Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 244/QĐ-UBND | Gia Lai, ngày 20 tháng 4 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất;
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1284/TTr-STNMT ngày 12 tháng 4 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục các vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:
1. Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất:
a) Vùng hạn chế 1: (Vùng cấm theo quy định của Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT) bao gồm 25 khu vực, trong đó: 01 khu vực xung quanh bãi rác/bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung, 24 khu vực xung quanh giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm:
- Khu vực bãi rác/bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung xã Gào, thuộc xã Gào, thành phố Pleiku: Diện tích khoanh định được là 0,10 km2.
- Khu vực liền kề với bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung được khoanh định với bán kính 1.000m ở bãi rác/bãi chôn lấp xã Gào, diện tích vùng trải rộng ra qua các xã Gào, Ia Kênh (thành phố Pleiku). Diện tích khoanh định được là 4,62 km2.
- Khu vực có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm. Phạm vi khoanh định không vượt quá 200 m ở một số giếng khai thác có chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép. Diện tích khoanh định được là 6,43 km2.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 Danh mục vùng hạn chế 1 kèm theo)
b) Vùng hạn chế 2: bao gồm 10 khu khu vực.
Vùng hạn chế 2 là vùng có mực nước động trong giếng khai thác vượt quá mực nước cho phép hoặc mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức, bao gồm 10 khu vực, với tổng diện tích khoanh định được là 3,43 km2.
(Chi tiết tại Phụ lục 2 Danh mục vùng hạn chế 2 kèm theo)
c) Vùng hạn chế 3: bao gồm 206 khu vực.
Vùng hạn chế 3 là vùng đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc chưa dược đấu nối nhưng có điểm đấu nối liền kề của hệ thống cấp nước tập trung và sẵn sàng để cung cấp nước sạch đảm bảo nhu cầu sử dụng nước về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước, với tổng diện tích khoanh định được là 338,45 km2.
(Chi tiết tại Phụ lục 3 Danh mục vùng hạn chế 3 kèm theo)
d) Vùng hạn chế 4: bao gồm 01 khu vực.
Khu dân cư, khu công nghiệp tập trung không thuộc vùng hạn chế 3 và cách nguồn nước mặt có chức năng cấp nước sinh hoạt không quái 1.000m, xung quanh khu vực Biển Hồ với tổng diện tích khoanh định được là 14,85 km2.
(Chi tiết tại Phụ lục 4 Danh mục vùng hạn chế 4 kèm theo)
đ) Vùng hạn chế hỗn hợp: bao gồm 09 khu vực.
Sau khi khoanh định các vùng hạn chế 1, 2, 3 và 4 đã xác định các vùng hạn chế hỗn hợp là các khu vực mà các vùng hạn chế 1, 2, 3 và 4 chồng lấn nhau. Các vùng hạn chế hỗn hợp ở tỉnh Gia Lai bao gồm các vùng như sau:
- Vùng hạn chế hỗn hợp chồng lấn giữa vùng hạn chế 1 và vùng hạn chế 3 phân bố một số khoảnh nhỏ ở thành phố Pleiku với tổng diện tích khoanh định là 3,83 km2.
- Vùng chồng lấn giữa vùng hạn chế 2 và vùng hạn chế 3 khoảnh phân bố hạn hữu ở khu vực phía tây nam thành phố Pleiku với tổng diện tích khoanh định là 0,26 km2.
(Chi tiết tại Phụ lục 5 Danh mục vùng hỗn hợp kèm theo)
2. Việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác đối với từng khu vực:
a) Các biện pháp hạn chế đối với Vùng hạn chế 1:
- Đối với các khu vực có bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường; Khu vực có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật mà chưa có giải pháp công nghệ để xử lý để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt; khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất thì dừng mọi hoạt động khai thác nước dưới đất và xử lý, trám lấp giếng theo quy định.
- Đối với các khu vực liền kề có bán kính 1,000m kể từ đường biên của khu vực có bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường thì không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác đối với các công trình hiện có được quy định như sau:
Trường hợp công trình không có giấy phép, bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho các mục đích sử dụng cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai mà thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Trường hợp công trình có giấy phép thi được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và chỉ gia hạn, điều chỉnh, cấp lại đối với công trình cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai, nếu đủ điều kiện để được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
b) Các biện pháp hạn chế đối với Vùng hạn chế 2:
- Không cấp mới giấy phép thăm dò, khai thác;
- Trường hợp công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho mục đích sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để dược cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp công trình đã có giấy phép thì tạm dừng khai thác theo quy định đối với các giếng có mực nước động vượt quá mực nước động cho phép và điều chỉnh chế độ khai thác hoặc giảm lưu lượng khai thác tại giếng đó cho phù hợp.
c) Các biện pháp hạn chế đối với Vùng hạn chế 3:
- Không cấp mới giấy phép thăm dò, khai thác;
- Công trình hiện hữu không có giấy phép thì dừng khai thác và trám lấp giếng theo quy định;
- Trường hợp công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho mục đích sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và tiếp tục được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
d) Các biện pháp hạn chế đối với Vùng hạn chế 4:
- Không cấp mới giấy phép thăm dò, khai thác có quy mô lớn hơn 10.000 m3/ngày, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai;
- Đối với các công trình không có giấy phép thì dừng hoạt động khai thác, được xem xét cấp giấy phép theo quy định và chỉ được khai thác khi được cấp giấy phép;
- Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
đ) Các biện pháp hạn chế đối với Vùng hạn chế hỗn hợp:
Việc áp dụng các biện pháp hạn chế đối với vùng hạn chế hỗn hợp được xem xét, quyết định trên cơ sở các biện pháp hạn chế khai thác tương ứng với từng vùng hạn chế theo thứ tự từ vùng hạn chế 1, 2, 3 và 4.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
a) Tổ chức công bố Danh mục và Bản đồ phân bố các vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
b) Thực hiện theo Điều 13 Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ về Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất;
c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, sở, ban ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Danh mục các vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc địa bàn quản lý;
d) Hàng năm, tổng hợp số liệu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới đất; định kỳ năm (05) năm một lần hoặc trong trường hợp cần thiết, thực hiện việc rà soát, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc điều chỉnh Danh mục các vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho phù hợp với thực tiễn;
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá, xác định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; lập Danh mục và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
2. Các Sở, ban, ngành có trách nhiệm:
a) Phối hợp quản lý, giám sát trong quá trình lập các quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng, đề xuất cho phép triển khai các dự án, đề án thuộc lĩnh vực ngành có liên quan đến việc khai thác nước dưới đất phù hợp với biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
a) Thông báo cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có khu vực thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
b) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện Quyết định này cho cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thực hiện việc rà soát, lập danh sách các tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất tại các tổ/thôn/làng, khu phố nằm trong các khu vực thuộc Danh mục phải đăng ký khai thác nước dưới đất.
d) Tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất cho các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất không thuộc diện phải xin phép trong các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo quy định; lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký về Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân trong việc trám lấp các giếng khai thác không đúng quy định; các giếng hư hỏng, không sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật nhằm phòng tránh ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất có trách nhiệm:
a) Đối với các tổ chức, cá nhân đã có giấy phép khai thác nước dưới đất: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định phương án, lộ trình thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với công trình khai thác nước dưới đất của mình theo quy định.
b) Đối với các tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp phải cấp giấy phép khai thác nước dưới đất: Thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực thuộc Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh và có chiều sâu lớn hơn 20 m.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 22/2015/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 19/2017/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 74/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Danh mục vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 2049/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Quyết định 2325/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 1526/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt kết quả Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất tỉnh Cà Mau
- 1Quyết định 15/2008/QĐ-BTNMT về Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Luật tài nguyên nước 2012
- 3Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 4Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 22/2015/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 19/2017/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Quyết định 74/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Danh mục vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11Quyết định 2049/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 12Quyết định 2325/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 13Quyết định 1526/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt kết quả Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất tỉnh Cà Mau
Quyết định 244/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt kết quả Đề án điều tra, đánh giá, khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040
- Số hiệu: 244/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Kpă Thuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra