Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2017/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 302/TTr-SNN ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ý kiến Sở Tư pháp tại Công văn số 277/STP-VB ngày 10 tháng 01 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thực hiện quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Điều 2.

1. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, quận - huyện liên quan và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để triển khai Hướng dẫn thực hiện quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quyết định phê duyệt;

2. Ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có sản xuất nông nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương phổ biến triển khai Hướng dẫn thực hiện quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2017.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố, Ban quản lý Khu công nghệ cao, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè, Hội Nông dân Việt Nam thành phố và Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- VPUB: các PVP;
- Các Phòng CV, TTCB;
- Lưu VT; (KT-Trọng) MH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Thanh Liêm

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Căn cứ Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (sau đây gọi tắt là Quyết định số 66), Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Một số khái niệm

a) Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích luỹ từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

b) Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất và có giá trị gia tăng cao.

c) Tổ chức đầu mối (tổ chức đề nghị công nhận): là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hội nông dân huyện.

2. Tiêu chí xác định vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (dựa trên tiêu chí theo Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015).

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; có tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hội nông dân huyện hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng.

b) Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm hàng hóa có lợi thế của vùng, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:

- Giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội;

- Sản phẩm nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao; chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia (VietGAP).

c) Công nghệ được ứng dụng là các công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; công nghệ tự động hóa, bán tự động; công nghệ thông tin, viễn thám, thân thiện môi trường. Công nghệ có thể được ứng dụng ở quy mô nông hộ hoặc ứng dụng trên quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị của sản phẩm và tăng năng suất lao động.

d) Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng chiếm trên 80%, có điều kiện tự nhiên tương đối đồng nhất, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, điện, nước tương đối hoàn chỉnh và thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương.

e) Đối tượng sản xuất và quy mô vùng theo đặc điểm nông nghiệp đô thị:

- Sản xuất hoa: diện tích canh tác tối thiểu là 20 ha; giá trị sản xuất tối thiểu 1.400.000.000 đồng/ha/năm;

- Sản xuất rau: diện tích canh tác tối thiểu là 50 ha; giá trị sản xuất tối thiểu phải đạt 900.000.000 đồng/ha/năm;

- Bò sữa: Quy mô từ 15 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi. Chăn nuôi bò sữa trong vùng tối thiểu là 10.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi bò sữa tối thiểu đạt 900.000.000 đồng/năm/hộ;

- Bò thịt: Quy mô từ 10 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi. Chăn nuôi bò thịt trong vùng tối thiểu 10.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi bò thịt tối thiểu đạt 500.000.000 đồng/năm/hộ;

- Heo thịt: Quy mô từ 100 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi. Chăn nuôi heo thịt trong vùng tối thiểu là 40.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi heo tối thiểu đạt 1.500.000.000 đồng/năm/hộ;

- Heo nái: Quy mô từ 50 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi heo nái. Chăn nuôi heo nái trong vùng tối thiểu là 2.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi heo nái tối thiểu đạt 2.200.000.000 đồng/năm/hộ;

- Thủy sản: Diện tích sản xuất giống thủy sản (tôm, cá, nhuyễn thể) tối thiểu là 10 ha, trong đó, quy mô diện tích nuôi của các hộ từ 2.000 m2 trở lên.

Diện tích nuôi thương phẩm thủy sản các loại (tôm, cá, nhuyễn thể) tối thiểu là 100 ha, trong đó, quy mô diện tích của các hộ từ 3.000 m2 trở lên. Giá trị sản xuất bình quân đạt 1.200.000.000 đồng/ha/năm.

(Xem phụ lục các tiêu chí công nghệ cao)

3. Thẩm quyền công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a) Tổ chức đầu mối của vùng lập hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gửi trực tiếp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 05 bộ hồ sơ, trong đó 01 bộ hồ sơ gốc, 04 bộ hồ sơ (bản sao) và 01 file mềm. Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Bản thuyết minh vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 2 Quyết định này.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đầu mối đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tính hợp lệ của hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo.

c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hợp lệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định và ban hành quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trường hợp từ chối công nhận thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đề nghị công nhận.

5. Thu hồi Quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thu hồi đối với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không còn đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Mục 2 của Hướng dẫn này.

6. Tổ chức thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Công nhận và thu hồi Quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Quyết định 66 tại Thành phố Hồ Chí Minh; trực tiếp quản lý hoạt động của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận tại Thành phố;

- Định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc thực hiện Quyết định 66 và những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định và thực hiện các nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền./.

 

PHỤ LỤC CHI TIẾT

I. TIÊU CHÍ CỦA VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Trồng trọt

Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong sản xuất trồng trọt UDCNC

TT

Tiêu chí

Điều kiện bắt buộc

I

Điều kiện trồng

1

Nhà kính, nhà màng, nhà trồng hoa

2

Hệ thống điều khiển ẩm độ, nhiệt độ, thông thoáng

II

Hệ thống tưới

1

Tự động hoặc bán tự động, kết hợp bón phân

2

Bán tự động, kết hợp diệt côn trùng

III

Cơ giới hóa

1

Hệ thống cắt nắng (điều khiển che mát)

2

Điều khiển đóng mở mái che nhà kính, nhà màng

IV

Sử dụng giống

1

Giống có nguồn gốc rõ ràng

2

Sử dụng giống cấy mô

V

Bao bì sản phẩm

1

Bằng chế phẩm sinh học hoặc thuốc được phép sử dụng và có thời gian cách ly an toàn

2

Có thông tin đầy đủ về sản phẩm và nơi sản xuất

VI

Đạt yêu cầu, được cấp chứng nhận sản xuất VietGAP (đối với rau)

Điều kiện bổ sung

VII

Điều khiển ra hoa và kiểm soát tuổi thọ hoa theo sự kiểm soát

VIII

Sử dụng phân vô cơ hợp lý kết hợp vi sinh, hữu cơ

IX

Sử dụng thuốc sinh học hoặc hoá học hợp lý, an toàn

X

Sử dụng màng phủ nông nghiệp nếu trồng trên đất

XI

Sử dụng thiên địch thay thế thuốc trừ sâu hóa học, thụ phấn cho cây

XII

Cơ giới hóa làm đất (nếu trồng trên đất), làm giá thể (nếu trồng trên giá thể)

XIII

Ứng dụng công nghệ thông tin

1

Điều khiển hệ thống tưới kết hợp bón phân bằng Smartphone

2

Quan sát sinh trưởng chăm sóc cây trồng bằng hệ thống camera và định vị GPS

a) Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong sản xuất rau UDCNC

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ nguồn gốc

2

Sử dụng phân bón cân đối, nằm trong danh mục được phép, rõ nguồn gốc

3

Sử dụng thuốc BVTV nằm trong danh mục được phép, rõ nguồn gốc

4

Cơ giới hóa một số khâu canh tác (làm đất, hệ thống tưới, hệ thống phun thuốc, xử lý giá thể)

5

Sử dụng bao bì sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường

II

Tiêu chí bổ sung

1

Sử dụng nhà màng, nhà lưới

2

Hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ

3

Tưới tiết kiệm nước hoặc tưới kết hợp bón phân

4

Cơ giới hóa hoặc tự động hóa khâu xử lý, đóng gói, bảo quản sản phẩm

5

Sử dụng chế phẩm sinh học trong dinh dưỡng và BVTV

6

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

b) Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong sản xuất hoa lan UDCNC

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Nhà màng, nhà lưới đạt chuẩn

2

Hệ thống tưới tiết kiệm nước

3

Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ nguồn gốc

4

Sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong danh mục được phép, rõ nguồn gốc

5

Sử dụng giá thể, bao bì sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường

6

Cơ giới hóa, tự động hóa một số khâu trong quá trình sản xuất (xử lý giá thể, sơ chế, đóng gói, hệ thống phun thuốc)

II

Tiêu chí bổ sung

1

Hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ

2

Điều khiển ra hoa và kiểm soát tuổi thọ hoa chủ động tại vườn

3

Sử dụng chế phẩm sinh học trong dinh dưỡng và BVTV

4

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

c) Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong SX hoa nền và hoa công trình UDCNC

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ nguồn gốc

2

Hệ thống tưới tiết kiệm nước

3

Sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong danh mục được phép, rõ nguồn gốc

4

Sử dụng giá thể, bao bì sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường

5

Cơ giới hóa một số khâu canh tác (làm đất, hệ thống phun thuốc, xử lý giá thể)

II

Tiêu chí bổ sung

1

Nhà màng, nhà lưới đạt chuẩn

2

Cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong quá trình sản xuất

3

Hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ

4

Sử dụng chế phẩm sinh học trong dinh dưỡng và BVTV

5

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

d) Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong SX cây cảnh và cây công trình UDCNC

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Nhà màng, nhà lưới đạt chuẩn

2

Hệ thống tưới tiết kiệm nước

3

Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ nguồn gốc

4

Sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong danh mục được phép, rõ nguồn gốc

5

Sử dụng giá thể, bao bì sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường

6

Cơ giới hóa, tự động hóa một số khâu trong quá trình sản xuất (xử lý giá thể, sơ chế, đóng gói, hệ thống phun thuốc)

II

Tiêu chí bổ sung

1

Hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ

2

Điều khiển ra hoa và kiểm soát tuổi thọ hoa chủ động tại vườn

3

Sử dụng chế phẩm sinh học trong dinh dưỡng và BVTV

5

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

e) Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong sản xuất nấm UDCNC

 

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ nguồn gốc

2

Nhà trồng nấm đạt chuẩn

3

Sử dụng giá thể an toàn

4

Sử dụng bao bì sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường

5

Cơ giới hóa quá trình sản xuất, đóng gói và xử lý giá thể

II

Tiêu chí bổ sung

1

Cơ giới hóa quá trình sản xuất

2

Sử dụng hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ

3

Sử dụng dây chuyền tự động, bán tự động trong xử lý, đóng gói, bảo quản

4

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

 

 

 

2. Chăn nuôi

Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong chăn nuôi UDCNC

TT

Tiêu chí

Điều kiện bắt buộc

I

Chuồng trại

1

Chuồng trại đạt chuẩn có hệ thống điều khiển nhiệt độ, ẩm độ tự động; đối với bò sữa có hệ thống làm mát tự động.

2

Chuồng trại cải tiến có hệ thống làm mát.

II

Thức ăn

1

Sử dụng phần mềm xây dựng khẩu phần thức ăn; sử dụng hệ thống máng ăn tự động; đối với bò sử dụng khẩu phần TMR có dây chuyền phân phối thức ăn bán tự động.

2

Sử dụng phần mềm xây dựng khẩu phần thức ăn; sử dụng hệ thống máng ăn bán tự động đối với bò sử dụng khẩu phần TMR.

III

Sử dụng giống

1

Sử dụng giống thuần cao sản, có lý lịch 3 đời (cá thể, cha mẹ, ông bà) rõ ràng đối với tinh bò sữa sử dụng tinh phân biệt giới tính.

2

Giống lai tinh thịt cao sản.

IV

Cơ giới hóa khâu phân phối thức ăn

1

Sử dụng máng ăn tự động hoặc dây chuyền phân phối tự động hoặc bán tự động

2

Sử dụng hệ thống silo và máy trộn thức ăn.

V

Cơ giới hóa khai thác và bảo quản sữa (bò thịt)

1

Tự động hóa khai thác và bảo quản sữa

2

Cơ giới hóa đồng bộ khai thác và bảo quản sữa bán tự động

VI

Cơ giới hóa vệ sinh chuồng trại

1

Cơ giới hóa tự động vệ sinh chuồng trại

2

Cơ giới hóa bán tự động vệ sinh chuồng trại

VII

Xử lý chất thải

1

Cơ giới hóa, xử lý sinh học chất thải

2

Xử lý sinh học chất thải

Điều kiện bổ sung

VIII

Ứng dụng công nghệ thông tin

1

Quản lý giống bằng chương trình BLUP, DHI

2

Sử dụng CNTT trong quy trình sản xuất, quản lý và thương mại

3

Sử dụng CNTT trong quản lý, thương mại

a) Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong chăn nuôi bò sữa UDCNC

Bò sữa: Quy mô từ 15 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi. Chăn nuôi bò sữa trong vùng tối thiểu là 10.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi bò sữa tối thiểu đạt 900.000.000 đồng/năm/hộ

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Chuồng trại cải tiến có hệ thống làm mát

2

Giống đạt chuẩn cao sản

3

Cơ giới hóa khâu khai thác và bảo quản sữa

4

Có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường

5

Trong vùng an toàn dịch bệnh

II

Tiêu chí bổ sung

1

Sử dụng thức ăn hỗn hợp TMR

2

Chuồng trại đạt chuẩn có hệ thống điều khiển nhiệt độ, ẩm độ tự động

3

Cơ giới hóa, tự động hóa một số khâu trong quá trình sản xuất (vệ sinh chuồng trại, chế biến và phân phối thức ăn, nước uống)

4

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

b) Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong chăn nuôi bò thịt UDCNC

Bò thịt: Quy mô từ 10 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi. Chăn nuôi bò thịt trong vùng tối thiểu 10.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi bò thịt tối thiểu đạt 500.000.000 đồng/năm/hộ.

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Chuồng trại cải tiến có hệ thống làm mát

2

Giống đạt chuẩn cao sản

3

Có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường

4

Trong vùng an toàn dịch bệnh

II

Tiêu chí bổ sung

1

Sử dụng thức ăn hỗn hợp TMR

2

Chuồng trại đạt chuẩn có hệ thống điều khiển nhiệt độ, ẩm độ tự động

3

Cơ giới hóa, tự động hóa một số khâu trong quá trình sản xuất (vệ sinh chuồng trại, chế biến và phân phối thức ăn, nước uống)

4

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

c) Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong chăn nuôi heo thịt UDCNC

Heo thịt: Quy mô từ 100 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi. Chăn nuôi heo thịt trong vùng tối thiểu là 40.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi heo tối thiểu đạt 1.500.000.000 đồng/năm/hộ.

Heo nái: Quy mô từ 50 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi heo nái. Chăn nuôi heo nái trong vùng tối thiểu là 2.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi heo nái tối thiểu đạt 2.200.000.000 đồng/năm/hộ.

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Chuồng trại cải tiến có hệ thống làm mát

2

Giống đạt chuẩn cao sản

3

Sử dụng thức ăn an toàn, rõ nguồn gốc

4

Có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường

5

Trong vùng an toàn dịch bệnh

II

Tiêu chí bổ sung

1

Chuồng trại đạt chuẩn có hệ thống điều khiển nhiệt độ, ẩm độ tự động

2

Cơ giới hóa, tự động hóa một số khâu trong quá trình sản xuất (vệ sinh chuồng trại, chế biến và phân phối thức ăn, nước uống)

3

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

3. Thủy sản

a) Quy mô, diện tích:

Thủy sản: Diện tích sản xuất giống thủy sản (tôm, cá, nhuyễn thể) tối thiểu là 10 ha, trong đó, quy mô diện tích nuôi của các hộ từ 2.000 m2 trở lên.

Diện tích nuôi thương phẩm thủy sản các loại (tôm, cá, nhuyễn thể) tối thiểu là 100 ha, trong đó, quy mô diện tích của các hộ từ 3.000 m2 trở lên. Giá trị sản xuất bình quân đạt 1.200.000.000 đồng/ha/năm.

b) Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong thủy sản UDCNC

TT

Tiêu chí

Điều kiện bắt buộc

I

Nuôi trong nhà kín

1

Nuôi trong nhà kín cả quá trình nuôi

2

Nuôi trong nhà kín giai đoạn đầu

II

Ao nuôi

1

Đầy đủ ao xử lý cấp nước, ao nuôi, ao xử lý sau nuôi và các thiết bị sục khí, ao nuôi được lót bạt

2

Đầy đủ ao xử lý cấp nước, ao nuôi, ao xử lý sau nuôi và các thiết bị sục khí

III

Thức ăn

1

Khẩu phần thức ăn tự động điều khiển theo yêu cầu

2

Khẩu phần thức ăn điều khiển bán tự động theo yêu cầu

IV

Sử dụng giống

1

Giống sạch bệnh (SPF) và giống kháng bệnh (SPR)

2

Giống sạch bệnh

V

Công nghệ xử lý nước

1

Sử dụng công nghệ Biofloc

2

Hệ thống xử lý tuần hoàn

VI

Xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh

1

Xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh bằng chế phẩm sinh học

2

Xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh bằng chế phẩm sinh học kết hợp hóa chất hợp lý không độc hại

VII

Quản lý môi trường nước

1

Thiết bị tự động quản lý môi trường nước

2

Thiết bị bán tự động quản lý môi trường nước

Điều kiện bổ sung

VIII

Cơ giới hóa

1

Tự động hóa cung cấp thức ăn, cơ giới hóa khâu thu hoạch

2

Bán tự động cung cấp thức ăn, cơ giới hóa khâu thu hoạch

IX

Bảo quản sau thu hoạch

1

Có dây chuyền tự động bảo quản sau thu hoạch

2

Có hệ thống lạnh bảo quản sau thu hoạch

X

Ứng dụng công nghệ thông tin

1

Sử dụng CNTT trong quy trình sản xuất, quản lý và thương mại

2

Sử dụng CNTT trong quản lý, thương mại

XI

Các hộ trong vùng phải được cấp chứng chỉ nuôi trồng VietGAP.

√ Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong nuôi cá cảnh UDCNC

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Bể nuôi, ao nuôi đạt chuẩn, đầy đủ thiết bị lọc nước, sục khí

2

Giống sạch bệnh, rõ nguồn gốc

3

Xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh bằng chế phẩm được phép sử dụng, rõ nguồn gốc

4

Sử dụng thiết bị quan tắc môi trường nước

5

Sử dụng thức ăn hỗn hợp an toàn, rõ nguồn gốc

6

Có hệ thống cấp, thoát nước

II

Tiêu chí bổ sung

1

Sử dụng hệ thống xử lý nước tuần hoàn

2

Cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong quá trình sản xuất (Hệ thống cho ăn tự động, xử lý nước tự động, thiết bị làm lạnh)

3

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

√ Các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong nuôi tôm nước lợ UDCNC

TT

Tiêu chí

I

Tiêu chí bắt buộc

1

Đầy đủ ao xử lý cấp nước, ao nuôi, ao xử lý sau nuôi và các thiết bị sục khí

2

Giống có chứng nhận kiểm dịch

3

Xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh bằng chế phẩm được phép sử dụng, rõ nguồn gốc

4

Sử dụng thức ăn hỗn hợp an toàn, rõ nguồn gốc

5

Sử dụng thiết bị quan tắc môi trường nước

6

Có hệ thống cấp, thoát nước

II

Tiêu chí bổ sung

1

Sử dụng công nghệ nuôi trong nhà kín

2

Giống sạch bệnh (SPF) và giống kháng bệnh (SPR)

3

Sử dụng hệ thống xử lý nước tuần hoàn hoặc Biofloc

4

Cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong quá trình sản xuất (Hệ thống cho ăn tự động, xử lý nước tự động, thiết bị làm lạnh)

5

Sử dụng CNTT, điện tử tự động, viễn thông vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

II. TRÌNH TỰ CÔNG NHẬN VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 66/2015/QĐ-TTg, bao gồm:

- Đơn đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo mẫu B1-ĐCN-BNN.

- Thuyết minh theo mẫu B2-TMV-BNN.

- Hồ sơ nộp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thủ tục công nhận vùng theo quy định như sau:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập tổ thẩm định xét công nhận Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tổ thẩm định, gồm:

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ trưởng;

Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, thành viên;

Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, thành viên;

Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, thành viên;

Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, thành viên;

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Công nghệ sinh học, thành viên;

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, thành viên;

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản, thành viên;

Đại diện phòng Khoa học và Công nghệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thư ký.

c) Trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổ thẩm định bỏ phiếu công nhận khi có mặt ít nhất hai phần ba thành viên. Tổ thẩm định đề nghị công nhận khi có ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt đồng ý công nhận.

Trong trường hợp cần thiết, Tổ thẩm định đề nghị kiểm tra thực tế vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đề nghị trước khi tiến hành bỏ phiếu công nhận./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 25/2017/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 25/2017/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/04/2017
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Thanh Liêm
  • Ngày công báo: 01/06/2017
  • Số công báo: Số 66
  • Ngày hiệu lực: 08/05/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 01/11/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản