Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2004/QĐ-BBCVT | Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2004 |
BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành “Chương trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đến năm 2007”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Bưu chính, Viễn thông, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2007
(Ban hành theo Quyết định số: 26/2004/QĐ-BBCVT ngày 29 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)
A - MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG
I - MỤC TIÊU
1- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc xây dựng, tổ chức thực hiện và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử; Internet; truyễn dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện (dưới đây gọi chung là “pháp luật chuyên ngành”).
2 - Đưa pháp luật chuyên ngành đến với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, góp phần đảm bảo trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế XHCN, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
3 - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật.
4 - Tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp hoạt động và việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành, đưa công tác này dần đi vào nề nếp, có hiệu quả.
II - YÊU CẦU
1 - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành phải được triển khai thường xuyên, liên tục và đồng bộ ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, trong toàn ngành và xã hội.
2 - Đảm bảo tính cập nhật, khoa học, chuẩn xác và hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
3 - Xác định trọng tâm văn bản cần được phổ biến và lựa chọn, hình thức phổ biến, giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng.
4 - Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành với việc:
a) Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng về phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;
b) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành;
c) Rà soát và đánh giá hiệu quả thực thi văn bản pháp luật chuyên ngành trong đời sống xã hội nhằm từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành phù hợp yêu cầu hội nhập và phát triển.
III - ĐỐI TƯỢNG:
1 - Cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông và thuộc Sở Bưu chính, Viễn thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là “cán bộ, công chức”).
2 - Tổ chức, cá nhân Việt nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia hoạt động bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin (dưới đây gọi chung là “doanh nghiệp”);
b) Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; sử dụng tần số vô tuyến điện (dưới đây gọi chung là “người sử dụng dịch vụ”).
3 - Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chuyên ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin (dưới đây gọi chung là “sinh viên các cơ sở đào tạo chuyên ngành”).
B - VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẦN ĐƯỢC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC HÌNH THỨC PHỔ BIẾN VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN :
I - VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẦN ĐƯỢC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC:
1 - Văn bản pháp luật chuyên ngành đang có hiệu lực thi hành;
2 - Điều ước quốc tế về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;
3 - Văn bản pháp luật có liên quan khác.
II - MỘT SỐ YÊU CẦU CỤ THỂ CHO TỪNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG:
1 - Với cán bộ, công chức: Tập trung phổ biến:
a) Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông, các Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh và các thông tư hướng dẫn có liên quan;
b) Các văn bản pháp luật khác về: bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;
c) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;
d) Điều ước quốc tế về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;
đ) Văn bản pháp luật có liên quan khác.
2 - Với doanh nghiệp:
2.1 -Yêu cầu chung:
Để hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và phù hợp yêu cầu hội nhập, phát triển; cần kịp thời phổ biến cho cán bộ quản lý doanh nghiệp nội dung cơ bản của pháp luật chuyên ngành và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin từng giai đoạn; nội dung các điều ước quốc tế cùng lộ trình hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực này.
2.2 - Một số yêu cầu cụ thể:
a) Với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: chú trọng phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, về cạnh tranh chống độc quyền, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định pháp luật liên quan.
b) Với doanh nghiệp sản xuất, mua bán vật tư, thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin: trọng tâm phổ biến là các quy định về quản lý chất lượng, đo kiểm và chứng nhận hợp chuẩn vật tư, thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, ghi nhãn hàng hóa; về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; cạnh tranh chống độc quyền, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3 - Với người sử dụng dịch vụ: chú trọng các quy định về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ, điều kiện sử dụng dịch vụ, sử dụng tần số và thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện; giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại; khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm hành chính; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4 - Với sinh viên các cơ sở đào tạo chuyên ngành: Có kế hoạch phối hợp với các cơ quan hữu quan để từng bước đưa nội dung cơ bản của pháp luật chuyên ngành vào chương trình giảng dạy chính khóa .
III - HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
1 - Giới thiệu trực tiếp nội dung văn bản pháp luật:
1.1 - Hình thức triển khai:
a) Tổ chức hội nghị hoặc các cuộc tọa đàm, báo cáo chuyên đề để phổ biến kịp thời nội dung văn bản pháp luật.
b) Họp báo giới thiệu văn bản pháp luật chuyên ngành mới ban hành.
1.2 - Đơn vị thực hiện:
a) Các Vụ, Thanh tra, các Cục thuộc Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Văn phòng, các Sở bưu chính, Viễn thông lập kế hoạch, đề cương cụ thể cho từng chuyên đề cần phổ biến theo phạm vi quản lý của mình và tổ chức thực hiện.
b) Vụ Pháp chế chủ trì giới thiệu văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.
c) Trung tâm thông tin, Văn phòng chủ trì họp báo theo chỉ đạo của Bộ trưởng.
2 - Đào tạo, bồi dưỡng pháp luật :
2.1- Hình thức triển khai:
a) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức và doanh nghiệp.
b) Từng bước đưa pháp luật chuyên ngành vào giảng dạy trong chương trình chính khóa cho sinh viên các cơ sở đào tạo chuyên ngành.
2.2 - Đơn vị thực hiện:
a) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức; chủ trì trao đổi với Bộ, ngành liên quan đưa nội dung pháp luật chuyên ngành vào thi tuyển, nâng bậc, chuyển ngạch cán bộ, công chức và vào chương trình giảng dạy chính khóa của các cơ sở đào tạo chuyên ngành.
b) Các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức của đơn vị.
c) Các Sở Bưu chính, Viễn thông phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Bộ bồi dưỡng pháp luật chuyên ngành cho cán bộ, công chức của Sở và địa phương;
d) Các doanh nghiệp phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Bộ tổ chức tập huấn pháp luật cho cán bộ quản lý và người lao động.
đ) Tổng công ty Bưu chính, Viễn thông Việt Nam có kế hoạch đưa nội dung pháp luật chuyên ngành vào chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo trực thuộc; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế và đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan cho cán bộ, công chức và nhân viên của ngành theo nhu cầu thực tế của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương.
3 - Xuất bản và phát hành sách, ấn phẩm, tạp chí giới thiệu văn bản pháp luật chuyên ngành; dịch thuật và sao gửi văn bản pháp luật.
3.1 - Hình thức triển khai:
a) Tập hợp văn bản pháp luật chuyên ngành mới ban hành trong năm để xuất bản sách “Văn bản pháp luật mới về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin”.
b) Tổ chức biên tập và xuất bản sách: “Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin”.
c) Phát hành đĩa CD-ROM về văn bản pháp luật chuyên ngành và cập nhật 6 tháng/ lần.
d) Phát hành các ấn phẩm, tạp chí tìm hiểu, hỏi đáp, giới thiệu, văn bản pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan.
đ) Tổ chức dịch thuật các điều ước quốc tế về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và điều ước quốc tế có liên quan ra tiếng Việt.
e) Kịp thời sao gửi văn bản pháp luật mới ban hành đến các đơn vị và doanh nghiệp.
3.2 - Đơn vị thực hiện:
a) Vụ Pháp chế chủ trì, Nhà xuất bản Bưu điện phối hợp biên tập sách pháp luật.
b) Nhà xuất bản Bưu điện xuất bản và phát hành sách, ấn phẩm, tài liệu pháp luật chuyên ngành.
c) Tạp chí Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin, Báo Bưu điện Việt Nam đăng tin, bài viết tìm hiểu, giới thiệu văn bản pháp luật mới.
d) Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì dịch thuật các điều ước quốc tế.
đ) Trung tâm thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế phát hành đĩa CD-ROM về văn bản pháp luật chuyên ngành.
e) Văn phòng sao gửi kịp thời văn bản pháp luật.
g) Văn phòng, các Vụ, Thanh tra, các Cục thuộc Bộ trong phạm vi quản lý có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung công việc trên đây.
4 - Phổ biến pháp luật chuyên ngành trên các phương tiện thông tin đại chúng:
4.1 - Hình thức triển khai:
a) Kịp thời giới thiệu, đăng tải toàn bộ hoặc trích đăng nội dung văn bản pháp luật chuyên ngành mới ban hành trên Báo Bưu điện Việt Nam và trang thông tin điện tử (dưới đây gọi chung là “Website”) của Bộ. Nếu phạm vi, đối tượng áp dụng văn bản liên quan đến toàn xã hội, thì đồng thời đăng tải trên báo trung ương và Website khác để giới thiệu rộng rãi với công chúng.
b) Đăng tin, bài viết về những vi phạm, khiếu nại, tranh chấp điển hình đã xử lý lên báo, đài phát thanh, truyền hình.
c) Trả lời phỏng vấn báo chí về nội dung văn bản pháp luật mới.
d) Phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình xây dựng và thực hiện các chương trình, chuyên mục giới thiệu, tìm hiểu, hỏi đáp pháp luật chuyên ngành.
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật chuyên ngành đưa lên Website của Bộ và mạng tin học của Chính phủ.
4.2 - Đơn vị thực hiện:
Báo Bưu điện Việt Nam, Tạp chí Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin, Trung tâm thông tin, Văn phòng chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung công việc thuộc phạm vi quản lý; Vụ Pháp chế, các Vụ, Thanh tra, và các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện.
5 - Giải đáp và tư vấn về pháp luật chuyên ngành:
5.1 - Hình thức triển khai:
a) Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động giải đáp, tư vấn pháp luật chuyên ngành thông qua hoạt động cấp phép, chứng nhận hợp chuẩn; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp và các bài viết trên Báo Bưu điện Việt Nam, Tạp chí Bưu chính, Viễn thông và qua hoạt động của Chi hội Luật gia Bưu điện.
b) Phát triển các hình thức cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật chuyên ngành qua mạng điện thoại, qua Website của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
5.2 - Đơn vị thực hiện:
a) Thanh tra, các Vụ, Cục thuộc Bộ, các Sở Bưu chính, Viễn thông tổ chức thực hiện nội dung thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
b) Báo Bưu điện Việt Nam, Tạp chí Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin chủ trì, Vụ Pháp chế, các Vụ, đơn vị thuộc Bộ phối hợp giải đáp, tư vấn pháp luật chuyên ngành trên báo chí.
c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức thực hiện các nội dung thuộc phạm vi hoạt động của đơn vị.
d) Tổng công ty Bưu chính, Viễn thông Việt Nam chỉ đạo Bưu điện tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Bưu chính, Viễn thông lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành cho nhân dân địa phương thông qua hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý tại Điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
đ) Chi hội luật gia Bưu điện giải đáp, tư vấn pháp luật chuyên ngành theo kế hoạch công tác của Chi hội.
6 - Niêm yết công khai các quy trình, thủ tục hành chính, các quy định về sử dụng dịch vụ:
6.1 - Hình thức triển khai:
a) Niêm yết công khai quy trình thủ tục tiếp công dân, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân; quy trình, thủ tục và các quy định pháp luật về chứng nhận hợp chuẩn và cấp giấy phép tại các điểm tiếp xúc với khách hàng.
b) Niêm yết công khai giá cước dịch vụ hiện hành, chỉ tiêu chất lượng, điều kiện và cách thức sử dụng dịch vụ; quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ; các quy định về giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại trong cung cấp và sử dụng dịch vụ tại các bưu cục và điểm phục vụ theo quy định của pháp luật.
6.2 - Đơn vị thực hiện:
a) Thanh tra, các Vụ, Cục thuộc Bộ, các Sở Bưu chính, Viễn thông trong phạm vi nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
b) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức thực hiện và hướng dẫn đơn vị thành viên thực hiện.
7. Xây dựng kiện toàn Tủ sách pháp luật:
7.1 - Hình thức triển khai:
a) Xây dựng, kiện toàn Tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo chuyên ngành.
b) Xây dựng, củng cố hoạt động của Tủ sách pháp luật Điểm Bưu điện-Văn hóa xã. Chú ý trang bị sách, tài liệu pháp luật chuyên ngành cho Tủ sách pháp luật Điểm Bưu điện-Văn hóa xã.
7.2 - Đơn vị thực hiện:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; các Sở Bưu chính, Viễn thông xây dựng, kiện toàn Tủ sách pháp luật của cơ quan, đơn vị.
b) Các doanh nghiệp xây dựng, kiện toàn Tủ sách pháp luật tại doanh nghiệp và đơn vị thành viên.
c) Tổng công ty Bưu chính, Viễn thông Việt Nam chỉ đạo Bưu điện tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục xây dựng, kiện toàn và quản lý khai thác Tủ sách pháp luật Điểm Bưu điện - Văn hóa xã.
d) Sở Bưu chính, Viễn thông theo dõi và phối hợp hướng dẫn việc xây dựng, kiện toàn Tủ sách pháp luật Điểm Bưu điện - Văn hóa xã trên địa bàn.
đ) Vụ Pháp chế theo dõi và hướng dẫn việc xây dựng, kiện toàn Tủ sách pháp luật theo Chương trình này.
e) Văn phòng phối hợp với Vụ Pháp chế và các Vụ triển khai thực hiện việc xây dựng Tủ sách pháp luật.
C - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT:
1. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch: Đơn vị được giao chủ trì và đơn vị được giao phối hợp thực hiện các hoạt động nêu tại Mục II Phần B của Chương trình này có trách nhiệm đưa các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị; đồng thời căn cứ Chương trình này để xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từng năm của đơn vị, cụ thể như sau:
a) Chậm nhất trước ngày 1 tháng 12 hàng năm, các Vụ và đơn vị thuộc Bộ phải gửi dự kiến kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm sau của đơn vị về Vụ Pháp chế. Vụ Pháp chế tổng hợp và xây dựng kế hoạch phổ bién, giáo dục pháp luật năm của Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt để triển khai thực hiện.
b) Các Sở Bưu chính, Viễn thông, các doanh nghiệp căn cứ Chương trình này và tình hình thực tế, chủ động lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từng năm của đơn vị và tổ chức triển khai; hàng năm tiến hành sơ kết, đánh giá và báo cáo về Bộ.
2. Kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ được lấy từ ngân sách. Đơn vị được giao chủ trì phải dự toán kinh phí cho từng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế lập dự toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật từng năm trình Bộ trưởng phê duyệt; đồng thời bảo đảm nguồn kinh phí từ ngân sách cho việc thực hiện Kế hoạch này.
II - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Bưu chính, Viễn thông và doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình này và Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từng năm trong phạm vi hoạt động và trách nhiệm đã được phân công.
2. Vụ Pháp chế là đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật này và Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từng năm của Bộ có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn các đơn vị lập dự kiến kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từng năm, trên cơ sở đó tổng hợp và xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từng năm của Bộ và trình Bộ trưởng phê duyệt.
b) Hướng dẫn việc xây dựng đề cương phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Theo dõi, tổng kết, đánh giá và đề xuất việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo quy định của Nhà nước;
3. Văn phòng Bộ phối hợp với Vụ Pháp chế đôn đốc, theo dõi, tổ chức thực hiện và tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương trình này và kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từng năm của Bộ, kịp thời đề xuất biện pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh.
- 1Quyết định 31/2005/QĐ-BBCVT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 2Quyết định 501/QĐ-BTTTT năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quyết định 80/QĐ-LĐTBXH về Chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 933/QĐ-BTTTT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 1Quyết định 501/QĐ-BTTTT năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 933/QĐ-BTTTT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 1Quyết định 31/2005/QĐ-BBCVT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 2Nghị định 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông
- 3Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 80/QĐ-LĐTBXH về Chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Quyết định 26/2004/QĐ-BBCVT về Chương trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đến năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- Số hiệu: 26/2004/QĐ-BBCVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/06/2004
- Nơi ban hành: Bộ Bưu chính, Viễn thông
- Người ký: Đỗ Trung Tá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra