ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2470/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 29 tháng 12 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số: 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số: 295/TTr-STP ngày 15 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2470/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Để triển khai Nghị định số : 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp một cách hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; đồng thời nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch các chế độ, chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng và điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm những nội dung sau:
1. Mục đích:
Cung cấp các chế độ, chính sách, thông tin pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và họat động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
2. Yêu cầu:
a) Đảm bảo 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do HĐND và UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được cập nhật trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, được biên soạn thành tài liệu và giới thiệu, phổ biến kịp thời, có hiệu quả.
b) Thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế cho 100% cán bộ pháp chế doanh nghiệp.
c) Đáp ứng cơ bản nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về pháp luật kinh doanh và quản lý doanh nghiệp cho người quản lý doanh nghiệp.
d) Hình thành cơ chế tiếp thu, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện hệ thống pháp luật.
đ) Đảm bảo 100% yêu cầu về pháp luật của doanh nghiệp được giải đáp chính xác, đúng thời hạn theo quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về chủ trương, chế độ, chính sách của trung ương và địa phương về các nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Cập nhật kịp thời, chính xác nội dung và hiệu lực pháp lý của các văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Xây dựng và duy trì chuyên mục giải đáp pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
- Tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định của pháp luật;
- Điều tra, khảo sát yêu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp.
- Biên soạn tài liệu giới thiệu, phổ biến văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức phổ biến văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
3. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp
a) Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp:
Biên soạn tài liệu, tổ chức phổ biến, bồi dưỡng những kiến thức pháp luật cơ bản cho người quản lý doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp: Soạn thảo, ký kết, thực hiện hợp đồng; lao động; đất đai; môi trường; khoáng sản; lâm sản; sở hữu trí tuệ; đầu tư và ưu đãi đầu tư; đăng ký giao dịch bảo đảm…
b) Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp
- Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình hoạt động thực tế của cán bộ pháp chế để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của đội ngũ này;
- Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế của doanh nghiệp.
4. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp
- Tiếp nhận, trả lời kịp thời, chính xác các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực mà các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được yêu cầu giải đáp quản lý;
- Chuyển yêu cầu của doanh nghiệp tới các cơ quan chức năng có liên quan để giải đáp trong trường hợp yêu cầu giải đáp không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan được yêu cầu;
- Trong trường hợp không giải đáp thì cơ quan được yêu cầu giải đáp phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
5. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật
- Tổ chức diễn đàn, hội họp hoặc các hình thức phù hợp khác để đối thoại với doanh nghiệp nhằm tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật;
- Tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định của pháp luật;
- Nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ hoặc ban hành mới các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ hoặc ban hành mới các văn bản QPPL.
6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Chương trình, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí để bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Chương trình được huy động thêm các nguồn tài trợ khác của các tổ chức trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, các doanh nhân để triển khai có hiệu quả Chương trình.
1. Thời gian thực hiện
a) Giai đoạn từ 2011 - 2013
- Xây dựng, vận hành chuyên trang về hỗ trợ pháp lý trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Trong năm 2012 tiến hành rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của tỉnh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Khảo sát về yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại tất cả các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Biên soạn, tổ chức phổ biến một số văn bản QPPL của tỉnh liên quan đến lĩnh vực môi trường, đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế của tỉnh;
- Thực hiện việc giải đáp pháp luật và tiếp nhận kiến nghị về hoàn thiện pháp luật của doanh nghiệp.
b) Giai đoạn từ năm 2013 - 2015
- Tiếp tục thực hiện các nội dung của Chương trình;
- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình;
- Xây dựng mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
2. Phân công trách nhiệm
a) Sở Tư pháp
- Là cơ quan làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này;
- Định kỳ rà soát, cung cấp kết quả rà soát văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để cập nhật và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức giới thiệu, phổ biến văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế của tỉnh;
- Tiếp nhận, trả lời các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp trong lĩnh vực phụ trách;
- Làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan Trung ương đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan Trung ương;
- Tổng hợp kết quả tiếp nhận, xử lý những kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện các quy định pháp luật;
- Tiến hành điều tra, khảo sát yêu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp và tình hình hoạt động pháp chế, đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này;
- Tổng hợp, xây dựng dự thảo để UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Cổng thông tin điện tử tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp, các Sở, Ngành có liên quan trong việc xây dựng, duy trì chuyên trang hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
c) Sở Tài chính
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí cho hoạt động của cán bộ làm công tác pháp chế, tổ chức pháp chế và hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Thông tư liên tịch số: 157/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
d) Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các Sở, Ngành của tỉnh đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương án xây dựng, kiện toàn và củng cố nhân sự làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh sau khi có hướng dẫn của Bộ Nội vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số: 66/2008/NĐ-CP.
đ) Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Trung tâm Công báo tỉnh
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách mới của tỉnh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của tỉnh.
- Trung tâm Công báo tỉnh: Đăng toàn văn, đầy đủ, kịp thời các văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về đăng công báo.
e) Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh
- Tiếp nhận, trả lời các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp trong lĩnh vực đơn vị mình phụ trách;
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn, đảm bảo điều kiện họat động cho cán bộ pháp chế, tổ chức pháp chế của đơn vị mình;
- Biên soạn tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản QPPL của tỉnh về hoạt động của doanh nghiệp do đơn vị mình tham mưu ban hành;
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc giới thiệu, phổ biến văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp;
- Tiếp nhận các kiến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật của các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành; phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh trong việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo quy định./.
- 1Quyết định 05/2011/QĐ-UBND về Quy định Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Quyết định 2706/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2014 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Nghị quyết 20/2012/NQ-HĐND quy định kinh phí bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 4Quyết định 331/QĐ-UBND về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2013
- 5Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Nghị quyết 152/2010/NQ-HĐND về quy định một số mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Nghị quyết 11/2012/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- 4Thông tư liên tịch 157/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 05/2011/QĐ-UBND về Quy định Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6Quyết định 2706/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2014 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 7Nghị quyết 20/2012/NQ-HĐND quy định kinh phí bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 8Quyết định 331/QĐ-UBND về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2013
- 9Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 10Nghị quyết 152/2010/NQ-HĐND về quy định một số mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 11Nghị quyết 11/2012/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Quyết định 2470/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 2470/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Hoàng Ngọc Đường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết