Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2559/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 10 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 123/TTr-SNN ngày 15/7/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung sau:

1. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu chung

- Phát triển thủy sản tỉnh Lào Cai hiệu quả và bền vững, đầu tư phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nuôi chuyên canh, theo các hình thức thâm canh và bán thâm canh, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của người dân; cơ bản chủ động về giống thủy sản đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh vùng biên giới.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015-2020 là 9,2%/năm, chiếm 5-6% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2021-2030 là 6,0%/năm; chiếm 7-8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020: Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.420 ha; trong đó ao hồ nhỏ 2.100 ha, hồ chứa mặt nước lớn 320 ha, thể tích nuôi cá lồng 10.410 m3, thể tích nuôi cá nước lạnh 54.500m3. Sản lượng đạt 9.813 tấn (nuôi trồng 9.603 tấn; khai thác 210 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 70% nhu cầu giống thủy sản phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 521 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 9,2%/năm; tạo việc làm cho hơn 9.000 lao động.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.880 ha; trong đó ao hồ nhỏ 2.480 ha, hồ chứa mặt nước lớn 400 ha, thể tích nuôi cá lồng 15.310m3, thể tích nuôi cá nước lạnh 78.000m3. Sản lượng đạt 15.034 tấn (nuôi trồng 14.764 tấn; khai thác 270 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 80% nhu cầu giống thủy sản phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 954 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 6%/năm; tạo việc làm cho hơn 11.100 lao động.

2. Nội dung rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

a) Quy hoạch các loại hình mặt nước nuôi trồng thủy sản

- Quy hoạch nuôi ao, hồ nhỏ

+ Quy hoạch đến năm 2020: Diện tích nuôi đạt 2.100 ha, sản lượng nuôi 8.406 tấn, năng suất đạt 4 tấn/ha.

+ Đến năm 2030: Diện tích nuôi đạt 2.480 ha, sản lượng nuôi 12.900 tấn, năng suất 5,2 tấn/ha.

+ Đối tượng nuôi: Chủ yếu là cá truyền thống (trắm cỏ, trôi, mè...), ngoài ra là các loài cá cho giá trị kinh tế cao như cá chép lai V1, cá rô phi đơn tính, cá lăng...

+ Vùng nuôi: Phát triển nuôi ao hồ nhỏ ở cả 9 huyện trong tỉnh; tập trung phát triển nuôi thủy đặc sản, nuôi thâm canh và bán thâm canh, định hướng nuôi theo hướng VietGAP ở các xã: Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát); Xuân Quang, Xuân Giao, Phú Nhuận, thị trấn Phong Hải (huyện Bảo Thắng); Vạn Hòa, Cam Đường, Hợp Thành (thành phố Lào Cai).

- Quy hoạch phát triển nuôi hồ chứa mặt nước lớn

+ Đến năm 2020: Diện tích nuôi hồ chứa mặt nước lớn là 320 ha, sản lượng nuôi đạt 336 tấn.

+ Đến năm 2030: Diện tích nuôi hồ chứa mặt nước lớn là 400 ha, sản lượng nuôi 451 tấn.

+ Đối tượng nuôi: Chủ yếu các đối tượng nuôi truyền thống như cá chép, cá trôi, cá mè, cá trắm cỏ.

+ Vùng nuôi: Tập trung tại một số huyện có hồ chứa mặt nước lớn như huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương.

- Quy hoạch nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa

+ Đến năm 2020: Thể tích lồng nuôi 10.410 m3, sản lượng nuôi 196 tấn, năng suất đạt 19 kg/m3.

+ Đến năm 2030: Thể tích lồng nuôi 15.310 m3, sản lượng nuôi 339 tấn, năng suất đạt 22 kg/m3.

+ Đối tượng nuôi: Chủ yếu là các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế như cá lăng chấm, cá trắm cỏ.

+ Vùng nuôi: Nuôi trọng điểm ở các xã, thị trấn: Tân Dương, Thượng Hà và thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên); Nậm Lúc, Nậm Khánh, Cốc Ly (huyện Bắc Hà); Tả Thàng, Cao Sơn (huyện Mường Khương); Nàn Sín, Bản Mế (huyện Si Ma Cai).

- Quy hoạch phát triển cá nước lạnh

+ Đến năm 2020: Thể tích bể nuôi 54.500 m3, sản lượng đạt 665 tấn, năng suất 12,2 kg/m3.

+ Đến năm 2030: Thể tích bể nuôi 78.000 m3, sản lượng đạt 1.074 tấn, năng suất 13,8 kg/m3.

+ Đối tượng nuôi: Chủ yếu là cá hồi và cá tầm.

+ Vùng nuôi: Tập trung ở các xã, thị trấn: Bản Khoang, San Sả Hồ, Tả Van, Tả Phìn, Tả Giàng Phình, Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải và thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa); Dền Sáng, Y Tý (huyện Bát Xát); Nậm Xé, Liêm Phú (Văn Bàn). Riêng vùng nuôi huyện Sa Pa tập trung đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học tăng năng suất, sản lượng nuôi.

b) Quy hoạch sản xuất, cung ứng giống

- Các cơ sở sản xuất giống: Duy trì, khai thác tối đa công suất của các trại, cơ sở sản xuất giống hiện có trong tỉnh (Trại giống thủy sản cấp 1, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng; Trại giống thủy sản Quang Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát; Trại giống Cốc San, huyện Bát Xát; Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh huyện Sa Pa; Công ty TNHH Du lịch và Thủy sản nước lạnh Thác Bạc, huyện Sa Pa).

- Các điểm cung ứng giống: Mở rộng thêm các điểm cung ứng giống tại những vùng có diện tích lớn từ 25 ha trở lên.

c) Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Đến năm 2020 sản lượng khai thác thủy sản trên sông, suối và hồ chứa là 210 tấn; Đến năm 2030, sản lượng khai thác là 270 tấn.

- Xây dựng một số khu bảo tồn nguồn lợi đặc biệt đối với một số loài thủy sản đặc hữu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

- Xây dựng và triển khai dự án bảo vệ bãi đẻ tự nhiên của cá trên sông, suối, đề xuất các giải pháp và tổ chức triển khai các hoạt động bảo vệ nguồn lợi tự nhiên (bảo vệ bãi đẻ tự nhiên của các loài trên sông Hồng, sông Chảy).

3. Các giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về giống thủy sản

- Tập trung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống các đối tượng nuôi chủ lực, các đối tượng bản địa, giá trị kinh tế cao.

- Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến cho các trại sản xuất giống để đạt công suất thiết kế.

- Mở rộng, phát triển thị trường giống trên địa bàn tỉnh, chú trọng thị trường vùng sâu, vùng xa có diện tích nuôi thủy sản nhưng khó tiếp cận với giống thủy sản.

- Tăng cường năng lực cho các cơ sở sản xuất giống tư nhân nhằm nâng cao sản lượng giống thủy sản chất lượng uy tín trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý chặt chẽ giống thủy sản, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.

b) Giải pháp về sản xuất và cung ứng thức ăn

- Nhu cầu thức ăn thủy sản đến năm 2020 khoảng 5.000 tấn/năm; đến năm 2030 khoảng 10.000 tấn/năm. Với nhu cầu thức ăn tăng lên hàng năm cần thiết có một nhà máy chế biến thức ăn loại trung bình với năng lực sản xuất 5.000-10.000 tấn/năm (kết hợp với nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi).

- Ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản có chất lượng tốt. Khuyến khích các hộ nuôi trồng thủy sản sử dụng máy chế biến thức ăn tại chỗ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

c) Giải pháp về nuôi trồng

- Tăng khả năng đầu tư về kinh tế kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Để đạt năng suất sản lượng như mục tiêu đề ra đến 2020 chuyển sang nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm 30% diện tích nuôi thủy sản, đến năm 2030 diện tích nuôi thâm canh chiếm 50% diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Áp dụng các hình thức nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

d) Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm thủy sản có giá trị cao, mang tính đặc hữu của địa phương; khuyến khích việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sạch, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật đối với các sản phẩm thủy sản, truy suất nguồn gốc sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến bàn ăn.

- Chế biến tiêu thụ sau thu hoạch: Nghiên cứu, áp dụng hình thức sơ chế, chế biến sản xuất quy mô nhỏ, hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản bảo quản sản phẩm sau thu hoạch tại nông hộ để tạo giá trị gia tăng giúp ổn định sản xuất thông qua các đơn đặt hàng, các hợp đồng bao tiêu sản phẩm

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm thủy sản của Lào Cai thông qua tất cả các kênh thông tin, truyền thông, thông qua các triển lãm, các hội chợ thủy sản, qua du lịch.

e) Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư

- Khoa học công nghệ: Làm chủ công nghệ sản xuất giống nhân tạo các loài cá nuôi chủ lực của tỉnh; tiếp tục đầu tư nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công một số giống thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao.

- Giải pháp khuyến ngư: Công tác khuyến ngư phải được đầu tư theo dự án tập trung, trọng điểm theo quy hoạch nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm, đưa hoạt động khuyến ngư vào hoạt động dịch vụ mang tính chất xã hội; chú trọng công tác tập huấn, trình diễn mô hình cho nông dân để thuyết phục, hướng dẫn nông dân áp dụng kĩ thuật mới, sản xuất thủy sản theo hướng VietGAP. Ngoài việc chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật cần phải xúc tiến công tác thị trường, chế biến bảo quản và lưu thông hàng hóa.

g) Giải pháp về cơ chế, chính sách

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách mới phù hợp với giai đoạn tới như:

- Chính sách hỗ trợ phát triển giống: Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Chính phủ cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản. Hỗ trợ thay thế đàn cá bố mẹ đảm bảo chất lượng cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng giống.

- Chính sách hỗ trợ cơ sở sản xuất thức ăn: Có chính sách ưu đãi về thuế và vốn cho các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

- Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng: Bố trí nguồn kinh phí đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác sản xuất giống. Xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.

- Chính sách về thị trường tiêu thụ: Có chính sách hỗ trợ thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cho người dân tại chợ đầu mối các huyện; hỗ trợ tổ chức, cá nhân xây dựng các trạm thu mua sản phẩm ở các địa phương theo chuỗi sản phẩm, truy suất nguồn gốc nuôi trồng thủy sản.

- Chính sách hỗ trợ hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chuyển đổi nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh hoặc thâm canh: Hỗ trợ lãi suất vay vốn, hỗ trợ giống, kỹ thuật theo dự án được phê duyệt.

- Chính sách về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao trình độ tay nghề cho các cơ sở sản xuất, ương nuôi trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ kinh phí nhân rộng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất phù hợp với điều kiện nuôi của tỉnh theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Có chính sách và chế độ đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ công tác trong ngành thủy sản

- Chính sách khuyến ngư: Tăng cường đầu tư cho các hoạt động khuyến ngư nhất là hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới. Có chính sách về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ hợp lý để tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông, nhất là nhân viên khuyến nông cấp cơ sở.

- Chính sách hỗ trợ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân sống quanh khu vực hồ chứa thủy điện lớn.

h) Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất

- Phối hợp gắn kết các quy hoạch trong ngành nông nghiệp và các ngành khác đặc biệt là quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp bảo đảm phát triển hài hòa lợi ích của các lĩnh vực, các ngành nghề.

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi.

- Tăng cường công tác vận động, tập hợp cộng đồng nông dân tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Chi hội nghề cá, Chi hội nuôi thủy sản, Chi hội sản xuất giống... để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

i) Giải pháp về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Điều tra nguồn lợi thủy sản: Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng nội địa, đánh giá thành phần loài và trữ lượng nguồn lợi thủy sản, kích cỡ, mùa vụ sinh sản, bãi sinh sản của các loài cá trong các thủy vực tự nhiên để có kế hoạch khai thác và bảo vệ phù hợp. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản nội địa phục vụ công tác quản lý và dự báo.

- Bảo tồn nguồn lợi thủy sản: Bảo vệ các bãi cá sinh sản, nơi cư trú, hướng tới bảo tồn nguồn gen các loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao của Quốc gia và của tỉnh như: Cá rầm xanh, anh vũ, cá chiên, cá lăng chấm, cá bỗng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm kịp thời các hoạt động khai thác thủy sản vi phạm quy định.

- Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản và các loài sinh vật thủy sinh. Hàng năm thả bổ sung vào các thủy vực tự nhiên một số loài thủy sản bản địa, quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt.

- Xây dựng và triển khai các đề tài bảo vệ bãi đẻ tự nhiên của các loài thủy sản. Triển khai các dự án sinh sản nhân tạo cá bản địa để chủ động nguồn giống thả ra vùng nước tự nhiên để thực hiện bảo tồn nguồn gen quý hiếm của tỉnh và của quốc gia.

k) Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản và đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về chuyên ngành thủy sản, chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến ngư.

4. Nguồn kinh phí thực hiện

Tổng nhu cầu vốn: 5.738 tỷ đồng

- Giai đoạn từ nay đến 2020: 1.853 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước 46 tỷ đồng, vốn của dân (tự có, huy động vốn) 1.807 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2020-2030: 3.885 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước 92 tỷ đồng, vốn của dân (tự có, huy động vốn) 3.793 tỷ đồng

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Công bố công khai điều chỉnh Quy hoạch thủy sản tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổng hợp kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn để cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của tỉnh đáp ứng mục tiêu từng giai đoạn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối vốn và huy động các nguồn tài trợ cho phát triển nông nghiệp.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối và đề xuất bố trí vốn từ ngân sách tỉnh hàng năm cho phát triển thủy sản, đảm bảo thực hiện quy hoạch.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp, hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp, xây dựng chính sách đất đai hỗ trợ phát triển thủy sản phù hợp làm căn cứ cho các tổ chức, cá nhân áp dụng trong phát triển sản xuất thủy sản.

6. Sở Công Thương: Phối hợp, thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

7. Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Xây dựng chính sách tín dụng, chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trong phạm vi quản lý ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các chương trình dự án ưu tiên trên địa bàn tỉnh trong quy hoạch thủy sản.

8. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quy hoạch thủy sản phù hợp với định hướng quy hoạch chung của tỉnh.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành có liên quan tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch phát triển thủy sản cụ thể trên địa bàn gắn với xây dựng quy hoạch xây dựng nông thôn mới, công tác xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề cho nông nghiệp nông thôn để chỉ đạo UBND các xã thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lào Cai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu: VT, TH, TNMT, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Doãn Văn Hưởng

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH LÀO CAI ĐẾN 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo QĐ số 2559/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)

Biểu 1: Quy hoạch nuôi cá ao hồ nhỏ trong đến năm 2030

TT

Huyện/Thành phố

Hiện trạng 2013

Đến 2015

Đến 2020

Đến 2030

Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

1

TP. Lào Cai

195

839

185

950

178

1.195

179

1.399

2

Mường Khương

80

85

90

135

100

250

115

403

3

Bát Xát

260

525

260

830

260

1.145

260

1.508

4

Si Ma Cai

19

20

22

44

40

100

54

189

5

Bắc Hà

27

36

40

80

50

150

52

208

6

Bảo Thắng

600

1.588

630

1.870

640

2.625

670

3.819

7

Sa Pa

13

10

15

23

20

50

20

64

8

Bảo Yên

380

676

380

986

445

1.607

563

2.759

9

Văn Bàn

267

625

278

780

367

1.285

567

2.552

Tổng số

1.841

4.404

1.900

5.698

2.100

8.406

2.480

12.900

 

Biểu 2: Quy hoạch nuôi hồ chứa, mặt nước lớn năm 2030

(Kèm theo QĐ số 2559/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện thành phố

Đến 2015

Đến 2020

ĐH 2030

Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

1

TP. Lào Cai

10

9

10

10

10

10

2

Mường Khương

20

16

35

39

60

66

3

Bát Xát

23

21

23

25

23

30

5

Bắc Hà

12

11

47

52

77

84

6

Si Ma Cai

35

32

45

50

70

76

7

Bảo Thắng

70

56

70

70

70

95

8

Bảo Yên

26

21

26

26

26

26

9

Văn Bàn

64

51

64

64

64

64

Tổng cộng

260

216

320

336

400

451

 

Biểu 3: Quy hoạch nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa đến năm 2030

(Kèm theo QĐ số 2559/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện/ thành phố

Hiện trạng 2013

Đến 2015

Đến 2020

Đến 2030

Thể tích
(m3)

Sản lượng
(tấn)

Thể tích
(m3)

Sản lượng
(tấn)

Thể tích
(m3)

Sản lượng
(tấn)

Thể tích
(m3)

Sản lượng
(tấn)

1

Mường Khương

-

-

500

5

1.100

18

2.100

38

2

Bát Xát

312

2

600

6

900

14

1.500

30

3

Si Ma Cai

-

-

800

10

1.200

19

3.000

60

4

Bắc Hà

-

-

1.200

18

3.000

54

4.500

100

5

Bảo Thắng

978

18

1.210

27

1.210

31

1.210

36

6

Bảo Yên

2.880

35

2.880

37

3.000

60

3.000

75

Tổng cộng

4.170

54

7.190

103

10.410

196

15.310

339

 

Biểu 4: Quy hoạch nuôi cá nước lạnh đến năm 2030

(Kèm theo QĐ số 2559/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Tên huyện, thành phố

Hình thức nuôi

Hiện trạng 2013

Đến 2015

Đến 2020

ĐH 2030

Thể tích
(m3)

Sản lượng
(tấn)

Thể tích
(m3)

Sản lượng
(tấn)

Thể tích
(m3)

Sản lượng
(tấn)

Thể tích
(m3)

Sản lượng
(tấn)

1

Sa Pa

Nuôi ao/bồn bể

30.992

180

31.600

265

33.000

400

38.500

500

Nuôi lồng

-

-

2.000

30

3.000

60

3000

75

2

Bát Xát

Nuôi ao/bồn bể

4.880

21

6.000

48

7.000

80

10.000

140

3

TP. Lào Cai

Nuôi ao/bồn bể

-

6

3.200

24

4.600

51

7.500

97

4

Văn Bàn

Nuôi ao/bồn bể

800

2

2.400

19

3.500

40

11.000

160

5

Bắc Hà

Nuôi ao/bồn bể

-

-

 

 

1.500

15

4.000

51

6

Bảo Yên

Nuôi ao/bồn bể

525

1

900

6

1.900

19

4.000

52

Tổng số

 

37.197

210

46.100

392

54.500

665

78.000

1.074

 

Biểu 5: Quy hoạch vùng nuôi cá nước lạnh tập trung ở các huyện

(Kèm theo QĐ số 2559/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện/thành phố

Hình thức nuôi

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Đến năm 2030

Thể tích bồn, bể
(m3)

S.lượng
(tấn)

Thể tích bồn, bể
(m3)

S.lượng
(tấn)

Thể tích bồn, bể
(m3)

S.lượng
(tấn)

I

Huyện SaPa

 

33.600

295

36.000

460

41.500

575

1

Xã Bản Khoang:

Nuôi ao/ bồn bể

12.300

95

12.300

115

12.500

130

2

Xã San Sả Hồ

Nuôi ao/ bồn bể

3.900

35

4.000

55

4.000

70

3

Xã Tả Van

Nuôi lồng

2.000

30

3.000

60

3.000

75

Nuôi ao/ bồn bể

600

10

1.000

20

3.000

30

4

Thị trấn Sa Pa

Nuôi ao/ bồn bể

450

5

600

10

1.000

20

5

Xã Tả Phìn

Nuôi ao/ bồn bể

5.800

40

5.800

65

6.000

75

6

Xã Tả Giàng Phình

Nuôi ao/ bồn bể

2.600

30

2.600

50

4.000

65

7

Xã Sa Pả

Nuôi ao/ bồn bể

5.200

35

5.200

55

5.500

60

8

Xã Trung Chải

Nuôi ao/ bồn bể

250

5

500

10

1.000

20

9

Xã Lao Chải

Nuôi ao/ bồn bể

500

10

1.000

20

1.500

30

II

Huyện Bát Xát

 

6.000

48

7.000

80

10.000

140

1

Xã Dền Sáng:

Nuôi ao/ bồn bể

4500

40

4500

60

5500

80

2

Xã Y Tý:

Nuôi ao/ bồn bể

1500

18

2500

20

4500

60

III

Huyện Văn Bàn

 

2.400

19

3.500

40

11.000

160

1

Xã Nậm Xé

Nuôi ao/ bồn bể

2400

19

3.500

40

4000

80

2

Xã Liêm Phú

Nuôi ao/ bồn bể

 

 

 

 

7.000

80

-

Tổng số

 

42.000

362

46.500

580

62.500

875

-

Giá trị (triệu đồng)

 

 

72.440

 

133.400

 

218.625

 

Biểu 6: Quy hoạch Quy hoạch khai thác nguồn lợi thủy sản

(Kèm theo QĐ số 2559/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện/Thành phố

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Sản lượng
(tấn)

Giá trị sản xuất
(triệu đồng)

Sản lượng
(tấn)

Giá trị sản xuất
(triệu đồng)

Sản lượng
(tấn)

Giá trị sản xuất
(triệu đồng)

Sản lượng
(tấn)

Giá trị sản xuất
(triệu đồng)

1

TP. Lào Cai

8

440

10

560

10

750

10

900

2

Mường Khương

30

1.650

30

1680

35

2.625

40

3.600

3

Bát Xát

8

440

10

560

15

1.125

20

1.800

4

Si Ma Cai

40

2.200

45

2520

50

3.750

55

4.950

5

Bắc Hà

70

3.850

75

4200

80

6.000

85

7.650

6

Bảo Thắng

20

1.100

25

1400

30

2.250

35

3.150

8

Bảo Yên

6

330

10

560

15

1.125

18

1.620

9

Văn Bàn

3

165

5

280

5

375

7

630

Tổng cộng

185

10.175

210

11.760

240

18.000

270

24.300

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2559/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng 2030

  • Số hiệu: 2559/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/09/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Doãn Văn Hưởng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/09/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản