- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 189/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Quảng Nam ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2579/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 21 tháng 9 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 639/TTr- STNMT ngày 08/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3596/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh về việc cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 và sau năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2579 /QĐ-UBND ngày 21/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Quan điểm, cách tiếp cận
a) Biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày một thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Để chủ động ứng phó với BĐKH phải tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với BĐKH, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm;
b) Ứng phó với BĐKH hiện tại và tương lai là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng;
c) Các yếu tố BĐKH phải được tích hợp vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các cấp, các ngành, các địa phương, trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như tổ chức thực hiện;
d) Các hoạt động thích ứng với BĐKH phải được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; thích ứng với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm ẩn lâu dài; đầu tư cho thích ứng với BĐKH phải có hiệu quả về kinh tế, xã hội. Các dự án đầu tư hôm nay sẽ giảm được những thiệt hại lớn hơn nhiều trong tương lai;
đ) Để thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH cần phải xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện; việc triển khai thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
2. Định hướng ưu tiên
a) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh về những tác động của BĐKH và giải pháp ứng phó với BĐKH;
b) Nâng cao năng lực và hình thành ý thức ứng phó với BĐKH của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư; nâng cao năng lực và khả năng lồng ghép phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, tích hợp các yếu tố về BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đánh giá được các nguy cơ của thiên tai để có biện pháp phòng tránh; quan tâm đến khả năng thích ứng BĐKH của các cơ sở hạ tầng như: công trình thủy lợi, hệ thống thoát nước, thoát lũ,...;
d) Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh; tăng cường phát triển chương trình “Tiết kiệm năng lượng”, sử dụng nguồn năng lượng mới, sạch, vật liệu thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
đ) Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách, thúc đẩy cộng đồng tham gia thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phù hợp với tình hình trong nước, của tỉnh và bối cảnh quốc tế;
e) Lồng ghép các nhiệm vụ ứng phó BĐKH và giảm thiểu nguy cơ rủi ro do thiên tai vào các kế hoạch phát triển của tất cả các ngành, lĩnh vực;
g) Kế thừa kết quả đã đạt được và tiếp tục nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH đã đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1. Xác định được xu thế biến đổi khí hậu và nước biển dâng của tỉnh Quảng Nam tương ứng với kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP 4.5) và kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (RCP 8.5) theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.
2. Xác định được các thách thức và cơ hội của BĐKH đối với quá trình phát triển của ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
3. Xác định được các giải pháp ưu tiên nhằm thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện cho từng giai đoạn (2021-2025, 2026-2030), tầm nhìn đến 2050.
4. Rà soát, điều chỉnh, đề xuất bổ sung lồng ghép BĐKH trong chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Quảng Nam.
III. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Sự biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng
a) Sự biến đổi nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 1976-2018 tại trạm Tam Kỳ khoảng 25,8°C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 với nhiệt độ 29,2°C, tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ nhất là tháng 1 với nhiệt độ 21,1°C; tại trạm Trà My khoảng 24,5°C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 với nhiệt độ 27,1°C, tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ nhất là tháng 1 với nhiệt độ 20,7°C. Tại tỉnh Quảng Nam mức độ tăng nhiệt độ trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,16oC, nhiệt độ thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước.
Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tại Trạm Khí tượng Trà My và Tam Kỳ giai đoạn 1976-2018
ĐVT: oC
Tháng Trạm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | TB Năm |
Tam Kỳ | 21,5 | 22,3 | 24,5 | 26,7 | 28,4 | 29,2 | 29,0 | 28,7 | 27,2 | 25,7 | 24,1 | 21,9 | 25,8 |
Trà My | 20,7 | 21,7 | 24,1 | 26,0 | 26,9 | 27,1 | 27,0 | 26,9 | 25,9 | 24,5 | 22,7 | 20,8 | 24,5 |
b) Sự biến đổi lượng mưa
Lượng mưa năm từ 2.000-4.000 mm và phân bố từ 3.000-4.000 mm ở vùng núi cao như: Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn; từ 2.500-3.000 mm ở vùng núi trung bình như: Nông Sơn, Quế Sơn; từ 2.000-2.500 mm ở vùng núi thấp và đồng bằng ven biển như: Đại Lộc, Hội An, Tam Kỳ,...
Tại tỉnh Quảng Nam lượng mưa năm có xu hướng tăng nhiều với mức độ tăng mỗi năm khá giống nhau giữa các vùng, trung bình là 16,9 mm/năm.
Bảng 2. Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm tại một số trạm giai đoạn 1976 - 2018
ĐVT: mm
Tháng Trạm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | TB Năm |
Ái Nghĩa | 82,4 | 29,5 | 31,3 | 49,7 | 138,7 | 121,9 | 104,6 | 153,6 | 323,6 | 607,9 | 486,5 | 218,1 | 2347,8 |
Thành Mỹ | 40,0 | 19,1 | 41,5 | 94,7 | 234,0 | 196,4 | 154,7 | 193,6 | 314,6 | 476,0 | 367,0 | 129,6 | 2261,2 |
Nông Sơn | 81,4 | 37,6 | 47,8 | 95,8 | 216,7 | 187,9 | 161,0 | 208,0 | 350,6 | 655,0 | 594,4 | 293,2 | 2929,4 |
Hiệp Đức | 95,3 | 44,0 | 58,0 | 92,2 | 216,0 | 159,5 | 146,0 | 189,4 | 381,6 | 653,3 | 631,8 | 293,2 | 2960,3 |
Trà My | 166,6 | 76,1 | 82,1 | 108,0 | 268,5 | 212,4 | 181,4 | 211,6 | 407,0 | 923,6 | 970,4 | 499,7 | 4107,4 |
Tiên Phước | 106,8 | 41,1 | 47,9 | 72,6 | 182,5 | 131,0 | 98,3 | 145,6 | 363,4 | 788,7 | 703,7 | 416,7 | 3098,3 |
Sơn Tân | 90,6 | 40,0 | 39,8 | 81,0 | 216,9 | 156,2 | 131,3 | 199,0 | 405,6 | 693,1 | 589,5 | 244,7 | 2887,7 |
Hội Khách | 62,6 | 28,0 | 50,2 | 97,8 | 186,6 | 161,8 | 158,6 | 179,4 | 307,0 | 465,7 | 455,5 | 196,0 | 2349,2 |
Giao Thủy | 78,6 | 30,3 | 31,4 | 52,4 | 119,8 | 123,4 | 112,4 | 152,2 | 327,3 | 640,8 | 500,8 | 233,7 | 2403,1 |
Câu Lâu | 73,3 | 25,3 | 25,6 | 35,4 | 76,8 | 89,3 | 82,7 | 133,8 | 310,0 | 569,0 | 460,1 | 231,1 | 2112,4 |
Cẩm Lệ | 65,8 | 19,7 | 26,6 | 39,0 | 86,3 | 87,7 | 79,1 | 127,8 | 354,6 | 593,8 | 446,3 | 229,6 | 2156,3 |
Hội An | 78,7 | 32,3 | 26,6 | 39,7 | 74,7 | 81,0 | 70,5 | 120,9 | 336,6 | 560,7 | 462,7 | 257,9 | 2142,3 |
Đà Nẵng | 94,2 | 134,1 | 182,9 | 141,9 | 96,2 | 100,0 | 74,7 | 71,7 | 82,4 | 46,0 | 62,6 | 95,4 | 1182,1 |
Hiên | 27,0 | 19,4 | 45,7 | 98,5 | 225,9 | 177,9 | 161,8 | 198,3 | 331,9 | 476,8 | 343,7 | 108,2 | 2215,1 |
Quế Sơn | 67,1 | 78,3 | 145,7 | 136,8 | 124,2 | 181,0 | 333,0 | 663,0 | 515,8 | 255,1 | 250,0 | 67,1 | 2817,1 |
Khâm Đức | 102,0 | 54,2 | 64,6 | 94,2 | 189,8 | 137,3 | 102,2 | 155,2 | 390,9 | 749,5 | 791,1 | 356,1 | 3187,1 |
Tam Kỳ | 57,9 | 97,3 | 108,4 | 94,4 | 137,9 | 337,1 | 683,6 | 600,4 | 400,1 | 279,7 | 57,9 | 97,3 | 2952,0 |
c) Diễn biến mực nước biển
Để phân tích diễn biến mực nước biển dâng tại tỉnh Quảng Nam số liệu quan trắc mực nước tại cửa biển ở khu vực này sẽ là nguồn tin cậy nhất. Tuy nhiên, do tại tỉnh Quảng Nam không có trạm quan trắc mực nước tại cửa biển, chính vì vậy số liệu lấy từ trạm quan trắc mực nước biển Sơn Trà (Đà Nẵng). Với chuỗi số liệu dài 36 năm, xu thế mực nước biển dâng cũng khác nhau cho hai giai đoạn trước và sau năm 2000. Xu thế dâng mực nước trung bình cho giai đoạn trước năm 2000 là 4,6mm/năm và sau năm 2000 là 1,3mm/năm.
a) Nhiệt độ
Theo tính toán xu thế, mức độ tăng nhiệt độ mỗi thập kỉ ở tỉnh Quảng Nam theo kịch bản RCP4.5 khoảng 0,23oC, theo kịch bản RCP8.5 khoảng 0,36oC trong giai đoạn 2021-2050. Nhiệt độ theo kịch bản cho các giai đoạn đều tăng so với nhiệt độ thời kỳ cơ sở (kịch bản RCP4.5 tăng khoảng 0,7oC-1,2oC, kịch bản RCP8.5 tăng khoảng 0,7oC-1,6oC), chi tiết tại Bảng 3.
Bảng 3. Mức độ biến đổi nhiệt độ theo các giai đoạn, đối với hai kịch bản tại tỉnh Quảng Nam
ĐVT: oC
Yếu tố | Kịch bản RCP4.5 | Kịch bản RCP8.5 | ||||
2021-2025 | 2026-2030 | 2031-2050 | 2021-2025 | 2026-2030 | 2031-2050 | |
Nhiệt độ TB năm | Tăng 0,7 | Tăng 0,8 | Tăng 1,1 | Tăng 0,7 | Tăng 1,0 | Tăng 1,4 |
Nhiệt độ mùa đông | Tăng 0,7 | Tăng 0,7 | Tăng 0,9 | Tăng 0,7 | Tăng 0,9 | Tăng 1,3 |
Nhiệt độ mùa xuân | Tăng 0,7 | Tăng 0,7 | Tăng 1,0 | Tăng 0,7 | Tăng 1,0 | Tăng 1,4 |
Nhiệt độ mùa hè | Tăng 0,7 | Tăng 0,9 | Tăng 1,2 | Tăng 0,7 | Tăng 1,2 | Tăng 1,6 |
Nhiệt độ mùa thu | Tăng 0,7 | Tăng 0,8 | Tăng 1,1 | Tăng 0,7 | Tăng 1,0 | Tăng 1,4 |
Qua các thời kỳ trong kịch bản cho thấy vùng phía Nam của tỉnh mức độ nhiệt độ tăng nhiều hơn khu vực phía Bắc, khu vực miền núi tăng nhiều hơn đồng bằng.
b) Lượng mưa
Mức độ tăng lượng mưa tỉnh Quảng Nam theo kịch bản RCP4.5 khoảng 7,2 mm/năm, theo kịch bản RCP8.5 khoảng 8,5 mm/năm, trong giai đoạn 2021-2050. Vào mùa thu, lượng mưa có mức tăng cao nhất, tại trạm Tam Kỳ, dao động trong khoảng từ 314mm-440mm, tại trạm Trà My, dao động trong khoảng từ 452,9mm-634,6mm, tương ứng từ 19,3% - 27%. Lượng mưa có mức giảm mạnh nhất vào mùa xuân, có thể giảm tới 21,4mm tương ứng với 7,1%, theo kịch bản RCP8.5. Theo tính toán chi tiết hơn cho thấy lượng mưa năm theo kịch bản tăng so với lượng mưa thời kỳ cơ sở (kịch bản RCP 4.5 tăng khoảng 13,7% - 18,9%, kịch bản RCP 8.5 tăng khoảng 14,2%-19,6%), chi tiết tại Bảng 4.
Bảng 4. Mức độ biến đổi lượng mưa theo các giai đoạn, đối với hai kịch bản tại tỉnh Quảng Nam
ĐVT: %
Yếu tố | Lượng mưa theo kịch bản RCP4.5 | Lượng mưa theo kịch bản RCP8.5 | ||||
2021-2025 | 2026-2030 | 2031-2050 | 2021-2025 | 2026-2030 | 2031-2050 | |
Lượng mưa năm | Tăng 17,0 | Tăng 13,7 | Tăng 18,9 | Tăng 16,3 | Tăng 14,2 | Tăng 19,6 |
Lượng mưa mùa đông | Tăng 5,5 | Tăng 7,9 | Tăng 10,9 | Tăng 5,7 | Tăng 8,6 | Tăng 11,9 |
Lượng mưa mùa xuân | Tăng 0,2 | Giảm 1,0 | Giảm 1,4 | Giảm 7,1 | Giảm 3,3 | Giảm 4,6 |
Lượng mưa mùa hè | Giảm 1,8 | Tăng 0,1 | Tăng 0,2 | Tăng 22,8 | Tăng 8,4 | Tăng 11,5 |
Lượng mưa mùa thu | Tăng 27,0 | Tăng 20,6 | Tăng 28,4 | Tăng 21,2 | Tăng 19,3 | Tăng 26,5 |
Qua các thời kỳ trong kịch bản cho thấy vùng phía Nam của tỉnh mức độ lượng mưa tăng nhiều hơn khu vực phía Bắc, khu vực đồng bằng tăng nhiều hơn miền núi.
c) Nước biển dâng
Mực nước biển trung bình trong giai đoạn 2021-2025 có thể lên đến 105,09 cm và giai đoạn 2026-2030 có thể lên đến 106,95 cm, ở cả hai kịch bản BĐKH RCP4.5 và RCP8.5. Tuy nhiên, đối với giai đoạn 2031-2050 mực nước theo kịch bản RCP8.5 cao hơn kịch bản RCP4.5, nhưng mức chênh không nhiều (1,05cm). Theo tính toán chi tiết hơn cho thấy mực nước trung bình theo kịch bản tính toán tăng so với mực nước thời kỳ cơ sở, đối với cả 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, không có sự khác biệt về mức chênh lệch ở 2 giai đoạn 2021-2025 (10,40 cm) và giai đoạn 2026-2030 (12,26 cm), đến giai đoạn 2031-2050, mực nước dâng so với thời kỳ cơ sở lần lượt là 17,75 cm và 18,80 cm, tương ứng với 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, chi tiết tại Bảng 5.
Bảng 5. Mức độ biến đổi mực nước trung bình theo các giai đoạn, đối với hai kịch bản tại Quảng Nam
ĐVT: cm
Giai đoạn | 2021 - 2025 | 2026-2030 | 2031-2050 |
Kịch bản RCP4.5 | Dâng 10,40 | Tăng 12,26 | Tăng 17,75 |
Kịch bản RCP8.5 | Tăng 10,40 | Tăng 12,26 | Tăng 18,80 |
d) Nguy cơ ngập lụt do nước biển dâng
Theo Kịch bản BĐKH và NBD của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 0,32% diện tích của tỉnh Quảng Nam có nguy cơ bị ngập, tập trung chủ yếu ở 2 khu đô thị lớn là thành phố Hội An và thành phố Tam Kỳ, trong đó thành phố Hội An có nguy cơ cao nhất (4,32% diện tích), thành phố Tam Kỳ (3,94% diện tích).
Bảng 6. Nguy cơ ngập lụt của tỉnh Quảng Nam
Huyện, thị xã, thành phố | Diện tích tự nhiên (ha) | Nguy cơ ngập (% diện tích) ứng với các mực nước biển dâng | |||||
50cm | 60cm | 70cm | 80cm | 90cm | 100cm | ||
Điện Bàn | 21.470 | 0,36 | 0,77 | 0,89 | 0,97 | 1,06 | 1,70 |
Duy Xuyên | 29.910 | 0,63 | 0,78 | 0,87 | 0,96 | 1,04 | 1,28 |
Núi Thành | 53.400 | 1,33 | 1,42 | 1,50 | 1,60 | 1,69 | 1,75 |
Quế Sơn | 25.080 | 0,20 | 0,23 | 0,34 | 0,39 | 0,43 | 0,48 |
Thăng Bình | 38.560 | 0,73 | 0,95 | 1,29 | 1,65 | 2,05 | 2,40 |
Hội An | 6.150 | 3,75 | 3,85 | 3,94 | 4,04 | 4,13 | 4,32 |
Tam Kỳ | 9.260 | 3,24 | 3,36 | 3,47 | 3,59 | 3,72 | 3,94 |
Phú Ninh | 25.150 | kđk | kđk | kđk | kđk | kđk | 0,04 |
Tỉnh | 1.043.220 | 0,18 | 0,20 | 0,23 | 0,26 | 0,28 | 0,32 |
IV. THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp
a) Thách thức
- Tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp;
- Tình trạng nhiễm mặn nước sông hầu như chi phối mọi hoạt động kinh tế, đời sống của người dân;
- Tình hình thiên tai như bão, lũ đang có những diễn biến bất thường với sức tàn phá lớn đối với các hoạt động nuôi trồng và các cơ sở hạ tầng nông, lâm, ngư nghiệp;
- Ngành thuỷ sản chịu sự tác động chủ yếu do hạn hán, nước dâng, triều cường, xâm nhập mặn, thoái hóa đất và các thiên tai khác;
- Làm giảm khả năng sinh trưởng và sản xuất của cây trồng, vật nuôi; các dịch bệnh nguy hiểm đang gia tăng, tìm ẩn nguy cơ thiệt hại cho ngành trồng trọt và chăn nuôi.
b) Cơ hội
- Những tác động của tự nhiên đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu giống mới, cây mới thay thế cho những cây trồng không phù hợp với BĐKH. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để tỉnh Quảng Nam đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa hàng hóa. Chuyển đổi nông nghiệp cổ truyền sang một nền nông nghiệp hiện đại;
- BĐKH đặt ra những yêu cầu về phát triển kinh tế gắn với giảm phát thải khí nhà kính, vì vậy hiện nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu quan tâm hơn tới yếu tố giảm phát thải khí nhà kính. Việc xây dựng một ngành nông nghiệp xanh, phát triển bền vững tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư;
- Ứng dụng công nghệ và kỹ thuật mới, hoặc học hỏi các cách thức thích ứng có thể tạo ra các tiềm năng và cơ hội mới từ BĐKH.
2. Đối với ngành công nghiệp và dịch vụ
a) Thách thức
- Nước biển dâng theo kịch bản BĐKH có thể làm cho các khu, cụm công nghiệp ven biển dễ bị ngập;
- BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phậm, dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản,… Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục;
- Nhiệt độ tăng làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp; làm cho việc tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp thương mại cũng gia tăng đáng kể;
- Mưa bão thất thường và nước biển dâng tác động tiêu cực đến quá trình vận hành, khai thác hệ thống truyền tải và phân phối điện; các hồ chứa nước của các công trình thủy điện không thể điều tiết theo quy trình, dẫn đến gia tăng nguy cơ đe dọa an toàn cho khu vực hạ lưu; các cơ sở công nghiệp đã được xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng phải đối diện nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước do lũ từ sông và mực nước biển dâng.
b) Cơ hội
- Phát triển công nghiệp xanh theo 2 hướng: (i) xanh hóa các ngành công nghiệp hiện tại (tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và năng lượng; giảm thiểu tác động môi trường từ sản xuất bằng cách giảm thiểu và quản lý các chất thải hiệu quả) và (ii) hình thành các ngành công nghiệp xanh (bao gồm các ngành công nghiệp sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường và các ngành công nghiệp cung cấp các dịch vụ môi trường), tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo hay năng lượng sạch. Với đặc điểm điều kiện tự nhiên nhiều nắng và đường bờ biển dài, tỉnh Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển năng lượng tái tạo hiện tại và tương lai.
a) Thách thức
- Bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hóa, tài nguyên du lịch; các công trình văn hóa, di tích lịch sử bị hư hỏng hoặc xuống cấp dưới tác động của bão, lũ cường độ mạnh gây xói mòn. Mưa nhiều kèm theo gió, bão hoặc nắng nóng làm cho nhiệt độ tăng cao, cũng làm cho vật liệu kiến trúc nhanh xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí tiền của, công sức của nhà nước và người dân;
- Hạn hán gây nên tình trạng thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn bởi BĐKH cũng dẫn đến việc hạn chế về điều kiện để phục vụ khách hàng, làm giảm độ hấp dẫn của điểm du lịch, giảm lượng khách và khả năng tiêu dùng;
- Việc di chuyển giữa các điểm du lịch tham quan danh lam thắng cảnh (bằng xe hơi, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay…) làm tăng phát thải khí nhà kính; chi phí vận hành nơi lưu trú, khách sạn, nhà hàng, các khu trung tâm giải trí liên quan tăng cao do BĐKH.
b) Cơ hội
- Được sự quan tâm nhiều hơn của các cơ quan, tổ chức quốc tế về BĐKH đối với hoạt động du lịch, cũng như chia sẻ thực hiện tốt về ứng phó BĐKH trong hoạt động du lịch;
- Với thời tiết cực đoan như hiện nay, trong tương lai mùa khô kéo dài, nóng hơn. Điều này có thể tạo điều kiện cho ngành du lịch hoạt động dài hơn. Bên cạnh đó, khi những thách thức xuất hiện, đó cũng là cơ hội kinh doanh;
- Hiện nay, nhận thức của người dân về BĐKH ngày càng được nâng cao, chính vì vậy đối với ngành du lịch cần mở ra những xu thế du lịch mới thân thiện với môi trường.
4. Đối với ngành giao thông vận tải, xây dựng
a) Thách thức
- BĐKH và nước biển dâng đã gây ra sụt lún, ngập lụt, mưa lớn làm nhiều tuyến giao thông gia tăng sạt trượt, xói lở mặt, nền đường làm các phương tiện giao thông không lưu thông được, gây ách tắc, gia tăng tai nạn giao thông đường bộ. Đường xá bị cắt đứt nhiều đoạn, nhiều tuyến đường tại khu vực miền núi sau mưa, bão, lũ hàng tuần vẫn bị ngập lụt, ách tắc, giao thông đi lại khó khăn. Mùa khô hạn làm cạn kiệt dòng chảy dẫn đến giao thông thủy ảnh hưởng;
- BĐKH tác động đến sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình, cũng như ảnh hưởng đến quá trình thi công các công trình;
- Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng động cơ, khí thải nhà kính tăng cao.
b) Cơ hội
- Ngành vận chuyển hàng hóa ngày càng bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết cực đoan, đã góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm và hàng hóa sản xuất tại địa phương, nhằm giảm rủi ro trong quá trình vận chuyển;
- BĐKH góp phần thúc đẩy phát triển các công nghệ cần thiết, để cho phép sản xuất các phương tiện nhẹ tiết kiệm nhiên liệu hơn, hướng tới sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường,…; đồng thời, tăng cường việc sử dụng vật liệu xây dựng sản xuất từ các phế thải, sản phẩm thải,…
a) Thách thức
- BĐKH làm cho sức chịu đựng của con người giảm sút, các loại dịch bệnh tăng, đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài về chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
- Trong môi trường nóng ẩm sẽ làm tăng các hiệu ứng bất lợi cho hoạt động sinh lý cơ thể, có thể gây ra các nguy cơ đối với người già, trẻ em;
- Tác động gián tiếp của BĐKH đến sức khỏe con người thông qua những nguồn lây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các dịch bệnh như sốt xuất huyết, sởi, ho gà, thủy đậu, quai bị.
b) Cơ hội
- Trước sự diễn biến và bùng phát dịch bệnh khó lường, thì đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để cho ngành y tế kiện toàn những cơ chế, chính sách toàn diện, khoa học trong việc chăm sóc sức khỏe người dân;
- Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, sẽ là cơ hội để nhiều doanh nghiệp phát triển, tham gia vào lĩnh vực này và góp phần tăng sức cạnh tranh về dịch vụ và công nghệ khám chữa trị người bệnh, từ đó nâng cao chất lượng trong khám chữa bệnh.
6. Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường
a) Thách thức
- Hạn hán kéo dài dẫn nên nguồn nước mặt cạn kiệt, nguồn nước dưới đất bị suy giảm, tình trạng nhiễm mặn vào sâu trong đất liền ngày càng gia tăng; Khô hóa và mặn hóa tài nguyên đất nguy cơ tiềm ẩn trong thời gian đến;
- BĐKH làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng, thay đổi cơ cấu rừng trồng, suy giảm chất lượng rừng, gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học;
- Môi trường nước mặt và nước ngầm đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và cạn kiệt, một số khu vực ven biển đã bắt đầu bị ô nhiễm, một số khu đô thị bị ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn,… đã và đang ảnh hưởng rất lớn môi trường và đời sống người dân.
b) Cơ hội
- Thúc đẩy việc lồng ghép nội dung BĐKH vào các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên; chuyển đổi ngành nghề kinh tế thích ứng với điều kiện BĐKH;
- Tạo cơ chế khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải,…; đảm bảo an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường tạo điều kiện phát triển bền vững;
- Các công trình, dự án ứng phó với BĐKH được thực hiện, đảm bảo an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển bền vững là điều kiện cần thiết để thu hút các nhà đầu tư vào các ngành, nghề đa dạng, phong phú hơn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
V. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Giải pháp tăng cường năng lực, thể chế chính sách
a) Rà soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến công tác ứng phó với BĐKH của tỉnh;
b) Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn cơ cấu tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BĐKH ở cấp tỉnh;
c) Hướng dẫn xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các ngành, lĩnh vực trọng tâm;
d) Tăng cường năng lực về tổ chức, quản lý và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về công tác ứng phó với BĐKH;
đ) Tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Sở, ngành, địa phương khác có liên quan để thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH;
e) Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức về công tác ứng phó với BĐKH; kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh;
g) Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh; thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ khí nhà kính;
h) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050;
i) Đánh giá, giám sát năng lực và tổ chức thực hiện công tác ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh; đề xuất giải pháp, kế hoạch, chiến lược thực hiện trong giai đoạn tiếp theo;
k) Phối hợp thực hiện tốt công tác báo cáo giữa các cơ quan trong tỉnh với các cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công trong việc ứng phó với BĐKH.
2. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
a) Đối với lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
- Xây dựng hệ thống giám sát mặn trên sông, công trình ngăn mặn;
- Trồng rừng đầu nguồn, xây dựng hệ thống tưới tiêu thích ứng với BĐKH, nâng cấp công trình thủy lợi và trạm bơm, kè bờ sông và nạo vét lòng sông,....;
- Nghiên cứu đánh giá tác động của nước biển dâng, xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương của hệ thống hạ tầng thủy lợi ven biển;
- Tăng cường trang thiết bị, cơ chế vận hành của hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng và hoàn thiện mạng lưới quan trắc chế độ thủy văn và chất lượng nước sông Vu Gia - Thu Bồn và sông Tam Kỳ, vùng ven biển với việc tự động hóa từng bước các hoạt động quan trắc;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đa dạng hóa hoạt động luân canh, xen canh;
- Khai thác tổng hợp tiềm năng và phát huy lợi thế các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu. Đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ chứa, hệ thống kè chống sạt lở, công trình phòng chống thiên tai ở các địa phương có nguy cơ tổn thương cao do tác động của BĐKH. Đồng thời, đầu tư một số hồ chứa lớn, nhằm tích lũy và sử dụng nước tiết kiệm phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô, hạn.
b) Đối với lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải
- Nghiên cứu và thiết kế, nâng cấp các công trình giao thông thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu các công nghệ mới, đề xuất các phương tiện nhẹ tiết kiệm nhiên liệu hơn, khí thải ít hơn, hướng tới sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường,…;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước, kè bảo vệ,... để tái định cư cho hộ dân cư khu vực ven sông Thu Bồn là nơi thường xuyên bị ngập lụt;
- Phát triển các hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió;
- Đánh giá chi tiết tác động của BĐKH và NBD (nhiệt độ, ngập lụt) đến công trình giao thông đường bộ, đường thủy, công trình hàng không trên địa bàn tỉnh;
- Điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải phù hợp với tình hình BĐKH của tỉnh.
c) Đối với lĩnh vực du lịch, y tế, giáo dục, truyền thông
- Nâng cao khả năng khai thác các hoạt động du lịch trong điều kiện BĐKH; tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch. Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường;
- Xây dựng và triển khai các hoạt động cấp cứu ứng phó với các thảm họa, thiên tai (tai nạn, chấn thương, dịch bệnh,…), xây dựng và lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng với thiên tai, thảm họa do BĐKH gây ra;
- Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh về BĐKH như: phát sóng trên truyền hình, Đài truyền thanh, báo, các chuyên mục thời sự về BĐKH. Hướng dẫn cộng đồng dân cư về tác động của BĐKH và cách thích ứng;
- Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong trường học,…;
d) Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Tiếp tục triển khai thực hiện các Chương trình, Kế hoạch hành động về quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường, BĐKH trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2030;
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp, cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát để làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn thiện dự án xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh, nhằm đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đa ngành, đa mục tiêu hướng tới quản lý đất đai chặt chẽ và hợp lý;
- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, hạn chế việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với khu vực ven biển của tỉnh; cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông trên địa bàn tỉnh;
- Cập nhật để hoàn thiện mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; đầu tư, lắp đặt hệ thống thu nhận, lưu trữ dữ liệu tài nguyên và môi trường; kêu gọi đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn theo công nghệ tiên tiến, hiện đại; khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực môi trường, nhất là đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp, đô thị, cơ sở y tế, tái chế và xử lý rác thải, các công trình dân sinh góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc xả nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước của các đơn vị, tổ chức; tập trung đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đầu tư các công trình xử lý nước thải đảm bảo toàn bộ nước thải phát sinh đều được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, nghiêm cấm xả trực tiếp ra môi trường hoặc tự thấm vào đất;
- Thực hiện đánh giá BĐKH, kiểm kê khí nhà kính; tiếp tục cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, tăng trưởng xanh theo chu kỳ 05 năm. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu sự tác động của BĐKH và thiên tai xảy ra;
- Tích cực vận động các nguồn tài trợ để thực hiện các dự án trồng và khôi phục rừng ngập mặn (rừng dừa nước, đước, mắm), rừng chắn cát, chắn sóng biển (phi lao, dừa,..); nạo vét lòng sông, xây và củng cố đê biển, kè biển, cảng, nhà đa năng, nhà cộng đồng tránh bão, đường tránh lũ,... chú ý đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng phải tính đến tác động của các kịch bản BĐKH và nước biển dâng.
3. Giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Lựa chọn mô hình canh tác ứng phó bền vững với BĐKH tại địa phương;
b) Sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học trong nông nghiệp;
c) Thí điểm và nhân rộng các mô hình thu gom, xử lý và tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính;
d) Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, phòng, chống cháy rừng hiệu quả;
đ) Chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch hơn và các phương tiện có hiệu quả nhiên liệu cao hơn trong ngành giao thông đường bộ;
e) Xây dựng hồ sinh học kỵ khí tại các khu, cụm công nghiệp, xây dựng thí điểm kênh Oxy hóa tuần hoàn, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung quy mô nhỏ...;
g) Chuyển đổi nhiên liệu từ than sang khí đốt trong các nhà máy;
h) Tăng cường sử dụng năng lượng thay thế. Giảm tổn thất và tiêu hao trong truyền tải điện, ...;
i) Nâng cao nhận thức người dân trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng. Giảm thiểu phát thải khí CO2 trong sinh hoạt đô thị. Triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm trong mỗi hộ gia đình...
VI. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
Danh mục các nhiệm vụ, dự án về thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện trong từng giai đoạn (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch hành động trình UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí hằng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công.
c) Hướng dẫn, hỗ trợ các Sở, Ban, ngành, địa phương trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh.
d) Điều phối chung các hoạt động về thông tin, giáo dục và truyền thông liên quan đến BĐKH.
đ) Là đầu mối trong việc tiếp nhận và quản lý các hoạt động về BĐKH trên địa bàn tỉnh; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện các Chương trình, Kế hoạch hành động về BĐKH, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương lồng ghép, tích hợp các Chương trình, nhiệm vụ ứng phó với BĐKH và giảm thiểu nguy cơ rủi ro do thiên tai vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.
c) Phối hợp với Sở Tài chính phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ, bao gồm cả điều phối các nguồn vốn ngân sách Nhà nước hằng năm cho các chương trình và dự án liên quan đến BĐKH.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ, bao gồm cả việc điều phối ngân sách Nhà nước hằng năm cho các chương trình, dự án liên quan đến BĐKH.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương thực hiện Kế hoạch ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050 và cập nhật khi có yêu cầu.
b) Xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ trọng điểm các khu vực xung yếu, đảm bảo an toàn cho công trình phục vụ công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH.
c) Phối hợp với Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cấp, ngành liên quan
a) Chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho ngành, địa phương mình.
b) Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh.
c) Chủ động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và Tăng trưởng xanh tỉnh.
6. Các tổ chức xã hội và doanh nghiệp
Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi Chính phủ và doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, thông tin và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó hiệu quả với BĐKH; thực hiện hoặc tham gia thực hiện các chương trình, dự án trong Kế hoạch hành động của các Ban, ngành, địa phương và đoàn thể./.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 2579 /QĐ-UBND ngày 21 /9/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam)
ĐVT: triệu đồng
TT | Nhiệm vụ/ Dự án | Kết quả sản phẩm | Giai đoạn | Tổng kinh phí dự kiến | Nguồn vốn |
I. DANH MỤC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH | 8.144.500 |
| |||
1 | Xây dựng Nhà máy nước Hương Mao | Hệ thống công trình cấp nước sạch với công suất 4.000 m3/ngày.đêm cung cấp cho hơn 20.000 người dân tại xã Quế Phú, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, thị trấn Hương An và các xã lân cận | 2021-2025 | 70.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
2 | Xây dựng hồ chứa nước Suối Thỏ, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước | Xây dựng hồ chứa đảm bảo nước tưới cho 250 ha đất lúa | 2021-2025 | 110.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
3 | Xây dựng hồ chứa nước Đồng Cổng, thôn Lộc Tây 1, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn | Đảm bảo nước tưới cho hơn 30 ha đất trồng lúa và hoa màu trên địa bàn xã Quế Lộc | 2021-2025 | 150.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
4 | Xây dựng đập chứa nước Cha Mai, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh | Xây dựng công trình đảm bảo nước tưới cho 200 ha đất nông nghiệp, 70 ha đất vườn, tạo nguồn nước sinh hoạt cho 3.000 hộ dân, góp phần ổn định đời sống Nhân dân | 2021-2025 | 95.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
5 | Nâng cấp Trạm bơm Kỳ Lam xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn | Trạm bơm điện và kênh đảm bảo nước tưới cho 800 ha lúa và hoa màu | 2021-2025 | 4.500 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
6 | Hệ thống tưới cây trồng cạn phục vụ sản xuất nông nghiệp trên cát thích ứng biến đổi khí hậu tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình | Xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm để phục vụ sản xuất cho khoảng 1.000 ha đất sản xuất rau màu tại khu vực phía Đông huyện Thăng Bình | 2021-2025 | 100.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
7 | Xây dựng Đập ngăn mặn giữ ngọt trên sông Bàn Thạch, thành phố Tam Kỳ | Đập ngăn mặn giữ ngọt trên sông Bàn Thạch nhằm không cho nước mặn xâm nhập sâu vào sông | 2021-2025 | 30.000 | NS Trung ương |
8 | Kè chống sạt lở bờ sông Khối phố 1, phường Vĩnh Điện và thôn Tân Mỹ, xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn | Xây dựng khoảng 2 km kè chống sạt lở bờ sông để bảo vệ hộ dân trong vùng | 2021-2025 | 75.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
9 | Kè chống sạt lở và xâm nhập mặn Duy Thành - Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên | Nâng cấp 3,6 km đê hiện có nhằm bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của hơn 6.700 người dân sinh sống trong vùng bảo vệ của tuyến đê; ngăn mặn cho 310 ha đất canh tác | 2021-2025 | 85.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
10 | Đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn | Nâng cấp hệ thống đê sông, hạn chế xâm nhập mặn, phục vụ nước cho nông nghiệp, sinh hoạt | 2021-2025 | 123.500 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
11 | Kè chống sạt lở, nạo vét thoát lũ hệ thống sông Bàn Thạch, sông Tam Kỳ | Xây dựng hệ thống kè chống sạt lở bờ sông nhằm bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của Nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng | 2021-2025 | 300.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
12 | Kè chống xói lở khẩn cấp và bảo vệ bờ biển Hội An | Xây dựng hệ thống công trình đê ngầm giảm sóng kết hợp nuôi bãi trong phạm vi 1 km dọc bờ biển từ khu vực bãi tắm Hội An | 2021-2025 | 300.000 | NS Trung ương |
13 | Kè bảo vệ bờ biển xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành | Xây dựng tuyến kè kết hợp làm đường giao thông dài 2 km nhằm ổn định bờ chống xâm thực bờ biển góp phần ổn định đời sống Nhân dân, phát triển sản xuất | 2021-2025 | 200.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
14 | Kè kết hợp đường giao thông chống sạt lở sông Ly Ly | Xây dựng hệ thống kè kết hợp làm đường giao thông với chiều dài 8 km, chống sạt lở hai bên bờ sông; bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân, ổn định đời sống dân cư | 2021-2025 | 140.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
15 | Kè chống sạt lở bờ Đông sông Cái cụm Pà Dương, thôn Hà Ra, thị trấn Thạnh Mỹ | Xây dựng hệ thống kè chống sạt lở bờ sông, nhằm bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của Nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng | 2021-2025 | 100.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
16 | Kè khẩn cấp chống sạt lở bờ Tây sông Vu Gia, khu vực trung tâm thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc | Xây dựng hệ thống kè chống sạt lở bờ sông, nhằm bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của Nhân dân sinh sống trong khu vực trung tâm thị trấn Ái Nghĩa | 2021-2025 | 120.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
17 | Kè trung tâm hành chính huyện Nông Sơn | Xây dựng công trình chống sạt lở bờ sông dài 1,2 km, nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân tại khu vực trung tâm hành chính huyện | 2021-2025 | 150.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
18 | Kè chống sạt lở dọc bờ sông Trường tại xã Phước Hòa và Phước Hiệp, huyện Phước Sơn | Hệ thống kè chống sạt lở bờ sông Trường để đảm bảo an toàn nhà ở của người dân xã Phước Hòa và Phước Hiệp, huyện Phước Sơn | 2021-2025 | 35.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
19 | Nạo vét luồng Cửa Đại | Luồng được nạo vét thông suốt, tăng cường thoát lũ vùng hạ du, tạo điều kiện để tàu thuyền vào tránh bão, phát triển kinh tế, du lịch tại địa phương | 2021-2025 | 100.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
20 | Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc | Hệ thống công trình cấp nước sạch với công suất 1.000 m3 /ngày.đêm cung cấp cho hơn 5.000 người dân khu vực trung tâm huyện và 8 thôn phụ cận | 2026-2030 | 10.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
21 | Đầu tư xây dựng Hồ chứa nước Sông Kôn, huyện Đại Lộc | Hồ chứa nước và hệ thống kênh tưới chính dài 50 km | 2026-2030 | 1.700.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
22 | Đầu tư xây dựng Hồ chứa nước Trường Đồng, huyện Núi Thành | Hồ chứa nước và hệ thống kênh tưới chính dài 30 km | 2021-2025 | 550.000 | NS Trung ương |
23 | Dự án đầu tư xây dựng công trình Hồ chứa nước Mò Ó, xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước | Đập đất, chiều dài đỉnh đập 223 m, chiều rộng 5 m, chiều cao 24,8 m và đường ống dẫn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất | 2026-2030 | 88.500 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
24 | Nâng cấp xây dựng trạm bơm và hệ thống kênh mương thủy lợi, thị xã Điện Bàn | Nâng cấp trạm bơm và kênh chính, kênh nhánh để dẫn nước từ phường Vĩnh Điện đến phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn đảm bảo nước tưới cho 570 ha lúa nước và 950 ha hoa màu | 2026-2030 | 11.500 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
25 | Xây dựng mới Trạm bơm Cơ Bình 2, xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình | Xây dựng mới Trạm bơm nhằm đảm bảo nước tưới 150 ha đất nông nghiệp | 2026-2030 | 30.000 | NS tỉnh |
26 | Dự án hiện đại hóa thủy lợi nhằm thích ứng với BĐKH tỉnh | Từng bước hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, nâng cấp, sửa chữa hệ thống kênh tưới cho HCN Phú Ninh, Khe Tân, Việt An nhằm tăng cường khả năng thích ứng với hạn hán và chống chịu với BĐKH; nâng cao hiệu quả thủy lợi với các hệ thống tưới | 2026-2030 | 550.000 | Vốn vay ODA và NS tỉnh |
27 | Xây dựng trạm bơm Đông An, xã Ninh Phước, huyện Nông Sơn | Xây dựng mới trạm bơm và hệ thống kênh mương đảm bảo nước tưới cho hơn 35 ha diện tích đất lúa, hoa màu và cây ăn trái | 2026-2030 | 9.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
28 | Hệ thống tiêu thoát nước mùa mưa lũ, kết hợp với tưới tiêu mùa nắng và đê ngăn mặn tại các xã vùng đông huyện Thăng Bình | Đê ngăn mặn sông Trường Giang và kênh tiêu úng và tưới tiêu Bầu Tre - Bầu Bàng | 2026-2030 | 802.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
29 | Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Thu Bồn | Đảm bảo nguồn nước tưới tiêu khu vực thượng lưu sông Thu Bồn | 2026-2030 | 1.200.000 | NS TW, tỉnh, ODA |
30 | Củng cố, nâng cấp tuyến đê ngăn mặn Duy Thành, Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên | Củng cố, nâng cấp khoảng 5 km đê ngăn mặn, giữ ngọt đồng thời kết hợp giao thông liên vùng | 2026-2030 | 120.000 | NS Trung ương |
31 | Củng cố, nâng cấp tuyến đê ngăn mặn Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Quang, Tam Giang | Củng cố, nâng cấp khoảng 15km đê ngăn mặn nhằm chống xâm nhập mặn, giữ ngọt đồng thời kết hợp giao thông liên vùng | 2026-2030 | 294.000 | NS Trung ương |
32 | Kè Thanh Hà, phường Thanh Hà | Xây dựng khoảng 1,5 km kè chống sạt lở bờ sông để bảo vệ hộ dân trong vùng | 2026-2030 | 50.000 | NS Trung ương |
33 | Kè chống sạt lở Nam Sông Vĩnh Điện, thôn Hòa An, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn | Xây dựng khoảng 01 km kè chống sạt lở bờ sông để bảo vệ hộ dân trong vùng | 2026-2030 | 30.000 | NS Trung ương |
34 | Nâng cấp kè, đê ngăn mặn kết hợp giao thông các xã vùng Đông huyện Núi Thành | Xây dựng đê, kè biển dài 20 km gồm 03 tuyến Bà Bầu - An Khuông, Vũng Lắm, Vũng Chang | 2026-2030 | 200.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
35 | Nạo vét, kè chắn sông Đào đảm bảo thoát lũ thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên | Nạo vét và kè sông bằng bê tông sông Đào đảm bảo thoát lũ thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên | 2026-2030 | 9.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
36 | Kè ven sông nội thị - thị trấn Prao, huyện Đông Giang | Nâng cấp hệ thống kè sông bằng bê tông cấp IV theo cấp đê kè ngành thủy lợi. Đường giao thông dọc theo đỉnh kè theo TCXD VN 107-2007 | 2026-2030 | 130.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
37 | Kè chống xói lở sông Bồng Miêu xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh | Kè sông Bồng Miêu | 2026-2030 | 15.500 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
38 | Kênh tiêu úng và thoát lũ tại 04 xã vùng Đông huyện Quế Sơn | Sửa chữa và hoàn thiện hệ thống kênh tiêu úng và thoát nước tại 04 xã vùng Đông dài 10 km | 2026-2030 | 57.000 | NS Trung ương và đối ứng địa phương |
II. DANH MỤC DỰ ÁN PHI CÔNG TRÌNH |
| 246.500 |
| ||
39 | Xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ tài nguyên nước | Kế hoạch sử dụng bền vững tài nguyên nước, biện pháp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh | 2021-2030 | 10.000 | NS Trung ương |
40 | Xây dựng và phát triển mô hình cộng đồng ứng phó với thiên tai, BĐKH, mô hình làng sinh thái, nông thôn mới ứng phó với BĐKH và BVMT | Đánh giá hiện trạng quy hoạch phát triển nông thôn, giải pháp quy hoạch có lồng ghép BĐKH vào phát triển nông thôn | 2021-2030 | 200.000 | NS Trung ương |
41 | Xây dựng các mô hình thí điểm, nhân rộng các mô hình XHH thu gom, xử lý, tái sử dụng chất thải trong trồng trọt (phế phẩm nông nghiệp) như: rơm rạ, thân ngô, lõi ngô, bã mía, lá mía, , vỏ sắn,... làm phân hữu cơ, than sinh học, thức ăn chăn nuôi, vật liệu,... giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính | Xây dựng mô hình thí điểm thu gom, xử lý và tái sử dụng chất thải trong trồng trọt để làm phân hữu cơ, than sinh học, thức ăn chăn nuôi, vật liệu, chất độn ,... Tạo ra các sản phẩm phân hữu cơ, than sinh học, … | 2021-2030 | 3.000 | NS tỉnh và nguồn vốn khác |
42 | Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam | - Kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2025-2030. - Tuyên truyền tác động của biến đổi khí hậu bằng các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội diễn về biến đổi khí hậu. - Pano, áp phích, phim tài liệu, phóng sự, phát thanh,… về biến đổi khí hậu. | 2021-2030 | 2.000 | NS Trung ương và vốn khác |
43 | Đánh giá thực trạng và xây dựng chương trình hoạt động y tế cộng đồng trong bối cảnh BĐKH | Thực trạng hoạt động y tế cộng đồng và chương trình hoạt động trong bối cảnh BĐKH | 2021-2030 | 1.500 | NS Trung ương |
44 | Điều tra, đánh giá và xây dựng hệ thống cảnh báo nguy cơ sạt lở đất | Hệ thống cảnh báo sạt lở đất tại các xã Cà Dy, Đắk Pring, La Ê, Chơ Chun, huyện Nam Giang | 2021-2030 | 30.000 | NS Trung ương |
- 1Quyết định 13/2020/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 3716/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Kế hoạch 1301/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 137-KH/TU về thực hiện Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
- 5Quyết định 4000/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Kế hoạch 2212/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 1055/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bắc Kạn
- 8Quyết định 2065/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 13/2020/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Quyết định 3716/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 7Kế hoạch 1301/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 137-KH/TU về thực hiện Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Quyết định 189/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 9Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
- 10Quyết định 4000/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 do tỉnh Bình Định ban hành
- 11Kế hoạch 2212/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 1055/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bắc Kạn
- 13Quyết định 2065/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 2579/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 2579/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Hồ Quang Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết