Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2361/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 20 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020;
Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường ngày 08/3/2016;
Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
Căn cứ Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Xét đề nghị của Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án “Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 05/4/2018 và Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 13/6/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Thông tin và truyền thông; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Giám đốc các doanh nghiệp, Công ty, Đại lý, Chi nhánh kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Thủ trưởng các cơ quan và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, CHỐNG THẤT THU THUẾ TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 2361/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
I. Thực trạng hệ thống kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 324 cửa hàng xăng dầu của 206 doanh nghiệp. Trong đó, Công ty TNHH Xăng dầu Lâm Đồng có 45 cửa hàng xăng dầu trực thuộc và 27 cửa hàng xăng dầu nhượng quyền thương mại, chiếm khoảng 45% thị phần toàn tỉnh. Có 2 thương nhân đầu mối là Công ty TNHH Xăng dầu và Công ty TNHH Dương Đông Tây Nguyên; 01 doanh nghiệp phân phối xăng dầu là Công ty Phúc Sơn; 26 thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối ngoài tỉnh Lâm Đồng cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu được phân bố rộng khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhiên liệu của người dân. Trong đó, Thành phố Đà Lạt hiện có 29 cửa hàng (chiếm 8,95% tổng số cửa hàng), Thành phố Bảo Lộc có 29 cửa hàng (chiếm 8,95%), huyện Đức Trọng có 61 cửa hàng (chiếm 18,82%), huyện Đơn Dương có 32 cửa hàng (chiếm 9,87%), huyện Lạc Dương có 11 cửa hàng (chiếm 3,39%), huyện Lâm Hà có 44 cửa hàng (chiếm 13,58%), huyện Đam Rông có 14 cửa hàng (chiếm 4,32%), huyện Di Linh có 50 cửa hàng (chiếm 15,43%), huyện Bảo Lâm có 26 cửa hàng (chiếm 8,02%), huyện Đạ Huoai có 11 cửa hàng (chiếm 3,39%), huyện Đạ Tẻh có 9 cửa hàng (chiếm 2,77%), huyện Cát Tiên có 8 cửa hàng (chiếm 2,46%).
- Hệ thống kho xăng dầu: Hiện có 01 kho trung chuyển xăng dầu của Công ty TNHH Dương Đông - Tây Nguyên tại xã Liên Đầm, huyện Di Linh với dung tích chứa khoảng 4.500m3.
Sau khi Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 05/4/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được ban hành. Các Sở, ngành lực lượng chức năng đã tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Kết quả công tác phòng, chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
- Đã quản lý được các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn với 324 cửa hàng xăng dầu của 206 doanh nghiệp, trong đó: có 02 doanh nghiệp đầu mối (01 doanh nghiệp phân phối; 01 tổng đại lý xăng dầu) và đã triển khai dán tem, kẹp chì niêm phong 1.395 cột đo xăng dầu (tăng 247 cột đo xăng dầu so với năm 2017).
- Cơ bản quản lý được sản lượng xăng dầu bán ra trên địa bàn tỉnh. Sản lượng xăng dầu bán ra và kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu như sau:
Tổng sản lượng xăng dầu tiêu thụ qua các cột đo xăng dầu đã được niêm phong trên địa bàn tỉnh trong 03 năm là 939.180.139 lít (năm 2018: 357.256.430 lít; năm 2019: 280.523.047 lít; năm 2020: 301.400.662 lít).
Tổng số thuế khai nộp vào ngân sách nhà nước trong 03 năm là 1.599.423 triệu đồng (năm 2018: 427.057 triệu đồng; năm 2019: 559.352 triệu đồng; năm 2020: 613.014 triệu đồng).
Tổng số tiền thuế bảo vệ môi trường trong 03 năm là 1.273.182 triệu đồng (năm 2018: 320.328 triệu đồng; năm 2019: 459.962 triệu đồng; năm 2020: 492.892 triệu đồng).
Tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp trong 03 năm là 189.383.000.000 đồng (năm 2018: 58.605.000.000 đồng; năm 2019: 66.742.000.000 đồng; năm 2020: 64.036.000.000 đồng).
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 03 năm là 78.432 triệu đồng (năm 2018: 32.669 triệu đồng; năm 2019: 33.418 triệu đồng; năm 2020: 12.345 triệu đồng).
- Công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm của 03 năm: Tổng số vụ kiểm tra 501 vụ, số vụ vi phạm 208, xử phạt vi phạm hành chính 208 vụ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 3,046 tỷ đồng, số tiền truy thu thuế: 4,371 tỷ đồng.
2. Nguyên nhân đạt được kết quả nêu trên
- Có được kết quả như trên là được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, sự phối hợp đồng bộ của các Sở, ngành và chính quyền địa phương trong công tác triển khai Đề án Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020.
- Sự đồng thuận của chính quyền địa phương và nhân dân; sự tuân thủ và chấp hành các mục tiêu, giải pháp mà đề án đã đề ra của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
3. Những mặt hạn chế, nguyên nhân
3.1. Hạn chế
- Trong quá trình triển khai Đề án một số văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, thường xuyên có sự thay đổi văn bản quy phạm pháp luật nên dẫn đến quá trình triển khai thực hiện Đề án gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai và áp dụng thực hiện.
- Công tác dán tem, kẹp chì niêm phong công tơ tổng các cửa hàng xăng dầu vẫn chưa phải là biện pháp khả thi bởi giải pháp này vẫn còn lỗ hổng khiến một số doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ thuật tác động vào công tơ tổng để làm thay đổi số lượng sản phẩm bán ra nhằm trốn thuế; Chưa có chế tài xử lý kịp thời đối với các hành vi làm rách tem, đứt kẹp chì.
- Việc khai sai so với số liệu đo đếm tại các cột đo xăng dầu đã được hạn chế. Tuy nhiên việc tiếp tục duy trì (ghi chỉ số công tơ hàng tháng) làm hao tổn nhiều thời gian và nhân lực của công chức ngành thuế, nhưng hiệu quả mang lại không cao.
- Vẫn còn tình trạng lợi dụng phần lớn người tiêu dùng là cá nhân khi mua xăng dầu dùng cho phương tiện và hoạt động sản xuất nhỏ lẻ không lấy hóa đơn nên một số cửa hàng đã đưa lượng xăng dầu trên vào các hóa đơn để cung cấp cho tổ chức hành chính sự nghiệp thanh quyết toán với ngân sách nhà nước, hoặc cung cấp cho doanh nghiệp khác để thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng và hạch toán vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thị trường xăng dầu trong thời gian qua với rất nhiều nguồn cung, đã xuất hiện dấu hiệu về hành vi buôn lậu xăng dầu tinh vi, đa dạng khó phát hiện trong công tác kiểm tra, kiểm soát; Không quản lý được một số xe bồn vận chuyển xăng dầu ngoài tỉnh cung cấp xăng dầu trực tiếp cho các công trình có nhu cầu xăng dầu lớn.
3.2. Nguyên nhân
- Sự phối hợp các cấp, các ngành Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu chưa chặt chẽ, đồng bộ; thiếu chủ động, phối hợp trong công tác tham mưu, đề xuất giữa các Sở, ngành và chính quyền địa phương.
- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về kinh doanh xăng dầu còn thiếu sót, chồng chéo. Chưa có chế tài xử lý hành vi làm rách tem, đứt kẹp chì niêm phong công tơ tổng của các cửa hàng xăng dầu.
- Biện pháp quản lý các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu không có trụ sở đặt tại địa phương còn bất cập, lỏng lẻo.
- Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong việc mua bán hóa đơn xăng dầu bất hợp pháp còn chưa được triệt để và có hiệu quả.
Đề án Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020 đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần kiểm soát lượng xăng dầu nhập vào và bán ra; xử lý nhiều vụ vi phạm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề án đã xuất hiện một số tồn tại, hạn chế như: Chưa có chế tài xử lý hành vi làm rách tem, đứt kẹp chì niêm phong công tơ tổng; chưa có biện pháp xử lý đối với một số doanh nghiệp thực hiện các thủ thuật tác động vào công tơ tổng để làm thay đổi số lượng xăng, dầu nhập vào và bán ra nhằm trốn thuế, vi phạm về mua bán hóa đơn chứng từ bất hợp pháp còn diễn ra; chưa quản lý triệt để sản lượng xăng dầu nhập vào và bán ra; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong lĩnh vực xăng dầu trong thời gian gần đây gia tăng, diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó Luật và một số Nghị định quy định về quản lý thuế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí hết hiệu lực, cụ thể:
- Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022).
- Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
- Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án “Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025”.
I. Các căn cứ pháp lý, mục tiêu và yêu cầu của Đề án
1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005.
- Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019.
- Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03/6/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật thuế giá trị gia tăng ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế ngày 06/4/2016.
- Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 12/6/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19/6/2013.
- Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21/11/2007; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22/11/2012.
- Căn cứ Luật Thuế Bảo vệ môi trường ngày 15/11/2010.
- Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020.
- Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường ngày 08/3/2016.
- Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
- Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
- Căn cứ Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.
- Căn cứ Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Căn cứ Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Căn cứ Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
- Căn cứ Công văn số 03/BCĐ389-VPTT ngày 08/02/2021 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu.
2. Mục tiêu của Đề án
2.1. Mục tiêu chung
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; nhằm ổn định trật tự trong kinh doanh xăng dầu, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật; chống thất thu thuế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nhằm quản lý chặt chẽ sản lượng nhập vào và bán ra của các cửa hàng xăng dầu làm căn cứ kê khai nộp thuế góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
- Chống tiêu cực trong việc mua, bán hóa đơn của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu; tăng cường tính tự giác và gắn trách nhiệm có tính bắt buộc của các cơ sở kinh doanh xăng dầu trong việc cung cấp hóa đơn hợp pháp khi bán cho người tiêu dùng.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu biết để thực hiện; công bố công khai các đơn vị vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết giám sát, tự bảo vệ.
- Phát hiện những thiếu sót, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về kinh doanh xăng dầu để làm căn cứ kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý kinh doanh đối với mặt hàng xăng dầu.
- Gắn trách nhiệm quản lý theo địa bàn của công chức, đơn vị, địa phương và nhất là vài trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đơn vị; phát huy và làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác trong đấu tranh phòng chống vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm tổ chức 01 hội nghị tuyên truyền về phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
- 100% các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ký cam kết chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu thực hiện trong năm 2021.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý xăng dầu hoàn thiện năm 2021.
- 100% doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoàn thành việc dán tem, kẹp chì niêm phong theo quy định trong năm 2021.
- Ít nhất 20% doanh nghiệp xăng dầu trên địa bàn tỉnh hàng năm được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ hoặc kế hoạch chuyên đề.
- Tổ chức kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm.
- 100% cửa hàng xăng dầu được giám sát.
- 100% cột đo xăng dầu được dán mã QR (thực hiện trong năm 2022).
2.3. Yêu cầu của Đề án
- Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đảm bảo khách quan, minh bạch, không phân biệt đối xử tạo môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển.
- Không làm ảnh hưởng hoặc gây cản trở đến hoạt động kinh doanh xăng dầu, không gây phiền hà cho người nộp thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
- Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, kịp thời giữa các cơ quan, chính quyền địa phương về thực hiện công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra không được thực hiện chồng chéo.
- Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các Sở, ngành, UBND huyện và thành phố phối hợp đấu tranh, kiểm tra ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu, chống thất thu thuế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, yêu cầu phải đảm bảo tính thống nhất liên tục.
- Các Sở, ngành, UBND các huyện và thành phố quán triệt, triển khai có hiệu quả các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về đấu tranh chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, quản lý để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của nhân dân; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, nếu để xảy ra tình trạng gian lận thương mại, thất thu thuế xăng dầu kéo dài trên địa bàn, lĩnh vực được phân công thì người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm. Chú trọng công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động công vụ.
2. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền, ký cam kết
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn phổ biến về pháp luật phòng, chống gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên các phương tiện thông tin đại chúng để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhân dân thấy rõ tác hại của buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.
- Hướng dẫn các thương nhân, tổng đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu cam kết không thực hiện các hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu; thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, tố giác các hành vi gian lận thương mại xăng dầu đến các cơ quan chức năng.
- Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu để người tiêu dùng biết, giám sát, tự bảo vệ mình, góp phần với các cơ quan chức năng chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.
- Đẩy mạnh dịch vụ công hỗ trợ người nộp thuế qua điện thoại, kịp thời giải đáp các vướng mắc theo yêu cầu của các cơ sở kinh doanh; duy trì và phát huy tính hiệu quả của “đường dây nóng”.
- Tuyên dương những cơ sở kinh doanh xăng dầu chấp hành tốt các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm phạm pháp luật về kinh doanh doanh trong lĩnh vực xăng dầu theo quy định.
- Vận động các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân kinh doanh xăng dầu ngoài tỉnh mà có hoạt động bán xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thành lập chi nhánh để thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương đối với lượng xăng dầu bán trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ
- Quản lý theo địa bàn đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
- Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin phục vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.
- Giám sát đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Xây dựng cơ sở cung cấp thông tin.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra
- Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng, từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân, từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân; có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ; có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất phải thực hiện kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm tập trung kiểm tra một số nội dung như sau:
Thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.
Thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu.
Thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
Thực hiện các quy định của pháp luật thuế.
Thực hiện các quy định của pháp luật giá trong kinh doanh xăng dầu.
Kiểm tra hàng hóa, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa là xăng dầu lưu thông trên thị trường.
- Kế hoạch chuyên đề được xây dựng và ban hành theo sự chỉ đạo bằng văn bản của cấp trên có thẩm quyền hoặc khi tình hình diễn biến thị trường phát sinh những vấn đề nổi cộm tiêu cực, nội dung kiểm tra không thuộc phạm vi, nội dung của kiểm tra kế hoạch định kỳ đã được ban hành.
5. Chống thất thu thuế và quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ
5.1. Quản lý sản lượng xăng dầu nhập vào đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Xây dựng hệ thống phần mềm dữ liệu quản lý về sản lượng xăng dầu nhập vào trên địa bàn tỉnh đối với thương nhân cung cấp phân phối xăng dầu, tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; yêu cầu các nhà cung cấp, phân phối xăng dầu trước khi vận chuyển xăng dầu vào địa bàn tỉnh có trách nhiệm nhập số liệu cung cấp xăng dầu lên hệ thống dữ liệu quản lý của Cục Thuế, có kết nối với dữ liệu của từng cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh để giúp việc quản lý chính xác sản lượng xăng dầu nhập vào của các cửa hàng xăng dầu (sử dụng ứng dụng Web “Quản lý xăng, dầu” tại máy chủ của Cục Thuế với tên miền https://www.ldotax.lamdong.gov.vn/quanlyxangdau để quản lý và tải ứng dụng (App) “Petro Manager” quét mã QR). Hệ thống dữ liệu này Cục Thuế có trách nhiệm chia sẻ cho Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ quản lý làm cơ sở để thanh tra, kiểm tra, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.
5.2. Quản lý sản lượng xăng dầu bán ra
Bằng phương pháp dán tem (đối với cột đo xăng dầu có công tơ tổng kiểu cơ điện), kẹp chì (đối với cột đo xăng dầu có công tơ tổng kiểu cơ khí) niêm phong công tơ tổng đối với các cột đo xăng dầu hiện đang sử dụng tại các cửa hàng xăng, dầu trên địa bàn toàn tỉnh để xác định các chỉ số (chỉ số đầu kỳ, chỉ số cuối kỳ), qua đó xác định lượng xăng dầu xuất bán, cụ thể:
- Tem niêm phong, kẹp chì công tơ tổng do Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Lâm Đồng phát hành, quản lý và xác định vị trí dán tem, kẹp chì.
- Các cơ sở kinh doanh xăng dầu phải có trách nhiệm bảo quản tem, kẹp chì niêm phong trên công tơ tổng. Nếu cơ sở kinh doanh tự ý bóc dỡ tem niêm phong, kẹp chì sẽ bị xử lý theo quy định của ngành chuyên môn và ấn định thuế theo Luật quản lý thuế hiện hành nếu có dấu hiệu gian lận thương mại về chất lượng sẽ bị kiểm tra xử lý theo quy định.
- Khi cơ sở kinh doanh cần bóc tem, gỡ kẹp chì niêm phong để sửa chữa cột đo xăng dầu hoặc các bộ phận máy móc liên quan phải thông báo trước bằng văn bản với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Lâm Đồng và Cục Thuế để được giải quyết.
- Cục Thuế tổ chức triển khai dán mã QR (hoàn thiện năm 2022), sau khi dán mã QR đồng thời quét mã QR (ghi lại chỉ số đồng hồ cột đo xăng dầu) tại thời điểm dán mã QR để có căn cứ quản lý về sau.
- Định kỳ ngày cuối quý hoặc tháng (theo kỳ kê khai của đơn vị) người nộp thuế dùng điện thoại thông minh được cài ứng dụng quét mã QR, thực hiện quét mã QR trên từng cột đo xăng dầu (đảm bảo vừa quét được mã QR vừa thấy chỉ số đồng hồ cột đo) sau đó chụp hình và gửi về Cơ quan thuế quản lý.
- Các trường hợp người nộp thuế không thực hiện quét mã QR trên từng cột đo xăng dầu và gửi dữ liệu về cơ quan thuế; từ ngày 01 đến ngày 03 tháng đầu quý Cơ quan thuế cử công chức thuế đến cơ sở kinh doanh xăng dầu thực hiện kiểm tra quét mã QR đối chiếu với dữ liệu người nộp thuế kê khai gửi Cơ quan thuế, đồng thời lập biên bản đối với hành vi không thực hiện đúng quy định; các trường hợp tái phạm dẫn đến sai lệch về số liệu kê khai trên hồ sơ khai thuế, công chức thuế thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính và đề xuất xử lý theo quy định.
- Công chức quản lý thuế phụ trách cập nhập thông tin từng cột đo xăng dầu của từng cửa hàng xăng dầu vào ứng dụng (File Excel) nhằm tạo mã ID của từng cột đo để quản lý theo từng cột đo đồng thời tạo mã QR để dán tại từng cột đo xăng dầu theo thứ tự được quy ước từ trước (Cơ quan thuế quy ước thống nhất toàn ngành để thực hiện đồng nhất tránh nhầm lẫn).
- Người nộp thuế (chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng hoặc nhân viên) và công chức thuế tải và cài đặt ứng dụng “Petro Manager” quét mã QR trên điện thoại thông minh để quét mã, trao đổi thông tin và quản lý (Công chức thuế khi triển khai dán mã QR tại từng cửa hàng xăng dầu hỗ trợ người nộp thuế cài đặt và hướng dẫn sử dụng).
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu của cơ sở kinh doanh xăng dầu phản ảnh trên hồ sơ khai thuế với lượng xuất ra phản ảnh trên chỉ số công tơ tổng của cột đo xăng dầu và giá trị xuất bán xăng dầu để xử lý theo các quy định của pháp luật về thuế.
5.3. Quản lý giá
a) Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện theo thông báo của doanh nghiệp đầu mối về giá bán xăng dầu trên thị trường nhưng không được vượt quá giá trần do Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố; đồng thời thực hiện niêm yết giá và bán theo đúng giá đã niêm yết. Việc niêm yết giá có thể dùng bảng cố định, bảng giá tại quầy, tại bàn... hoặc treo tại nơi khách hàng có thể dễ dàng nhận biết, các cơ quan quản lý dễ kiểm tra, kiểm soát.
b) Các cơ quan quản lý có thẩm quyền phải thường xuyên kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh vi phạm về giá bán xăng dầu không thực hiện niêm yết giá xăng dầu theo quy định.
5.4. Quản lý doanh thu và thuế
a) Xác định số lượng xăng dầu xuất bán, cụ thể:
Số lượng xăng, dầu tiêu thụ trong kỳ = (chỉ số xăng dầu cuối kỳ thể hiện trên công tơ tổng - chỉ số xăng dầu đầu kỳ thể hiện trên công tơ tổng) số lượng xăng dầu giao bán thẳng không qua công tơ tổng.
Trong đó:
- Cần phải quản lý chỉ số đầu kỳ và chỉ số cuối kỳ phản ảnh trên công tơ tổng cột đo xăng, cột đo dầu để xác định số lượng xăng dầu tiêu thụ trong kỳ.
- Cần phải quản lý các hợp đồng kinh tế mua, bán xăng dầu bằng hình thức giao thẳng đến chân công trình, đến tận nhà máy ... không qua công tơ tổng (giao tay ba giữa các doanh nghiệp với nhau).
b) Xác định doanh thu tính thuế của cơ sở kinh doanh xăng dầu:
Doanh thu tính thuế = số lượng xăng dầu tiêu thụ trong kỳ nhân (x) đơn giá bán theo thông báo của doanh nghiệp đầu mối tại thời điểm xuất bán.
Trong đó:
- Để quản lý giá bán xăng dầu cần theo dõi, cập nhật thông báo giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo từng thời điểm; chốt lượng xăng dầu tồn kho tại thời điểm tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.
- Kiểm tra liên lưu hóa đơn (liên 1) của hàng hóa bán ra với các chỉ số phản ánh trên công tơ tổng để đối chiếu phát hiện các trường hợp kê khai số lượng, kê khai giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT chưa đúng quy định.
c) Xác định khoản chi phí được trừ và không được trừ, trong đó tập trung kiểm tra đối chiếu hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ để xác định lượng và giá trị xăng dầu mua vào tương ứng với lượng và giá trị xăng dầu bán ra.
d) Áp dụng chính sách thuế hiện hành để xác định các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước.
đ) Trường hợp các cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không lập hóa đơn chứng từ, không ghi chép hạch toán sổ sách theo quy định để trốn thuế, gian lận thương mại phải kiên quyết xử lý nghiêm. Các cơ sở kinh doanh không được sử dụng bất cứ một loại hóa đơn, chứng từ khác ngoài những hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật để cung cấp và thu tiền của khách hàng mỗi khi có giao dịch.
e) Làm tốt công tác xác minh hóa đơn đầu vào, đầu ra; xử lý theo quy định đối với các trường hợp vi phạm chế độ phát hành, sử dụng hóa đơn.
2.5. Quản lý tình hình sử dụng hóa đơn và ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp:
- Cơ quan thuế tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế, đặc biệt là hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể:
Thành lập ban chỉ đạo và tổ chuyên trách tập trung nguồn lực thực hiện ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng in, phát hành, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, báo cáo về các hành vi, thủ đoạn mới của các doanh nghiệp vi phạm về hóa đơn, đồng thời nêu các biện pháp ngăn chặn đã áp dụng của cơ quan thuế, tiến hành kiểm soát hóa đơn không có giá trị sử dụng, cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về thuế, về hóa đơn trên trang web của cơ quan thuế; đánh giá rủi ro đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm để kiểm soát việc sử dụng hóa đơn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý để tăng tính minh bạch và tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Căn cứ cơ sở dữ liệu về khai thuế, sử dụng hóa đơn, tài khoản giao dịch và các giao dịch đáng ngờ tập trung phân tích dấu hiệu vi phạm đối với doanh nghiệp có tên trong danh sách rủi ro về mua bán hóa đơn bất hợp pháp để có giải pháp kịp thời tổ chức kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế khi có dấu hiệu bất thường qua kiểm tra, rà soát tại cơ quan thuế. Đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo pháp luật. Ngoài ra, Cục Thuế xây dựng tiêu chí xác định doanh nghiệp có dấu hiệu thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn nhằm giúp nhận diện các doanh nghiệp vi phạm một cách dễ dàng hơn.
Sử dụng công nghệ thông tin trong đối chiếu hóa đơn đã hỗ trợ cung cấp ứng dụng tra cứu hóa đơn của doanh nghiệp không tồn tại tại địa chỉ đăng ký cho công chức thuế, cho các doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, tiến hành kiểm soát hóa đơn không có giá trị sử dụng thông qua công cụ hỗ trợ tra cứu hóa đơn các doanh nghiệp không tồn tại tại địa chỉ đăng ký của cơ quan thuế; cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về thuế, về hóa đơn trên trang web của cơ quan thuế; đánh giá rủi ro đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm để kiểm soát việc sử dụng hóa đơn; đối chiếu chéo hóa đơn.
- Triển khai đề án thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế (theo Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 của Bộ Tài chính); Quy định này được áp dụng đối với doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được cơ quan thuế lựa chọn tạo và phát hành hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. Cơ quan thuế khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hình thức này, nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, giảm thiểu thủ tục hành chính và góp phần hiệu quả trong công tác ngăn chặn hành vi mua bán sử dụng hóa đơn trái phép.
6. Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành và chính quyền địa phương
- Thực hiện nghiêm Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lâm Đồng, thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, bắt giữ và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Cục Quản lý thị trường (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra; chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh để tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, tập trung vào những cơ sở kinh doanh có biểu hiện gian lận thương mại, gian lận thuế; hàng giả, hàng kém chất lượng và kiểm tra việc bảo quản tem, kẹp chì niêm phong chỉ số công tơ tổng của cửa hàng xăng dầu. Qua đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Cục Thuế phối hợp với Sở, ngành: hàng quý, thường xuyên theo dõi biến động giá cả của mặt hàng xăng dầu, đối chiếu giá bán theo đăng ký, niêm yết so với kê khai của đơn vị gửi cơ quan thuế; theo dõi lượng bán hàng của từng cột đo xăng dầu kê khai đối chiếu với dữ liệu camera an ninh và xác minh thực tế đối chiếu so sánh với các cột đo xăng dầu có cùng vị trí, quy mô... đồng thời tập trung thu thập cơ sở dữ liệu, phân tích kỹ các thông tin để đánh giá mức độ rủi ro, mức độ tuân thủ từ đó lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế để lập kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm và đề xuất phối hợp cùng các cơ quan Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất kiểm tra đột xuất theo quy định. Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu thuế, nếu phát hiện cơ sở kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu gian lận thương mại, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, kinh doanh không lành mạnh; phối hợp với Cục Quản lý thị trường tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong việc tổ chức phối hợp với các lực lượng chức năng để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của mạng lưới phân phối bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
7. Chấn chỉnh kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức; phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức, các lực lượng chức năng; khen thưởng, động viên, nêu gương kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống gian lận thương mại, thất thu thuế đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
- Các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện và thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai Đề án này một cách nghiêm túc, có hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
- Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án, nếu có các quy định mới liên quan đến quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm phối hợp với Cục Thuế và các Sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
- Định kỳ 6 tháng (ngày 20 tháng 6), hàng năm (ngày 22 tháng 12) tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án thuộc lĩnh vực phụ trách gửi về Cục Quản lý thị trường để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và UBND tỉnh.
Kinh phí triển khai thực hiện Đề án trên cơ sở dự toán do các Sở, ngành xây dựng trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt theo quy định hiện hành.
3.1. Cục Quản lý thị trường
- Cục Quản lý thị trường (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) hàng năm chủ động, chủ trì phối hợp với các Sở, ngành rà soát, xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, trình UBND tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành; tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh phối hợp triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề căn cứ tình hình diễn biến thị trường phát sinh những vấn đề, lĩnh vực, nội dung, địa bàn cần phải tập trung kiểm tra, theo chỉ đạo bằng văn bản của cấp trên có thẩm quyền; triển khai cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ký cam kết chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
- Triển khai thực hiện quản lý theo địa bàn đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin phục vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính; giám sát đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Tăng cường kiểm tra đột xuất đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu (hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại).
- Hàng năm sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện đề án, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; đề ra các giải pháp mới, bổ sung hoặc điều chỉnh đề án cho phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các Sở, ngành và địa phương; đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc báo cáo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trình UBND tỉnh xem xét.
3.2. Sở Công Thương
- Chủ động tham mưu UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xăng dầu theo chức năng nhiệm vụ.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về kinh doanh xăng dầu cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
- Phối hợp với các Sở, ngành tổ chức, thực hiện việc kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh; tham gia đoàn kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh thành lập.
- Xác định và lập danh sách chi tiết các doanh nghiệp và số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh để gửi cho Cục Thuế cùng phối hợp thực hiện công tác dán tem, kẹp chì niêm phong công tơ tổng, cột đo xăng dầu.
- Phối hợp cử công chức tham gia các tổ kiểm tra liên ngành do Cục Thuế quyết định thành lập thực hiện niêm phong bằng phương pháp dán tem, kẹp chì công tơ tổng, ghi nhận, tính toán số lượng xăng dầu xuất ra thông qua chỉ số đầu kỳ, chỉ số cuối kỳ phản ảnh trên công tơ tổng tại các cột đo xăng dầu.
3.3. Cục Thuế tỉnh
- Chủ trì thực hiện xây dựng hệ thống phần mềm quản lý xăng dầu, ứng dụng (App) “Petro Manager” quét mã QR.
- Chủ động triển khai công tác kiểm tra về lĩnh vực thuế; tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách, biện pháp quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn phù hợp từng thời kỳ; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, phấn đấu tăng thu ngân sách, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan dán tem, kẹp chì niêm phong cột đo xăng dầu khi có phát sinh.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung của đề án gắn với nội dung chính sách, pháp luật thuế tại các hội nghị triển khai chính sách, pháp luật thuế, hội nghị đối thoại về thuế.
- Gắn việc tổ chức thực hiện đề án với thực hiện các chuyên đề quản lý thuế và nội dung triển khai chính sách, pháp luật thuế mới ban hành, sửa đổi bổ sung theo quy định; đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành thuế; đưa việc thực hiện đề án thành một trong những mục tiêu thi đua theo chuyên đề, có động viên khen thưởng kịp thời.
- Quyết định thành lập các Tổ công tác, Tổ kiểm tra liên ngành gồm công chức ngành thuế, Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường và Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức dán tem, kẹp chì niêm phong công tơ tổng đối với các cột đo xăng, dầu.
- Cử công chức tham gia đoàn liên ngành do UBND tỉnh quyết định thành lập để thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về các điều kiện kinh doanh xăng dầu và thuế.
3.4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì phát hành và quản lý tem niêm phong, kẹp chì theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường thực hiện khảo sát và thanh tra, kiểm tra đột xuất về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Cục Thuế xác định vị trí dán tem, niêm phong, kẹp chì. Cùng với Cục Thuế, Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường ghi nhận chỉ số công tơ tổng và dán tem, kẹp chì lần đầu đối với công tơ tổng.
- Phối hợp với Cục Thuế xây dựng phần mềm quản lý xăng dầu, ứng dụng quét mã QR; hướng dẫn, tập huấn về vị trí, cách thức dán tem niêm phong, kẹp chì lần đầu đối với công tơ tổng.
- Cử công chức tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định.
3.5. Công an tỉnh
- Chỉ đạo lực lượng cảnh sát kinh tế triển khai các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, trinh sát, lập phương án đấu tranh, truy tố, xử lý hình sự đối với các vụ việc buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu; phối hợp với Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường điều tra xử lý nghiêm các trường hợp, mua, bán hóa đơn, lập khống chứng từ mua, bán xăng dầu để xử lý theo quy định.
- Phối hợp thường xuyên với các Sở, ngành và địa phương để trao đổi, cung cấp thông tin, thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, bắt giữ và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
- Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh quyết định thành lập.
- Chỉ đạo thực hiện lắp đặt, kết nối với hệ thống Camera giám sát giao thông tại các tuyến đường cửa ngõ vào tỉnh và tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phục vụ cho công tác quản lý xăng dầu đồng thời phối hợp với cơ quan thuế và các ngành chức năng để cùng khai thác thông tin, dữ liệu ghi nhận được qua hệ thống Camera nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của ngành và địa phương.
3.6. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Cục Thuế đề xuất và tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, cấp kinh phí thực hiện kế hoạch dán tem, kẹp chì cột đo xăng dầu và kinh phí triển khai dán mã, quét mã QR trong năm 2022; kinh phí kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở dự toán Cục Thuế xây dựng; kinh phí kiểm tra liên ngành do Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tổ chức (Cục Quản lý thị trường xây dựng dự toán kinh phí).
3.7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Cục Thuế xử lý kịp thời các tình huống theo chức năng trong quá trình thực hiện cấp, dán Mã QR tại các cột đo xăng dầu và cấp tên miền: https://www.ldotax.lamdong.gov.vn.
- Hướng dẫn các cơ quan thông tin, đại chúng tại địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; kịp thời thông tin tình hình, kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng.
3.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tại địa phương cung cấp các thông tin có liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh xăng dầu đóng tại địa bàn;
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu; dán tem, kẹp chì niêm phong cột đo xăng dầu và trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại địa phương.
3.9. Đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu
- Nghiêm chỉnh, chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu.
- Thực hiện đầy đủ và đúng nội dung quy định của Luật Kế toán ngày 20/11/2015 và các quy định của nhà nước về kinh doanh xăng dầu. Khi bán xăng dầu phải xuất đầy đủ hóa đơn theo quy định cho người tiêu dùng.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được kiểm tra;
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về giá bán xăng dầu; thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lượng xăng dầu tồn kho tại thời điểm nhà nước điều chỉnh giá bán xăng dầu trên thị trường và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo.
- Thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tem niêm phong bị hư hỏng do ảnh hưởng của các tác động khách quan để được thay thế tem mới.
- Phối hợp cùng Cục Thuế tổ chức triển khai dán mã QR (hoàn thiện năm 2022), sau khi dán mã QR đồng thời quét mã QR (ghi lại chỉ số đồng hồ cột đo) tại thời điểm dán mã QR để có căn cứ quản lý về sau.
- Định kỳ vào ngày cuối tháng hoặc quý (theo kỳ kê khai của đơn vị); dùng điện thoại thông minh được cài ứng dụng quét mã QR thực hiện quét mã QR trên từng cột đo xăng dầu (đảm bảo vừa quét được mã QR vừa thấy chỉ số đồng hồ cột đo) sau đó chụp hình và gửi về cơ quan thuế quản lý. Hình ảnh, dữ liệu do người nộp thuế gửi về được nhập vào Web ứng dụng quản lý xăng dầu; đồng thời mã hóa chỉ số trên đồng hồ cột đo thành dạng Tex (dạng số) theo từng ID của từng mã QR được quy định trước; căn cứ số liệu từng tháng, quý để công chức thuế theo dõi, quản lý./.
- 1Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án “Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
- 2Quyết định 1161/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Quyết định 636/QĐ-UBND về Đề án Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Chỉ thị 22/CT-UB năm 2016 về tăng cường biện pháp quản lý và chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường biện pháp quản lý nguồn thu và chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Kế hoạch 10603/KH-UBND năm 2019 về công tác quản lý nguồn thu và chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 2374/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Tăng cường giải pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng"
- 7Quyết định 2376/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Công văn 1527/VP-KT năm 2022 về tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu do Văn phòng thành phố Hà Nội ban hành
- 9Kế hoạch 110/UBND-KH về đảm bảo cung ứng xăng dầu và tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 10Quyết định 27/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án “Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
- 2Quyết định 1161/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Quyết định 636/QĐ-UBND về Đề án Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- 3Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 4Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 5Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
- 6Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 7Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
- 8Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
- 9Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013
- 10Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 11Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 12Quyết định 1209/QĐ-BTC năm 2015 về thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Luật ngân sách nhà nước 2015
- 14Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 15Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016
- 16Luật kế toán 2015
- 17Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016
- 18Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
- 19Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 20Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
- 21Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 22Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 23Luật Quản lý thuế 2019
- 24Chỉ thị 22/CT-UB năm 2016 về tăng cường biện pháp quản lý và chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu do tỉnh Gia Lai ban hành
- 25Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 26Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 27Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường biện pháp quản lý nguồn thu và chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 28Kế hoạch 10603/KH-UBND năm 2019 về công tác quản lý nguồn thu và chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 29Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- 30Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
- 31Quyết định 2374/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Tăng cường giải pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng"
- 32Quyết định 2376/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 33Công văn 1527/VP-KT năm 2022 về tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu do Văn phòng thành phố Hà Nội ban hành
- 34Kế hoạch 110/UBND-KH về đảm bảo cung ứng xăng dầu và tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 35Quyết định 27/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 2361/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 2361/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra