Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1730/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 22 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, BAN, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG (DDCI) TỈNH LAI CHÂU NĂM 2021

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021;

Căn cứ Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 2199/TTr-SKHĐT, ngày 02/12/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (Bộ chỉ số DDCI) tỉnh Lai Châu năm 2021, bao gồm:

1. Đối với cấp sở, ban, ngành tỉnh, các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh.

- Gồm 09 chỉ số thành phần: (1) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (2) Tính năng động của sở, ban, ngành (3) Chi phí thời gian (4) Chi phí không chính thức (5) Cạnh tranh bình đẳng (6) Hỗ trợ doanh nghiệp (7) Thiết chế pháp lý (8) Vai trò của người đứng đầu (9) Ứng dụng công nghệ thông tin.

- Các cơ quan, đơn vị được đánh giá gồm:

Khối sở, ban, ngành: (1) Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, các sở: (2) Công Thương; (3) Giao thông vận tải; (4) Giáo dục và Đào tạo; (5) Kế hoạch và Đầu tư; (6) Khoa học và Công nghệ; (7) Lao động, Thương binh và Xã hội; (8) Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (9) Tài chính; (10) Tài nguyên và Môi trường; (11) Thông tin và Truyền thông; (12) Tư pháp; (13) Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (14) Xây dựng và (15) Y tế.

Khối Các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh: (1) Cục Thuế tỉnh Lai Châu; (2) Bảo hiểm xã hội tỉnh Lai Châu; (3) Công an tỉnh; (4) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lai Châu; (5) Chi cục Hải quan; (6) Cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu.

2. Đối với địa phương (cấp huyện)

- Gồm 10 chỉ số thành phần: (1) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (2) Tính năng động của sở, ban, ngành (3) Chi phí thời gian (4) Chi phí không chính thức (5) Cạnh tranh bình đẳng (6) Hỗ trợ doanh nghiệp (7) Thiết chế pháp lý (8) Vai trò của người đứng đầu (9) Ứng dụng công nghệ thông tin (10) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất.

- Đơn vị được đánh giá: (1) Huyện Mường Tè; (2) Huyện Nậm Nhùn; (3) Huyện Phong Thổ; (4) Sìn Hồ; (5) Huyện Tam Đường; (6) Huyện Tân Uyên; (7) Huyện Than Uyên; (8) Thành phố Lai Châu.

(Có biểu các chỉ tiêu đánh giá của từng chỉ số thành phần DDCI tỉnh Lai Châu năm 2021 kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tổ trưởng Tổ đánh giá DDCI của tỉnh và làm đầu mối hỗ trợ, cung cấp thông tin cần thiết để Đơn vị tư vấn hoàn thành công việc; tiếp nhận đánh giá kết quả, xếp hạng các cơ quan, đơn vị và dữ liệu có liên quan từ Đơn vị tư vấn; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức công bố công khai theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai Bộ chỉ số DDCI tỉnh Lai Châu năm 2021 sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng sở, ban, ngành và địa phương.

- Phối hợp với Đơn vị tư vấn và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu việc điều chỉnh, bổ sung và cập nhật Bộ chỉ số DDCI của tỉnh và xây dựng tiêu chí đánh giá của từng chỉ số thành phần đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn và tình hình thực tế của tỉnh trong những năm tiếp theo.

- Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.

2. Cục Thống kê tỉnh: Tổ phó Tổ đánh giá DDCI của tỉnh, có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị tư vấn, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các công việc xây dựng mẫu điều tra, thực hiện điều tra, khảo sát, mã hóa dữ liệu và nhập liệu (kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí được giao tại Sở Kế hoạch và Đầu tư).

3. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh: Tổ phó Tổ đánh giá DDCI của tỉnh; tổ chức tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh,… nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện đánh giá, khảo sát DDCI tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Lai Châu, Báo Lai Châu, Cổng Thông tin điện tử tỉnh cùng các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh thực hiện truyền thông về việc triển khai đánh giá Bộ chỉ số DDCI của tỉnh; kịp thời đưa tin trong quá trình điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của doanh nghiệp về Bộ chỉ số DDCI của tỉnh Lai Châu.

5. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Lai Châu các năm tiếp theo.

6. Cục Thuế tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; các sở, ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp danh sách đối tượng điều tra, khảo sát thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách.

7. Văn phòng UBND tỉnh giám sát độc lập toàn bộ quá trình thực hiện việc đánh giá chỉ số DDCI hàng năm của tỉnh, đảm bảo khách quan, minh bạch.

8. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp, thực hiện Bộ chỉ số DDCI của tỉnh. Kiến nghị, đề xuất các khó khăn, vướng mắc về Tổ đánh giá DDCI (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng UBND tỉnh (phòng Kiểm soát thủ tục hành chính).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Bộ chỉ số đáng giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Lai Châu năm 2020.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI);
- TT.Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Thông tấn xã Việt Nam tại Lai Châu;
- Báo Lai Châu;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT.

CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

BIỂU CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỦA TỪNG CHỈ SỐ THÀNH PHẦN DDCI TỈNH LAI CHÂU NĂM 2021

(Kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh Lai Châu)

I. ĐỐI VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH

Bộ chỉ số đánh giá cấp sở, ban, ngành (SBN) bao gồm 9 chỉ số thành phần với 66 chỉ tiêu đánh giá. Cụ thể, qua bảng sau:

CHỈ SỐ THÀNH PHẦN

CHỈ TIÊU

1. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

1. Tài liệu hướng dẫn về thực hiện các TTHC, dịch vụ công niêm yết đầy đủ, công khai tại bộ phận một cửa và trang web cơ quan

2. Cách thức hướng dẫn về thực hiện TTHC dễ hiểu, dễ thực hiện

3. Dễ dàng tiếp cận, sử dụng các biểu mẫu TTHC

4. Các văn bản pháp luật liên quan đến DN của TW, tỉnh được công bố công khai kịp thời

5. Phí và lệ phí được công khai minh bạch

6. Cán bộ nhiệt tình hỗ trợ DN nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, hồ sơ còn vướng mắc

7. Các biểu mẫu TTHC được đăng tải đầy đủ trên website của sở, ban, ngành

8. Website của SBN đăng tải kịp thời văn bản pháp luật mới lên quan đến DN

9. Yêu cầu thủ tục đăng ký và truy cập vào website khi thực hiện TTHC trực tuyến dễ dàng, đơn giản

10. DN nhanh chóng để tìm được thông tin trên website của SBN

11. Website công khai kết quả tham vấn, trả lời thắc mắc/ý kiến của DN

12. SBN công khai lấy ý kiến DN khi xây dựng dự thảo các văn bản pháp luật liên quan đến DN tính đến hết tháng 12/2021

13. “Mối quan hệ với cán bộ cơ quan nhà nước” giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giải quyết TTHC

14. “Mối quan hệ với cán bộ cơ quan nhà nước” giúp các DN thuận lợi hơn trong tiếp cận với các thông tin, tài liệu quan trọng của SBN

2. Tính năng động của sở, ban, ngành

1. SBN nắm bắt và có phương án xử lý được những bất cập, vướng mắc trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình

2. SBN chủ động tham mưu và kiến nghị UBND tỉnh các đề xuất/giải pháp cụ thể để hỗ trợ DN/cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh

3. SBN tích cực vào cuộc thực hiện các quyết định/chủ trương của UBND tỉnh

4. SBN đã tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp hợp lý và hiệu quả nhằm hỗ trợ DN, HTX trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh

5. Sáng tạo, mạnh dạn triển khai các mô hình mới, cách thức mới trong việc triển khai chủ trương, chính sách của TW, quyết định của UBND tỉnh theo hướng có lợi cho cộng đồng DN

6. Thường xuyên tổ chức và cử cán bộ tham gia các buổi đối thoại giải đáp các vướng mắc với DN

3. Chi phí thời gian

1. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đúng quy định

2. Quy trình và thủ tục thực hiện TTHC đơn giản, dễ thực hiện

3. Thời gian giải quyết TTHC giảm đáng kể

4. Không phát sinh các thủ tục, giấy tờ ngoài quy định

5. DN phải đi lại nhiều lần để hoàn tất TTHC

6. Số lần các đoàn công tác của SBN tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

7. Không có hiện tượng nhũng nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của SBN

8. Hoạt động thanh kiểm tra của SBN không gây cản trở đáng kể đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN

9. Nội dung thanh, kiểm tra đúng như trong phạm vi của Quyết định thanh, kiểm tra đã ban hành

10. Nội dung thanh kiểm tra chồng chéo/trùng lặp với các SBN khác hoặc chính quyền ĐP

4. Chi phí không chính thức

1. Hiện tượng nhũng nhiễu vẫn còn phổ biến, gần như thành yêu cầu mặc định ngầm.

2. DN phải trả chi phí không chính thức nếu muốn công việc được thuận lợi

3. Chi phí không chính thức năm 2021 có xu hướng giảm so với các năm trước.

5. Cạnh tranh bình đẳng

1. Không có sự ưu ái, phân biệt đối xử với một hoặc một số nhóm DN trong tiếp cận thông tin, cơ hội kinh doanh.

2. Không có sự ưu ái, phân biệt đối xử với một hoặc một số nhóm DN trong tiếp cận các nguồn vốn.

3. Không có sự ưu ái, phân biệt đối xử giữa các DN với nhau khi thực hiện TTHC, dịch vụ công.

4. Không có sự ưu ái với một hoặc một số nhóm DN trong tiếp cận các chính sách ưu đãi.

5. Không có sự ưu ái với một hoặc một số nhóm DN trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước (đấu thầu, khai thác khoáng sản,...)

6. Các DN do nữ làm chủ/điều hành và các DN do nam giới làm chủ/điều hành đều được đối xử bình đẳng và có các cơ hội, quyền như nhau.

6. Hỗ trợ doanh nghiệp

1. DN đã tham gia các chương trình hỗ trợ DN (mời tập huấn, phổ biến, hướng dẫn, triển khai các chủ trương, chính sách mới,…) của Sở, Ban, Ngành

2. Hỗ trợ DN nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, hồ sơ còn vướng mắc

3. Triển khai các chương trình (của Trung ương và tỉnh) và các sáng kiến, hoạt động nhằm hỗ trợ DN hoạt động hiệu quả hơn

4. Chương trình hỗ trợ của SBN rất phù hợp với nhu cầu và thực tiễn hoạt động của DN

5. DN đã từng tham gia các buổi đối thoại DN do Sở, Ban, Ngành được khảo sát tổ chức

6. Chủ trương giải quyết vấn đề sau đối thoại có hiệu quả

7. Đơn vị có tiếp thu, thay đổi, hoạt động quản lý hành chính nói chung được cải thiện sau đối thoại

8. Chương đối thoại với SBN rất thiết thực với DN

7. Thiết chế pháp lý

1. SBN đã thực hiện hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch vì lợi ích của DN

2. Thực thi văn bản pháp luật nghiêm minh theo đúng quy trình, quy định

3. Thực thi văn bản pháp luật nhất quán giữa các nhóm đối tượng

4. Văn bản pháp luật được điều chỉnh phù hợp và kịp thời với thực tế sản xuất, kinh doanh của DN

5. Thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cộng đồng DN

6. DN đánh giá cao về chất lượng thi hành, thực thi pháp luật của SBN

7. Trong trường hợp cán bộ, nhân viên thuộc Sở, Ban, Ngành được khảo sát làm trái với các quy định của pháp luật hoặc gây khó khăn khi giải quyết TTHC, DN có biết về cơ chế khiếu nại hoặc đã từng khiếu nại lên cấp quản lý có thẩm quyền chưa?

8. Khiếu nại luôn được giải quyết thỏa đáng

9. Có cơ chế đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong giải quyết khiếu nại

10. DN phải khiếu nại vượt cấp

8. Vai trò người đứng đầu

1. Lãnh đạo SBN chỉ đạo quyết liệt việc tuân thủ kỷ luật, nề nếp thủ tục hành chính tại đơn vị

2. Lãnh đạo SBN có hành động cụ thể và thiết thực để giải quyết các vấn đề của DN

3. Lãnh đạo SBN trực tiếp điều hành các buổi tham vấn DN

4. Lãnh đạo SBN giải quyết triệt để, nhanh chóng các vấn đề cụ thể của DN sau buổi tham vấn

5. Lãnh đạo SBN kiên trì cải thiện văn hóa ứng xử của công chức và hệ thống chính quyền

6. Lãnh đạo SBN đã giám sát và có biện pháp kịp thời chấn chỉnh/xử lý các cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn được DN phản ánh

9. Ứng dụng công nghệ thông tin

1. Các biểu mẫu TTHC được đăng tải trên website của sở, ban, ngành

2. Thường xuyên truy cập vào website của sở, ban, ngành để tìm kiếm các thông tin mà doanh nghiệp mong muốn

3. Website của sở, ban, ngành hoạt động chất lượng, hiệu quả

4. TTHC của sở, ban, ngành được thực hiện ở cấp độ 3 hoặc 4

5. Website có dịch vụ hỏi, đáp/hỗ trợ trực tuyến

II. ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG (CẤP HUYỆN)

Bộ chỉ số đánh giá cấp huyện bao gồm 10 chỉ số thành phần với 69 chỉ tiêu đánh giá. Cụ thể, qua bảng sau:

CHỈ SỐ THÀNH PHẦN

CHỈ TIÊU

1. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

1. Tài liệu hướng dẫn về thực hiện các TTHC, dịch vụ công của ĐP niêm yết đầy đủ, công khai

2. Cách thức hướng dẫn về thực hiện TTHC dễ hiểu, dễ thực hiện

3. Dễ dàng tiếp cận, sử dụng các biểu mẫu TTHC

4. Các văn bản pháp luật liên quan đến DN được ĐP công bố công khai

5. Phí và lệ phí được ĐP công khai minh bạch

6. Cán bộ nhiệt tình hỗ trợ DN nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, hồ sơ còn vướng mắc

7. Các biểu mẫu TTHC được đăng tải đầy đủ trên website của ĐP

8. Website của ĐP đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật mới

9. Yêu cầu thủ tục đăng ký và truy cập vào website khi thực hiện TTHC trực tuyến dễ dàng, đơn giản

10. DN nhanh chóng để tìm được thông tin trên website của ĐP

11. Website công khai kết quả tham vấn, trả lời thắc mắc/ý kiến của DN

12. Địa phương công khai lấy ý kiến DN khi xây dựng dự thảo các văn bản pháp luật liên quan đến DN tính đến hết tháng 12/2021

13. “Mối quan hệ với cán bộ cơ quan nhà nước” giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giải quyết TTHC

14. “Mối quan hệ với cán bộ cơ quan nhà nước” giúp các DN thuận lợi hơn trong tiếp cận với các thông tin, tài liệu quan trọng của ĐP

2. Tính năng động của địa phương

1. ĐP nắm bắt và có phương án xử lý được những bất cập, vướng mắc trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình

2. ĐP chủ động tham mưu và kiến nghị UBND tỉnh các đề xuất/giải pháp cụ thể để hỗ trợ DN/cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh

3. ĐP tích cực vào cuộc thực hiện các quyết định/chủ trương của UBND tỉnh

4. ĐP đã tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp hợp lý và hiệu quả nhằm hỗ trợ DN trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh

5. Sáng tạo, mạnh dạn triển khai các mô hình mới, cách thức mới trong việc triển khai chủ trương, chính sách của TW, quyết định của UBND tỉnh theo hướng có lợi cho cộng đồng DN

6. Thường xuyên tổ chức và cử cán bộ tham gia các buổi đối thoại giải đáp các vướng mắc với DN

3. Chi phí thời gian

1. Thời gian giải quyết TTHC đúng quy định

2. Quy trình và thủ tục thực hiện TTHC đơn giản, dễ thực hiện

3. Thời gian giải quyết TTHC giảm đáng kể

4. Không phát sinh các thủ tục, giấy tờ ngoài quy định

5. DN phải đi lại nhiều lần để hoàn tất TTHC

6. Số lần các đoàn công tác của ĐP được khảo sát tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

7. Không có hiện tượng nhũng nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của ĐP

8. Hoạt động thanh kiểm tra của ĐP không gây cản trở đáng kể đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN

9. Nội dung thanh, kiểm tra đúng như trong phạm vi của Quyết định thanh, kiểm tra đã ban hành

10. Nội dung thanh kiểm tra chồng chéo/trùng lặp với các SBN

4. Chi phí không chính thức

1. Hiện tượng nhũng nhiễu vẫn còn phổ biến, gần như thành yêu cầu mặc định ngầm.

2. DN phải trả chi phí không chính thức nếu muốn công việc được thuận lợi

3. Chi phí không chính thức năm 2021 có xu hướng giảm so với các năm trước.

5. Cạnh tranh bình đẳng

1. Không có sự ưu ái, phân biệt đối xử với một hoặc một số nhóm DN trong tiếp cận thông tin, cơ hội kinh doanh.

2. Không có sự ưu ái, phân biệt đối xử với một hoặc một số nhóm DN trong tiếp cận các nguồn vốn.

3. Không có sự ưu ái, phân biệt đối xử giữa các DN với nhau khi thực hiện TTHC, dịch vụ công.

4. Không có sự ưu ái với một hoặc một số nhóm DN trong tiếp cận các chính sách ưu đãi.

5. Không có sự ưu ái với một hoặc một số nhóm DN trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước (đấu thầu, khai thác khoáng sản,...)

6. Các DN do nữ làm chủ/điều hành và các DN do nam giới làm chủ/điều hành đều được đối xử bình đẳng và có các cơ hội, quyền như nhau.

6. Hỗ trợ doanh nghiệp

1. DN đã tham gia các chương trình hỗ trợ DN (mời tập huấn, phổ biến, hướng dẫn, triển khai các chủ trương, chính sách mới,…) của ĐP

2. Hỗ trợ DN nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, hồ sơ còn vướng mắc

3. Triển khai các chương trình (của Trung ương và tỉnh) và các sáng kiến, hoạt động nhằm hỗ trợ DN hoạt động hiệu quả hơn

4. Chương trình hỗ trợ của ĐP rất phù hợp với nhu cầu và thực tiễn hoạt động của DN

5. DN đã từng tham gia các buổi đối thoại DN do ĐP được khảo sát tổ chức

6. Chủ trương giải quyết vấn đề sau đối thoại có hiệu quả

7. Đơn vị có tiếp thu, thay đổi, hoạt động quản lý hành chính nói chung được cải thiện sau đối thoại

8. Chương trình đối thoại với ĐP rất thiết thực với DN

7. Thiết chế pháp lý

1. ĐP đã thực hiện hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch vì lợi ích của DN

2. Thực thi văn bản pháp luật nghiêm minh theo đúng quy trình, quy định

3. Thực thi văn bản pháp luật nhất quán giữa các nhóm đối tượng

4. Văn bản pháp luật được điều chỉnh phù hợp và kịp thời với thực tế sản xuất, kinh doanh của DN

5. Thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cộng đồng DN

6. DN đánh giá cao về chất lượng thi hành, thực thi pháp luật của ĐP

7. Trong trường hợp cán bộ, nhân viên thuộc Địa phương được khảo sát làm trái với các quy định của pháp luật hoặc gây khó khăn khi giải quyết TTHC, DN có biết về cơ chế khiếu nại hoặc đã từng khiếu nại lên cấp quản lý có thẩm quyền chưa

7. Khiếu nại luôn được giải quyết thỏa đáng

8. Có cơ chế đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong giải quyết khiếu nại

9. DN phải khiếu nại vượt cấp

8. Vai trò người đứng đầu

1. Lãnh đạo ĐP chỉ đạo quyết liệt việc tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

2. Lãnh đạo ĐP có hành động cụ thể và thiết thực để giải quyết các vấn đề của DN

3. Lãnh đạo ĐP trực tiếp điều hành các buổi tham vấn DN

4. Lãnh đạo ĐP giải quyết triệt để, nhanh chóng các vấn đề cụ thể của DN sau buổi tham vấn, đối thoại

5. Lãnh đạo ĐP kiên trì cải thiện văn hóa ứng xử của công chức và hệ thống chính quyền

6. Lãnh đạo ĐP đã giám sát và có biện pháp kịp thời chấn chỉnh/xử lý các cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn được DN phản ánh

9. Ứng dụng công nghệ thông tin

1. Website của ĐP đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm hiểu thông tin của DN khi thực hiện TTHC

2. Thường xuyên truy cập vào website của ĐP để tìm kiếm các thông tin mà doanh nghiệp mong muốn

3. Website của ĐP hoạt động chất lượng, hiệu quả

4. TTHC của ĐP được thực hiện ở cấp độ 3 hoặc 4

5. Website có dịch vụ hỏi, đáp/hỗ trợ trực tuyến

10. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

1. DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận hoặc mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh

2. DN gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại các cơ quan Nhà nước của địa phương

3. Có hiện tượng DN bị thu hồi đất đai (mặt bằng dự án đầu tư) không thỏa đáng

4. Chính quyền công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ĐP

5. Chủ động trong giải quyết các vướng mắc về đất đai gây bức xúc tại ĐP

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1730/QĐ-UBND phê duyệt Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Lai Châu năm 2021

  • Số hiệu: 1730/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Trần Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản