Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 240/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 22 tháng 5 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 20/NQ-HĐND NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng trên địa bàn tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1359/SNN-CCKL ngày 10 tháng 5 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban ngành, các đơn vị chủ rừng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- VP UBND tỉnh: CVP (đ/b);
- Lưu: VT, KTTH, NNTN.NTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20/NQ-HĐND NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các mục tiêu và định hướng, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp và phân công cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, các địa phương để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng trên địa bàn tỉnh (Sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 20/NQ-HĐND).

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phải đầy đủ các nội dung, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 20/NQ-HĐND; trong đó đảm bảo triển khai đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các sở, ban ngành, địa phương và đơn vị có liên quan đúng theo quy định.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị chủ rừng, nhất là vai trò của người đứng đầu trong lĩnh vực phát triển rừng trên địa bàn quản lý; tổ chức khắc phục các hạn chế, khuyết điểm trong công tác trồng rừng năm 2021, 2022 đã được chỉ ra Nghị quyết số 20/NQ-HĐND, đảm bảo đạt yêu cầu và góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu trồng rừng trong thời gian tới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu trồng rừng đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh giao tại các Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội giai đoạn và hàng năm trên cơ sở huy động và lồng ghép các nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, sử dụng hiệu quả diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp. Từ đó, cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tham gia nghề rừng; quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu được giao.

- Đảm bảo diện tích trồng rừng qua các năm đều phải sinh trưởng tổ và thành rừng theo quy định.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

Phấn đấu đến năm 2025 trồng mới được 15.000ha rừng trồng tập trung, 03 triệu cây phân tán, độ che phủ rừng đạt 64,0%.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đến với người dân và cộng đồng dân cư nhất là cộng đồng dân cư sống gần rừng

a) Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, mục đích, vai trò của rừng trong đó công tác trồng rừng nâng cao độ che phủ rừng là một hoạt động vô cùng cấp thiết trong bối cảnh ngày xuất hiện càng nhiều các hiệu ứng khí hậu kéo theo là sự xuất hiện các kiểu thời tiết cực đoan. Qua đó để mọi người hiểu biết, chấp hành nghiêm các quy định và tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

b) Xây dựng và nhân rộng những mô hình trồng rừng, đặc biệt trồng rừng sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, tạo sinh kế ổn định cho người dân tham gia nghề rừng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

2. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, các ngành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trồng rừng

a) Xây dựng kế hoạch chi tiết, tiến độ thực hiện v à giao chỉ tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu. Làm rõ, xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân triển khai dự án trồng rừng năm 2021, 2022 để xảy ra tình trạng không đảm bảo mật độ trồng theo quy định1 và không theo dõi, cập nhật diễn biến rừng kịp thời làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện quy chế đưa tiêu chí hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng hàng năm củ a địa phương, đơn vị để xem xét đánh giá, phân loại tổ chức và công chức, viên chức, người lao động.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành Kế hoạch và công tác xử lý trong quý II năm 2023 và tiếp tục triển khai các năm tiếp theo.

- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; chủ rừng được giao chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng.

b) Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất cấp huyện ưu tiên phân công chủ dự án là các phòng ban chuyên môn để đảm bảo năng lực lập dự án, triển khai, nghiệm thu.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

c) Thường xuyên theo dõi hiện trạng rừng, cập nhật diễn biến rừng hàng năm; rà soát cụ thể chính xác quỹ đất trống quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025 để xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp hàng năm; đảm bảo không trồng rừng trên đất có rừng, đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng... cập nhật diện tích rừng đủ tiêu chí thành rừng.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; chủ rừng được giao chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng.

d) Tăng cường công tác giám sát, đánh giá chất lượng quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; cây giống sử dụng trồng rừng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; đảm bảo tiêu chuẩn, phẩm chất trước khi đem trồng. Ưu tiên sử dụng giống cây bản địa, giống tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

- Thời gian thực hiện: Trước mùa vụ trồng rừng hàng năm.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; chủ rừng được giao chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng.

đ) Tổ chức rà soát, đôn đốc, giám sát, báo cáo tình hình thực hiện trồng rừng; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, chủ rừng. Thanh tra, kiểm tra diện tích rừng trồng năm 2021, 2022 tại một số đơn vị, địa phương thực hiện không đúng quy trình trồng rừng, có tỷ lệ cây sống đạt thấp; tổng hợp, báo cáo kết quả trồng dặm, trồng lại của các địa phương, đơn vị.

- Thời gian thực hiện: Trước ngày 30 tháng 5 năm 2023.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; chủ rừng được giao chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng.

e) Đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và phòng cháy chữa cháy rừng trồng.

- Thời gian thực hiện: Trước mùa vụ trồng rừng hàng năm.

- Đơn vị thực hiện: (i) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn cho Kiểm lâm viên, lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng, cán bộ nông nghiệp cấp huyện, cán bộ nông nghiệp cấp xã. (ii) Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế) tập huấn, hướng dẫn cho người dân tham gia dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất.

g) Xử lý dứt điểm tình trạng đất chồng lấn, nghiên cứu chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức, chủ rừng, hộ gia đình hoạt động liên doanh liên kết phát triển rừng đúng quy định pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát kế hoạch sử dụng đất, rừng của địa phương, chủ rừng và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất sai mục đích; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã giao cho các chủ rừng quản lý, bảo vệ đúng quy định.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; chủ rừng.

h) Rà soát, thống kê (diện tích theo lô, khoảnh, tiểu khu và kèm theo file bản đồ) diện tích đất trống trong khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, có khả năng trồng rừng gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trước ngày 28 tháng 02 hàng năm để rà soát, đối chiếu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí trồng rừng theo Văn bản số 1942/UBND-NNTN ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xử lý tiền dịch vụ môi trường rừng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận còn tồn trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và các đơn vị có liên quan.

3. Huy động, vận dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính

a) Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện chỉ tiêu trồng rừng, đặc biệt huy động nguồn xã hội hóa từ các tổ chức kinh tế tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp đóng chân trên địa bàn quản lý.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức kinh tế liên quan.

b) Cân đối, sử dụng số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng không xác định được hoặc chưa xác được đối tượng nhận, còn tồn để hỗ trợ cho dự án trồng cây phân tán, dự án trồng rừng sản xuất trong khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng đảm bảo kịp tiến độ trồng rừng.

- Thời gian thực hiện: Trước mùa vụ trồng rừng.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

4. Nâng cao năng lực lập dự án, triển khai, nghiệm thu trồng rừng

a) Thành lập, kiện toàn các tổ chỉ đạo triển khai trồng rừng, nghiệm thu, giám sát khắc phục kết quả trồng rừng đối với dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm

- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

b) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm lập dự án trồng rừng, kế hoạch trồng cây phân tán cho các cấp huyện, xã.

- Thời gian thực hiện: Trước mùa vụ trồng rừng.

- Đơn vị thực hiện: (i) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các Ủy ban nhân dân cấp huyện. (ii) Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế) hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân cấp xã (trong trường hợp Ủy ban nhân dân xã là chủ dự án).

5. Quy hoạch vùng trồng rừng gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp

a) Rà soát diện tích đất trống quy hoạch trồng rừng sản xuất tập trung, diện tích rừng trồng đủ điều kiện khai thác đưa vào kế hoạch khai thác, chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ rừng.

b) Nghiên cứu chính sách thu hút, kết nối các tổ chức kinh tế đầu tư chế biến lâm sản, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương các đơn vị tổ chức liên quan.

c) Tham quan, học tập kinh nghiệm các dự án đầu tư khai thác, chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ rừng và các đơn vị tổ chức liên quan.

IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Chương trình/Kế hoạch để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số số 20/NQ-HĐND và Chương trình này; báo cáo kết quả thực hiện về Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 8 năm 2023.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình này, trường hợp gặp khó khăn vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động báo cáo đề xuất gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho phù hợp. /.

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20/NQ-HĐND NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG TRỒNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TT

Nội dung thực hiện

Cư quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đến với người dân và cộng đồng dân cư nhất là cộng đồng dân cư sống gần rừng

 

 

 

 

1

Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, mục đích, vai trò của rừng, nâng cao độ che phủ rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Thường xuyên

 

2

Xây dựng và nhân rộng những mô hình trồng rừng, đặc biệt trồng rừng sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

II

Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, các ngành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trồng rừng

 

 

 

 

1

Làm rõ, xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân triển khai dự án trồng rừng năm 2021, 2022 để xảy ra tình trạng cây chết nhiều dẫn đến không đảm bảo mật độ trồng theo quy định và không theo dõi, cập nhật diễn biến rừng kịp thời làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ rừng

 

Quý II năm 2023

 

2

Theo dõi hiện trạng rừng, cập nhật diễn biến rừng hàng năm; rà soát cụ thể chính xác quỹ đất trong quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025 để xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp hàng năm

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ rừng

 

Hàng năm

 

3

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá chất lượng quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ rừng

Trước mùa vụ trồng rừng

 

4

Thanh tra, kiểm tra diện tích rừng trồng năm 2021, 2022 tại một số đơn vị, địa phương thực hiện không đúng quy trình trồng rừng, có tỷ lệ cây sống đạt thấp; tổng hợp, báo cáo kết quả trồng dặm, trồng lại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện: Tu Mơ Rông, Kon Plông, Kon Ray

Trước ngày 30/5/2023

 

5

Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và phòng cháy chữa cháy rừng trồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ rừng

Trước mùa vụ trồng rừng

 

6

Xử lý dứt điểm tình trạng đất chồng lấn, tăng cường kiểm tra, giám sát kế hoạch sử dụng đất, rừng của địa phương, chủ rừng và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất sai mục đích; đấy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã giao cho các chủ rừng quản lý, bảo vệ đúng quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ rừng

Hàng năm

 

7

Rà soát, thống kê diện tích đất trong trong khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, có khả năng trồng rừng gửi ve Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trước ngày 28 tháng 02 hàng năm để rà soát, đối chiếu tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí trồng rừng

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh;

Trước ngày 28 tháng 02 hàng năm

Văn bản số 1942/UBND-NNTN ngày 22 tháng 6 năm 2022 của UBND tỉnh về việc xử lý tiền dịch vụ môi trường rừng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận còn tồn trên địa bàn tỉnh

III

Huy động, vận dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính

 

 

 

 

1

Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện chỉ tiêu trồng rừng

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Đơn vị, tổ chức có liên quan

Thường xuyên

 

2

Cân đối, sử dụng số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nhưng không xác định được hoặc chưa xác được đối tượng nhận, còn tồn để hỗ trợ cho dự án trồng cây phân tán, dự án trồng rừng sản xuất trong khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng đảm bảo kịp tiến độ trồng rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Trước mùa vụ trồng rừng

 

IV

Nâng cao năng lực lập dự án, triển khai, nghiệm thu trồng rừng

 

 

 

 

1

Thành lập các tổ chỉ đạo triển khai trồng rừng, nghiệm thu, giám sát khắc phục kết quả trồng rừng đối với dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

 

Hằng năm

 

2

Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm lập dự án trồng rừng, kế hoạch trồng cây phân tán cho các cấp huyện, xã.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Trước mùa vụ trồng rừng

 

V

Quy hoạch vùng trồng rừng gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp

 

 

 

 

1

Rà soát diện tích đất trong quy hoạch trồng rừng sản xuất tập trung, diện tích rừng trồng đủ điều kiện khai thác đưa vào kế hoạch khai thác, chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ rừng

Hàng năm

 

2

Nghiên cứu chính sách thu hút, kết nối các tổ chức kinh tế đầu tư chế biến lâm sản, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương , đơn vị tổ chức liên quan

Thường xuyên

 

3

Tham quan, học tập kinh nghiệm các dự án đầu tư khai thác, chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ rừng và các đơn vị tổ chức liên quan

Thường xuyên

 

 



1 - Huyện Tu Mơ Rông: trồng cây phân tán tỷ lệ sống thấp tại các điểm đường đèo Măng Rơi, đường dân sinh ở các xã Tu Mơ Rông, Tê Xăng, Măng Ri, Đăk Sao và diện tích trồng tập trung của một số hộ tại xã Đăk Hà, xã Đăk Sao;

- Huyện Kon Rẫy: trồng cây phân tán tỷ lệ sống thấp tại các điểm đường đèo Măng đen, đường dân sinh tại xã Tân Lập, xã Đăk Tờ Lùng;

- Huyện Kon Plông: trồng rừng tập trung có tỷ lệ sống thấp của một số hộ tại xã Măng Bút, xã Măng Cành.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 240/QĐ-UBND năm 2023 về Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 20/NQ-HĐND về kết quả giám sát thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 240/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/05/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kom Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/05/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản