Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 258-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1969 |
QUYẾT ĐỊNH
ẤN ĐỊNH KHOẢN THU CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VỀ GIAO NỘP NÔNG SẢN, THỰC PHẨM
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để khuyến khích các địa phương đẩy mạnh sản xuất và thu mua, tăng nguồn cung cấp nông sản, thực phẩm cho Nhà nước, nguyên liệu cho công nghiệp và các mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu;
Để phân phối hợp lý hơn nguồn thu của Nhà nước về nông sản, thực phẩm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương làm cho ngân sách địa phương có thêm nguồn thu ổn định từ kinh tế địa phương và theo đúng chế độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính;
QUYẾT ĐỊNH:
- Gà, vịt, trứng, cá nước ngọt, quả tươi 6%
- Lợn, trâu, bò, dê 15%
- Đậu các loại (đậu tương, đậu xanh, v.v…), lạc vỏ, vừng 10%
- Cá nước mặn, chượp 10%
- Đay, gai, cói, sơn ta, hạt trầu, hạt thầu dầu, hoa hồi, quế, sa nhân, dược liệu 15%
- Cà phê, mía, chè búp tươi, chè khô 30%
- Thuốc lào, thuốc lá lá 45%
- Hạt tiêu 45%
Điều 2. - Khoản thu của ngân sách địa phương về giao nộp nông sản, thực phẩm tính gộp vào giá giao hàng và do các tổ chức thu mua ở địa phương (xí nghiệp thương nghiệp thu mua cấp II, công ty kinh doanh hàng xuất khẩu, v.v…) nộp vào ngân sách địa phương.
Giá giao hàng là giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước, cộng ( ) phí thu mua định mức, cộng ( ) lợi nhuận định mức, cộng ( ) khoản thu của ngân sách địa phương về giao nộp nông sản, thực phẩm.
Điều 3. – Các xí nghiệp sản xuất công nghiệp trung ương trực tiếp thu mua nông sản, thực phẩm của nhân dân (xí nghiệp đường mua mía, xí nghiệp mua chè búp tươi, v.v…) cũng phải nộp khoản thu của ngân sách địa phương về giao nộp nông sản, thực phẩm như nói ở điều 1.
Điều 5. – Ngân hàng Nhà nước phải:
- Trích tài khoản của các tổ chức thu mua, chuyển nộp vào ngân sách địa phương số phải nộp, ngay sau khi tiền bán hàng về tài khoản;
- Trích tài khoản của xí nghiệp sản xuất công nghiệp trung ương, chuyển nộp vào ngân sách địa phương số phải nộp, ngay sau khi xí nghiệp thanh toán tiền mua hàng.
Cơ quan ngân hàng, bưu điện, nếu có thiếu sót làm cho các đơn vị nói trên phải chịu phạt, thì phải bồi thường cho đơn vị ấy.
Điều 7. – Cơ quan tài chính phải kiểm tra tờ khai và đôn đốc việc thu nộp ngân sách.
Điều 9. - Quyết định này cũng áp dụng đối với các trường hợp giao nộp nông sản, thực phẩm do các nông trường quốc doanh địa phương sản xuất.
Điều 10. - Quyết định này thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1970.
| T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 135-TC/TQD-1970 hướng dẫn Quyết định 258-CP-1969 về khoản thu của ngân sách địa phương về giao nộp nông sản, thực phẩm do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên bộ 93-TT/LB năm 1970 hướng dẫn thi hành điều lệ tạm thời về chế độ thu tài chính và chế độ phân phối lợi nhuận xí nghiệp quốc doanh trong ngành nội thương và quyết định về khoản thu của ngân sách địa phương về giao nộp nông sản, thực phẩm do Bộ Tài chính - Bộ Nội thương - Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 06-TC/TQD-1978 hướng dẫn việc bãi bỏ 4 khoản thu của ngân sách địa phương về khuyến khích giao nộp nông sản, thực phẩm, hàng công nghiệp do trung ương giao cho địa phương, lãi ngân hàng và chênh lệch hàng bán hai giá do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 258-CP năm 1969 về việc ấn định khoản thu của ngân sách địa phương về giao nộp nông sản, thực phẩm do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 258-CP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/1969
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Đỗ Mười
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 01/01/1970
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra