- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Hướng dẫn 56/TĐKT-HD-V1 năm 2006 thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 256/2006/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 29 tháng 9 năm 2006. |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Hướng dẫn số 56/TĐKT-HD-V1 ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Ban Thi đua - Khen thưởng, báo cáo kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 521/BC-STP ngày 23 tháng 8 năm 2006 và ý kiến thống nhất của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tại cuộc họp ngày 27 tháng 9 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thi đua, khen thưởng gồm 8 Chương 32 Điều.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 74/2002/QĐ-UB ngày 16 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng, Giám đốc sở, thủ trưởng các ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 256 /2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Quy chế này quy định đối tượng, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thi đua, khen thưởng của Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan đơn vị trên địa bàn.
1. Đối tượng thi đua: Công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
2. Đối tượng khen thưởng: Các đối tượng quy định tại khoản 1 điều này có thành tích xuất sắc đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng - an ninh tỉnh Ninh Thuận.
1. Tự nguyện, tự giác, công khai.
2. Đoàn kết, hợp tác cùng phát triển.
3. Thi đua có kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu.
4. Tập thể, cá nhân tham gia thi đua đều có đăng ký thi đua.
Điều 4. Nguyên tắc xét khen thưởng:
1. Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
2. Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.
3. Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
Điều 5. Căn cứ để xét khen thưởng:
1. Tổ chức, tham gia phong trào thi đua.
2. Đăng ký tham gia thi đua: không đăng ký thi đua không xem xét khen thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua (trừ trường hợp khen thưởng đột xuất, khen thưởng phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh).
3. Thành tích thi đua:
a) Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích;
b) Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập thành tích.
4. Tiêu chuẩn danh hiệu, hình thức khen thưởng.
Điều 6. Danh hiệu thi đua gồm:
1. Danh hiệu thi đua đối với tập thể:
a) Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng;
c) Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến;
d) Thôn, khu phố, làng văn hóa.
2. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân:
a) Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;
b) Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở;
c) Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến.
3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là Gia đình văn hóa.
Điều 7. Hình thức khen thưởng gồm:
1. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giấy khen của Giám đốc sở ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cấp tương đương.
Điều 8. Thời gian, nội dung đăng ký thi đua:
1. Thời gian đăng ký thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác năm từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3.
2. Nội dung đăng ký thi đua theo hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
Điều 9. Nhà nước bảo đảm mọi quyền lợi về tinh thần và vật chất của tập thể, cá nhân được khen thưởng theo quy định. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận thành tích trong khen thưởng.
2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật.
3. Lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể trong thi đua, khen thưởng.
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua:
1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan Trung ương, các cơ quan đơn vị trên địa bàn, Giám đốc doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, các hội nghề nghiệp cùng cấp để tổ chức, nhân rộng phong trào thi đua trong phạm vi quản lý.
2. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Tổ chức phong trào thi đua trong tổ chức mình;
- Phối kết hợp với các cơ quan Nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến; vận động hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội;
- Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, phản ánh, đề xuất các giải pháp tổ chức phong trào thi đua, công tác khen thưởng.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng:
Sở Văn hóa - Thông tin, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền tình hình công tác thi đua, khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm, cách làm của các điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt để cổ vũ mọi người thi đua và học tập làm theo. Phát hiện các điển hình, nhân tố mới xuất sắc trong phong trào thi đua, gương người tốt việc tốt giới thiệu cơ quan có thẩm quyền xem xét khen thưởng đồng thời đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thi đua, khen thưởng.
Điều 12. Hình thức tổ chức thi đua:
1. Thi đua thường xuyên được tổ chức hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.
2. Thi đua theo đợt được tổ chức thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ đột xuất trong năm.
Điều 13. Nội dung tổ chức phong trào thi đua:
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình thi đua: căn cứ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công tác và tình hình thực tiễn để xây dựng kế hoạch, chương trình thi đua. Nội dung kế hoạch, chương trình cần xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu thi đua, các phong trào thi đua, các đợt thi đua, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nguyện vọng, nhu cầu hợp pháp, chính đáng của nhân dân, người lao động.
2. Tổ chức phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua:
- Tổ chức phát động thi đua thực hiện kế hoạch, chương trình công tác: Tùy đặc điểm, tình hình, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua, thủ trưởng cơ quan, đơn vị lựa chọn hình thức tổ chức phát động thi đua phù hợp;
- Thực hiện chia khối thi đua hoặc cụm thi đua trên cơ sở các cơ quan, đơn vị trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ tương tự, phân công trưởng khối (cụm), phó khối (cụm) thi đua và tổ chức việc ký kết giao ước thi đua giữa các cơ quan, đơn vị trong khối, cụm thi đua.
3. Tuyên truyền thi đua, bồi dưỡng xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến:
- Trong quá trình tổ chức thi đua chú trọng tuyên truyền các đối tượng thi đua nhận thức đúng đắn mục đích, ý nghĩa về thi đua yêu nước, mục đích, ý nghĩa của đợt thi đua để vận động mọi người phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, phát huy tính sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ;
- Lựa chọn những tập thể, cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua để xây dựng, bồi dưỡng làm điển hình và phổ biến nhân rộng những kinh nghiệm, cách làm hay, những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để mọi người học tập, làm theo.
4. Kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác thi đua, khen thưởng: Tổ chức kiểm tra thi đua định kỳ trong năm, kiểm tra trong đợt thi đua, kiểm tra đột xuất. Thông qua kiểm tra để kịp thời nắm bắt tình hình tổ chức phong trào thi đua, uốn nắn những yếu kém, sai sót trong tổ chức thi đua và khen thưởng.
5. Tổng kết thi đua, sơ kết thi đua: Kết thúc mỗi đợt thi đua đều phải tổ chức sơ kết đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân, rút kinh nghiệm để tổ chức đợt thi đua tiếp theo. Kết thúc năm công tác tổ chức tổng kết thi đua, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Điều 14. Tiêu chuẩn Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong các cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, cơ quan hành chính, sự nghiệp, đơn vị doanh nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng suất và chất lượng cao;
b) Tích cực học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học;
c) Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh;
d) Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tham gia các phong trào thi đua;
đ) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
2. Người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều này:
a) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương;
b) Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội;
c) Lao động, công tác đạt hiệu quả, năng suất cao.
Điều 15. Tiêu chuẩn, điều kiện Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở:
1. Đạt các tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến quy định tại Điều 14 của Quy chế này.
2. Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới phải được Hội đồng khoa học hoặc Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở công nhận, thành phần Hội đồng do thủ trưởng cùng cấp quyết định.
3. Có hai phần ba tổng số người trong cơ quan đơn vị nơi cá nhân công tác tán thành.
Điều 16. Tiêu chuẩn, điều kiện Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh:
1. Đạt các tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở quy định tại Điều 15 của Quy chế này;
2. Là người tiêu biểu trong số cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở;
3. Được tập thể nơi cá nhân công tác suy tôn và có hai phần ba thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng sở ngành, huyện, thị xã, cơ quan đơn vị bỏ phiếu tán thành.
Điều 17. Tiêu chuẩn Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến:
1. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao.
2. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả.
3. Có trên 50% cá nhân trong tập thể, đơn vị đạt danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
4. Nội bộ phát huy dân chủ, đoàn kết, thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 18. Tiêu chuẩn, điều kiện Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng:
1. Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ với Nhà nước.
2. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả.
3. Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân trong tập thể, đơn vị đạt danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến. Riêng đối với tập thể nhỏ (phòng chuyên môn, tổ bộ môn) thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, Mặt trận và Đoàn thể có 100% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
4. Có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
5. Nội bộ phát huy dân chủ, đoàn kết, thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
6. Thực hiện tốt chế độ báo cáo thi đua, khen thưởng theo quy định.
Điều 19. Tiêu chuẩn Danh hiệu Thôn, Khu phố văn hóa:
1. Có đời sống kinh tế ổn định, không có hộ đói.
2. Có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú.
3. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
4. Có môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
5. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
Điều 20. Tiêu chuẩn, điều kiện danh hiệu Gia đình văn hóa:
1. Gia đình hòa thuận yêu thương nhau, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.
2. Có đời sống kinh tế khá và ổn định, các thành viên trong gia đình tích cực học tập, lao động, công tác, sản xuất kinh doanh hiệu quả.
3. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và tham gia tích cực các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú.
4. Có 3 năm liên tục đạt các tiêu chuẩn quy định tại điều này được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa.
Điều 21. Tiêu chuẩn, điều kiện Cờ thi đua Ủy ban nhân dân tỉnh:
1. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm.
2. Có nhân tố mới, mô hình mới hoạt động hiệu quả để các đơn vị khác học tập.
3. Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
4. Là tập thể tiêu biểu dẫn đầu các khối thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, khối thi đua của các sở ban ngành, huyện, thị xã.
5. Thực hiện tốt chế độ báo cáo thi đua, khen thưởng theo quy định.
TIÊU CHUẨN BẰNG KHEN, GIẤY KHEN
Điều 22. Tiêu chuẩn, điều kiện Bằng khen:
1. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với cá nhân:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và nghĩa vụ công dân;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ;
d) Có 3 năm liên tục được Giám đốc sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã hoặc cấp tương đương tặng giấy khen.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với tập thể:
a) Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
b) Tổ chức các phong trào thi đua nền nếp, hiệu quả;
c) Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nội bộ đoàn kết;
d) Bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống tham nhũng;
đ) Tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, các đoàn thể vững mạnh;
e) Thực hiện tốt chế độ báo cáo thi đua, khen thưởng theo quy định;
f) Có 3 năm liên tục được Giám đốc sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã hoặc cấp tương đương tặng giấy khen.
Điều 23. Tiêu chuẩn giấy khen:
1. Tiêu chuẩn đối với cá nhân:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương;
c) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học.
2. Tiêu chuẩn đối với tập thể:
a) Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao;
b) Tổ chức các phong trào thi đua nền nếp, hiệu quả;
c) Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nội bộ đoàn kết;
d) Bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống tham nhũng;
đ) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG
1. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tặng:
- Cờ thi đua Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Tập thể Lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng;
- Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở đối với chức danh lãnh đạo (cấp trưởng, phó) các sở, ban, ngành, huyện thị xã và tương đương;
- Bằng khen.
3. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước quyết định tặng:
- Giấy khen;
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở;
- Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến;
- Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quyết định tặng:
- Giấy khen;
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở;
- Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến;
- Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến;
- Danh hiệu thôn, khu phố phố văn hóa.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng giấy khen, danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
6. Giám đốc Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, … quyết định tặng giấy khen.
2. Các hình thức khen thưởng phải được tổ chức trao tặng trang trọng trong lễ tổng kết năm, kỷ niệm ngày thành lập, sơ tổng kết đợt thi đua, lễ phát động thi đua và theo thứ tự hình thức khen thưởng cao trao tặng trước, thấp hơn trao tặng sau.
3. Việc trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ.
THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
1. Khen thưởng năm công tác, sơ tổng kết một đợt thi đua, khen đột xuất, khen phục vụ nhiệm vụ chính trị:
a) Khen thưởng năm công tác: Tập thể có thời gian hoạt động dưới 12 tháng trong năm, cá nhân trong một năm nghỉ 40 ngày trở lên theo chế độ làm việc (trừ nghỉ chế độ thai sản) thì không thuộc diện xét khen thưởng năm công tác;
b) Khen thưởng đột xuất xét cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ tài sản của nhân dân, tài sản của tập thể và nhà nước, cứu người, bắt tội phạm, trong phòng chống lụt, bão, hạn hán, hỏa hoạn, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Khen thưởng đột xuất thực hiện theo thủ tục đơn giản;
c) Khen phục vụ nhiệm vụ chính trị, khen một mặt công tác, sơ tổng kết một đợt thi đua trong phạm vi toàn tỉnh thực hiện theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng.
2. Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, cùng một đối tượng khen thưởng nếu đạt được danh hiệu và các hình thức khen thưởng khác nhau thì chỉ được nhận tiền thưởng hoặc tặng phẩm đối với mức thưởng cao nhất.
3. Quy trình xét khen thưởng năm công tác:
a) Tập thể, cá nhân tự đánh giá thành tích, so sánh với chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và đối chiếu với tiêu chuẩn khen thưởng quy định để đề nghị hình thức khen thưởng;
b) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan, đơn vị xét khen thưởng cho tập thể, cá nhân trực thuộc và biểu quyết theo nguyên tắc đa số (trên 1/2 tổng số thành viên Hội đồng tán thành);
c) Danh sách tập thể, cá nhân được khen thưởng, đề nghị cấp trên khen thưởng niêm yết công khai một tuần để mọi người tham gia ý kiến.
d) Căn cứ kết quả xét duyệt của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và ý kiến phản ánh của tập thể, cá nhân, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng.
4. Về tuyến trình khen.
a) Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ tiền lương thì cấp đó có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình thì cấp đó khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng;
c) Các hình thức khen thưởng từ Bằng khen Thủ tướng Chính phủ trở lên:
- Cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã do Ủy ban nhân dân tỉnh trình;
- Cơ quan đơn vị Trung ương trên địa bàn do Bộ ngành Trung ương trình.
5. Hiệp y khen thưởng:
a) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Mặt trận và đoàn thể cấp huyện khi trình khen phải có ý kiến hiệp y bằng văn bản của sở ban ngành tỉnh, Mặt trận và đoàn thể tỉnh về chấp hành chỉ đạo chuyên môn;
b) Sở ban ngành, Mặt trận và đoàn thể tỉnh trình khen cho các tập thể, cá nhân do cấp huyện quản lý phải có ý kiến hiệp y bằng văn bản của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã;
c) Các đơn vị doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập: Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp nhà nước khi trình khen phải có ý kiến hiệp y bằng văn bản của sở ngành quản lý nhà nước về chuyên môn.
6. Đối với những đơn vị, hộ gia đình thuộc đối tượng có nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước khi trình khen thưởng phải có xác nhận thực hiện hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của cơ quan thuế cùng cấp.
7. Thủ trưởng các cơ quan sở ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng các cơ quan đơn vị trên địa bàn chịu trách nhiệm về thủ tục và nội dung hồ sơ các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Cơ quan đơn vị trình cấp trên khen thưởng cho tập thể, cá nhân trực thuộc nhưng không được duyệt thì Thủ trưởng cấp trình chịu trách nhiệm khen thưởng.
9. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm:
a) Thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tặng Bằng khen, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng. Thời gian thẩm định và trình đối với hồ sơ đủ điều kiện chậm nhất là 05 ngày;
b) Thẩm định, xin ý kiến Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tặng Cờ thi đua đối với đơn vị dẫn đầu thi đua của các sở ban ngành, huyện, thị xã. Thời gian thẩm định, xin ý kiến Thường trực Hội đồng và trình đối với hồ sơ đủ điều kiện chậm nhất là 07 ngày;
c) Thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hiệp y Bộ ngành trung ương khen, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước khen thưởng đối với hồ sơ đủ điều kiện chậm nhất là 03 ngày;
d) Thẩm định và trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét duyệt đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
- Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Cờ thi đua Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho các đơn vị dẫn đầu các khối thi đua của tỉnh đối với các hồ sơ đủ điều kiện chậm nhất là 05 ngày;
- Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua Chính phủ, Huân huy chương các loại, danh hiệu vinh dự Nhà nước đối với các hồ sơ đủ điều kiện chậm nhất là 07 ngày;
đ) Trong thời hạn 03 ngày kể từ khi có quyết định khen thưởng, Ban Thi đua - Khen thưởng thông báo cho đơn vị trình khen biết kết quả;
e) Đối với những trường hợp đặc biệt cần thời gian thẩm định kéo dài thì xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Thời gian trình Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng kết thúc năm công tác từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3 năm sau, riêng ngành giáo dục - đào tạo chậm nhất là ngày 31 tháng 9, Hội Nhà báo tỉnh chậm nhất là ngày 31 tháng 6.
11. Thời gian trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước khen thưởng năm công tác như sau:
a) Cờ thi đua Chính phủ, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc chậm nhất là ngày 01 tháng 2 năm sau; riêng ngành giáo dục - đào tạo chậm nhất là ngày 01 tháng 8;
b) Huân chương, Huy chương các loại, danh hiệu vinh dự Nhà nước trình hai đợt trong năm:
+ Đợt I chậm nhất là ngày 15 tháng 3;
+ Đợt II chậm nhất là ngày 15 tháng 8.
Điều 27. Thủ tục khen thưởng đơn giản:
1. Tờ trình của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
2. Tóm tắt thành tích tập thể, cá nhân của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, ghi rõ thành tích, hành động, công trạng, phạm vi ảnh hưởng của thành tích.
3. Việc xem xét đề nghị khen thưởng đột xuất thực hiện ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích.
Điều 28. Thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng:
1. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng:
a) Tờ trình kèm biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp;
b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của cấp trên trực tiếp;
c) Văn bản hiệp y (nếu có);
d) Tóm tắt thành tích khen thưởng.
2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh hiệp y, xét trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước khen thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
Điều 29. Trách nhiệm của người trình hồ sơ, báo cáo thành tích, xác nhận thành tích:
1. Cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác trong báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng của bản thân.
2. Thủ trưởng đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ, báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng của tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình.
3. Thủ trưởng sở ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trên địa bàn chịu trách nhiệm kiểm tra thẩm định các hồ sơ, báo cáo thành tích trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Cá nhân xác nhận hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ đó.
1. Tập thể, cá nhân gian dối trong kê khai, báo cáo thành tích để được khen thưởng sẽ bị thu hồi hình thức khen thưởng. Cấp nào quyết định khen thưởng thì cấp đó ra quyết định thu hồi. Ngoài ra, người đứng đầu tập thể, cá nhân nêu trên, cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ, tùy tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng các sở ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn nếu khen thưởng sai do báo cáo thành tích không chính xác hoặc do quy trình, thủ tục hành chính không làm đúng quy định nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan Đảng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân căn cứ quy chế và các văn bản của Nhà nước về thi đua, khen thưởng để thực hiện.
- 1Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về Quy chế thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 36/2006/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 24/2007/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 58/2009/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Quyết định 43/2011/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6Quyết định 20/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy chế thi đua, khen thưởng theo Quyết định 24/2011/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 154/2004/NĐ-CP về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- 6Hướng dẫn 56/TĐKT-HD-V1 năm 2006 thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
- 7Quyết định 42/2008/QĐ-UBND về Quy chế thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 8Quyết định 36/2006/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Quyết định 24/2007/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 10Quyết định 43/2011/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 11Quyết định 20/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy chế thi đua, khen thưởng theo Quyết định 24/2011/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Bình ban hành
Quyết định 256/2006/QĐ-UBND về Quy chế thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 256/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/09/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Hoàng Thị Út Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực