ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2536/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 23 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 7974/KH-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2020 của UBND thành phố về việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận, huyện (DDCI) thành phố Đà Nẵng năm 2020;
Căn cứ ý kiến thống nhất của UBND thành phố tại phiên họp ngày 21 tháng 7 năm 2021;
Căn cứ Kết luận của Hội đồng thẩm định Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận, huyện (DDCI) thành phố Đà Nẵng năm 2020 tại cuộc họp ngày 16 tháng 06 năm 2021;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng tại Tờ trình số 287/TTr-VKTXH ngày 05 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận, huyện (DDCI) thành phố Đà Nẵng năm 2020, gồm:
(1) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;
(2) Tính năng động và hiệu lực thi hành;
(3) Chi phí thời gian;
(4) Chi phí không chính thức;
(5) Cạnh tranh bình đẳng;
(6) Hỗ trợ doanh nghiệp;
(7) Thiết chế pháp lý;
(8) Tính ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT);
(9) Tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất (Chỉ tính điểm, xếp hạng ở cấp quận, huyện; đối với cấp sở, ban, ngành1, chỉ dùng để đánh giá mức độ điều hành của một số cơ quan, đơn vị liên quan và để so sánh sự tiến bộ qua các năm nhưng không tính điểm và không dùng để xếp hạng).
(Chi tiết các tiêu chí đánh giá và trọng số của từng chỉ số thành phần theo các phụ lục đính kèm)
Điều 2. Đối tượng được đánh giá năm 2020 bao gồm:
1. Các quận, huyện: 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn) và 01 huyện (Hòa Vang).
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng.
3. Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố: Cục Thuế thành phố, Cục Hải quan thành phố, Cục Quản lý thị trường thành phố, Bảo hiểm xã hội thành phố, Công an thành phố (Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ).
1. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng có trách nhiệm:
a) Chủ trì triển khai khảo sát; tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, xếp hạng các cơ quan, đơn vị và tổ chức công bố công khai theo quy định.
b) Kịp thời cung cấp thông tin trong quá trình khảo sát, lấy ý kiến doanh nghiệp để Sở Thông tin và Truyền thông thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền về Bộ chỉ số DDCI Đà Nẵng.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Công an thành phố Đà Nẵng, Cổng Thông tin Điện tử thành phố, Trung tâm Thông tin Dịch vụ công Đà Nẵng có trách nhiệm truyền thông về việc triển khai đánh giá Bộ chỉ số DDCI của thành phố; kịp thời đưa tin trong quá trình khảo sát, điều tra, lấy ý kiến của doanh nghiệp về Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận, huyện thành phố Đà Nẵng.
3. Trung tâm Thông tin Dịch vụ công thành phố, Bộ phận một cửa tại các UBND các quận, huyện, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp và Liên minh Hợp tác xã thành phố: phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng trong việc khảo sát, lấy ý kiến doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận, huyện (DDCI) thành phố Đà Nẵng năm 2019.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ TRỌNG SỐ CỦA TỪNG CHỈ SỐ THÀNH PHẦN DDCI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2536/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chỉ số thành phần/Chỉ tiêu đánh giá | Nguồn dữ liệu | Trọng số |
| 15% | |
Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu (A1) |
|
|
Các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Trung ương liên quan đến ngành (A1.1) | Sơ cấp |
|
Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành (A1.2) | Sơ cấp |
|
Các văn bản quy phạm pháp luật cấp thành phố liên quan đến ngành (A1.3) | Sơ cấp |
|
Các biểu mẫu thủ tục hành chính (A1.4) | Sơ cấp |
|
Phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính (A1.5) | Sơ cấp |
|
Thông tin về chính sách, quy định mới được tuyên truyền, phổ biến kịp thời cho doanh nghiệp (A1.6) | Sơ cấp |
|
Cần có mối quan hệ với cơ quan Nhà nước để tiếp cận các thông tin, tài liệu (A1.7) | Sơ cấp |
|
Tính cởi mở (A2) |
|
|
Các hiệp hội, hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định pháp luật (A2.1) | Sơ cấp |
|
Tỷ lệ doanh nghiệp truy cập website của sở, ngành để tìm kiếm thông tin (A2.2) | Sơ cấp |
|
Khả năng tìm kiếm thông tin trên website của đơn vị (A2.3) | Sơ cấp |
|
Tính cập nhật của thông tin trên website đơn vị (A2.4) | Sơ cấp |
|
Thông tin trên website đáp ứng nhu cầu thông tin của doanh nghiệp (A2.5) | Sơ cấp |
|
Độ mở và chất lượng trang web của sở, ngành (Giao diện; danh bạ liên hệ; lịch công tác của lãnh đạo; công khai thủ tục hành chính ở các mức độ) (A2.6) | Sơ cấp |
|
| 20% | |
Khả năng vận dụng linh hoạt chính sách, chủ trương, quy định pháp luật của sở, ngành (B1) |
|
|
Chính sách, chủ trương của thành phố/Trung ương được triển khai tốt ở cấp sở, ngành (B1.1) | Sơ cấp |
|
Kịp thời nắm bắt và có phương án xử lý những bất cập, vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình (B1.2) | Sơ cấp |
|
Sáng tạo, mạnh dạn triển khai các mô hình mới, cách thức mới trong việc triển khai chủ trương, chính sách của Trung ương, quyết định của UBND thành phố theo hướng có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp (B1.3) | Sơ cấp |
|
Vai trò của người lãnh đạo (B2) |
|
|
Chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính (B2.1) | Thứ cấp |
|
Lãnh đạo sở, ngành có hành động cụ thể và thiết thực để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp (B2.2) | Sơ cấp |
|
Lãnh đạo sở, ngành lắng nghe và tiếp thu các ý kiến, góp ý của doanh nghiệp (B2.3) | Sơ cấp |
|
Lãnh đạo sở, ngành có những chủ trương tốt nhưng việc thực thi của các phòng, ban chuyên môn lại có vấn đề (B2.4) | Sơ cấp |
|
Lãnh đạo sở, ngành đã giám sát và có biện pháp kịp thời chấn chỉnh/xử lý các cán bộ cơ sở có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, tiêu cực được doanh nghiệp phản ánh (B2.5) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính (C1) |
|
|
Quy trình và thủ tục dễ hiểu, dễ thực hiện (C1.1) | Sơ cấp |
|
Thời gian giải quyết TTHC theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (C1.2) | Sơ cấp |
|
Không phát sinh các thủ tục, giấy tờ ngoài quy định (C1.3) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức am hiểu về chuyên môn (C1.4) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức có thái độ thân thiện, nhiệt tình (C1.5) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức hướng dẫn doanh nghiệp một cách rõ ràng, đầy đủ (C1.6) | Sơ cấp |
|
Doanh nghiệp KHÔNG phải đi lại nhiều lần để hoàn thành một thủ tục hành chính (C1.7) | Sơ cấp |
|
Hoạt động thanh, kiểm tra (C2)2 |
|
|
Hoạt động thanh, kiểm tra KHÔNG gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (C2.1) | Sơ cấp |
|
KHÔNG có sự chồng chéo/trùng lắp về nội dung thanh, kiểm tra giữa các sở, ngành hoặc chính quyền địa phương (C2.2) | Sơ cấp |
|
Nội dung thanh, kiểm tra đúng như trong phạm vi của Quyết định thanh, kiểm tra đã ban hành (C2.3) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Khi thực hiện TTHC hoặc sở, ngành thanh, kiểm tra, doanh nghiệp thường phải trả thêm những khoản khác ngoài quy định của Nhà nước (D1) | Sơ cấp |
|
Chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (D2) | Sơ cấp |
|
Có hiện tượng cán bộ, công chức gây khó khăn/trì hoãn thủ tục để trục lợi (D3) | Sơ cấp |
|
Cần có các chi phí không chính thức để công việc được giải quyết như mong muốn (D4) | Sơ cấp |
|
| 15% | |
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong tiếp cận thông tin (E1) | Sơ cấp |
|
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng giải quyết TTHC (E2) | Sơ cấp |
|
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong giải quyết khó khăn (E3) | Sơ cấp |
|
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước (chính sách ưu đãi, đấu thầu, khoáng sản...) (E4) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Đánh giá của doanh nghiệp về các buổi tập huấn, phổ biến chính sách, quy định pháp luật (F1) | Sơ cấp |
|
Đánh giá của doanh nghiệp về các buổi đối thoại doanh nghiệp (F2) | Sơ cấp |
|
Đánh giá của doanh nghiệp về hỗ trợ tư vấn pháp lý (F3) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức nhiệt tình giúp doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục, hồ sơ còn vướng mắc (F4) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Công tác thi hành, thực thi pháp luật của sở, ban, ngành (G1) |
|
|
Thực thi VBPL nhất quán giữa các nhóm đối tượng (G1.1) | Sơ cấp |
|
Thực thi VBPL nghiêm minh, theo đúng quy trình, quy định (G1-2) | Sơ cấp |
|
Thương lượng với cán bộ là cần thiết khi làm việc với sở, ngành (G1.3) | Sơ cấp |
|
Đánh giá hoạt động soạn thảo/xây dựng các văn bản pháp luật (G2) |
|
|
Văn bản pháp luật được điều chỉnh phù hợp và kịp thời với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (G2) | Sơ cấp |
|
Công tác giải quyết phản ánh, kiến nghị (G3) |
|
|
Phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp được SBN tiếp nhận và được phúc đáp thỏa đáng (G3.1) | Sơ cấp |
|
Khi doanh nghiệp phản ánh lên cấp trên của cán bộ/công chức làm trái quy định pháp luật thì sẽ giúp giải quyết được sai phạm (G3.2) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Điểm số và thứ hạng chỉ số ứng dụng và phát triển CNTT của thành phố (H1) |
|
|
Điểm số của chỉ số ứng dụng và phát triển CNTT của thành phố (H1.1) | Thứ cấp |
|
Mức thay đổi thứ hạng so với năm trước (H1.2) | Thứ cấp |
|
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ngành (H2) |
|
|
Dịch vụ hỏi đáp trực tuyến thông qua các phương tiện điện tử (website, tổng đài 1022, mạng xã hội...) là hữu ích (H2.1) | Sơ cấp |
|
Chất lượng dịch vụ công trực tuyến (H2.2) | Sơ cấp |
|
Việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của sở, ngành giúp doanh nghiệp giảm các loại chi phí (H2.3) | Sơ cấp |
|
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan đến doanh nghiệp (H2.4) | Sơ cấp |
|
Thông báo, tuyên truyền VBPL trực tiếp cho doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử: email, tin nhắn... (H2.5) | Sơ cấp |
|
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ TRỌNG SỐ CỦA TỪNG CHỈ SỐ THÀNH PHẦN DDCI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2536/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chỉ số thành phần/Chỉ tiêu đánh giá | Nguồn dữ liệu | Trọng số |
| 15% | |
Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu (A1)3 |
|
|
Các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Trung ương liên quan đến ngành (A1.1) | Sơ cấp |
|
Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành (A1.2) | Sơ cấp |
|
Các biểu mẫu thủ tục hành chính (A1.3) | Sơ cấp |
|
Phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính (A1.4) | Sơ cấp |
|
Thông tin về chính sách, quy định mới được tuyên truyền, phổ biến kịp thời cho doanh nghiệp (A1.5) | Sơ cấp |
|
Cần có mối quan hệ với cơ quan Nhà nước để tiếp cận các thông tin, tài liệu (A1.6) | Sơ cấp |
|
Tính cởi mở (A2) |
|
|
Các hiệp hội, hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định pháp luật (A2.1) | Sơ cấp |
|
Tỷ lệ doanh nghiệp truy cập website của đơn vị để tìm kiếm thông tin (A2.2) | Sơ cấp |
|
Khả năng tìm kiếm thông tin trên website của đơn vị (A2.3) | Sơ cấp |
|
Tính cập nhật của thông tin trên website đơn vị (A2.4) | Sơ cấp |
|
Thông tin trên website đáp ứng nhu cầu thông tin của doanh nghiệp (A2.5) | Sơ cấp |
|
Độ mở và chất lượng trang web của đơn vị (Giao diện; danh bạ liên hệ; lịch công tác của lãnh đạo; công khai thủ tục hành chính ở các mức độ) (A2.6) | Sơ cấp |
|
| 20% | |
Khả năng vận dụng linh hoạt chính sách, chủ trương, quy định pháp luật của sở, ban, ngành (B1) |
|
|
Chính sách, chủ trương của thành phố/Trung ương được triển khai tốt ở cấp của đơn vị (B1.1) | Sơ cấp |
|
Kịp thời nắm bắt và có phương án xử lý những bất cập, vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình (B1.2) | Sơ cấp |
|
Sáng tạo, mạnh dạn triển khai các mô hình mới, cách thức mới trong việc triển khai chủ trương, chính sách của Trung ương, quyết định của UBND thành phố theo hướng có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp (B1.3) | Sơ cấp |
|
Vai trò của người lãnh đạo (B2) |
|
|
Chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính (B2.1) | Thứ cấp |
|
Lãnh đạo đơn vị có hành động cụ thể và thiết thực để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp (B2.2) | Sơ cấp |
|
Lãnh đạo đơn vị lắng nghe và tiếp thu các ý kiến, góp ý của doanh nghiệp (B2.3) | Sơ cấp |
|
Lãnh đạo đơn vị có những chủ trương tốt nhưng việc thực thi của các phòng, ban chuyên môn lại có vấn đề (B2.4) | Sơ cấp |
|
Lãnh đạo đơn vị đã giám sát và có biện pháp kịp thời chấn chỉnh/xử lý các cán bộ cơ sở có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, tiêu cực được doanh nghiệp phản ánh (B2.5) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính (C1)4 |
|
|
Quy trình và thủ tục dễ hiểu, dễ thực hiện (C1.1) | Sơ cấp |
|
Thời gian giải quyết TTHC theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (C1.2) | Sơ cấp |
|
Không phát sinh các thủ tục, giấy tờ ngoài quy định (C1.3) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức am hiểu về chuyên môn (C1.4) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức có thái độ thân thiện, nhiệt tình (C1.5) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức hướng dẫn doanh nghiệp một cách rõ ràng, đầy đủ (C1.6) | Sơ cấp |
|
Doanh nghiệp KHÔNG phải đi lại nhiều lần để hoàn thành một thủ tục hành chính (C1.7) | Sơ cấp |
|
Hoạt động thanh, kiểm tra (C2) |
|
|
Hoạt động thanh, kiểm tra KHÔNG gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (C2.1) | Sơ cấp |
|
KHÔNG có sự chồng chéo/trùng lắp về nội dung thanh, kiểm tra với các sở, ngành hoặc chính quyền địa phương (C2.2) | Sơ cấp |
|
Nội dung thanh, kiểm tra đúng như trong phạm vi của Quyết định thanh, kiểm tra đã ban hành (C2.3) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Khi thực hiện TTHC hoặc sở, ngành thanh, kiểm tra, doanh nghiệp thường phải trả thêm những khoản khác ngoài quy định của Nhà nước (D1) | Sơ cấp |
|
Chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (D2) | Sơ cấp |
|
Có hiện tượng cán bộ, công chức gây khó khăn/trì hoãn thủ tục để trục lợi (D3) | Sơ cấp |
|
Cần có các chi phí không chính thức để công việc được giải quyết như mong muốn (D4) | Sơ cấp |
|
| 15% | |
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong tiếp cận thông tin (E1) | Sơ cấp |
|
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng giải quyết TTHC(E2)5 | Sơ cấp |
|
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong giải quyết khó khăn (E3) | Sơ cấp |
|
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước (chính sách ưu đãi, đấu thầu, khoáng sản...) (E4) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Đánh giá của doanh nghiệp về các buổi tập huấn, phổ biến chính sách, quy định pháp luật (F1) | Sơ cấp |
|
Đánh giá của doanh nghiệp về các buổi đối thoại doanh nghiệp (F2) | Sơ cấp |
|
Đánh giá của doanh nghiệp về hỗ trợ tư vấn pháp lý (F3) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức nhiệt tình giúp doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục, hồ sơ còn vướng mắc (F4) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Công tác thi hành, thực thi pháp luật của sở, ban, ngành (G1) |
|
|
Thực thi VBPL nhất quán giữa các nhóm đối tượng (G1.1) | Sơ cấp |
|
Thực thi VBPL nghiêm minh, theo đúng quy trình, quy định (G1.2) | Sơ cấp |
|
Thương lượng với cán bộ là cần thiết khi làm việc với đơn vị (G1.3) | Sơ cấp |
|
Đánh giá hoạt động soạn thảo/xây dựng các văn bản pháp luật (G2) |
|
|
Văn bản pháp luật được điều chỉnh phù hợp và kịp thời với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (G2) | Sơ cấp |
|
Công tác giải quyết phản ánh, kiến nghị (G3) |
|
|
Phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp được tiếp nhận và được phúc đáp thỏa đáng (G3.1) | Sơ cấp |
|
Khi doanh nghiệp phản ánh lên cấp trên của cán bộ/công chức làm trái quy định pháp luật thì sẽ giúp giải quyết được sai phạm (G3.2) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Điểm số và thứ hạng chỉ số ứng dụng và phát triển CNTT của thành phố (H1) |
|
|
Điểm số của chỉ số ứng dụng và phát triển CNTT của thành phố (H1.1) | Thứ cấp |
|
Mức thay đổi thứ hạng so với năm trước (H1.2) | Thứ cấp |
|
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ngành (H2) |
|
|
Dịch vụ hỏi đáp trực tuyến thông qua các phương tiện điện tử (website, tổng đài 1022, mạng xã hội...) là hữu ích (H2.1) | Sơ cấp |
|
Chất lượng dịch vụ công trực tuyến (H2.2) | Sơ cấp |
|
Việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của đơn vị giúp doanh nghiệp giảm các loại chi phí (H2.3) | Sơ cấp |
|
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan đến doanh nghiệp (H2.4) | Sơ cấp |
|
Thông báo, tuyên truyền VBPL trực tiếp cho doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử: email, tin nhắn... (H2.5) | Sơ cấp |
|
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ TRỌNG SỐ CỦA TỪNG CHỈ SỐ THÀNH PHẦN DDCI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI UBND CÁC QUẬN, HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2536/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chỉ số thành phần/Chỉ tiêu đánh giá | Nguồn dữ liệu | Trọng số |
| 15% | |
Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu (A1) |
|
|
Các tài liệu về phân bổ, thu, chi ngân sách của quận, huyện (A1.1) | Sơ cấp |
|
Các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Trung ương/thành phố liên quan đến địa phương (A1.2) | Sơ cấp |
|
Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành/thành phố (A1.3) | Sơ cấp |
|
Các văn bản quy phạm pháp luật cấp thành phố liên quan đến địa phương (A1.4) | Sơ cấp |
|
Các biểu mẫu thủ tục hành chính (A1.5) | Sơ cấp |
|
Phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính (A1.6) | Sơ cấp |
|
Thông tin về chính sách, quy định mới được tuyên truyền, phổ biến kịp thời cho doanh nghiệp (A1.7) | Sơ cấp |
|
Cần có mối quan hệ với cơ quan Nhà nước để tiếp cận các thông tin, tài liệu (A1.8) | Sơ cấp |
|
Tính cởi mở (A2) |
|
|
Các hiệp hội, hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định pháp luật (A2.1) | Sơ cấp |
|
Tỷ lệ doanh nghiệp truy cập website của địa phương để tìm kiếm thông tin (A2.2) | Sơ cấp |
|
Khả năng tìm kiếm thông tin trên website của địa phương (A2.3) | Sơ cấp |
|
Tính cập nhật của thông tin trên website địa phương (A2.4) | Sơ cấp |
|
Thông tin trên website đáp ứng nhu cầu thông tin của doanh nghiệp (A2.5) | Sơ cấp |
|
Độ mở và chất lượng trang web của địa phương (Giao diện, danh bạ liên hệ; lịch công tác của lãnh đạo; công khai thủ tục hành chính ở các mức độ) (A2.6) | Sơ cấp |
|
| 20% | |
Khả năng vận dụng linh hoạt chính sách, chủ trương, quy định pháp luật của UBND quận, huyện (B1) |
|
|
Chính sách, chủ trương của thành phố/Trung ương được triển khai tốt ở cấp quận, huyện (B1.1) | Sơ cấp |
|
Kịp thời nắm bắt và có phương án xử lý những bất cập, vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình (B1.2) | Sơ cấp |
|
Sáng tạo, mạnh dạn triển khai các mô hình mới, cách thức mới trong việc triển khai chủ trương, chính sách của Trung ương, quyết định của UBND thành phố theo hướng có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp (B1.3) | Sơ cấp |
|
Vai trò của người lãnh đạo (B2) |
|
|
Chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính (B2.1) | Thứ cấp |
|
Lãnh đạo UBND quận, huyện có hành động cụ thể và thiết thực để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp (B2.2) | Sơ cấp |
|
Lãnh đạo UBND quận, huyện lắng nghe và tiếp thu các ý kiến, góp ý của doanh nghiệp (B2.3) | Sơ cấp |
|
Lãnh đạo UBND quận, huyện có những chủ trương tốt nhưng việc thực thi của các phòng, ban chuyên môn lại có vấn đề (B2.4) | Sơ cấp |
|
Lãnh đạo UBND quận, huyện đã giám sát và có biện pháp kịp thời chấn chỉnh/xử lý các cán bộ cơ sở có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, tiêu cực được doanh nghiệp phản ánh (B2.5) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính (C1) |
|
|
Quy trình và thủ tục dễ hiểu, dễ thực hiện (C1.1) | Sơ cấp |
|
Thời gian giải quyết TTHC theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (C1.2) | Sơ cấp |
|
Không phát sinh các thủ tục, giấy tờ ngoài quy định (C1.3) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức am hiểu về chuyên môn (C1.4) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức có thái độ thân thiện, nhiệt tình (C1.5) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức hướng dẫn doanh nghiệp một cách rõ ràng, đầy đủ (C1.6) | Sơ cấp |
|
Doanh nghiệp KHÔNG phải đi lại nhiều lần để hoàn thành một thủ tục hành chính (C1.7) | Sơ cấp |
|
Hoạt động thanh, kiểm tra (C2) |
|
|
Hoạt động thanh, kiểm tra KHÔNG gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (C2.1) | Sơ cấp |
|
KHÔNG có sự chồng chéo/trùng lắp về nội dung thanh, kiểm tra với các sở, ngành hoặc cấp chính quyền địa phương (C2.2) | Sơ cấp |
|
Nội dung thanh, kiểm tra đúng như trong phạm vi của Quyết định thanh, kiểm tra đã ban hành (C2.3) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Khi thực hiện TTHC hoặc chính quyền quận, huyện thanh, kiểm tra, doanh nghiệp thường phải trả thêm những khoản khác ngoài quy định của Nhà nước (D1) | Sơ cấp |
|
Chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (D2) | Sơ cấp |
|
Có hiện tượng cán bộ, công chức gây khó khăn/trì hoãn thủ tục để trục lợi (D3) | Sơ cấp |
|
Cần có các chi phí không chính thức để công việc được giải quyết như mong muốn (D4) | Sơ cấp |
|
| 15% | |
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong tiếp cận thông tin (E1) | Sơ cấp |
|
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong giải quyết TTHC (E2) | Sơ cấp |
|
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong giải quyết khó khăn (E3) | Sơ cấp |
|
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước (chính sách ưu đãi, đấu thầu, khoáng sản...) (E4) | Sơ cấp |
|
| 5% | |
Đánh giá của doanh nghiệp về các buổi tập huấn, phổ biến chính sách, quy định pháp luật (F1) | Sơ cấp |
|
Đánh giá của doanh nghiệp về các buổi đối thoại doanh nghiệp (F2) | Sơ cấp |
|
Đánh giá của doanh nghiệp về hỗ trợ tư vấn pháp lý (F3) | Sơ cấp |
|
Cán bộ, công chức nhiệt tình giúp doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục, hồ sơ còn vướng mắc (F4) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Công tác thi hành, thực thi pháp luật của UBND quận, huyện (G1) |
|
|
Thực thi VBPL nhất quán giữa các nhóm đối tượng (G1.1) | Sơ cấp |
|
Thực thi VBPL nghiêm minh, theo đúng quy trình, quy định (G1.2) | Sơ cấp |
|
Thương lượng với cán bộ là cần thiết khi làm việc với địa phương (G1.3) | Sơ cấp |
|
Đánh giá hoạt động soạn thảo/xây dựng các văn bản pháp luật G2) |
|
|
Văn bản pháp luật được điều chỉnh phù hợp và kịp thời với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (G2) | Sơ cấp |
|
Công tác giải quyết phản ảnh, kiến nghị (G3) |
|
|
Phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp được tiếp nhận và được phúc đáp thỏa đáng (G3.1) | Sơ cấp |
|
Khi doanh nghiệp phản ánh lên cấp trên của cán bộ/công chức làm trái quy định pháp luật thì sẽ giúp giải quyết được sai phạm (G3.2) | Sơ cấp |
|
| 10% | |
Điểm số và thứ hạng chỉ số ứng dụng và phát triển CNTT của thành phố (H1) |
|
|
Điểm số của chỉ số ứng dụng và phát triển CNTT của thành phố (H1.1) | Thứ cấp |
|
Mức thay đổi thứ hạng so với năm trước (H1.2) | Thứ cấp |
|
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ngành (H2) |
|
|
Dịch vụ hỏi đáp trực tuyến thông qua các phương tiện điện tử (website, tổng đài 1022, mạng xã hội...) là hữu ích (H2.1) | Sơ cấp |
|
Chất lượng dịch vụ công trực tuyến (H2.2) | Sơ cấp |
|
Việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của quận, huyện giúp doanh nghiệp giảm các loại chi phí (H2.3) | Sơ cấp |
|
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan đến doanh nghiệp (H2.4) | Sơ cấp |
|
Thông báo, tuyên truyền VBPL trực tiếp cho doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử: email, tin nhắn... (H2.5) | Sơ cấp |
|
Sơ cấp | 5% | |
Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (I1) | Sơ cấp |
|
Chính quyền quận, huyện tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai tại địa phương (I2) | Sơ cấp |
|
Mức độ rủi ro khi sử dụng đất của doanh nghiệp (như rủi ro bị chính quyền thu hồi cho mục đích sử dụng khác, thay đổi quy hoạch...) là thấp (I3) | Sơ cấp |
|
Chính quyền quận, huyện chủ động trong giải quyết các vướng mắc về đất đai gây bức xúc tại địa phương (I4) | Sơ cấp |
|
1 Bao gồm các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP
2 Không đánh giá tính điểm đối với Sở Ngoại vụ
3 Không đánh giá Cục Quản lý thị trường đối với các chỉ tiêu A1.3 và A1.4
4 Không đánh giá Cục Quản lý thị trường đối với các chỉ tiêu C1.1, C1.2, C1.3 và C1.7
5 Không đánh giá tính điểm đối với Cục Quản lý thị trường
- 1Quyết định 595/QĐ-UBND năm 2020 về Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 613/QĐ-UBND về phê duyệt Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Lai Châu năm 2020
- 3Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (viết tắt tiếng anh là DDCI) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 673/QĐ-UBND về Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Gia Lai năm 2021 và các năm tiếp theo
- 5Quyết định 380/QĐ-UBND năm 2020 về điều chỉnh, bổ sung bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương của tỉnh Gia Lai
- 6Quyết định 3061/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 2861/QĐ-UBND năm 2021 sửa đổi Quy định kèm theo Quyết định 1142/QĐ-UBND về Bộ chỉ số và cách thức triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 1730/QĐ-UBND phê duyệt Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Lai Châu năm 2021
- 9Quyết định 5399/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh Ninh Bình
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 595/QĐ-UBND năm 2020 về Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 613/QĐ-UBND về phê duyệt Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Lai Châu năm 2020
- 5Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (viết tắt tiếng anh là DDCI) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 673/QĐ-UBND về Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Gia Lai năm 2021 và các năm tiếp theo
- 8Quyết định 380/QĐ-UBND năm 2020 về điều chỉnh, bổ sung bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương của tỉnh Gia Lai
- 9Quyết định 3061/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk
- 10Quyết định 2861/QĐ-UBND năm 2021 sửa đổi Quy định kèm theo Quyết định 1142/QĐ-UBND về Bộ chỉ số và cách thức triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Quyết định 1730/QĐ-UBND phê duyệt Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Lai Châu năm 2021
- 12Quyết định 5399/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh Ninh Bình
Quyết định 2536/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận, huyện (DDCI) thành phố Đà Nẵng năm 2020
- Số hiệu: 2536/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/07/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Lê Trung Chinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực