- 1Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 2Quyết định 64/2001/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Thông tư 82/2007/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành.
- 6Thông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Quyết định 02/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 3Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2441/2007/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 31 tháng 10 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI TỈNH THÁI NGUYÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12/07/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 1595/TTr-STC ngày 10/9/2007 về việc ban hành quy định về cơ chế vận động viện trợ nước ngoài tỉnh Thái Nguyên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về cơ chế vận động viện trợ nước ngoài tỉnh Thái Nguyên”.
Điều 2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Phòng Ngoại vụ), Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2376/2002/QĐ-UBND ngày 08/8/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo QĐ số 2441/2007/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích và yêu cầu
1.1. Mục đích của Quy định về cơ chế vận động viện trợ nước ngoài của tỉnh Thái Nguyên là nhằm tạo điều kiện thuận lợi, chủ động và khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia vận động thu hút các nguồn vốn viện trợ nước ngoài vào tỉnh.
1.2. Yêu cầu Quy định về cơ chế vận động viện trợ nước ngoài của tỉnh phải được thực hiện thông thoáng, năng động, đúng pháp luật và áp dụng có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
2.1. Phạm vi điều chỉnh nguồn viện trợ bao gồm: nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây viết tắt là nguồn ODA), nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (sau đây viết tắt là nguồn PCP) được viện trợ theo hình thức dự án hoặc phi dự án và được viện trợ cho tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Đối tượng tham gia vận động viện trợ: các tổ chức, tập thể, cá nhân ở trong và ngoài tỉnh đều có thể tham gia vận động viện trợ nước ngoài về cho tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Cơ sở để vận động viện trợ
3.1. Cơ sở để vận động viện trợ nước ngoài là các dự án vận động viện trợ được lập trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các lĩnh vực ưu tiên sử dụng viện trợ được Chính phủ quy định cho từng giai đoạn phát triển. Việc vận động cứu trợ khẩn cấp phải căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể về người, tài sản, công trình đối với từng vùng, địa phương bị thiên tai hoặc tai hoạ khác.
3.2. Vận động viện trợ ODA và viện trợ PCP được thực hiện dựa trên cơ sở các thông tin về chính sách và phạm vi tài trợ của các tổ chức tài trợ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng vận động viện trợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam.
Điều 4. Phân công trách nhiệm quản lý công tác vận động viện trợ
4.1. Đối với việc vận động viện trợ ODA.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm triển khai, quản lý công tác vận động viện trợ ODA trên địa bàn tỉnh và triển khai những nhiệm vụ sau:
a) Tổng hợp danh mục dự án ưu tiên vận động ODA của tỉnh gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được đưa vào danh mục chương trình, dự án (sau đây gọi tắt là dự án) của Chính phủ để vận động tại hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ.
b) Thường xuyên xúc tiến vận động viện trợ thông qua các cơ quan cấp trung ương (các bộ và các đơn vị tư vấn) hoặc xúc tiến vận động trực tiếp với các tổ chức tài trợ nước ngoài.
c) Phối hợp với các ngành, các đơn vị vận động viện trợ thông qua cơ quan bộ, các đơn vị tư vấn hoặc tiếp xúc vận động trực tiếp với các tổ chức tài trợ nước ngoài.
d) Tổng hợp tình hình và kết quả vận động viện trợ của tỉnh báo cáo cấp trên theo định kỳ.
4.2. Đối với việc vận động viện trợ PCP.
4.2.1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Phòng Ngoại vụ) có trách nhiệm triển khai, quản lý công tác vận động viện trợ PCP trên địa bàn tỉnh với những nhiệm vụ:
a) Thường xuyên cung cấp thông tin về các tổ chức PCP nước ngoài cho các ngành, các cấp, các đơn vị trong tỉnh và tổ chức thực hiện việc vận động viện trợ PCP nước ngoài.
b) Phối hợp cùng với các ngành, các đơn vị vận động viện trợ thông qua các cơ quan Trung ương, các đơn vị tư vấn hoặc tiếp xúc vận động trực tiếp với các tổ chức PCP nước ngoài.
c) Tổng hợp tình hình và kết quả vận động viện trợ của tỉnh báo cáo cấp trên theo định kỳ.
4.2.2. Trách nhiệm của các ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chủ động xây dựng dự án, phối hợp với các ngành ở tỉnh, tiếp cận với các Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế tích cực vận động viện trợ. Quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích nguồn vốn viện trợ, vốn đối ứng của ngân sách để thực hiện dự án.
4.2.3. Trách nhiệm của cơ quan tài chính: Chủ động phối hợp với các ngành, các cơ quan ở tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia vận động viện trợ, bố trí vốn đối ứng, chi phí lập dự án theo yêu cầu của cơ quan tài trợ. Hướng dẫn các ngành, các cấp, các đơn vị quản lý vốn viện trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản cam kết với tổ chức quốc tế, hạch toán và quyết toán theo quy định.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN BỊ DỰ ÁN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ
Điều 5. Phân loại dự án vận động viện trợ.
5.1. Đối với dự án viện trợ ODA.
5.1.1. Đối với các dự án của tỉnh đề nghị đưa vào danh mục các dự án ưu tiên vận động ODA tại hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ thì xây dựng đề cương chi tiết theo như mẫu quy định tại các phụ lục của Thông tư số 04/2007/TT- BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
5.1.2. Đối với các dự án ODA đề xuất (gọi tắt là dự án đề xuất), là các dự án được lựa chọn và được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt và cho phép yêu cầu Nhà tài trợ cung cấp ODA để thực hiện, khi có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án loại này được chuẩn bị theo mẫu đề cương chi tiết tại phụ lục của Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
5.2. Đối với dự án viện trợ PCP
5.2.1. Các dự án vận động viện trợ PCP (gọi là dự án vận động hoặc dự án tóm tắt) được lập theo mẫu quy định.
5.2.2. Khi dự án vận động được nhà tài trợ chấp nhận và yêu cầu lập dự án theo mẫu dự án của tổ chức tài trợ, gọi là dự án chi tiết.
Điều 6. Việc chuẩn bị dự án vận động viện trợ
6.1. Các ngành, các cấp, các đơn vị căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các lĩnh vực ưu tiên sử dụng viện trợ nước ngoài được Chính phủ quy định cho từng giai đoạn phát triển chủ động xây dựng dự án theo nội dung điểm 5.1 và điểm 5.2 của Điều 5 trên đây, nhằm có được nhiều dự án để thường xuyên xúc tiến vận động viện trợ.
6.2. Đối với các dự án cần lập theo dự án chi tiết các ngành, các cấp các đơn vị có trách nhiệm xây dựng dự án theo đúng yêu cầu của tổ chức tài trợ và theo sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý công tác vận động viện trợ.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ
Điều 7. Tổ chức vận động viện trợ
7.1. Các cấp, các ngành, các đơn vị và các cá nhân được giao nhiệm vụ chủ động khai thác thông tin và trực tiếp vận động viện trợ đồng thời thông báo với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Phòng Ngoại vụ), Sở Kế hoạch và Đầu tư (phòng Hợp tác kinh tế đối ngoại) biết để cùng phối hợp thực hiện vận động viện trợ.
7.2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Phòng Ngoại vụ) và Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Hợp tác kinh tế đối ngoại) có nhiệm vụ thường xuyên thúc đẩy công tác vận động viện trợ, khai thác thông tin cho các ngành, các cấp, các đơn vị cùng thực hiện công tác vận động viện trợ.
Điều 8. Nguồn kinh phí vận động viện trợ (bao gồm cả viện trợ ODA và viện trợ PCP)
8.1. Nguồn kinh phí vận động viện trợ của tỉnh được huy động từ các nguồn sau:
a) Từ ngân sách tỉnh, huyện, xã trong kế hoạch hàng năm theo quy định. b) Huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác (nếu có).
c) Huy động đóng góp của nhân dân (nếu có).
8.2. Kinh phí vận động viện trợ của tỉnh, huyện, xã để đáp ứng cho công tác vận động viện trợ của tỉnh. Hàng năm ngân sách tỉnh, huyện, xã bố trí trong dự toán một khoản kinh phí để chuẩn bị cho công tác vận động viện trợ và được cơ quan tài chính các cấp quản lý, theo dõi, cấp phát và thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và các chế độ chính sách hiện hành.
Điều 9. Về chi phí vận động viện trợ (bao gồm chi phí chuẩn bị dự án và các chi phí khác)
9.1. Chi phí vận động viện trợ được chi từ các nguồn tài chính của tỉnh, huyện, xã để vận động viện trợ gồm các khoản mục chính như sau:
a) Vốn đối ứng để thực hiện các dự án viện trợ PCP nước ngoài theo cam kết và quy định của tỉnh.
b) Chi phí lập dự án chi tiết ODA và PCP theo nội dung Điều 5 trên đây (bao gồm cả chi phí lập dự án ODA và PCP vận động viện trợ đối với những dự án nước ngoài không tài trợ chi phí lập dự án).
c) Chi phí đi công tác, chi phí xăng xe và tiền ngủ cho việc đi khảo sát dự án và đi vận động viện trợ.
d) Chi phí dịch dự án từ tiếng việt ra tiếng nước ngoài và ngược lại.
e) Chi phí giao dịch vận động các tổ chức nước ngoài và các cơ quan Trung ương bao gồm: Tiếp khách trong khi tiếp xúc vận động viện trợ, quà tặng đối ngoại và chi phí tư vấn.
9.2. Về mức chi và phương thức chi;
Đối với các khoản mục chi phí trên đây được thực hiện theo quy định hiện hành và cam kết của cơ quan có thẩm quyền và các nhà tài trợ. Đối với những khoản mục chưa có quy định thì đề xuất phương án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện.
Điều 10. Về chế độ cấp phát và quyết toán kinh phí vận động viện trợ
10.1. Hàng năm các cơ quan, các đơn vị được cấp có thẩm quyền giao làm công tác vận động viện trợ phải lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chủ động việc thực hiện vận động viện trợ.
10.2. Các cơ quan, các đơn vị sử dụng kinh phí được cấp từ nguồn tài chính để vận động viện trợ thực hiện việc quyết toán khi kết thúc năm tài chính. Việc quyết toán kinh phí vận động viện trợ được thực hiện theo chi phí thực tế phát sinh, theo chế độ, định mức quy định.
Điều 11. Về chế độ khen thưởng, kỷ luật
11.1. Tập thể, cá nhân có thành tích trong việc vận động được nguồn tài trợ nước ngoài về cho tỉnh thì được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, để thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích vận động viện trợ nhằm động viên kịp thời và khuyến khích tham gia công tác vận động viện trợ.
11.2. Tập thể, cá nhân mắc phải các sai phạm trong quá trình thực hiện vận động viện trợ phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Tổ chức thực hiện.
12.1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Phòng Ngoại vụ) là cơ quan đầu mối có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai công tác vận động viện trợ theo quy định.
12.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm triển khai hướng dẫn công tác quản lý công tác vận động viện trợ ODA theo Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức .
12.3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Quản lý tài chính đối với chi phí vận động viện trợ hàng năm theo quy định; xây dựng định mức chi cụ thể về các khoản chi phí vận động viện trợ quy định tại văn bản này.
- Hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn vận động viện trợ PCP theo quy định tại Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
12.4. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp, các đơn vị phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
- 1Kế hoạch 39/KH-UBND về vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2017 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2017 tổ chức Hội nghị xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài vào tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020
- 3Quyết định 2592/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2017–2021 của tỉnh An Giang
- 4Quyết định 02/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 5Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 6Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 02/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 3Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 2Quyết định 64/2001/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Thông tư 82/2007/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành.
- 7Thông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Kế hoạch 39/KH-UBND về vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2017 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 9Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2017 tổ chức Hội nghị xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài vào tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020
- 10Quyết định 2592/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2017–2021 của tỉnh An Giang
Quyết định 2441/2007/QĐ-UBND quy định về cơ chế vận động viện trợ nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 2441/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/10/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Nguyễn Văn Kim
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/11/2007
- Ngày hết hiệu lực: 10/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực