Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2601/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 18 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/07/2009 của Thủ tướng Chính phủ v việc phê duyệt Đ án nâng cao nhận thức cộng đng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Căn cứ văn bản số 6645/BNN-TCTL ngày 17/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc lập kế hoạch, kinh phí thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2016 - 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 1710/SNN-CCTL ngày 10/9/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, nhất là chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn và người dân sống gần khu vực dễ xảy ra thiên tai, vùng ven biển nhằm giảm đến mức thấp nhất về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp, trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai: đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống thiên tai.

b) Các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các xã vùng núi, vùng ven biển nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

c) Ít nhất 80% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên ảnh hưởng thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ thiên tai thích hợp với từng vùng.

d) Đưa kiến thức về phòng tránh giảm nhẹ thiên tai vào chương trình đào tạo tại các trường học phổ thông.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hợp phần 1

Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương các cấp về quản lý triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng - đảm bảo 100% cán bộ các cấp trực tiếp làm công tác quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp chính quyền trong tỉnh.

Bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

a) Đào tạo đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp về lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp.

b) Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp.

2. Hợp phần 2

Tăng cường truyền thống giáo dục, nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai; tăng cường năng lực cho cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai; đảm bảo trên 80% số dân các xã, phường, thị trấn vùng ven biển, vùng núi, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai.

Bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

a) Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng các cấp.

b) Thiếp lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng); xây dựng panô bản đồ và bản hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi đối với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng.

c) Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng trong tỉnh.

d) Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng.

đ) Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai.

e) Xây dựng kế hoạch diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm.

g) Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng.

h) Tổ chức các lớp tập huấn hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng, phù hợp với từng vùng như: vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, vùng núi, vùng ven biển.

i) Tổ chức các buổi biểu diễn kịch, đưa nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (điểm tránh bão nhỏ ở thôn, xã, tổ y tế, trạm cấp nước,...)

k) Xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai quy mô nhỏ tại các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, vùng núi, vùng ven biển.

(Kế hoạch chi tiết như Phụ lục 1 đính kèm)

III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Kế hoạch thực hiện bắt đầu từ năm 2016, kết thúc vào năm 2020 và được thực hiện ở các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là ở các xã vùng ven biển, vùng miền núi và vùng thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch 25.600 triệu đng được phân bổ cho các hợp phần sau:

- Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng.

* Kinh phí trin khai thực hiện hàng năm:

Năm 2016:

2.250 triệu đồng

Năm 2017:

1.850 triệu đồng

Năm 2018:

7.250 triệu đồng

Năm 2019

6.850 triệu đồng

Năm 2020:

7.400 triệu đồng

Tổng cộng:

25.600 triệu đồng

Trong đó:

- Ngân sách đề nghị Trung ương hỗ trợ:

23.000 triệu đồng

- Ngân sách tỉnh:

2.600 triệu đồng

(Chi tiết như Phụ lục 2 đính kèm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) là cơ quan duy trì tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 của tỉnh và có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các ngành, địa phương trong tỉnh; làm đầu mối liên hệ với Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế về lĩnh vực này.

b) Trên cơ sở các danh mục kế hoạch, mục tiêu phê duyệt nội dung, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất kinh phí đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các địa phương; định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

d) Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh việc điều chỉnh nội dung, giải pháp trong kế hoạch cho phù hợp thực tế khi trong quá trình thực hiện có vướng mắc, phát sinh.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cân đối bố trí vốn từ ngân sách và các nguồn huy động khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh biên soạn tài liệu và đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào các môn học để giảng dạy ở các trường học phổ thông trong các giờ chính khóa hoặc ngoại khóa.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì triển khai nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng liên quan đến lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu.

5. Các sở, ban, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch, các ngành xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, xác định những nội dung cần ưu tiên để tiến hành thực hiện.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Xây dựng chương trình thực hiện Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại địa phương mình.

b) Chủ động huy động các nguồn lực bổ sung, lồng ghép với các hoạt động có liên quan đến cộng đồng dân cư và quản lý rủi ro thiên tai, chương trình đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để đạt được mục tiêu của Kế hoạch.

c) Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả kinh phí đầu tư, thực hiện chống lãng phí, thất thoát vốn.

d) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân, trước hết người dân ở các khu vực thường xuyên bị thiên tai, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai ý thức chủ động phòng, chống và tích cực tham gia các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng nhằm góp phần giảm nhẹ thiệt hại khi thiên tai xảy ra.

đ) Xác định các địa bàn xung yếu, nội dung ưu tiên thực hiện Kế hoạch theo từng giai đoạn, báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, theo quy định.

7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh; Đài Phát thanh - Truyền hình phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền, tham gia phổ biến, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các giới, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; ngoài sự đầu tư của nhà nước, tổ chức vận động các doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp nguồn lực để triển khai Kế hoạch này đạt hiệu quả cao.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TTTU, HĐND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT;
- Bộ NN&PTNT;
- Bộ Tài chính;
- Tổng cục Thủy lợi;
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh;
- Các đoàn thể của tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VP, HP, HB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Công Thiên

 


PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO TỪNG NĂM, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2601/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

STT

Các hoạt động chính

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

I

Năm 2016

1

Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của các cấp tỉnh, huyện, xã.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Hoạt động 1.6: Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp;

Hoạt động 1.7: Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

3

Hoạt động 1.9: Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp;

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

4

Hoạt động 2.1: Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn)

UBND huyện, thị xã, thành phố

Các Sở, ngành liên quan

5

Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

6

Hoạt động 2.10: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang Web, TV, đài báo và các pano, áp phích, tờ rơi..

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

7

Hoạt động 2.13: Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng.

Sở Văn hóa thể thao và Du lịch

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

II

Năm 2017

1

Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của các cấp tỉnh, huyện, xã.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Hoạt động 1.6: Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp;

Hoạt động 1.7: Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

3

Hoạt động 1.9: Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp;

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

4

Hoạt động 2.3: Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của từng cộng đồng/nhóm cộng đồng)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

5

Hoạt động 2.8: Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Ban Chỉ huy PCTTvà TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở ngành liên quan

6

Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở ngành liên quan

7

Hoạt động 2.10: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên, được truyền bá thông qua trang Web, TV, đài báo và các pano, áp phích, tờ rơi..

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

8

Hoạt động 2.13: Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng.

Sở Văn hóa thể thao và Du lịch

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

III

Năm 2018

1

Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của các cấp tỉnh, huyện, xã.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Hoạt động 1.6: Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp;

Hoạt động 1.7: Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

3

Hoạt động 2.2: Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng pano bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi tại trung tâm của mỗi cộng đồng

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

4

Hoạt động 2.5: Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng

UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT

5

Hoạt động 2.6: Xây dựng hệ thống diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

6

Hoạt động 2.7: Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

7

Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

8

Hoạt động 2.10: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang Web, TV, đài báo và các pano, áp phích, tờ rơi..

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

9

Hoạt động 2.13: Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng.

Sở Văn hóa thể thao và Du lịch

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

10

Hoạt động 2.14: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Giao thông

IV

Năm 2019

1

Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của các cấp tỉnh, huyện, xã.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Hoạt động 2.2: Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng pano bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi tại trung tâm của mỗi cộng đồng

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

3

Hoạt động 2.5: Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng

UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT

4

Hoạt động 2.6: Xây dựng hệ thống diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

5

Hoạt động 2.8: Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

6

Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

7

Hoạt động 2.10: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang Web, TV, đài báo và các pano, áp phích, tờ rơi..

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

8

Hoạt động 2.12: Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

9

Hoạt động 2.13: Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng.

Sở Văn hóa thể thao và Du lịch

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

10

Hoạt động 2.14: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Giao thông

V

Năm 2020

1

Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của các cấp tỉnh, huyện, xã.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Hoạt động 2.2: Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng pano bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi tại trung tâm của mỗi cộng đồng

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

3

Hoạt động 2.5: Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng

UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT

4

Hoạt động 2.6: Xây dựng hệ thống diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ )

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

5

Hoạt động 2.8: Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

6

Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT

7

Hoạt động 2.10: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang Web, TV, đài báo và các pano, áp phích, tờ rơi..

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

8

Hoạt động 2.12: Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

9

Hoạt động 2.13: Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng.

Sở Văn hóa thể thao và Du lịch

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

10

Hoạt động 2.14: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thị xã, thành phố

Các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Giao thông

 

PHỤ LỤC 2:

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2601/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Hạng mục chính
(Căn cứ QĐ số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009)

Hoạt động

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng kinh phí đi với từng hoạt động

Kết quả dự kiến

Kinh phí

Kết quả dự kiến

Kinh phí

Kết quả dự kiến

Kinh phí

Kết quả dự kiến

Kinh phí

Kết quả dự kiến

Kinh phí

 

Hợp phần 1: Nâng cao năng lc cho cán b chính quyền đa phương các cấp về quản Iý, triển khai thc hin các hot động QLTTCĐ các tỉnh, thành ph

1. Tổ chức đào tạo, tập huấn:

- Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp (Hoạt động 1.6).

- Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp (Hoạt động 1.7).

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên và cán bộ cấp Huyện, Xã

- Số lượng lớp: cấp Huyện 2 lớp, cấp Xã 4 lớp;

- Số lượng giảng viên, cán bộ được tập huấn: cấp Huyện 80 cán bộ; cấp Xã 180 cán bộ

400

- Số lượng lớp: cấp Huyện 2 lớp, cấp Xã 4 lớp;

- Số lượng giảng viên, cán bộ được tập huấn: Cấp Huyện 80 cán bộ; cấp Xã 180 cán bộ

400

- Số lượng lớp: cấp Xã 6 lớp;

- Số lượng giảng viên, cán bộ được tập huấn: Cấp Xã 270 cán bộ

400

 

1.200

2. Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp (Hoạt động 1.9).

- Trang bị các dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy, tập huấn tại cộng đồng.

- Trang bị các thiết bị, công cụ phục vụ công tác Phòng, chống thiên tai.

- Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và công tác PCTT

800

- Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và công tác PCTT

700

 

1.500

Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dc và nâng cao năng lc cho cộng đồng về QLTTCĐ

3. Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng pano bản đồ và bản hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của từng cộng đồng/nhóm cộng đồng) (Hoạt động 2.2)

- Tổ chức hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án từ đó xây dựng được bản đồ rủi ro thiên tai và xác định tình trạng dễ bị tổn thương (tham khảo tài liệu Đánh giá RRTT-DVCĐ)

- Xây dựng pano, bản đồ, bảng hướng dẫn về khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, các biện pháp cộng đồng chủ động phòng, tránh thiên tai…treo tại trụ sở UBND nhà văn hóa thôn, các điểm họp dân, cộng đồng trên địa bàn xã

 

- 20 xã tổ chức thực hiện hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ và có Panô, bản đồ bảng hướng dẫn được xây dựng.

400

- 20 xã tổ chức thực hiện hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ và có Panô, bản đồ bảng hướng dẫn được xây dựng.

400

- 30 xã tổ chức thực hiện hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ

- Số lượng Panô, bản đồ bảng hướng dẫn được xây dựng.

700

1.500

4. Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của từng cộng đồng/nhóm cộng đồng) (Hoạt động 2.3)

- Xây dựng các sổ tay hướng dẫn phù hợp với văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương

08 huyện được xây dựng sổ tay PCTT

300

 

300

5. Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng (Hoạt động 2.5).

- Hàng năm, tổ chức lập và phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án

 

6. Xây dựng kế hoạch diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) (Hoạt động 2.7).

- Hàng năm, căn cứ theo kế hoạch PCTT đã được phê duyệt, UBND các xã ưu tiên triển khai thực hiện Đề án xây dựng Kế hoạch tổ chức diễn tập Phòng, chống thiên tai; Tổ chức triển khai Kế hoạch diễn tập PCTT và huy động sự tham gia của cộng đồng.

 

- 20 xã xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập PCTT trên địa bàn (Số lượng cuộc diễn tập được tổ chức).

500

- 20 xã xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập PCTT trên địa bàn (Số lượng cuộc diễn tập được tổ chức).

500

- 30 xã xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập PCTT trên địa bàn (Số lượng cuộc diễn tập được tổ chức).

750

1.750

7. Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) (Hoạt động 2.8).

- Nghiên cứu đề xuất hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm thiên tai phù hợp với loại hình thiên tai chính tại địa phương;

- Xây dựng hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm tại cộng đồng. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn người dân tham gia thực hiện

- Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng

500

- Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng

500

- Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng

500

- Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng

500

- Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng

500

2.500

8. Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng (Hoạt động 2.9).

- Thành lập hệ thống theo dõi, đánh giá việc thực hiện Đầ án tại các cấp (Tỉnh, Huyện, Xã)

- Hàng năm, Lập báo cáo (tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất và kiến nghị các giải pháp) triển khai thực hiện Đề án.

(tham kho Tài liệu Bộ ch s và tài liệu hướng dẫn theo dõi và đánh giá thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đng)

- Các báo cáo kết quả, báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án

 

9. Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, TV, đài, báo và các pano áp phích, tờ rơi... (Hoạt động 2.10).

- UBND các cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đảm bảo phù hợp với điều kiện văn hóa - xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trên các phương tiện thông tin đại chúng...

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện

150

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện

150

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện

150

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện.

150

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện

150

750

10. Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...) (Hoạt động 2.12).

- Hàng năm, các xã ưu tiên triển khai thực hiện Đề án tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn cách thức phòng chống thiên tai phù hợp cho các đối tượng dễ bị tổn thương trên địa bàn.

 

- 04 lớp tập huấn;

- 180 học viên thuộc các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn

200

- 04 lớp tập huấn;

- 180 học viên thuộc các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn

200

- 04 lớp tập huấn;

- 180 học viên thuộc các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn

200

600

11. Lồng ghép tiết mục vào các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng (Hoạt động 2.13).

Kết hợp các ngày lễ, hội truyền thống tại địa phương để tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

- Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch có nội dung PC và GNTT được thực hiện

100

- Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch tuyên có nội dung PC và GNTT được thực hiện

100

- Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch tuyên có nội dung PC và GNTT được thực hiện

100

- Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch tuyên có nội dung PC và GNTT được thực hiện

100

- Số lượng buổi biểu diễn, diễn kịch tuyên có nội dung PC và GNTT được thực hiện

100

500

12. Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (Hoạt động 2.14).

Nội dung thực hiện, bao gồm: Làm mới, sửa chữa và cải tạo nâng cấp đối với đường tránh lũ, nhà cộng đồng, trường học, trạm y tế, công trình nước sạch và các công trình liên quan khác phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn xã.

 

- Hạng mục công trình (dự án) được thực hiện trên địa bàn các xã ưu tiên thực hiện Đề án được xây dựng và bàn giao.

5.000

- Hạng mục công trình (dự án) được thực hiện trên địa bàn các xã ưu tiên thực hiện Đề án được xây dựng và bàn giao.

5.000

- Hạng mục công trình (dự án) được thực hiện trên địa bàn các xã ưu tiên thực hiện Đề án được xây dựng và bàn giao.

5.000

15.000

Tổng cộng kinh phí hàng năm

 

2.250

 

1.850

 

7.250

 

6.850

 

7.400

25.600

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2601/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020

  • Số hiệu: 2601/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/09/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Đào Công Thiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/09/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản