Đối với các công chức, viên chức trẻ thuộc nhóm lĩnh vực chuyên sâu về pháp luật quốc tế và quyền con người, sau năm 2020 đạt trình độ C1 khung Châu Âu trở lên, có khả năng nghiên cứu và trình bày tham luận, báo cáo tại các hội thảo quốc tế chuyên ngành bằng tiếng Anh. Một số công chức, viên chức trẻ có đủ khả năng tham gia Tổ biên, phiên dịch của Bộ Tư pháp.
II. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG DO BỘ TƯ PHÁP THỰC HIỆN
1. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ theo từng nhóm chuyên sâu
1.1. Nhóm 1: Lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế
1.1.1. Tổ chức 03 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật dân sự, kinh tế cho khoảng 45 lượt người:
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật dân sự.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật kinh tế và chính sách cạnh tranh (đầu tư, cạnh tranh, tài chính, thuế, phí, lệ phí …).
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật đất đai và bảo vệ môi trường.
1.1.2. Chọn, cử công chức, viên chức trẻ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài:
- Đào tạo tiến sỹ về lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế: 02 người.
- Đào tạo thạc sỹ về lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế: 09 người.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế: 30 lượt người.
1.2. Nhóm 2: Lĩnh vực pháp luật hình sự
1.2.1. Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự cho khoảng 15 lượt người:
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật hình sự.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về tố tụng hình sự.
1.2.2. Chọn, cử công chức, viên chức trẻ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài:
- Đào tạo tiến sỹ về lĩnh vực pháp luật hình sự, tố tụng hình sự: 01 người.
- Đào tạo thạc sỹ về lĩnh vực pháp luật hình sự, tố tụng hình sự: 03 người.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật hình sự: 10 lượt người.
1.3. Nhóm 3: Lĩnh vực pháp luật hành chính, tổ chức bộ máy
1.3.1. Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật hành chính, tổ chức bộ máy cho khoảng 30 lượt người:
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật hành chính.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về Hiến pháp, tổ chức bộ máy nhà nước.
1.3.2. Chọn, cử công chức, viên chức trẻ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài:
- Đào tạo tiến sỹ về lĩnh vực pháp luật hành chính, tổ chức bộ máy: 01 người.
- Đào tạo thạc sỹ về lĩnh vực pháp luật hành chính, tổ chức bộ máy: 03 người.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật hành chính, tổ chức bộ máy: 20 lượt người.
1.4. Nhóm 4: Lĩnh vực pháp luật quốc tế và quyền con người
1.4.1. Tổ chức 05 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật quốc tế, quyền con người cho khoảng 50 lượt công chức, viên chức trẻ:
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật đầu tư, thương mại quốc tế và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về các khía cạnh pháp lý của các hiệp định thương mại đa phương, vai trò và trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong đàm phán và thực thi.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng hài hòa hóa pháp luật để thực hiện các cam kết trong ASEAN.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng đàm phán, ký kết điều ước quốc tế; kỹ năng rà soát pháp luật đảm bảo tương thích với hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã hoặc dự kiến là thành viên.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về quyền con người và xây dựng các chính sách pháp luật về quyền con người.
1.4.2. Chọn, cử công chức, viên chức trẻ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài:
- Đào tạo tiến sỹ về lĩnh vực pháp luật quốc tế, quyền con người: 02 người.
- Đào tạo thạc sỹ về lĩnh vực pháp luật quốc tế, quyền con người: 07 người.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật quốc tế, quyền con người: 15 lượt người.
1.5. Nhóm 5: Lĩnh vực hành chính công, tài chính công, quản lý phát triển nguồn nhân lực
1.5.1. Tổ chức 03 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật hành chính công,
tài chính công, quản lý phát triển nguồn nhân lực cho khoảng 45 lượt người.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật hành chính công, tài chính công.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thống kê tư pháp.
- 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật quản lý phát triển nguồn nhân lực.
1.5.2. Chọn, cử công chức, viên chức trẻ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài:
- Đào tạo tiến sỹ về pháp luật hành chính công, tài chính công, quản lý phát triển nguồn nhân lực: 01 người.
- Đào tạo thạc sỹ về pháp luật hành chính công, tài chính công, quản lý phát triển nguồn nhân lực: 04 người.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật hành chính công, tài chính công, quản lý phát triển nguồn nhân lực: 25 lượt người.
2. Bồi dưỡng kỹ năng thực hiện công việc
2.1. Tổ chức 05 lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hiện công việc cho khoảng 150 lượt người:
- 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng lập đề nghị, soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản pháp luật; kỹ năng kiểm tra, rà soát, pháp điển văn bản pháp luật.
- 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu, xây dựng và phân tích chính sách pháp luật.
- 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện công việc hiệu quả.
- 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng tổng hợp, phân tích và giải quyết vấn đề.
- 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, báo cáo viên.
2.2. Chọn, cử công chức, viên chức trẻ tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hiện công việc phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu của công chức, viên chức trẻ cho khoảng 30 lượt người.
3. Đào tạo, bồi dưỡng về tiếng Anh
3.1. Tổ chức 06 lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho khoảng 120 lượt người:
- 01 lớp bồi dưỡng tiếng Anh pháp lý cơ bản.
- 02 lớp bồi dưỡng tiếng Anh pháp lý nâng cao.
- 02 lớp bồi dưỡng tiếng Anh tương đương trình độ B2.
- 01 lớp bồi dưỡng tiếng Anh biên phiên dịch.
3.2. Chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh ở trong nước và nước ngoài cho khoảng 30 lượt người.
III. NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG DO ĐƠN VỊ VÀ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRẺ THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ bồi dưỡng do đơn vị thực hiện
1.1. Bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho công chức, viên chức trẻ thông qua các hoạt động tại cơ quan, đơn vị
- Có trách nhiệm tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ của đơn vị và của Bộ Tư pháp:
+ Tham gia sâu vào quá trình xây dựng, góp ý, thẩm định, rà soát, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật.
+ Tham gia viết các chuyên đề, tham luận, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu.
+ Tham gia các hội thảo, tọa đàm trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực chuyên sâu hoặc làm báo cáo viên tại các lớp bồi dưỡng, hội nghị, tập huấn phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu.
+ Tham gia dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tham gia công tác phiên dịch, tiếp khách quốc tế để tạo môi trường rèn luyện thực tế, nâng cao khả năng ngoại ngữ.
- Cử công chức, viên chức trẻ của đơn vị tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng giành cho công chức, viên chức trẻ được thực hiện theo Kế hoạch này và các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác có nội dung phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu của công chức, viên chức trẻ.
- Cử người có chuyên môn hướng dẫn, bồi dưỡng và đánh giá qua công việc thực tế tại đơn vị; sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với vị trí, lĩnh vực chuyên sâu của công chức, viên chức trẻ của đơn vị và có chính sách quản lý, sử dụng có hiệu quả công chức, viên chức trẻ tại đơn vị.
1.2. Bồi dưỡng thực tế tại các cơ quan, tổ chức có liên quan
- Thủ trưởng đơn vị đề xuất, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, cử công chức, viên chức trẻ đi thực tế tại các cơ quan, tổ chức, trung tâm hành nghề luật, các tổ chức quốc tế trong và nước ngoài có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu của công chức, viên chức trẻ.
- Triển khai việc luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức trẻ đến các vị trí công tác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn sâu trong đơn vị hoặc đến các đơn vị khác thuộc Bộ theo đúng quy định của pháp luật và quy chế phân cấp của Bộ Tư pháp.
2. Nhiệm vụ học tập, rèn luyện do công chức, viên chức trẻ thực hiện
- Tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Tư pháp tổ chức cho công chức, viên chức trẻ và các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu, phục vụ nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ. Trường hợp không tham dự được phải có lý do chính đáng và sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức trẻ.
- Tích cực, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, viết chuyên đề, bài nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc viết sách hướng dẫn nghiệp vụ, sách nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chuyên sâu: Mỗi năm có tối thiểu 01 bài viết về lĩnh vực chuyên sâu được đăng tải trên các trang thông tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành hoặc chuyên đề, tham luận tại các hội thảo, tọa đàm.
- Tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và các nội dung khác phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu đã đăng ký.
- Tích cực, chủ động tham gia hoặc đề xuất tham gia các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ như: xây dựng, rà soát, góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động khác của các đơn vị thuộc Bộ phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu.
- Đề xuất thành lập và tham gia các nhóm nghiên cứu chuyên sâu theo lĩnh vực của công chức, viên chức trẻ, tạo các diễn đàn trao đổi, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ.
1. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của việc Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2020; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng công chức, viên chức trẻ trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
2. Xây dựng cơ chế chọn, cử công chức, viên chức trẻ đi thực tế tại các cơ quan, tổ chức, trung tâm hành nghề luật, các tổ chức quốc tế trong và nước ngoài có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu của công chức, viên chức trẻ.
3. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, thiết thực; đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; chọn lọc giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm để tham gia giảng dạy; lựa chọn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có năng lực, chất lượng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức như: du học, du học tại chỗ, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng trong nước với học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng chuyên sâu cho công chức, viên chức trẻ.
- Lựa chọn các nước có hệ thống pháp luật phù hợp, tiên tiến để chọn, cử công chức, viên chức trẻ đi nghiên cứu, học tập chuyên sâu ở nước ngoài về các lĩnh vực pháp luật phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành.
4. Đề cao tinh thần học và tự học của công chức, viên chức trẻ
Nâng cao nhận thức của công chức, viên chức trẻ về quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, viên chức trẻ khi được đưa vào Danh sách Quy hoạch để tự bản thân có quyết tâm, nỗ lực hơn nữa trong việc tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng thực hiện công việc, chú trọng tiếp cận thực tiễn, tích cực tham gia các nhiệm vụ chính trị của Bộ, Ngành, các hoạt động nghiên cứu khoa học.
5. Chính sách tài chính
-Ưu tiên, bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu, giải pháp của Kế hoạch.
- Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ.
1. Vụ Tổ chức cán bộ
- Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2020 và hàng năm tổng hợp kết quả, báo cáo Lãnh đạo Bộ. Phối hợp với các đơn vị theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của từng công chức, viên chức trẻ, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét đưa ra khỏi Quy hoạch đối với công chức, viên chức không đáp ứng được yêu cầu.
- Tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2020 báo cáo Lãnh đạo Bộ.
2. Các đơn vị: Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng các nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn sâu cho công chức, viên chức trẻ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và tổ chức thực hiện.
- Tích cực phối hợp trong việc luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức trẻ giữa các đơn vị thuộc Bộ; phân công người có năng lực chuyên môn hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức trẻ được luân chuyển, điều động, biệt phái đến đơn vị; tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được luân chuyển, điều động, biệt phái tham gia thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu của công chức, viên chức trẻ.
- Tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ của Bộ Tư pháp tham gia các hoạt động xây dựng, góp ý, thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì thực hiện và có đánh giá về hiệu quả công việc được giao cho công chức, viên chức trẻ.
3. Cục Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ
Bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định số 1340/QĐ-BTP và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng này, đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ và phù hợp với tình hình quản lý ngân sách hàng năm của Bộ Tư pháp.
4. Vụ Hợp tác quốc tế
- Nghiên cứu cơ chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế; thu hút các nguồn hỗ trợ từ Dự án cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu; tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ tham gia vào các hoạt động từ nguồn hỗ trợ của các Dự án liên quan đến lĩnh vực chuyên môn sâu.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc tạo điều kiện để công chức, viên chức trẻ tham gia các Đoàn công tác nước ngoài, các dự án quốc tế nhằm trau dồi, học tập kinh nghiệm chuyên môn, nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- Tạo điều kiện để các công chức, viên chức trẻ tham gia các hoạt động dịch tài liệu, phiên dịch cho các đoàn công tác nước ngoài, tiếp khách quốc tế để trau dồi, tăng cường năng lực ngoại ngữ cho công chức, viên chức trẻ cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng công chức, viên chức trẻ có trình độ ngoại ngữ tốt.
5. Vụ Pháp luật quốc tế
Tạo điều kiện để các công chức, viên chức trẻ có cơ hội tiếp cận các tài liệu chuyên môn trong và ngoài nước, tham gia các hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị, tham gia các hoạt động dịch tài liệu để vừa nâng cao về kiến thức chuyên môn vừa trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ.
6. Viện Khoa học pháp lý
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế để công chức, viên chức trẻ tham gia sâu vào các hoạt động nghiên cứu khoa học; tạo diễn đàn, câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt, trao đổi, thảo luận về những vấn đề chuyên môn; có cơ chế thưởng, trao giải cho các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết… để kịp thời động viên, khuyến khích công chức, viên chức trẻ.
7. Các đơn vị có công chức, viên chức trẻ trong Danh sách Quy hoạch
- Căn cứ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2020 và kế hoạch công tác năm của đơn vị để xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho công chức, viên chức trẻ theo từng năm, gửi Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 01 tháng 3 hàng năm để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
- Phê duyệt, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2018-2020 của từng công chức, viên chức trẻ của đơn vị.
- Hàng năm có báo cáo, đánh giá về kết quả đào tạo công chức, viên chức trẻ tại đơn vị cũng như nhận xét, đánh giá sự phát triển về trình độ, năng lực của công chức, viên chức trẻ của đơn vị, gửi Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại mục 1 phần III. Nhiệm vụ bồi dưỡng do đơn vị và công chức, viên chức trẻ thực hiện của Kế hoạch này.
8. Các công chức, viên chức trẻ trong Danh sách Quy hoạch
- Căn cứ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2020, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2018-2020 của từng công chức, viên chức trẻ, trình Thủ trưởng đơn vị xem xét, phê duyệt và gửi Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại mục 2 Phần III. Nhiệm vụ bồi dưỡng do đơn vị và công chức, viên chức trẻ thực hiện của Kế hoạch này.
- 1Quyết định 2383/QĐ-BTP năm 2017 về Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 2349/QĐ-BTC năm 2017 về sửa đổi Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị thuộc Bộ Tài chính kèm theo Quyết định 148/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 5360/LĐTBXH-TCCB về báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2017 và đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng năm 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 273/QĐ-BTP năm 2018 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp
- 1Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 2Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 3Hiến pháp 2013
- 4Quyết định 1340/QĐ-BTP phê duyệt Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020
- 5Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 6Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 7Quyết định 2383/QĐ-BTP năm 2017 về Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8Quyết định 2349/QĐ-BTC năm 2017 về sửa đổi Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị thuộc Bộ Tài chính kèm theo Quyết định 148/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Công văn 5360/LĐTBXH-TCCB về báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2017 và đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng năm 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Quyết định 273/QĐ-BTP năm 2018 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp
Quyết định 2605/QĐ-BTP năm 2017 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 2605/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/12/2017
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực