Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2393/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐƯA VÀO TUYỂN CHỌN, XÉT CHỌN THỰC HIỆN NĂM 2009 CỦA "CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020"
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020";
Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học công nghệ đưa vào tuyển chọn, xét chọn thực hiện năm 2009 của "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" (Danh sách kèm theo).
Điều 2. Việc tuyển chọn, xét chọn được thực hiện theo hình thức công khai và theo Quy chế quản lý đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT được ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC
NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐƯA VÀO TUYỂN CHỌN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 2393 /QĐ-BNN-KHCN ngày 7 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Tên nhiệm vụ KHCN | Mục tiêu | Dự kiến kết quả | GC |
1 | Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá bằng kết hợp phương pháp công nghệ sinh học (công nghệ đơn bội, chỉ thị phân tử...) với phương pháp truyền thống | Chọn tạo được giống lúa lai 2 dòng kháng bệnh bạc lá, ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt. | - Tạo được 1-2 dòng TGMS mới, đặc tính nông học tốt, bất dục đực ổn định, kháng bệnh bạc lá, mang gen tương hợp rộng . - Tạo được 2-3 dòng bố kháng bệnh bạc lá, mang gen tương hợp rộng. - Tạo 1-2 tổ hợp có năng suất 8-10 tấn/ha/vụ, TGST 100-110 ngày trong vụ mùa, kháng bệnh bạc lá, chất lượng tốt, năng suất hạt lai F1 đạt 2,5 – 3,0 tấn/ha. |
|
2 | Chọn tạo giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày bằng kết hợp phương pháp công nghệ sinh học (công nghệ đơn bội, chỉ thị phân tử...) với phương pháp truyền thống | Chọn tạo được giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày thích nghi điều kiện thiếu nước tưới hoặc điều kiện nước trời. | - Bản đồ QTL liên quan đến tính chống chịu hạn ở cây ngô. - Tạo được 2-3 giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày (dưới 100 ngày), năng suất trên 6 tấn/ha. |
|
3 | Chọn tạo giống bông biến đổi gen chịu hạn | Chọn tạo được dòng bông chuyển gen chịu hạn và cho năng suất ổn định trong điều kiện hạn. | - 1-2 phương pháp chuyển gen chịu hạn hiệu quả ở cây bông. - 1- 2 véc tơ mang gen chịu hạn phục vụ chuyển gen hiệu quả. - Tạo được 2-4 dòng bông chuyển gen chịu hạn có triển vọng. |
|
4 | Chọn tạo giống cao su chịu lạnh bằng kết hợp phương pháp công nghệ sinh học (chỉ thị phân tử...) với phương pháp truyền thống | Chọn tạo được dòng cao su chịu lạnh thích nghi với điều kiện các tỉnh miền núi phía Bắc. | - Bản đồ QTL liên quan đến tính chịu lạnh ở cây cao su. - Chọn 2-3 dòng cao su chịu lạnh từ tập đoàn giống cao su trong nước và nhập nội, tạo 1-2 dòng cao su mới chịu lạnh. |
|
5 | Chọn tạo giống cà chua chống chịu bệnh sương mai (Phytophthora infertans de Bari) bằng chỉ thị phân tử | Chọn tạo được dòng cà chua cao sản chống chịu bệnh sương mai ở các vùng trồng chính. | - Bản đồ QTL liên quan đến tính chống chịu bệnh sương mai ở cà chua. - Tạo được 1-2 dòng cà chua cao sản chống chịu bệnh sương mai. |
|
6 | Chọn tạo giống bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) kháng bệnh đốm lá (Cryptosporiopsis eucalypti) bằng chỉ thị phân tử | Chọn tạo được dòng bạch đàn trắng kháng bệnh đốm lá. | - Bản đồ liên kết giữa gen kháng bệnh bệnh đốm lá và các chỉ thị phân tử. - 3-5 chỉ thị phân tử liên quan tính kháng bệnh đốm lá. |
|
7 | Nghiên cứu đa dạng di truyền tính chống chịu bệnh vàng lá Greening bằng chỉ thị phân tử của tập đoàn cây có múi (Citrus spp) | - Xác định được quần thể cây có múi có khả năng chống chịu với bệnh Greening bằng phương pháp chỉ thị phân tử. | - Phương pháp xác định tính chống chịu bệnh greening bằng chỉ thị phân tử. - Dữ liệu phân tử của bộ giống đã xác định. - Bộ giống cây có múi chống chịu bệnh vàng lá Greening. phục vụ chọn tạo giống. |
|
8 | Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học phòng chống rệp sáp và nấm cộng sinh hại cà phê | Có chế phẩm sinh học phòng chống rếp sáp và nấm cộng sinh hại cà phê nhằm thay thế thuốc hoá học. | - Chọn được bộ giống vi sinh vật có ích, có hoạt tính sinh học cao trong phòng chống hiệu quả rệp sáp hại cà phê và các nấm công sinh liên quan. - Qui trình tạo dạng các chế phẩm sinh học trên cơ sở các VSV thu thập nhằm nâng cao chất lượng, thời gian bảo quản và hiệu quả chế phẩm - Qui trình sản xuất và đánh giá hiệu quả diệt trừ của VSV đối với rệp sáp hại cà phê. - Qui trình ứng dụng có hiệu quả phòng chống rệp sáp và nấm cộng sinh đạt ít nhất 30-40% so với đối chứng trên cây cà phê ở 3 vùng đại diện (Tây Nguyên, miền Trung và Tây Bắc) |
|
9 | Nghiên cứu phát triển các giải pháp sinh học nhằm cải tạo đất bạc màu | Tạo được các chế phẩm sinh học có chất lượng tốt và xây dựng qui trình ứng dụng hiệu quả nhằm nâng cao độ phì của đất; tăng khả năng giữ nước, độ ẩm ở vùng đất trồng cây lâm nghiệp (bạch đàn,..), đất trống đồi trọc và đất có nguy cơ sa mạc hóa | - Chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao, phù hợp với điều kiện đất bạc màu. - Qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật. - Chế phẩm vi sinh vật mỗi nhóm có khả năng tăng độ phì của đất và giữ nước, mỗi chỉ tiêu ít nhất tăng 25-30% so đối chứng. Qui trình sử dụng hiệu quả chế phẩm VSV kết hợp với cây che phủ cho đất trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp. |
|
10 | Nghiên cứu công nghệ xử lý phế thải rắn và nước thải của nhà máy chế biến tinh bột | - Xây dựng công nghệ xử lý phế thải, nước thải nhà máy chế biến tinh bột, tạo sản phẩm phục vụ trồng trọt và chăn nuôi. | - Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm VSV xử lý phế thải, nước thải. - 2 loại chế phẩm VSV đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải và phế thải rắn. - Công nghệ xử lý bảo đảm nước thải đạt yêu cầu loại B. - 1 loại phân hữu cơ, 1 loại thức ăn chăn nuôi chế biến từ phế thải rắn đạt tiêu chuẩn. |
|
11 | Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm BCF phòng chống bệnh cây trồng do nấm Fusarium sp. và Rhizoctonia solani | Tạo được chế phẩm BCF diệt nấm có hoạt lực cao. | - Tuyển chọn bộ chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao. - Quy trình sản xuất chế phẩm BCF quy mô 100kg/mẻ có chất lượng tương được với các nước trong khu vực. D23 - Quy trình sử dụng chế phẩm BCF để diệt nấm Fusarium sp. và Rhizoctonia solani. - 2 mô hình sử dụng chế phẩm BCF quy mô 2 ha. |
|
12 | Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xây dựng danh mục giống vi rút gia cầm quốc gia | Xây dựng được danh mục giống vi rút gia cầm quốc gia trên cơ cở ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử. | Danh mục các giống vi rút gia cầm (A/H5N1, Gumboro, virut viêm gan vịt, dịch tả vịt, New Caxon) với các thông số kỹ thuật về cấu trúc gen, độc lực, khả năng gây nhiễm trên tế bào và bản động vật, tính ổn định di truyền, tính chất kháng nguyên và các chỉ số sinh học khác được công nhận quốc gia. |
|
13 | Nghiên cứu chế tạo kháng thể để phòng và chữa hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) | Sản xuất được kháng thể để phòng và chữa hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn. | - Qui trình sản xuất kháng thể qui mô phòng thí nghiệm. - Kháng thể được xác định các chỉ tiêu kỹ thuật sinh, hoá học, có khả năng bảo hộ trên 80% trong điều kiện phòng thí nghiệm và trên 50% trong thực tế điều trị. - Kháng thể phải đạt yêu cầu kiểm nghiệm quốc gia. - 100.000 liều kháng thể phòng và chữa hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn có giá thành hợp lý. |
|
14 | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vector tái tổ hợp mang gen GM-CSF (Granulocyte-macrophage colony-stimulating factor) và interleukin kích ứng miễn dịch cho gia cầm | Ứng dụng vector tái tổ hợp làm nền để thiết kế lắp gen kích ứng miễn dịch GM-CSF và IL tạo chế phẩm kích ứng miễn dịch cho gia cầm. | - Thiết kế được vector tái tổ hợp làm nền chứa gen GM-CSF và IL. - Qui trình công nghệ sản xuất vector kích ứng miễn dịch GM-CSF và IL. - Chế phẩm vector kích ứng miễn dịch nâng cao khả năng bảo hộ miễn dịch của vaccin gia cầm ít nhất 10% so với đối chứng và được sản xuất chấp nhận. - Qui trình và mô hình sử dụng chế phẩm vector kích ứng miễn dịch GM-CSF và IL. - Mô hình sử dụng chế phẩm vector kích ứng miễn dịch cho gà ở qui mô trang trại. |
|
15 | Nghiên cứu sự sai khác di truyền của một số gen kháng bệnh trong phức hệ tương hợp mô chính (MHC) ở một số giống gà nội | Xác định được các gen kháng bệnh tương ứng MHC đặc hiệu phục vụ công tác chọn giống gà nội . | - Các gen MHC chống bệnh ở gà - Xác định được mối liên quan về sai khác di truyền của gen MHC với khả năng đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của gà. - Chọn lọc các quần thể gà nội có gene MHC đặc hiệu. |
|
16 | Nghiên cứu sự khác biệt di truyền của các nhóm bò vàng địa phương bằng chỉ thị phân tử | Phân biệt sự sai khác di truyền và mối quan hệ di truyền giữa các nhóm bò vàng địa phương ở mức độ phân tử phục vụ công tác chọn tạo giống. | - Phân biệt được các nhóm bò vàng địa phương ở mức phân tử về một số đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của chúng. - Chọn được một số nhóm bò vàng địa phương có ưu thế di truyền phục vụ công tác nhân giống. |
|
17 | Nghiên cứu sự khác biệt di truyền của các giống lợn nội vùng Trung du miền Núi phía Bắc bằng chỉ thị phân tử | Phân biệt sự sai khác di truyền và mối quan hệ giữa các giống lợn nội ở mức độ phân tử phục vụ công tác chọn tạo giống. | - Phân biệt được các giống lợn nội ở mức độ phân tử về một số biểu hiện ngoại hình và tính năng sản xuất của chúng. - Chọn được một số các giống lợn nội có ưu thế di truyền phục vụ công tác nhân giống. |
|
18 | Nghiên cứu tạo chủng virut vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng ở Việt Nam | Thiết lập được qui trình công nghệ để tạo chủng virut vắc-xin lở mồm long móng từ chủng mới, thường gặp ở Việt Nam và chưa có trong các vaccin đang sử dụng, phục vụ cho việc sản xuất vắc-xin lở mồm long móng ở Việt Nam. | - Thiết lập được qui trình kỹ thuật chuyển chủng virut phân lập thành chủng virut vắc-xin. - Hai chủng virut lở mồm long móng mới, phổ biến ở Việt nam, có khả năng nhân lên trên tế bào nuôi cấy BHK-21 dịch treo, ổn định về di truyền và kháng nguyên tính, có sự công nhận của phòng tham chiếu quốc tế (WRL). |
|
19 | Nghiên cứu xác định các chỉ thị phân tử trong chọn lọc lợn giống thuần chủng đạt năng suất và chất lượng thịt cao | Xác định các chỉ thị phân tử ADN liên quan đến các tính trạng kinh tế trong chăn nuôi phục vụ công tác chọn giống lợn. | - Xác định các chỉ thị phân tử ADN liên quan đến các tính trạng kinh tế (tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ nạc, chất lượng thịt và số con sơ sinh sống) trên các giống lợn nội, ngoại. - Kiểm tra sự di truyền các chỉ thị phân tử ở đời sau và đánh giá sự liên quan giữa chỉ thị phân tử với các tính trạng kinh tế quan trọng. - Xây dựng quần thể đồng nhất về chỉ thị phân tử. |
|
- 1Quyết định 3500/QĐ-BKHCN năm 2014 phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặt hàng để tuyển chọn bắt đầu thực hiện trong kế hoạch năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 1537/QĐ-BCT năm 2017 phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để xét chọn, tuyển chọn thực hiện năm 2018 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1Quyết định 11/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 36/2006/QĐ-BNN Ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 10/2007/QĐ-BKHCN quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành
- 4Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Quyết định 3500/QĐ-BKHCN năm 2014 phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặt hàng để tuyển chọn bắt đầu thực hiện trong kế hoạch năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 1537/QĐ-BCT năm 2017 phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để xét chọn, tuyển chọn thực hiện năm 2018 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Quyết định 2393/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học công nghệ đưa vào tuyển chọn, xét chọn thực hiện năm 2009 của "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2393/QĐ-BNN-KHCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/08/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra