Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2583/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNV ngày 08/9/2009 của Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thành lập Ban Công tác Người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định 3582/QĐ-UBND ngày 09/8/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban Công tác người cao tuổi Thành phố Hà Nội;

Theo đề nghị của Ban Công tác người cao tuổi tại Tờ trình số 6/Ttr-LĐTBXH-BTXH ngày 02/4/2013 về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Công tác người cao tuổi thành phố Hà Nội;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ban Công tác Người cao tuổi thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nội vụ, các thành viên Ban Công tác người cao tuổi thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

QUY CHẾ

LÀM VIỆC CỦA BAN CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2583/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ban công tác Người cao tuổi thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ban công tác) là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo, phối hợp các hoạt động phục vụ công tác chăm sóc và phát huy vai trò của ngươi cao tuổi. Quy chế này quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên trong Ban công tác.

Điều 2. Nhiệm vụ của Ban công tác

1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.

2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tổng kết và đánh giá hoạt động của các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai, thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, của thành phố đối với công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã, các hội, đoàn thể phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi.

4. Tổng hợp và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

Điều 3: Nguyên tắc làm việc

Các thành viên Ban công tác làm việc theo nguyên tắc tập thể, các vấn đề đưa ra hội nghị Ban công tác đều được thảo luận dân chủ, người chủ trì hội nghị kết luận, khi cần thiết biểu quyết thì quyêt định theo đa số.

Tập thể Ban công tác thảo luận: Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hàng năm, dự kiến nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động của Ban công tác; kiểm tra, đánh giá, tổng kết các hoạt động về người cao tuổi

Chương II

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Điều 4. Trưởng Ban công tác phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả hoạt động của Ban công tác; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và các hoạt động, của Ban công tác theo quy định tại Điều 2, Điều 3 của Quy chế này, phân công các thành viên trong Ban công tác và quy định chế độ làm việc của Ban giúp việc Ban công tác Người cao tuổi.

Điều 5. Các Phó trưởng ban:

1. Phó Trưởng ban Thường trực Ban công tác - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội.

- Giúp Trưởng Ban trong việc chỉ đạo, điều phối các hoạt động của Ban công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban công tác về các công việc được ủy quyền.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan và các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi và kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về người cao tuổi.

- Phổi hợp tổ chức thống kê người cao tuổi và tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác người cao tuổi các cấp.

- Theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời đề xuất với Trưởng ban những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Ban công tác.

- Trực tiếp chỉ đạo Ban giúp việc Ban công tác Người cao tuổi.

2. Phó trưởng Ban công tác (Trưởng Ban Đại diện Hội người cao tuổi
thành phố Hà Nội).

- Chủ trì, phối hợp với Ban đại diện Hội người cao tuổi Thành phố và Ban đại Hội người cao tuổi các quận, huyện, thị xã xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động lồng ghép, hoạt động tư vấn phục vụ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn thành phố. Thực hiện và giám sát các chính sách hỗ trợ người cao tuổi.

- Phối hợp với Phó trưởng ban Thường trực hướng dẫn Ban đại Hội người cao tuổi các quận, huyện, thị xã xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về người cao tuổi ở địa phương.

Điều 6. Các ủy viên Ban công tác

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện công tác về người cao tuổi cụ thể như sau:

1. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố:

- Tham mưu triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương gửi đến Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến công tác người cao tuổi.

- Phối hợp với các Phó Trưởng ban giúp Trưởng ban xây dựng nội dung các cuộc họp của Ban công tác.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp tham mưu thẩm định các dự án, các công trình phục vụ cho công tác chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi.

- Phối hợp với Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan bố trí nguồn kinh phí hàng năm cho công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

3. Sở Tài chính:

- Hướng dẫn lập dự toán, thẩm tra dự toán và quyết toán kinh phí hoạt động của Ban công tác Người cao tuổi theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

4. Sở Nội vụ:

- Phối hợp tổ chức kiện toàn và tạo điều kiện cho Ban công tác các cấp hoạt động có hiệu quả.

- Tham mưu, đề xuất cán bộ làm công tác người cao tuổi phù hợp với từng giai đoạn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

5. Sở Ytế:

- Phối hợp và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho người cao tuổi, trong đó có chính sách hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ cho Người cao tuổi.

- Chủ trì việc tổ chức thực hiện cuộc vận động mắt sáng cho người cao tuổi.

- Phối hợp các sở, ngành hướng dẫn các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Phối hợp và tổ chức thực hiện những chương trình, hoạt động nhằm phát huy vai trò của người cao tuổi ở địa phương, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người cao tuổi.

- Tuyên truyền, động viên và tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao.

- Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi gắn với việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vừng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

- Phối hợp, tạo điều kiện để người cao tuổi tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thu nhập trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; nhân rộng mô hình người cao tuổi tham gia sản xuất, kinh doanh.

- Phối hợp với người cao tuổi thực hiện tốt chương trình chung sức xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

8. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Phối hợp, tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân và người cao tuổi những chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và thành phố về người cao tuổi.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

9. Ban Dân tộc:

- Phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu các chính sách, triển khai các hoạt động chăm sóc phát huy vai người cao tuổi là người dân tộc thiểu số và người cao tuổi đang sống ở khu vực miền núi.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố:

- Phối hợp lồng ghép các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong các hoạt động xã hội; trong cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"

- Phối hợp tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội và toàn dân nâng cao trách nhiệm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách đối với người cao tuổi;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

11. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố, Hội Nông dân thành phố:

- Phối hợp, tổ chức cho các hội viên tích cực tham gia công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của thành phố về người cao tuổi.

- Vận động, hướng dẫn giúp đờ hội viên là người cao tuổi trong tổ chức tham gia sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng bạn công tác phân công.

Điều 7. Ban giúp việc

Phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức xã hội theo dõi hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan vả các quận, huyện, thị xã giúp Ủy ban nhân dân thành phổ triển khai, thực hiện kế hoạch và thực hiện quản lý Nhà nước về công tác người cao tuổi:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổng hợp báo cáo công tác về người cao tuổi;

- Kiến nghị và phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc giúp Ủy ban nhân dân thành phố lấy ý kiến góp ý các chính sách về người cao tuổi;

Tham gia công tác kiểm tra thực hiện các chính sách của Nhà nước và của Thành phổ về chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi;

- Làm đầu mối cung cấp, tiếp nhận và tổng hợp tài liệu, báo cáo Thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể thành viên và các ủy viên Ban công tác;

- Chuẩn bị nội dung và các điều kiện tổ chức các hội nghị của Ban công tác, các phiên họp của Thường trực Ban công tác, các phiên làm việc của Chủ tịch, các phó chủ tịch Ban công tác và các ủy viên của Ban công tác.

Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của Ban công tác, các quyết định, kết luận các phiên họp của Ban công tác.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 8. Trưởng Ban công tác được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân thành phố, Phó Trưởng Ban Thường trực được sử đụng con dấu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.

Điều 9. Các ủy viên của Ban công tác ngoài việc tham gia chỉ đạo, thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, còn có trách nhiệm: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện chương trình ké hoạch, kịp thời báo cáo khi được Trưởng Ban công tác yêu cầu; Định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo Thường trực Ban công tác (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) về tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công, các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ của sở, ngành, đoàn thể, Hội trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

- Định kỳ 06 tháng, 01 năm, Ban công tác tổ chức họp để kiểm điểm, đánh giá các hoạt động, công việc thực hiện và triển khai kế hoạch công tác cho giai đoạn tiếp theo. Trong trường hợp không thể tổ chức họp các ủy viên, Trương Ban hoặc Phó Trường Ban Thương trực gửi văn bản lấy ý kiến trực tiếp từng ủy viên, sau đó Thường trực Ban công tác tổng hợp và quyết định vấn đề theo ý kiến đa số.

- Khi ủy viên Ban công tác có ý kiến đề xuất liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban công tác thì gửi văn bản hoặc trực tiếp trao đổi với Phó trưởng ban Thường trực. Tùy theo tính chất công việc, Phó trưởng ban Thường trực có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Trưởng ban công tác xem xét, quyết định. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể Ban công tác, Phó trưởng ban Thường trực có trách nhiệm báo cáo Trưởng ban tổ chức họp để lấy ý kiến các thành viên trong Ban công tác.

- Hàng năm, Ban công tác tổ chức các đợt kiểm tra để đánh giá kết quả và tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban công tác; nội dung, thời gian, địa điểm và phân công thành viên kiểm tra do Trưởng ban quyết định trên cơ sở đề xuất của Phó trưởng ban Thường trực hoặc Trưởng ban có thể ủy nhiệm cho Phó trưởng ban Thường trực quyết định.

Điều 10. Trưởng Ban công tác chủ trì các phiên họp thường kỳ, chuyên đề và bất thường để chỉ đạo thực hiện công việc. Trưởng ban có thể ủy nhiệm cho Phó Trưởng ban Thường trực chủ trì một số phiên họp sau khi thống nhất chỉ đạo về nội dung triển khai. Các phiên họp phải được thông báo bằng văn bản cho các thành viên về nội dung, thời gian, địa điểm và gửi tài liệu trước 05 ngày; Các thành viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban công tác. Trường hợp các thành viên vắng mặt phải ủy quyền cho cán bộ thuộc quyền dự họp thay và chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu của người được ủy quyền.

Điều 11. Kinh phí và hoạt động của Ban công tác được ngân sách Nhà nước bảo đảm và bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan Thường trực Ban công tác Người cao tuổi thành phố Hà Nội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội).

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12.

Hiệu lực thi hành: Quy chế này gồm IV Chương, 12 Điều được áp dụng cho Ban công tác Người cao tuổi thành phố Hà Nội; các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa phù hợp, vấn đề phát sinh mới, quy định của pháp luật thay đổi, Ban công tác ngươi cao tuổi sẽ nghiên cứu để bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2583/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế làm việc của Ban Công tác Người cao tuổi thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 2583/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/04/2013
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản