Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2444/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 18 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẶT HÀNG THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2023

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2015 và Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1351/TTr-SKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng thực hiện trong kế hoạch năm 2023, cụ thể như sau:

1. Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ cảnh báo, dự báo chi tiết các cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2. Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phụ, phế phẩm thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

3. Hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp thuộc tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2023 - 2025.

4. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống nho NH-01-152 theo hướng hữu cơ gắn với liên kết chuỗi tại Bình Thuận.

5. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống táo TN-05 theo hướng hữu cơ gắn với liên kết chuỗi tại Bình Thuận.

(Chi tiết Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Tất cả 05 nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nêu tại Điều 1 đều là đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, thực hiện dưới dạng đề tài nghiên cứu ứng dụng và được đặt hàng triển khai theo phương thức tuyển chọn.

Điều 3. Giao Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2023.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh (Đ/c Minh);
- Lưu: VT, KT, KGVXNV, Trang.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2444/QĐ-UBND ngày 18/11/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên nhiệm vụ Khoa học và công nghệ

Định hướng mục tiêu

Dự kiến sản phẩm chính

Phân loại và phương thức đặt hàng

Dự kiến Đơn vị sử dụng kết quả

1

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ cảnh báo, dự báo chi tiết các cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Xây dựng được bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng và hạn hán chi tiết đến cấp xã.

- Xây dựng được phần mềm cảnh báo, dự báo rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng và hạn hán thời gian thực chi tiết đến cấp xã.

- Nâng cao năng lực dự báo bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng và hạn hán. Đồng thời tạo cơ sở khoa học vững chắc để dự báo cấp độ rủi ro do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng và hạn hán chi tiết đến cấp xã.

- Bộ số liệu, dữ liệu về khí tượng thủy văn, thiên tai, tiêu chí đánh giá rủi ro do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán.

- Báo cáo đánh giá rủi ro thiên tai bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán đến cấp xã.

- Bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán tỉ lệ 1:50.000.

- Phần mềm dự báo, cảnh báo rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán đến cấp xã (phần mềm được vận hành thực tế trong 01 năm).

- Nhiệm vụ khoa học công nghệ này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện dưới dạng đề tài nghiên cứu ứng dụng.

- Đề tài được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.

- Trong quá trình triển khai cần sử dụng, kế thừa các số liệu, tài liệu liên quan sẵn có tại địa phương. Đặc biệt là các kết quả đã điều tra, nghiên cứu liên quan trước đây tại Bình Thuận.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công Thương; Sở Xây dựng; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Đài khí tượng thủy văn Bình Thuận và các đơn vị khác có liên quan...

2

Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phụ, phế phẩm thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Mục tiêu chung: Thu hồi phụ, phế phẩm thải ra trong chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận để sản xuất thức ăn chăn nuôi, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng nguồn nguyên liệu phụ, phế phẩm thủy hải sản.

- Xây dựng mô hình hỗ trợ người dân sử dụng có hiệu quả sản phẩm thức ăn chăn nuôi từ phụ, phế phẩm thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- 01 mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phụ, phế phẩm thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Mô hình tiêu thụ 10 tấn nguyên liệu phụ, phế phẩm/tháng. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đạt các chỉ tiêu về dinh dưỡng và an toàn cho vật nuôi.

- 01 mô hình hỗ trợ người dân sử dụng có hiệu quả sản phẩm thức ăn chăn nuôi từ phụ, phế phẩm thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Quy mô tổng đàn chăn nuôi tối thiểu 100 gia súc và 1000 gia cầm. Vật nuôi tăng trưởng tốt, hiệu quả chăn nuôi tương đương so với sử dụng các loại thức ăn phổ biến trên thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nhiệm vụ khoa học công nghệ này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện dưới dạng đề tài nghiên cứu ứng dụng.

- Đề tài được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.

- Đề tài triển khai phải có sự đóng góp kinh phí của doanh nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí.

Sử dụng trực tiếp: Doanh nghiệp, hộ dân tham gia thực hiện mô hình.

Sử dụng gián tiếp: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Giống nông nghiệp; các đơn vị khác có liên quan….

3

Hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp thuộc tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2023 - 2025.

Mục tiêu chung: Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trong đó, tập trung triển khai giai đoạn 2023 - 2025. Trọng tâm là xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh - dịch vụ thông minh; tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Từ đó, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp của tỉnh Bình Thuận.

Mục tiêu cụ thể: Xây dựng 12 mô hình hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Bình Thuận áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh - dịch vụ thông minh; tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Có 12 mô hình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong đó, ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa xuất khẩu hoặc các sản phẩm lợi thế của địa phương. Cụ thể:

- 05 mô hình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001, ISO 22000/HACCP).

- 02 mô hình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng (5S, KPI).

- 05 mô hình hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

- Nhiệm vụ khoa học công nghệ này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện dưới dạng đề tài nghiên cứu ứng dụng.

- Đề tài được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.

- Đề tài triển khai phải có sự đóng góp kinh phí của doanh nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí.

Sử dụng trực tiếp: Doanh nghiệp tham gia thực hiện mô hình.

Sử dụng gián tiếp: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận.

4

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống nho NH-01-152 theo hướng hữu cơ gắn với liên kết chuỗi tại Bình Thuận.

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nho an toàn theo hướng hữu cơ tại Bình Thuận.

- 01 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nho an toàn theo hướng hữu cơ tại Bình Thuận. Tổng diện tích mô hình là 02 ha, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng hữu cơ. Khối lượng chùm quả từ 0,5 đến 0,7 kg/chùm, năng suất trên 12 tấn/ha/vụ, độ brix trên 17%, hiệu quả kinh tế tăng 15% so với sản xuất nho phổ biến tại địa phương.

- Quy trình sản xuất nho an toàn theo hướng hữu cơ, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Thuận.

- Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nho thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm từ mô hình.

- Nhiệm vụ khoa học công nghệ này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện dưới dạng đề tài nghiên cứu ứng dụng.

- Đề tài được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.

- Đề tài triển khai phải có sự đóng góp kinh phí của doanh nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí.

Sử dụng trực tiếp: Doanh nghiệp, hộ dân tham gia thực hiện mô hình.

Sử dụng gián tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; địa phương triển khai mô hình; các đơn vị khác có liên quan.

5

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống táo TN-05 theo hướng hữu cơ gắn với liên kết chuỗi tại Bình Thuận.

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ táo an toàn theo hướng hữu cơ tại Bình Thuận.

- 01 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ táo an toàn theo hướng hữu cơ tại Bình Thuận. Tổng diện tích mô hình là 02 ha, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng hữu cơ. Khối lượng quả trung bình đạt 80-82g/quả, năng suất tối thiểu đạt 40 tấn/ha/năm từ năm thứ ba, độ Brix trung bình đạt từ 10-12%, hiệu quả kinh tế vượt tối thiểu 15% so với hiệu quả kinh tế trồng táo phổ biến tại địa phương.

- Quy trình sản xuất táo an toàn theo hướng hữu cơ, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Thuận.

- Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ táo thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm từ mô hình.

- Nhiệm vụ khoa học công nghệ này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện dưới dạng đề tài nghiên cứu ứng dụng.

- Đề tài được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.

- Đề tài triển khai phải có sự đóng góp kinh phí của doanh nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí.

Sử dụng trực tiếp: Doanh nghiệp, hộ dân tham gia thực hiện mô hình.

Sử dụng gián tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; địa phương triển khai mô hình; các đơn vị khác có liên quan.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2444/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng thực hiện trong kế hoạch năm 2023 do tỉnh Bình Thuận ban hành

  • Số hiệu: 2444/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/11/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Nguyễn Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/11/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản