Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2010/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 09 tháng 9 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT VÀ NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1592/QĐ-TTG NGÀY 12/10/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;
Xét đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 240/TTr - BDT ngày 06/9/2010 và báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 1149/TP-XDVB ngày 24/8/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc Kho bạc nhà nước Thái Nguyên, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT VÀ NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1592/QĐ-TTG NGÀY 12/10/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26/2010/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Quy định này quy định cụ thể một số nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 1592/QĐ-TTg) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Những nội dung không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1592/QĐ-TTg và Công văn số 880/UBDT-CSDT ngày 05/11/2009 của Uỷ ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 1592/QĐ- TTg.
Quy định này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là UBND huyện), Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND xã), các thôn, xóm, bản (gọi chung là xóm) và hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn được thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg .
Điều 3. Việc hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt phải trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Việc lập danh sách các đối tượng được thụ hưởng phải tiến hành bình xét từ xóm, đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ, đúng đối tượng, thông qua các tổ chức đoàn thể, được UBND xã xem xét đề nghị UBND huyện tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định.
Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Điều 4. Những hộ đã được giao đất sản xuất không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê trong thời gian 10 năm kể từ ngày Nhà nước giao đất; hộ được cấp đất sản xuất khi di chuyển đi nơi khác sinh sống (ngoài địa bàn xã) có trách nhiệm giao đất sản xuất đã được hỗ trợ cho chính quyền cấp xã quản lý; đối với hộ di chuyển đến nơi ở mới sinh sống theo quy hoạch của Nhà nước thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo quy định tại Quyết định số 1592/QĐ-TTg và Quy định này.
Điều 5. Nguồn vốn thực hiện chính sách.
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chính sách theo quy định hiện hành.
2. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 20% so với vốn ngân sách trung ương cấp cho tỉnh và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện chính sách.
3. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đảm bảo kinh phí cho các hộ thuộc diện đối tượng vay theo mức quy định tại Quyết định 1592/QĐ-TTg .
Điều 6. Chi phí quản lý, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chi phí quản lý cho Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực ở tỉnh do ngân sách tỉnh đảm bảo; mức chi cụ thể do cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 1592 tỉnh thống nhất với Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
- Chi phí quản lý ở cấp huyện, cấp xã do ngân sách cấp huyện đảm bảo; mức chi cụ thể do cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp huyện thống nhất với Phòng Tài chính trình Chủ tịch UBND huyện quyết định.
- Chi phí đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo phân cấp hiện hành.
1. Đối với hộ gia đình:
- Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, có trong danh sách hộ nghèo đến 31/12/2008, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất theo quy định hoặc có khó khăn về nước sinh hoạt, chưa được hưởng các chính sách quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Những hộ dân tộc thiểu số (kể cả hộ chỉ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) đã định cư và có hộ khẩu thường trú tại địa phương từ một năm trở lên; hộ di dân tự do được đưa vào quy hoạch, kế hoạch định cư của địa phương; hộ di dân tự do nay trở về quê cũ trước thời điểm Quyết định 1592/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, được UBND xã xác nhận.
2. Đối với cộng đồng xóm :
Xóm, bản là tổ chức được quy định theo Quyết định số 134/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế hoạt động của thôn, tổ dân phố và có từ 20% hộ đồng bào dân tộc thiểu số trở lên đang sinh sống, có khó khăn về nước sinh hoạt và có điều kiện về nguồn nước để xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
1. Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất:
a) Định mức đất sản xuất cho mỗi hộ là 0,15ha đất ruộng lúa nước 2 vụ, hoặc 0,25ha đất ruộng lúa nước 01 vụ, hoặc 0,5ha đất nương, rẫy hoặc 0,5ha đất nuôi, trồng thuỷ sản.
Những hộ chưa có hoặc chưa đủ định mức đất sản xuất theo quy định trên thì được hỗ trợ phần đất sản xuất còn thiếu.
Trường hợp hộ gia đình có từ 2 loại đất trở lên, nhưng mỗi loại đều chưa đủ mức quy định thì tính quy đổi về đất ruộng lúa nước 01 vụ (theo tỷ lệ 0,15ha đất ruộng lúa nước 2 vụ = 0,25ha đất ruộng lúa nước 01 vụ = 0,5ha đất nương, rẫy = 0,5ha đất nuôi, trồng thuỷ sản), sau đó cộng lại, nếu tổng chưa đủ mức quy định thì tuỳ theo mức độ thiếu để xem xét hỗ trợ.
b) Mức hỗ trợ:
- Ngân sách trung ương cấp 10 triệu đồng/hộ.
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 02 triệu đồng/hộ.
- Được vay tín dụng với mức không quá 10 triệu đồng/hộ trong thời gian 5 năm với mức lãi suất bằng 0%.
Những hộ không tạo đủ quỹ đất sản xuất theo định mức trên nhưng có phương án sản xuất tốt, đảm bảo đời sống của hộ thì vẫn được nhận đủ mức hỗ trợ trên.
c) Quỹ đất sản xuất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, bao gồm các loại đất: đất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch, đất thu hồi từ các doanh nghiệp, các ban quản lý rừng đang quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả, thu hồi do được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền, đất Nhà nước cho thuê hoặc cho mượn, đất chưa sử dụng, đất thu hồi từ các doanh nghiệp sử dụng sai mục đích hoặc đã giải thể, đất khai hoang, phục hoá, đất được hiến, mua, chuyển nhượng tự nguyện, người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, cá nhân sử dụng đất chết mà không có thừa kế...; việc thu hồi phải thực hiện theo đúng Luật Đất đai và các quy định hiện hành.
2. Những hộ thiếu đất sản xuất, nhưng địa phương không còn khả năng tạo quỹ đất để cấp thì chuyển sang các nội dung hỗ trợ sau:
a) Giao khoán bảo vệ và trồng rừng:
- Hộ gia đình không có hoặc thiếu đất sản xuất so với định mức tại Quy định này, có nhu cầu nhận khoán bảo vệ hoặc trồng rừng thì được chính quyền địa phương, tuỳ theo khả năng về quỹ đất để giao khoán bảo vệ rừng hoặc đất để trồng rừng cho các hộ tương ứng với phần đất sản xuất thiếu so với định mức quy định.
- Định mức diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình tối đa không quá 30 ha/ hộ hoặc diện tích đất giao trồng rừng tối đa không quá 5 ha/ hộ.
- Mức hỗ trợ:
+ Đối với hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền công bảo vệ rừng là: 200.000 đồng /ha/năm.
+ Đối với hộ nhận đất trồng rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm khi khai thác và được ngân sách nhà nước hỗ trợ lần đầu vật tư, giống cây lâm nghiệp theo định mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất của tỉnh hàng năm.
- Quy trình giao khoán bảo vệ rừng thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề:
- Đối với những hộ có lao động nhưng không có nhu cầu học nghề mà có nhu cầu vốn để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ cho các hộ sản xuất nông nghiệp hoặc vốn để làm các ngành nghề khác được ngân sách trung ương hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ, ngân sách tỉnh hỗ trợ 0,6 triệu đồng/hộ và được vay vốn tín dụng tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ trong thời gian 3 năm với mức lãi suất bằng 0%.
- Đối với những lao động có nhu cầu học nghề để chuyển đổi ngành nghề được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/lao động, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 0,6 triệu đồng/lao động. Mức hỗ trợ cụ thể cho từng lao động do Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào học phí, ngành nghề, thời gian học thực tế của lao động và các quy định hiện hành để thẩm định, phê duyệt.
- Đối với những lao động đã được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi ngành nghề, sau khi học nghề nếu có nhu cầu vốn để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ và các ngành nghề khác thì tiếp tục được hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ và được vay vốn tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ trong thời gian 3 năm, với mức lãi suất bằng 0% để kinh doanh.
Những hộ, lao động chuyển đổi ngành nghề, ngoài việc được hưởng các chính sách nêu trên còn được hưởng các chính sách ưu đãi liên quan về dạy nghề theo quy định hiện hành.
c) Hỗ trợ đi xuất khẩu lao động:
- Đối với lao động đi xuất khẩu được ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí học nghề 3 triệu đồng/lao động, ngân sách tỉnh hỗ trợ 0,6 triệu đồng/lao động; mức hỗ trợ cụ thể căn cứ vào học phí, ngành nghề và thời gian học thực tế của lao động để xem xét.
- Lao động đi xuất khẩu, ngoài hỗ trợ kinh phí học nghề, trước khi đi xuất khẩu còn được vay vốn tín dụng tối đa 30 triệu đồng/người; mức vay, thời gian, lãi xuất cho vay cụ thể căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực tế của từng đối tượng theo hướng dẫn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.
Điều 9. Hỗ trợ nước sinh hoạt.
1. Nước sinh hoạt phân tán:
Hộ dân tộc thiểu số nghèo có khó khăn về nước sinh hoạt thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ bình quân 1 triệu đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước hoặc đào giếng và tự tạo nguồn nước sinh hoạt khác.
2. Đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung:
Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở các xóm đang xây dựng dở dang, công trình có quy mô và tổng mức đầu tư từ 1.000 triệu đồng trở xuống thuộc Đề án kèm theo Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 của UBND tỉnh.
Danh mục công trình để lựa chọn đầu tư do UBND cấp xã đề nghị, UBND cấp huyện tổng hợp và xếp thứ tự ưu tiên đề nghị lên tỉnh. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 1592 tỉnh kiểm tra lại thực tế (mức độ khó khăn về nước sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân, điều kiện về khai thác nguồn nước...) để trình UBND tỉnh quyết định. Tuỳ theo đặc điểm từng công trình, UBND tỉnh xem xét, giao nhiệm vụ chủ đầu tư cho các ngành, các cấp thực hiện.
Kinh phí đầu tư các công trình theo thực tế từng dự án, do cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 1592 tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, sở Tài chính thống nhất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt.
Tỷ lệ đóng góp từ ngân sách cấp huyện, cấp xã, huy động các nguồn lực trên địa bàn và huy động nhân dân cho kinh phí đầu tư công trình tuỳ theo các điều kiện như: công trình cho xóm đặc biệt khó khăn, xóm thuộc xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số... của xóm.
Các hộ sử dụng nước đều phải lắp đồng hồ đo nước. Mỗi hộ sử dụng nước, trừ những hộ thuộc xóm đặc biệt khó khăn hoặc các hộ đang trong diện hộ nghèo, phải đóng góp đủ mua 01 đồng hồ đo nước; mua và tự đào, lấp đoạn ống phát sinh thêm ngoài phần ngân sách nhà nước cấp và lắp 20 cho 1 hộ từ trục chính đến hộ gia đình.đặt tối đa là 30m ống nhựa HDPE
Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét chưa giao vốn đầu tư tiếp đối với các đơn vị cấp huyện chưa khắc phục được những tồn tại của các công trình đã xây dựng theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg như: chưa phê duyệt quyết toán công trình, chất lượng công trình không đảm bảo, công tác quản lý sử dụng kém... dẫn đến công trình phát huy hiệu quả kém.
Điều 10. Quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí.
1. Căn cứ vào kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn hỗ trợ khác, UBND tỉnh quyết định phân bổ kế hoạch kinh phí cho UBND huyện; UBND huyện căn cứ vào kế hoạch được giao phân bổ kinh phí cho UBND xã. Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc quản lý, thực hiện nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp đến hộ, đảm bảo chi đủ, chi đúng đối tượng, đúng quy định, đạt hiệu quả. Riêng vốn đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, UBND tỉnh giao kế hoạch chi tiết cho từng công trình.
2. Việc cấp phát, thanh toán kinh phí để thực hiện các chính sách theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Sở Tài chính tỉnh.
3. Kho Bạc Nhà nước tỉnh, huyện có trách nhiệm kiểm soát chi kinh phí đầu tư, hỗ trợ đúng quy định hiện hành.
4. Căn cứ vào tình hình cụ thể về khối lượng công việc theo Đề án, UBND cấp huyện thành lập mới Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1592 riêng hoặc giao nhiệm vụ bổ sung cho một Ban Chỉ đạo đã có để chỉ đạo, tổ chức thực hiện và giao cho cơ quan làm công tác dân tộc ở cấp huyện làm cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành ở tỉnh.
1. Ban Dân tộc:
- Hướng dẫn các huyện tổ chức rà soát nhu cầu, tổng hợp xây dựng Đề án chung của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để thống nhất trình UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn thực hiện chính sách, phê duyệt kinh phí đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 1592 theo quy định.
- Giúp UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá và biểu dương, khen thưởng theo quy định đối với tập thể, cá nhân có thành tích khi chính sách kết thúc.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Ban Dân tộc và Sở Tài chính thống nhất phân bổ nguồn vốn; trình UBND tỉnh giao kế hoạch cho các huyện và các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung theo đề nghị của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 1592 tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư khác với việc thực hiện chính sách theo Quyết định 1592/QĐ- TTg; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và báo cáo theo quy định.
- Bố trí vốn đối ứng thuộc ngân sách tỉnh từ nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định 1592/QĐ-TTg .
3. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư về phân bổ nguồn vốn hỗ trợ cho các huyện.
- Bố trí kinh phí chi cho công tác quản lý, kinh phí đo đạc, điều tra, thống kê theo quy định từ nguồn vốn sự nghiệp theo dự toán ngân sách cho cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh và các cơ quan, đơn vị.
- Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí, quyết toán vốn đầu tư hỗ trợ và các nguồn kinh phí khác.
- Chủ trì cùng Kho bạc Nhà nước tỉnh hướng dẫn việc cấp phát, sử dụng, thanh quyết toán vốn và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành.
- Tổng hợp báo cáo về sử dụng kinh phí theo quy định.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với các ngành liên quan và UBND cấp huyện nhằm đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
- Hướng dẫn các thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác sử dụng nước mặt đối với các công trình cấp nước tập trung theo quy định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Hướng dẫn các thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất sản xuất, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo đúng quy định hiện hành.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hướng dẫn về kỹ thuật và công tác quản lý thuộc lĩnh vực ngành; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ cho các hộ sản xuất nông nghiệp, giao khoán bảo vệ, trồng rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các quy định hiện hành.
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho các vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình riêng như quy định trong Quyết định 1592/QĐ-TTg .
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện thẩm định các đối tượng là hộ nghèo hưởng chính sách theo Quyết định 1592/QĐ-TTg .
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách về hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề như: học nghề để chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ đi xuất khẩu lao động theo các văn bản quy định hiện hành.
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của chương trình xoá đói giảm nghèo ở các xã, xóm để thực hiện các chính sách theo Quyết định 1592/QĐ-TTg .
7. Kho bạc Nhà nước tỉnh:
- Căn cứ vào kế hoạch vốn và kinh phí được giao, tổ chức triển khai thực hiện và hướng dẫn các Kho bạc Nhà nước trực thuộc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.
- Tổng hợp báo cáo về sử dụng kinh phí với UBND tỉnh và Kho bạc Nhà nước Trung ương.
8. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh:
- Đảm bảo kinh phí cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được vay vốn theo mức quy định để thực hiện các chính sách theo Quyết định 1592/QĐ-TTg khi có chỉ tiêu nguồn vốn được trung ương phê duyệt và được giao chỉ tiêu kế hoạch cho vay về địa phương.
- Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay; định kỳ báo cáo UBND tỉnh và gửi Ban Dân tộc, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư về kết quả việc triển khai thực hiện nguồn vốn vay.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND cấp huyện.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc chỉ đạo, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách tại địa phương đảm bảo đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao.
- Hàng năm thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ, cấp phát, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán kinh phí, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và các ngành liên quan theo quy định; thực hiện công bố công khai các chính sách, tiêu chuẩn, đối tượng thụ hưởng tới toàn thể nhân dân và cán bộ trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo và hỗ trợ UBND cấp xã tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay và thu hồi nợ.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Điều 13: Trách nhiệm của UBND cấp xã.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong việc chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách tại địa phương; trực tiếp quản lý, thực hiện nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp đến hộ, đảm bảo chi đủ, chi đúng đối tượng, đúng quy định, đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo các xóm tổ chức bình xét đối tượng thụ hưởng, các đối tượng ưu tiên và tổng hợp, xem xét trình UBND cấp huyện phê duyệt để chi trả cho các hộ; thông báo công khai định mức, danh sách các đối tượng được hỗ trợ cho mọi người dân được biết để tham gia kiểm tra, giám sát.
- Chủ động kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của UBND cấp huyện. Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm.
Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách theo Quyết định 1592/QĐ-TTg thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật; những cá nhân có hành vi vi phạm trong thực hiện chính sách theo Quyết định 1592/QĐ-TTg thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 15. Điều khoản thi hành.
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công căn cứ các quy định hiện hành của Chính phủ, các Bộ, ngành ở trung ương và Quy định này để tổ chức thực hiện.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện chính sách (qua Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp) theo định kỳ hằng tháng, quý, báo cáo sơ kết năm
và báo cáo tổng kết khi chính sách kết thúc; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh hoặc yêu cầu của các Bộ, ngành ở trung ương. Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn cụ thể về nội dung và thời gian thực hiện chế độ báo cáo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các ngành và các đơn vị kịp thời phản ảnh về Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết./.
- 1Quyết định 31/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh chỉ tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số năm 2006 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2112/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định 755/QĐ-TTg
- 3Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo Quyết định 755/QĐ-TTg giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Quyết định 114/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Nghị quyết 21/2006/NQ-HĐND sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 6Quyết định 3429/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 7Quyết định 08/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 26/2010/QĐ-UBND do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 8Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 170/2005/QĐ-TTg về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 149/2004/NĐ-CP qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- 7Quyết định 1592/QĐ-TTg năm 2009 về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 31/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh chỉ tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số năm 2006 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Quyết định 2112/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định 755/QĐ-TTg
- 10Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo Quyết định 755/QĐ-TTg giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Quyết định 114/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 12Nghị quyết 21/2006/NQ-HĐND sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 13Quyết định 3429/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 26/2010/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 1592/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- Số hiệu: 26/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/09/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Vũ Hồng Bắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra