Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2497/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 9 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ của Chính phủ về sửa đổi, 2006-2010 bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2359/QĐ-CT ngày 29/6/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn và định hướng đến năm 2020 và Văn bản số 2403/UBND-KT1 ngày 04/6/2008 về việc cho phép kéo dài dự án qui hoạch phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ biên bản của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1038/TTr-GDĐT ngày 13/9/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo
- Phát triển giáo dục, đào tạo phải hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện con người, tạo lập đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, thể lực và đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập khu vực, quốc tế; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thường xuyên, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu không ngừng học hỏi, trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao của nhân dân.
- Phát triển giáo dục, đào tạo gắn với phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại phù hợp với yêu cầu hội nhập trong nước và quốc tế. Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo mang tính chất động, cần kịp thời cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.
- Phát triển giáo dục, đào tạo có trọng tâm, trọng điểm: Giáo dục phổ thông là nền tảng; đào tạo nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức là khâu cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh. Mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp, công cụ dạy và học, đổi mới quản lý giáo dục, đào tạo.
- Phát triển giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân để xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được tiếp cận tới hệ thống giáo dục, được học tập thường xuyên và học suốt đời. Thực hiện công bằng trong giáo dục, đào tạo, ưu tiên phát triển giáo dục những địa bàn khó khăn, tạo cơ hội để các nhóm dân cư nghèo được đi học và đào tạo. Đẩy mạnh XHH trong phát triển giáo dục, đào tạo. Đa dạng hoá và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo một cách có hiệu quả; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo, nhất là đào tạo nghề.
- Phân bố và phát triển hệ thống, mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả của hệ thống, mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo hiện có, thiết thực và hiệu quả; đồng thời phải phù hợp với phân bố dân cư và kinh tế trong tỉnh để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường, mở rộng hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế để phát triển giáo dục, đào tạo, nhất là các mô hình giáo dục, đào tạo trình độ và chất lượng cao. Liên kết chặt chẽ quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh với Quy hoạch hệ thống mạng lưới đào tạo chung của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng KTTĐ Bắc Bộ và của cả nước.
2. Mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trong 10 đến 20 năm tới, phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc theo hướng tiên tiến, hiện đại, đạt chuẩn quốc gia và có yếu tố đạt trình độ quốc tế. Xây dựng Vĩnh Phúc thành trung tâm giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và chất lượng cao của cả nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
* Gíáo dục mầm non
- Đến năm 2015, tỷ lệ huy động các cháu đi nhà trẻ đạt 60%, năm 2020 đạt trên 80%;
- Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2012 và phổ cập mầm non trong độ tuổi năm 2015.
- Đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn có Trường mầm non trung tâm được xây dựng kiên cố theo quy hoạch.
- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo từ 95% trở lên vào năm 2015 và đạt 100% trước năm 2020.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 100% trước năm 2020;
- Phấn đấu có ít nhất 01 Trường quốc tế tổ chức dạy học từ bậc mẫu giáo trở lên.
* Giáo dục tiểu học
- Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và hầu hết trẻ em khuyết tật được đi học hoà nhập vào cộng đồng.
- Đến năm 2015 có 100% số học sinh được học tập và hoạt động cả ngày ở trường.
- Đến năm 2015, tỷ lệ phòng học kiên cố là 100%; đảm bảo 100% trường có đủ phòng học đạt tỷ lệ 1 phòng học trên 1 lớp.
- Đảm bảo 100% trường được xây dựng đồng bộ về cơ sở vật chất (có đủ các phòng học bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm, khu giáo dục thể chất và trang thiết bị đồ dùng dạy học) và học 2 buổi / ngày.
- Hầu hết giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Giáo viên có trình độ chuẩn trên chuẩn đạt 95% năm 2015 và 100% vào năm 2020.
- Đến năm 2015 có 100% trường đạt chuẩn quốc gia. Mỗi huyện, thị, thành phố có ít nhất 1 trường chất lượng cao
* Giáo dục trung học cơ sở
- 100% học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào lớp 6;
- Có ít nhất trên 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
- Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt khoảng 30% năm 2015 và khoảng 60% năm 2020.
- 100% trường THCS có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện, giáo dục mỹ thuật và khu giáo dục thể chất đạt chuẩn.
- Hầu hết giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn trên chuẩn đạt 80%.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 65% năm 2015, và đạt 100% năm 2020. Mỗi huyện, thị, thành phố có 1 trường chất lượng cao.
* Giáo dục trung học phổ thông
- Đến năm 2015 phấn đấu đạt phổ cập bậc trung học phổ thông.
- Đến năm 2015 đảm bảo 100% số trường THPT có đủ các phòng chức năng, trang thiết bị dạy học và có 80% trường đạt chuẩn quốc gia và 100% vào năm 2020
- Trường THPT chuyên của tỉnh là 1 trong 15 trường THPT chuyên trọng điểm của cả nước. Phấn đấu mỗi huyện, thị, thành phố có 1 trường THPT chất lượng cao.
* Giáo dục thường xuyên
- Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh và các huyện được nâng cấp, đồng bộ hóa.
- Trên mỗi địa bàn huyện, thị, thành phố có 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, hướng phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên có chức năng dạy nghề phù hợp định hướng và cơ cấu phát triển kinh tế –xã hội của huyện, thị, thành phố và của tỉnh.
- Mỗi xã có trung tâm học tập cộng đồng được củng cố và phát triển
* Về đào tạo nhân lực :
- Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 66% năm 2015 và 75% vào năm 2020. Trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề là 49% năm 2015 và 60% năm 2020.
- Số lao động qua đào tạo tăng thêm hàng năm thời kỳ 2011-2015 là 23.000-24.000 người; thời kỳ 2016-2020 là 34.000-35.000 người.
- Số sinh viên/10.000 dân đến năm 2015 đạt khoảng 350 sinh viên và năm 2020 đạt khoảng 400-450 sinh viên.
- Đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức: Phấn đấu đến năm 2015 có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi; có khoảng 1.200 cán bộ có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; có 500-600 cán bộ quản lý, công chức có trình độ ngoại ngữ làm việc trực tiếp với người nước ngoài.
- Hàng năm có 20.000-25.000 lượt nông dân được bồi dưỡng nâng cao kiến thức và huấn luyện nghề.
- Nâng cấp Trường trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật và Trường trung cấp Y tế của tỉnh lên Trường Cao đẳng.
- Nâng cấp, hiện đại hóa 3 Trường trọng điểm của tỉnh là: Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.
- Xây dựng Trung tâm đào tạo quốc tế Mê Công tại Vĩnh Phúc.
- Mỗi khu công nghiệp tập trung quy mô lớn trên địa bàn tỉnh có trung tâm dạy nghề chất lượng cao thuộc doanh nghiệp. Phát triển đa dạng các loại hình trung tâm dạy nghề tại các huyện, thành, thị.
- Xây dựng, phát triển Trường đại học Dầu khí theo quy hoạch.
- Thu hút các Trường Đại học di dời từ Hà Nội về đóng trên địa bàn tỉnh.
- Tạo mọi điều kiện để xây dựng, phát triển các cơ sở đào tạo hiện có (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) thuộc TƯ trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch của Bộ, ngành, doanh nghiệp và địa phương.
3. Phương hướng phát triển giáo dục, đào tạo
3.1. Phương hướng phát triển giáo dục
a) Mầm non
- Xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục mầm non gắn với từng điểm dân cư cụ thể (thôn, bản, xóm hoặc tổ dân phố):
+ Nhà trẻ: Hình thành ở mỗi điểm dân cư các lớp hoặc nhóm trẻ theo các hình thức: nhà trẻ tập trung của thôn, xóm, đội sản xuất và liên gia đình.
+ Mẫu giáo: Xây dựng ở mỗi xã, phường, thị trấn một Trường mầm non trung tâm đạt chuẩn theo quy định; ở mỗi điểm dân cư cấp thôn, bản có ít nhất một trường (hoặc lớp) mẫu giáo. Tập trung xây dựng dứt điểm 18 trường mầm non đạt chuẩn mức độ I ở 18 xã miền núi và xã có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non theo hướng chuẩn hóa về cơ sở vật chất, gồm phòng học chung, phòng chức năng có đủ trang thiết bị, đồ chơi, sân chơi theo quy định và về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên.
- Phát triển giáo dục mầm non theo hình thức công lập là chủ yếu. Khuyến khích phát triển các trường mầm non tư thục chất lượng cao, chủ yếu là ở khu vục đô thị.
- Tăng nhanh đào tạo giáo viên đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non năm 2015, kết hợp nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cho giáo viên mầm non theo hướng chuẩn hóa. Tăng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
b) Tiểu học
- Đầu tư nâng cấp và đồng bộ hóa cơ sở trường học lớp học (gồm hệ thống phòng học và các phòng chức năng, nhà công vụ...) và trang thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến, hiện đại. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục tiểu học.
- Đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên về cơ cấu các bộ môn (tăng thêm giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật…); đồng thời hàng năm tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên về chuyên môn và phương pháp dạy theo chương trình cải cách giáo dục. Đào tạo, bổ sung để đến năm 2015 và năm 2020 có được: số giáo viên ngoại ngữ khoảng 350-360 người và các môn tin học, mỹ thuật, giáo dục công dân, TDTT... khoảng 720-750 người.
- Trong thời kỳ 2011-2020 sẽ thành lập và xây dựng thêm trường tiểu học ở các khu đô thị mới theo quy hoạch trên địa bàn.
c) Trung học cơ sở
- Đầu tư nâng cấp và đồng bộ hóa cơ sở trường học lớp học theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến, hiện đại; xây dựng thêm phòng học mới để đảm bảo mỗi lớp có 1 phòng học và tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày ở trường; xây dựng bổ sung hệ thống phòng chức năng theo chuẩn quy định cho các trường còn thiếu (phòng thí nghiệm, thư viện, nhà giáo dục thể chất, nhà công vụ, các công trình phục vụ…); cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy và học cho tất cả các trường THCS.
- Đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên về cơ cấu các bộ môn (tăng thêm giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật, giáo dục thể chất…); đồng thời hàng năm tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên về chuyên môn và phương pháp dạy theo chương trình cải cách giáo dục. Đào tạo, bổ sung để đến thời kỳ 2015-2020 có được: số giáo viên ngoại ngữ khoảng 550-600 người; tin học khoảng 450-480 người và các môn mỹ thuật, giáo dục công dân, giáo dục thể chất... khoảng 600-650 người.
- Trong thời kỳ 2011-2020 sẽ thành lập và xây dựng thêm trường THCS ở các khu đô thị mới theo quy hoạch trên địa bàn.
d) Trung học phổ thông
- Tập trung đầu tư nâng cấp hiện đại hoá để xây dựng TrườngTHPT chuyên Vĩnh Phúc trở thành 1 trong 15 trường THPT chuyên trọng điểm của cả nước. Phấn đấu đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để mỗi huyện, thị, thành phố có 1 trường THPT chất lượng cao.
- Rà soát hệ thống mạng lưới trường Trung học phổ thông đảm bảo qui mô hợp lý và phù hợp với địa bàn dân cư các huyện, thành phố, thị xã .
- Đảm bảo đủ về số lượng và bổ sung giáo viên cho các môn học đang thiếu là ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật... Số giáo viên ngoại ngữ cần có đến năm 2015 khoảng 200-220 người, tin học khoảng 200-220 người và các môn mỹ thuật, giáo dục công dân, giáo dục thể chất... khoảng 160-180 người.
- Tích cực xúc tiến đầu tư, tạo điều kiến và môi trường thuận lợi để hình thành trên địa bàn tỉnh Trường quốc tế liên thông từ mầm non đến THPT.
e) Giáo dục thường xuyên
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các Trung tâm giáo dục thường xuyên để có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Bổ sung kịp thời đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu bộ môn đảm bảo thực hiện cả chức năng dạy nghề cho các Trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Tăng cường phối hợp, liên kết với các khu công nghiệp để mở lớp cho công nhân có nhu cầu học bậc trung học và liên kết với các cơ sở sử dụng lao động để phối hợp tổ chức dạy nghề đồng thời với dạy kiến thức phổ thông.
3.2. Phương hướng phát triển đào tạo
a) Dạy nghề
- Tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh theo hướng hiện đại các khu công nghiệp Phúc Yên, Bá Thiện, Bá Thiện II, Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Khai Quang, Chấn Hưng... Ưu tiên xây dựng các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp và tư thục trong các khu công nghiệp để đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao.
- Nâng cấp, đồng bộ hoá và hiện đại hoá các trường cao đẳng nghề để đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao và đào tạo cao đẳng nghề. Tập trung nâng cấp các trường trọng điểm của tỉnh, gồm: Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (theo hướng đa nghề đa ngành), Trường Cao đẳng nghề Việt Đức, Cao đẳng Vĩnh Phúc.
- Xây dựng Trung tâm đào tạo quốc tế Mê Kông là cơ sở đào tạo đa ngành kỹ thuật cao đẳng cấp quốc tế để đào tạo và cung cấp lao động kỹ thuật trình độ cao cho tỉnh Vĩnh Phúc, các tỉnh vùng Bắc Bộ và các nước tiểu vùng sông Mê Kông.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là doanh nghịêp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển đào tạo nghề dưới dạng thành lập cơ sở, hoặc tự tổ chức dạy nghề trong doanh nghiệp, trong khu công nghiệp.
- Định hướng phát triển đào tạo theo các nhóm ngành nghề như sau:
+ Những nhóm ngành nghề đào tạo ưu tiên cung cấp lao động trình độ cao để đẩy nhanh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh gồm: cơ khí chế tạo, điện-điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng cao cấp, hoá chất, chế biến lương thực-thực phẩm và dệt-da-giầy; đào tạo nhân lực phục vụ phát triển các ngành du lịch và dịch vụ chất lượng cao (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế...).
+ Những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1956/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
b) Trung cấp chuyên nghiệp
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nội dung-phương pháp dạy-học và trình độ đội ngũ giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp.
- Thực hiện liên kết với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để tổ chức các khóa dạy nghề.
c) Đại học-cao đẳng
- Nâng cấp, hiện đại hóa Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc và Trường cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Vĩnh Phúc.
- Nâng cấp Trường trung học Y tế và Trường Trung học Văn hoá-Nghệ Thuật lên Trường cao đẳng trước năm 2015.
- Nghiên cứu thành lập Trường cao đẳng cộng đồng tại khu vực Tam Dương-Lập Thạch
- Thu hút các trường đại học di chuyển từ Hà Nội lên khu vực đô thị Phúc Yên và một số địa điểm khác trong tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ các ngành TƯ xây dựng, phát triển các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh:
-Trường Đại học sư phạm Hà Nội II: Tiếp tục nâng cấp, hiện đại hoá theo Chương trình xây dựng trường đại học trọng điểm trong Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2011-2020.
- Xây dựng Trường đại học Dầu khí tại thành phố Vĩnh Yên.
- Xây dựng Trường đại học công nghệ giao thông vận tải.
- Nâng cấp, mở rộng Trường cao đẳng công nghiệp Phúc Yên.
2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Công bố công khai quy hoạch qui hoạch được phê duyệt theo quy định
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Cụ thể hoá mục tiêu và giải pháp thực hiện quy hoạch vào các kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển ngành giáo dục-đào tạo;
- Phối hợp cùng các ngành liên quan tiến hành xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và xúc tiến đầu tư về phổ cập giáo dục mầm non, nâng cấp và đồng bộ hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại, nâng cao trình độ và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, xây dựng các trường chất lượng cao...; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giáo dục, đào tạo...
- Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội hàng năm tham mưu đề xuất, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp.
2.2. Các Sở , ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:
Chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo, tổ chức thực hiện nội dung quy hoạch, xây dựng giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của ngành, cấp mình.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 3074/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 1799/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015
- 4Nghị quyết 70/2012/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020
- 5Quyết định 06/2013/QĐ-UBND-VX phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020
- 6Nghị quyết 30/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 1858/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch củng cố, phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, bền vững giai đoạn 2013 - 2020 tỉnh Sơn La
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 3074/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 1799/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015
- 10Nghị quyết 70/2012/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020
- 11Quyết định 06/2013/QĐ-UBND-VX phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020
- 12Nghị quyết 30/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 1858/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch củng cố, phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, bền vững giai đoạn 2013 - 2020 tỉnh Sơn La
Quyết định 2497/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 2497/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Phùng Quang Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra