Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2360/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 02 tháng 11 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh về thông qua đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La tại Tờ trình số 245/TTr-SNN ngày 22 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La là đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị liên quan chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của UBND tỉnh Sơn La)
SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH ĐỀ ÁN
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm kể từ khi nước ta giành được độc lập đến nay. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể hỗ trợ các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để ổn định, phát triển kinh tế - xã hội. Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, kinh tế chủ yếu thuần nông, sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nông dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở vật chất, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư nông thôn được cải thiện, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh; diện mạo nông thôn khởi sắc và liên tục phát triển. Thành tựu về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo là một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh trong thời kỳ đổi mới.
Tuy vậy, trong sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân, kinh tế - xã hội nông thôn có xuất phát điểm còn thấp so với quy định chuẩn của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; hiện đang xuất hiện nhiều thách thức mới, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh về thông qua đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020, UBND tỉnh Sơn La ban hành Đề án Xây dựng NTM đến năm 2020, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông thôn theo hướng: xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ và phát triển bền vững.
1. Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của liên bộ: Nông nghiệp và PTNT - Kế hoạch và ĐT - Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Sơn La giao chỉ tiêu xã đạt tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.
2. Cơ sở thực tiễn
Địa bàn nông thôn tỉnh Sơn La hiện có 188 xã; 3.020 bản; 940.100 người, chiếm 86,12% dân số toàn tỉnh; kế thừa thành tựu xây dựng nông thôn trong những giai đoạn trước và sau hơn 25 năm đổi mới, phát triển nông thôn của tỉnh đã đạt được những thành tựu to lớn, có thể khái quát như sau:
- Kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực: nông nghiệp đã chuyển mạnh sang chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiệu quả và đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 6,5%/năm, an ninh lương thực từng bước được bảo đảm; tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề tăng lên rõ rệt đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho dân cư nông thôn.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là giao thông, thuỷ lợi, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế của giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển nông thôn tỉnh ta đang bộc lộ một số mặt nhược điểm, tồn tại:
- Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, tài nguyên đất và rừng chưa được sử dụng hiệu quả, môi trường có xuất hiện ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng lớn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; số xã, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn còn lớn (hiện còn 89 xã khu vực III theo quy định của Ủy ban Dân tộc; 1.104 bản của 164 xã thuộc diện ĐBKK theo Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh).
- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá; công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
- Kết quả đánh giá thực trạng nông thôn cấp xã năm 2011 theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Sơn La, mức độ đạt được tiêu chí của từng xã còn thấp: có 18 xã không đạt tiêu chí nào, xã đạt cao nhất được 7/19 tiêu chí.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020 góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X); Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII là cần thiết và cấp bách.
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÔNG THÔN NĂM 2011 THEO BỘ TIÊU CHÍ VỀ NÔNG THÔN MỚI
Kết quả đánh giá thực trạng nông thôn cấp xã năm 2011 theo 5 nội dung, 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu của Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Sơn La như sau:
I. VỀ QUY HOẠCH (01 tiêu chí gồm 3 chỉ tiêu)
1. Quy hoạch sử dụng đất
- Đã có quy hoạch chi tiết: 8 xã của huyện Phù Yên.
- Chưa có quy hoạch: 54 xã, trong đó: Huyện Bắc Yên 15 xã, Phù Yên 13 xã, Mộc Châu 17 xã, Mường La 9 xã.
- Quy hoạch chưa hoàn chỉnh: 126 xã, trong đó: Huyện Phù Yên 5 xã, Mộc Châu 10 xã, Yên Châu 14 xã, Mai Sơn 21 xã, Sông Mã 18 xã, Sốp Cộp 8 xã, Thuận Châu 28 xã, Quỳnh Nhai 11 xã, Mường La 6 xã, thành phố Sơn La 5 xã.
2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- Đã có quy hoạch hạ tầng: 2 xã của huyện Phù Yên.
- Chưa có quy hoạch: 129 xã, trong đó: Huyện Bắc Yên 15 xã, Phù Yên 20 xã, Mộc Châu 18 xã, Yên Châu 14 xã, Mai Sơn 21 xã, Sông Mã 18 xã, Quỳnh Nhai 11 xã, Mường La 12 xã.
- Quy hoạch chưa hoàn chỉnh 57 xã, trong đó: Huyện Phù Yên 4 xã, Mộc Châu 9 xã, Sốp Cộp 8 xã, Thuận Châu 28 xã, Mường La 3 xã, thành phố 5 xã.
3. Quy hoạch bố trí dân cư
- Chưa có quy hoạch: 84 xã, trong đó: Huyện Phù Yên 3 xã, Mộc Châu 27 xã, Yên Châu 14 xã, Mai Sơn 2 xã, Sông Mã 18 xã, Sốp Cộp 7 xã, Quỳnh Nhai 1 xã, Mường La 12 xã.
- Đã có quy hoạch, cần bổ sung điều chỉnh 104 xã, trong đó: Huyện Bắc Yên 15 xã, Phù Yên 23 xã, Mai Sơn 19 xã, Sốp Cộp 1 xã, Thuận Châu 28 xã, Quỳnh Nhai 10 xã, Mường La 3 xã, thành phố Sơn La 5 xã.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 188/188 xã chưa đạt chuẩn.
II. VỀ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Gồm 8 tiêu chí)
1. Tiêu chí giao thông
- Tổng chiều dài đường trục xã, liên xã là 4.433 km trong đó: Đường nhựa, bê tông (BT) 533,92 km, đạt 12,04%; Đường chưa được nhựa hóa hoặc BT hóa 3903,18 km chiếm 88,06%.
- Tổng chiều dài đường trục bản là 5.126,48 km trong đó: Đường cứng hóa 324,99 đạt 6,34%; Đường chưa được cứng hóa 4.838,94 km chiếm 93,7%.
- Tổng chiều dài đường ngõ, bản là 3.844,4 km; Đường sạch, không lầy lội 213,59 km đạt 5,56%; Đường được cứng hóa 108,77 đạt 2,83%.
- Tổng chiều dài đường trục chính nội đồng là 3.176,45 km trong đó: Đường cứng hóa 92,82 km đạt 2,92%; Đường chưa được cứng hóa 3.084,41 km.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 188/188 xã chưa đạt chuẩn.
2. Tiêu chí thủy lợi
- Hệ thống, công trình thủy lợi hiện có là 2.618 công trình; Số đạt chuẩn 645 công trình, đạt 24,6%.
- Kênh mương: Tổng chiều dài hiện có 3.386,3 km; Số được kiên cố hóa 939,55 km, đạt 27,75%.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 1/188 xã đạt chuẩn, bằng 0,5%.
3. Tiêu chí điện
- Tổng số trạm hiện có do ngành điện và xã quản lý 935 trạm trong đó: số đạt yêu cầu 899 trạm, đạt 96,14%; số cần nâng cấp 36 trạm. Số còn thiếu, cần xây dựng mới khoảng 287 trạm.
- Tổng số km đường dây hạ thế hiện có 2.941,4 km trong đó: số đạt chuẩn 2.659,6 km; số cần cải tạo, nâng cấp 282 km. Số đường dây hạ thế cần xây dựng mới khoảng 1.014 km.
- Hộ sử dụng điện: năm 2010 có 198.763 hộ gia đình, số được sử dụng điện 141.385 hộ, đạt 71,13%, trong đó số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn 129.506 hộ, đạt 65,16%. Còn trên 57.000 hộ (28,87%) chưa có điện sử dụng.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 33/188 xã đạt, bằng 17,5%.
4. Tiêu chí trường học
4.1. Mầm non
- Phòng học: Tổng số đã có 2.343 phòng: trong đó số đạt chuẩn 940 phòng, đạt 40%.
- Phòng chức năng: Số đã có 77 phòng; số còn thiếu 646 phòng.
- Diện tích sân chơi, bãi tập: Đã có 133.764 m2; còn thiếu 157.027m2.
4.2. Tiểu học
- Phòng học: Tổng số đã có 5.210 phòng; trong đó số đạt chuẩn 3.170 phòng, đạt 60,84%.
- Phòng chức năng: Số đã có 416 phòng; số còn thiếu 850 phòng.
- Diện tích sân chơi, bãi tập: Đã có 450.778 m2; còn thiếu 242.727 m2.
4.3. Trung học cơ sở
- Phòng học: Tổng số đã có 2.006 phòng; trong đó số đạt chuẩn 1.534 phòng, đạt 76,47%.
- Phòng chức năng: Số đã có 175 phòng; số còn thiếu 1.017 phòng.
- Diện tích sân chơi, bãi tập: Đã có 222.639 m2; còn thiếu 119.596 m2.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 10/188 xã đạt, bằng 5,32%.
5. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá
5.1. Nhà văn hoá và khu thể thao xã
- Xã hiện có nhà văn hóa và khu thể thao 141 xã, đạt 75%: trong đó 3/141 xã đạt chuẩn (2,12%); số chưa đạt chuẩn, cần nâng cấp 138 xã (97,88%).
- Xã chưa có nhà văn hoá và khu thể thao, cần xây mới: 47 xã (25%).
5.2. Nhà văn hoá và khu thể thao bản
- Số bản có nhà văn hóa và khu thể thao 1.510 bản, chiếm 48,1%, trong đó: đạt quy định 67 bản (4,44%); chưa đạt, cần nâng cấp 1.443 bản (95,56%);
- Số bản chưa có nhà VH và khu TT cần xây mới 1.630 bản (51,9%).
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 5/188 xã đạt chuẩn, bằng 2,66%.
6. Tiêu chí chợ nông thôn
- Khu vực nông thôn hiện có 47 chợ/47 xã chiếm 25%, trong đó: số đạt chuẩn có 04 chợ (8,5%); số cần nâng cấp 43 chợ (91,5%).
- Xã chưa có chợ, cần quy hoạch xây dựng mới 141 (75%).
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 5/188 xã đạt chuẩn, bằng 2,66%.
7. Tiêu chí bưu điện
- Điểm phục vụ bưu chính viễn thông hiện có 177 điểm/177 xã chiếm 94,1%, trong đó: số đạt chuẩn 91 điểm (51,4%); số chưa đạt chuẩn cần nâng cấp 86 điểm (48,6%); Xã chưa có, cần xây dựng mới 11 điểm/xã.
- Có Internet đến bản: Hiện có đến 260 bản, đạt 8,61%; số chưa có 2.760 bản (91,39%).
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 1/188 xã đạt chuẩn (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn).
8. Tiêu chí nhà ở dân cư
Tổng số hộ có nhà ở, hiện có 201.996 hộ, trong đó:
- Nhà tạm, dột nát 19.583 hộ, chiếm 9,70%.
- Nhà ở kiên cố chắc chắn (3 cứng) 161.966 hộ, chiếm 80,18%.
- Nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng 20.447 hộ, đạt 10,12 %.
Đánh giá mới có 1 xã (Chiềng Ban, huyện Mai Sơn) đạt chuẩn.
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT (Gồm 4 tiêu chí)
1. Tiêu chí thu nhập
Bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2010 đạt khoảng 7,318 triệu đồng, bằng 81% so với mức bình quân chung của tỉnh, 42% so với khu vực thành thị. Hiện mới có 16 xã thu nhập bình quân cao hơn 1,2 lần so với mức bình quân của tỉnh, gồm: Phù Yên 2/26 xã, Mai Sơn 8/21 xã, Sông Mã 1/18 xã, Sốp Cộp 1/8 xã, thành phố Sơn La 4/5 xã;
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 16/188 xã đạt chuẩn, bằng 8,5%.
2. Tiêu chí hộ nghèo
Kết quả điều tra theo chuẩn nghèo mới đến 31/12/2011, địa bàn nông thôn có 201.996 hộ, còn 74.613 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 36,94%, trong đó: Bắc Yên 46,37%; Phù Yên 30,44%; Mộc Châu 33,47%; Yên Châu 33,03%; Mai Sơn 29,51%; Sông Mã 33,79%; Sốp Cộp 50,11%; Thuận Châu 49,90%; Quỳnh Nhai 40,54%; Mường La 55,31%; Thành phố Sơn La 5,81%.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 7/188 xã đạt chuẩn, bằng 3,7%.
3. Tiêu chí cơ cấu lao động
Tổng số có 455.142 lao động, trong đó lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 416.629 lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 91,54%, còn rất cao so với tiêu chí quy định 45%.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 188/188 xã chưa đạt.
4. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất
- Tổ hợp tác: hiện có 11 tổ, tại 4 huyện: Yên Châu 4, Mai Sơn 3, Sông Mã 2, Mường La 2; trong đó số hoạt động có hiệu quả 10 tổ, đạt 90,9%.
- Hợp tác xã nông nghiệp: đến tháng 5 năm 2012 có khoảng 92 HTX, tại 11 huyện, thành phố; số hoạt động có hiệu quả 39 HTX, bằng 44,3%.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 9/188 xã đạt chuẩn, bằng 4,8%.
IV. VĂN HOÁ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG (Gồm 4 tiêu chí)
1. Tiêu chí giáo dục
- Phổ cập giáo dục trung học đạt 174/188 xã, đạt 92,5 %.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT 65,74%, gần đạt mức quy định chuẩn (70%). Năm 2010, số tốt nghiệp THCS 26.437 học sinh; Số đã và đang tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 17.380 học sinh.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 7,88 %, còn thấp so với quy định đạt chuẩn (trên 20%). Năm 2010 có 35.851/455.142 lao động qua đào tạo.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 4/188 xã đạt chuẩn, bằng 2,1%.
2. Tiêu chí y tế
- Tỷ lệ người dân nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 87%, vượt 67% so với quy định chuẩn (20%). Năm 2011 có 817.917 người tham gia.
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia: có 59 xã đạt chuẩn.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 59/188 xã đạt chuẩn, đạt 31,4%.
3. Tiêu chí văn hoá
- Xã có từ 70% số bản, tiểu khu trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch: 22/188 xã, đạt 11,7%.
- Tổng số bản được công nhận "Bản văn hóa": 995/3.020 bản, đạt 32,95%.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 22/188 xã đạt chuẩn, bằng 11,7%.
4. Tiêu chí môi trường
- Năm 2011, dân số nông thôn có 201.996 hộ, 940.590 người. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ước đạt 78%; nước sạch ước đạt 21% (theo Quyết định số 2898/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh).
- Có 2.354 cơ sở sản xuất, kinh doanh; trong đó đạt tiêu chuẩn về môi trường 168 cơ sở, đạt 7,14%.
- Có 57/188 xã không có các hoạt động gây suy giảm môi trường, đạt 30,1 %.
- Đa số nghĩa trang hình thành tự phát từ nhiều đời, số được xây dựng theo quy hoạch có 16/188 xã, đạt 8,5%.
- Có 2/188 xã thực hiện thu gom, xử lý chất thải theo quy định, đạt 1,06%.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 188/188 xã chưa đạt.
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (Gồm 2 tiêu chí)
1. Tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
- Cán bộ xã đạt chuẩn: 21/188 xã (11,17%); 2.071/4.228 cán bộ (48,98%).
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: 181/188 xã, đạt 96,27%.
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”: 146/188 xã, đạt 77,65%.
- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên: 132/188 xã, đạt 70,21% .
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 21/188 xã đạt chuẩn, bằng 11,17%.
2. Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội được giữ vững
Có 126 xã đạt và giữ vững an ninh, trật tự xã hội; còn 62 xã chưa đạt, trong đó: Bắc Yên 7 xã; Phù Yên 12 xã; Mộc Châu 2 xã; Mai Sơn 10 xã; Sông Mã 13 xã; Thuận Châu 17 xã; Quỳnh Nhai 1 xã.
Đánh giá theo bộ tiêu chí nông thôn mới 126/188 xã đạt chuẩn, bằng 67,02%.
(Có biểu số 01 kèm theo)
1. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng nông thôn năm 2011
1.1. Xét theo đơn vị tiêu chí, số xã đạt được trong mỗi tiêu chí như sau:
- 4/19 tiêu chí không có xã đạt, gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Giao thông; Cơ cấu lao động; Môi trường.
- 14/19 tiêu chí có từ 1 - 59 xã đạt, gồm: Thủy lợi 1 xã; Điện 33 xã; Trường học 10 xã; Cơ sở vật chất văn hóa 5 xã; Bưu điện 1 xã; Nhà ở dân cư 1 xã; Chợ nông thôn 5 xã; Thu nhập 16 xã; Hộ nghèo 7 xã; Hình thức tổ chức sản xuất 9 xã; Giáo dục 4 xã; Y tế 59 xã; Văn hoá 22 xã; Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 21 xã.
- 1/19 tiêu chí có nhiều xã đạt là an ninh trật tự xã hội: 126 xã.
(Có biểu số 02 kèm theo)
1.2. Xét theo đơn vị xã, mức độ đạt các tiêu chí như sau:
- 18/188 xã (9,6%) chưa đạt tiêu chí nào;
- 154/188 xã (81,9%) đạt từ 1 - 3 tiêu chí;
- 13/188 xã (6,9%) đạt từ 4 - 5 tiêu chí;
- 3/188 xã (1,6%) đạt 6 - 7 tiêu chí.
(Có biểu số 03 kèm theo)
2. Tồn tại, hạn chế
- Xuất phát điểm của các xã so với quy định chuẩn của Bộ tiêu chí còn thấp, chưa có xã đạt từ 8 tiêu chí trở lên.
- Công tác quy hoạch (sử dụng đất, phát triển sản xuất và bố trí dân cư) có được xây dựng theo chuyên ngành, song công tác quản lý quy hoạch chưa được quan tâm, thiếu đồng bộ; nông thôn phát triển vẫn mang nặng tính tự phát, không bảo đảm bền vững, chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Trình độ sản xuất hàng hóa còn ở mức thấp; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; năng suất thấp, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; trình độ canh tác còn lạc hậu, tác động xấu đến môi trường. Kết quả công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa cao, chất lượng rừng thấp, chưa có thu nhập đáng kể từ rừng.
- Thu nhập bình quân khu vực nông thôn còn thấp, bằng 81% so với bình quân của tỉnh, 42% so với khu vực thành thị (Số liệu thống kê năm 2008). Chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm cao (khoảng 6 lần), giữa các vùng còn lớn (khoảng 2 lần). Còn 89 xã khu vực III (theo phân định của Ủy ban Dân tộc), 1.104 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn ở 164 xã (theo Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 02 tháng 11 năm 2010 của BCH Đảng bộ tỉnh).
- Hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, mức độ đạt chuẩn còn thấp.
- Các vấn đề xã hội còn nhiều vấn đề phức tạp, việc phát huy bản sắc văn hóa còn nhiều bất cập.
- Hệ thống tổ chức chính trị xã hội còn yếu kém, an ninh, trật tự xã hội còn 1/3 số xã chưa ổn định.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Do lịch sử để lại, trình độ phát triển giữa các dân tộc không đều.
- Địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Năng lực đội ngũ cán bộ ở nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Các chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn nhiều bất cập thiếu đồng bộ chưa được thực hiện đầy đủ. Hiện có khoảng 30 chương trình, chính sách, dự án lớn đầu tư tác động vào địa bàn nông thôn, song chưa được gắn kết, lồng ghép để đạt hiệu quả cao.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh (188 xã), trong đó tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu của từng giai đoạn như sau:
2.1. Giai đoạn 2011 - 2015
- Phấn đấu có 55 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí (đạt chuẩn) nông thôn mới; 133 xã còn lại đạt từ 7 - 12 tiêu chí.
- Ổn định sản xuất và đời sống nhân dân ở 1.104 bản có điều kiện kinh tế - xã hội còn đặc biệt khó khăn, đạt một số tiêu chí cơ bản: đường đến bản được cứng hoá; 95% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 70% nhà trẻ, lớp mẫu giáo có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; 100% bản có nhà văn hoá đạt quy định; 70% tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ nghèo giảm 50% so với năm 2010; 100% người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
2.2. Giai đoạn 2016 - 2020
- Đến năm 2020 có 94 xã đạt chuẩn nông thôn mới (50% số xã trên địa bàn toàn tỉnh); các xã còn lại đạt từ 12 tiêu chí trở lên.
- Không còn tình trạng xã, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn.
* Giai đoạn 2011 - 2015: Tập trung thực hiện 11 nhiệm vụ sau:
1. Hoàn thành rà soát quy hoạch xây dựng NTM
- Đến hết năm 2012, cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh, gắn với bố trí lại dân cư, đảm bảo cho các hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn có đất sản xuất, đất ở ổn định, thực hiện định canh, định cư. Chú trọng địa bàn xung yếu về quốc phòng, an ninh.
- Thực hiện quản lý trong quá trình xây dựng NTM theo quy hoạch.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Khối lượng thực hiện cơ bản đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí nông thôn mới:
2.1. Giao thông
Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thông đến xã, các tuyến đường trục xã, liên xã, hệ thống đường trục bản, đường ngõ xóm và đường giao thông nội đồng; cụ thể:
- Cải tạo, nâng cấp cứng hóa đường trục xã, liên xã tổng chiều dài 1.090/1.300 km, trọng tâm thực hiện tại 55 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM;
- Cứng hóa đường trục bản với tổng chiều dài 1.340/1.471 km; trọng tâm 55 xã và các bản đặc biệt khó khăn;
- Cứng hóa đường ngõ, xóm tại các bản thuộc 55 xã và bản ĐBKK với chiều dài 910/950 km;
- Cứng hóa đường trục chính nội đồng 55 xã với chiều dài 655/658 km;
2.2. Thuỷ lợi
Để tăng năng lực tưới phục vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; dự kiến đầu tư cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa các công trình thuỷ lợi như sau:
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 508 công trình thủy lợi.
- Kiên cố hóa 550 km kênh mương.
2.3. Điện
Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện và nhu cầu sử dụng điện của nhân dân phải nâng cấp, xây dựng mới hệ thống điện để người dân được sử dụng điện thường xuyên an toàn cần triển khai các nội dung sau:
- Trạm biến áp: cải tạo, nâng cấp 15 trạm, xây dựng mới 277 trạm, trong đó có 224 trạm thuộc bản ĐBKK, 53 trạm thuộc 55 xã.
- Đường dây hạ thế: cải tạo nâng cấp đảm bảo an toàn 279 km của 55 xã, xây dựng mới 1.016 km, chủ yếu tại các bản ĐBKK chưa có điện.
2.4. Trường học
Đầu tư kiên cố hóa cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và mầm non.
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 1.244 phòng học.
- Xây dựng: 726 phòng chức năng; 64.900m2 sân chơi, bãi tập.
- Bổ sung, xây dựng mới cổng, tường rào, nhà vệ sinh.
- Đối với 1.104 bản đặc biệt khó khăn: 70% nhà trẻ, lớp mẫu giáo có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.
2.5. Cơ sở vật chất văn hoá
Đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 38 nhà văn hoá và khu thể thao cấp xã; 990 nhà văn hoá và khu thể thao bản, trong đó có 243 bản đặc biệt khó khăn có nhà văn hoá.
2.6. Chợ nông thôn
Đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 47 chợ của 55 xã.
2.7. Bưu điện
Đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp 32 điểm phục vụ bưu chính viễn thông của 55 xã.
2.8. Nhà ở dân cư
- Hỗ trợ xoá 19.583 nhà tạm, dột nát (trong đó 4.855 nhà của 55 xã), tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng 75%; các bản đặc biệt khó khăn không còn nhà tạm, dột nát.
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí nông thôn mới:
3.1. Thu nhập
Đến năm 2015 thu nhập khu vực nông thôn tăng gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2010 (khoảng 14,6 - 18,3 triệu đồng); có 55 xã đạt tiêu chí thu nhập (gấp 1,2 lần so với thu nhập bình quân chung khu vực nông thôn của tỉnh). Đến năm 2020 có 94 xã đạt tiêu chí thu nhập.
3.2. Cơ cấu lao động
Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: đến năm 2015 giảm từ 91,54% hiện tại xuống còn 80% (trong đó 55 xã giảm từ 91,28% xuống 45%); đến năm 2020 giảm còn 60% (trong đó có 92 xã đạt 45%), tổng số lao động cần đào tạo 69.300 lao động.
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội
Cơ bản đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí nông thôn mới:
- Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 36,94% năm 2011 xuống còn 25% (giảm trên 3%/năm); trong đó có 55 xã giảm từ 25,96% năm 2011 xuống dưới 10% năm 2010 (đạt chuẩn NTM); đến năm 2020 có 94 xã đạt chuẩn.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 5 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, chính sách hỗ trợ bản đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Tỉnh ủy; Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả
Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí nông thôn mới:
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã: củng cố, phát huy hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ, kinh tế HTX (nông, lâm, ngư nghiệp) và trang trại hiện có; Khuyến khích thành lập mới các HTX, tổ hợp tác, trang trại. Phấn đấu có 50% số xã trong tỉnh, 100% trong 55 xã phấn đấu đạt chuẩn đến năm 2015, mỗi xã có ít nhất 01 HTX hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả (Hiện có 24/55 xã có 43 HTX đang hoạt động).
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp vào đầu tư, liên doanh, liên kết trên địa bàn để chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nhân dân;
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn; tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Xây dựng mô hình sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm tăng thu nhập.
6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí nông thôn mới:
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí nông thôn mới.
- Nâng cao kết quả phổ cập giáo dục trung học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập mẫu giáo cho trẻ dưới 5 tuổi.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt trên 70%.
- Bổ túc văn hóa trung học cơ sở cho cán bộ từ cấp bản trở lên.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 20%.
- Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Giáo dục đến toàn thể nhân dân, nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh học sinh thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm tạo điều kiện cho con em đi học.
- Ưu tiên bố trí cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực, kinh nghiệm về công tác tại các trường thuộc xã có điều kiện còn đặc biệt khó khăn; bố trí đủ giáo viên theo quy định.
- Có chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên của các trường, lớp có học sinh nội trú. Đồng thời có biên chế cho nhân viên phục vụ để chăm nuôi các em.
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe dân cư nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí nông thôn mới:
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Khám, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế đến toàn thể người dân, để nâng cao nhận thức và tự giác, tích cực tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Duy trì và nâng cao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm so với 87% hiện nay.
- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, 34 trạm y tế xã đảm bảo đồng bộ hoàn chỉnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế, để đến năm 2015 có 93 xã đạt chuẩn y tế.
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 6, 8 và 16 của Bộ tiêu chí nông thôn mới:
8.1. Văn hoá
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí nông thôn mới.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các tiêu chí về gia đình văn hóa, bản văn hóa để nhân dân tự giác chấp hành, thực hiện trong xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí, kiến thức sản xuất, kiến thức về khoa học kỹ thuật, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 2.160 bản (70% số bản nông thôn) được công nhận đạt chuẩn bản văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trong đó: duy trì, phát huy kết quả hiện có 975 bản đã được công nhận; xây dựng đề nghị công nhận mới 1.185 bản.
8.2. Thông tin và truyền thông
Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí nông thôn mới.
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí nông thôn mới.
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
- Cấp nước sinh hoạt: đầu tư xây dựng mới khoảng 350 hệ thống cấp nước và nâng cấp một số công trình, bảo đảm giải quyết được 90% số hộ có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó: số hộ tại 55 xã đạt trên 95%; tại 1.104 bản đặc biệt khó khăn đạt 70%.
- Vệ sinh môi trường: Tại các điểm dân cư tập trung, xây dựng mạng lưới điểm gom chất thải rắn để chuyển về bãi rác chung. Các điểm dân cư phân tán, mật độ thưa, hướng dẫn vận động các hộ gia đình tự giác thu gom xử lý tại chỗ; chính quyền, cộng đồng quản lý được các hoạt động sản xuất, kinh doanh không gây ô nhiễm, suy giảm môi trường; các bản và xã có nghĩa trang được thực hiện theo quy hoạch...
10. Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và giữ vững an ninh, trật tự xã hội
Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí nông thôn mới:
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã đạt chuẩn để đảm đương nhiệm vụ: Số cán bộ hiện có khoảng 4.250 người, giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn khoảng 1.130 người, nâng số cán bộ đạt chuẩn từ 2.071 người hiện tại lên 3.200 người, đạt 75%.
- Xây dựng củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị của 7 xã để đến năm 2015 có 100% số xã có đủ các tổ chức trong hệ thống (hiện có 181 xã đạt).
- Phấn đấu có số Đảng bộ, chính quyền xã đạt “trong sạch, vững mạnh” trên 90% (hiện đạt 146 xã, 77,66%); số xã có các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên đạt trên 80% (hiện đạt 132 xã, 70,2%).
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí nông thôn mới.
Duy trì, củng cố, phát huy kết quả 126 xã hiện đã đạt chuẩn về an ninh trật tự xã hội; phấn đấu đến năm 2015, có 188 xã (100%) đạt chuẩn NTM.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
Thực hiện toàn bộ các khối lượng còn lại đã xác định trong đề án để:
- Hoàn thiện, phát triển KT - XH tại 55 xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 1.
- Tăng được 39 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 94 xã (đạt 50%) trên địa bàn tỉnh.
- Các xã còn lại đạt từ 12 tiêu chí trở lên, không còn tình trạng xã có bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, đời sống nhân dân cơ bản ổn định và phát triển.
III. KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 2011 - 2015
Để có 55 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 243 bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn vào năm 2015, khối lượng công việc cần thực hiện như sau:
- Giao thông: Cứng hoá 100% đường trục xã, liên xã 1.089 km; đường trục bản 1.304 km, trong đó phải cứng hoá 652 km (50%); đường ngõ bản 910 km, trong đó phải cứng hoá 455 km (50%); đường nội đồng 654 km, trong đó phải cứng hoá 327 km (50%).
- Thuỷ lợi: Xây dựng, nâng cấp 508 công trình, kiên cố 550 km kênh mương.
- Điện: Nâng cấp 15 trạm, xây mới 53 trạm, cải tạo 162 km đường dây, xây dựng, lắp đặt mới 279 km đường dây.
- Trường học: Nâng cấp 1.047 phòng học đạt chuẩn, xây mới 480 phòng chức năng, 42.254 m2 sân chơi, bãi tập.
- Cơ sở vật chất văn hoá: Nâng cấp 23 nhà văn hoá xã, 367 nhà văn hoá bản; xây mới 15 nhà văn hoá xã, 623 nhà văn hoá bản.
- Chợ nông thôn: Xây mới 32 chợ, nâng cấp 15 chợ nông thôn.
- Bưu điện: Xây dựng mới 11 điểm bưu điện xã.
- Y tế: Nâng cấp 34 trạm xá xã đạt chuẩn Quốc gia.
- Nhà ở dân cư: Xoá nhà tạm, dột nát 4855 nhà; Phấn đấu có 63.716 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
- Thu nhập: Gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2010.
- Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%, trong đó bản đặc biệt khó khăn giảm 50% so với năm 2010.
- Cơ cấu lao động trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: tỷ lệ dưới 45%.
- Hình thức tổ chức sản xuất: mỗi xã có tối thiểu 01 HTX hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.
- Giáo dục: Đạt phổ cập giáo dục trung học; 70% tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề); tỷ lệ lao đồng qua đào tạo trên 20%.
- Văn hoá: 70% số bản đạt tiêu chuẩn bản văn hoá.
- Đạt các tiêu chí: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; An ninh trật tự xã hội và Môi trường.
2. Giai đoạn 2016 - 2020
Phấn đấu đến năm 2020 có 94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng thêm so với năm 2015 là 39 xã, đầu tư bình quân khoảng 250 - 300 tỷ đồng/xã.
(Biểu số 4, 5, 5a, 5b, 6 kèm theo)
IV. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong mọi cấp, mọi ngành, trong toàn thể nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách làm của chương trình xây dựng nông thôn mới, để tích cực, chủ động tham gia xây dựng chương trình.
- Tập trung rà soát, điều chỉnh và lập quy hoạch nông thôn mới, phát triển nông thôn theo quy hoạch đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đã ban hành.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch như: Đường giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, mạng lưới điện nông thôn, hệ thống trường học, cơ sở vật chất văn hoá, hệ thống chợ nông thôn... xây dựng các khu sản xuất tập trung: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông lâm thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục triển khai cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh, đảm bảo thực hiện thắng lợi các tiêu chí văn hoá. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển ngành nghề truyền thống gắn với thị trường.
- Củng cố nâng cao năng lực, hiệu quả của chính quyền các cấp bảo đảm đủ năng lực triển khai thực hiện thắng lợi các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động xây dựng nông thôn mới nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực cho việc thực hiện đề án.
- Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ chính trị của địa phương, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị và của toàn dân.
2. Hình thức thực hiện
Chương trình được triển khai đồng bộ trên tất cả các xã, các vùng trong tỉnh với định hướng cụ thể:
- Các xã thuộc khu vực I và II có điều kiện kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, tập trung chỉnh trang, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất và các nội dung theo Bộ tiêu chí để sớm đạt chuẩn nông thôn mới.
- Các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (khu vực III), các xã khu vực I, II còn có một số bản ĐBKK, tập trung giải quyết xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, ổn định đời sống; đảm bảo thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Tỉnh ủy, sớm đưa các xã bản ra khỏi tình trạng ĐBKK vào năm 2015, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo.
3. Cơ chế huy động và sử dụng vốn đầu tư
a) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm:
- Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia: Việc làm; Giảm nghèo; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Y tế; Dân số, kế hoạch hoá gia đình; Văn hoá; Giáo dục và đào tạo; Phòng, chống ma tuý; Phòng, chống tội phạm;… và đầu tư trực tiếp từ Chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Vốn từ các chương trình có mục tiêu và các chính sách hỗ trợ cho nông thôn gồm: đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; giáo dục và đào tạo; hỗ trợ giảm nghèo nhanh các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30ª/2008/NQ-CP; bảo vệ và phát triển rừng; bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ; di dân thực hiện ĐCĐC theo Quyết định số 33/QĐ-TTg ; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ; Chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ; Chính sách 134 kéo dài (hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất SX, nước SH); Chính sách đầu tư các xã biên giới theo Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg; Đầu tư trụ sở xã, vùng an toàn khu, kiên cố hóa kênh mương; các dự án ODA, nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp, khí sinh học; hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, phát triển ngành nghề nông thôn,… và chính sách hỗ trợ bản đặc biệt khó khăn của tỉnh.
b) Huy động tối đa nguồn lực của tỉnh để tổ chức triển khai chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.
c) Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp, gồm:
- Vốn từ các dự án lớn của Tập đoàn Điện lực (Tái định cư Thủy điện Sơn La; điện nông thôn), Tập đoàn Cao su (phát triển cây cao su).
- Vốn của các doanh nghiệp đầu tư đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
d) Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể do Hội đồng nhân dân xã thông qua.
đ) Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.
e) Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng: Vốn đầu tư phát triển chính sách và vốn tín dụng thương mại.
g) Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
(Biểu số 7 - Thống kê sơ bộ một số chương trình, chính sách, dự án kèm theo)
4. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Đối với tất cả các xã (188 xã): hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã.
b) Đối với các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, xã khu vực III, bản đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nước cho xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
c) Đối với các xã, bản còn lại
- Hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trường học, trạm y tế xã; nhà văn hóa xã.
- Hỗ trợ từ 50 đến 100% vốn từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
(Có quy định cụ thể của HĐND tỉnh về mức hỗ trợ và các nội dung, công việc được hỗ trợ)
5. Đào tạo cán bộ chuyên trách để triển khai chương trình MTQG
- Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các cấp từ tỉnh đến xã để triển khai có hiệu quả chương trình. Đồng thời, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến cơ sở.
- Căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tập huấn, nội dung, tài liệu, tổ chức tập huấn cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới.
6. Hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới
a) Vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
b) Tranh thủ hỗ trợ vốn, vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác phát triển quốc tế để tăng nguồn lực cho xây dựng NTM.
7. Điều hành, quản lý chương trình
Thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các cấp để chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
a) Cấp tỉnh: UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng ban Ban chỉ đạo thành lập Văn phòng điều phối, đặt tại Chi cục Phát triển nông thôn, giúp việc cho Ban chỉ đạo và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
b) Cấp huyện: UBND huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng ban Ban chỉ đạo thành lập Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban chỉ đạo và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Cấp xã
- Cấp ủy quyết định thành lập Ban chỉ đạo do Bí thư làm Trưởng ban, Chủ tịch HĐND làm Phó trưởng ban, Chủ tịch UBND xã làm Phó trưởng ban thường trực. Thành viên là một số công chức xã và đại diện các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã.
- UBND xã quyết định thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Thống nhất với Hội đồng nhân dân xã và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã thành lập Ban giám sát đầu tư cộng đồng. Chỉ đạo các bản thành lập Ban phát triển bản do cộng đồng bầu, Chủ tịch UBND xã quyết định công nhận.
V. VỐN VÀ NGUỒN VỐN
1. Tổng vốn thực hiện đề án: dự kiến 28.907.200 triệu đồng
Trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước 65%: 18.789.680 triệu đồng.
+ NS trung ương 60%: 17.344.320 triệu đồng (Trực tiếp cho Chương trình 23%: 6.648.660 triệu đồng; Lồng ghép các chương trình 37%: 10.695.660 triệu đồng).
+ NS địa phương 5%: 1.445.360 triệu đồng (Trực tiếp 332.430 triệu đồng; Lồng ghép các chương trình: 1.112.930 triệu đồng).
- Vốn tín dụng 17%: 4.914.220 triệu đồng.
- Doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác 15%: 4.336.080 triệu đồng.
- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 3%: 867.220 triệu đồng.
2. Phân kỳ đầu tư
Giai đoạn 2011 - 2015: 16.913.800 triệu đồng.
- Vốn ngân sách nhà nước 65%: 10.993.970 triệu đồng.
+ NS trung ương 60%: 10.148.280 triệu đồng (Trực tiếp cho Chương trình 23%: 3.890.1180 triệu đồng; Lồng ghép các chương trình 37%: 6.258.100 triệu đồng).
+ NS địa phương 5%: 845.690 triệu đồng (Trực tiếp: 119.750 triệu đồng; Lồng ghép các chương trình: 725.940 triệu đồng).
- Vốn tín dụng 17%: 2.875.350 triệu đồng.
- Doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác 15%: 2.537.070 triệu đồng.
- Vốn cộng đồng nhân dân đóng góp 3%: 507.410 triệu đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020: 11.993.400 triệu đồng.
- Vốn ngân sách nhà nước 65%: 7.795.710 triệu đồng.
+ NS Trung ương 60%: 7.196.040 triệu đồng (Trực tiếp cho Chương trình 23%: 2.758.480 triệu đồng; Lồng ghép các chương trình 37%: 4.437.560 triệu đồng)
+ NS Địa phương 5%: 599.670 triệu đồng(Trực tiếp: 212.680 triệu đồng; Lồng ghép các chương trình: 386.990 triệu đồng).
- Vốn tín dụng 17%: 2.038.870 triệu đồng.
- Doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác 15%: 1.799.010 triệu đồng.
- Vốn cộng đồng nhân dân đóng góp 3%: 359.810 triệu đồng.
(Chi tiết phân kỳ hàng năm - Có biểu số 8 kèm theo).
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ NGÀNH
1. Để triển khai được 11 nội dung nhiệm vụ xác định tại mục II, phần II của Đề án, các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Giao thông vận tải; Công thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Giáo dục; Nội vụ; Lao động - Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh có trách nhiệm tiếp thu triển khai các văn bản của trung ương, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách; hướng dẫn cấp xã lập quy hoạch, đề án, dự án đầu tư, hỗ trợ để thực hiện được các nội dung theo yêu cầu của Bộ tiêu chí về nông thôn mới; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành đầu tư nội dung liên quan vào nông thôn đạt chuẩn bộ tiêu chí; đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở.
(Biểu số 9 - Chi tiết phân công nhiệm vụ)
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Chương trình, có nhiệm vụ:
- Căn cứ Đề án xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Giúp Ban Chỉ đạo tỉnh, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình.
- Phối hợp với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình của các huyện, thành phố, tổng hợp báo cáo UBND, Ban chỉ đạo tỉnh và Trung ương.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành có liên quan cân đối và phân bổ nguồn vốn cho chương trình; Hướng dẫn thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện lồng ghép các nguồn vốn các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính các nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình. Hướng dẫn việc xây dựng, thực hiện dự toán, thanh quyết toán kinh phí hàng năm. Phối hợp với Kho bạc Nhà nước giải quyết khó khăn vướng mắc trong giải ngân, thanh toán nguồn vốn. Hướng dẫn, đôn đốc công tác quyết toán dự án hoàn thành.
5. Sở Xây dựng hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương hoàn thành quy hoạch ở các xã theo tiêu chí nông thôn mới.
6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sơn La chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng tham gia thực hiện chương trình.
7. Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền phục vụ yêu cầu của chương trình.
8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tích cực động viên hội viên, đoàn viên và nhân dân chung sức tham gia vào thực hiện đề án; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bổ sung theo các nội dung mới phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
1. Tổ chức triển khai Đề án trên địa bàn.
2. Phân công, phân cấp trách nhiệm, trong việc tổ chức thực hiện Đề án theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở.
3. Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện Đề án, thực hiện chế độ báo cáo hàng năm.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CÁC XÃ
1. Xây dựng quy hoạch, đề án, dự án (kế hoạch) và tổ chức thực hiện.
2. Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM theo định kỳ vào tháng 11 hàng năm, báo cáo cụ thể số tiêu chí đạt chuẩn, số tiêu chí đạt tăng thêm so với năm trước, để có kế hoạch thực hiện tiếp hoặc trình cấp có thẩm quyền đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Quyết định 10/2013/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp xã ở tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013-2015
- 2Quyết định 3608/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 599/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang
- 4Quyết định 1993/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015
- 5Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015
- 6Quyết định 1167/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế xét khen thưởng phong trào Chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
- 7Nghị quyết 63/NQ-HĐND năm 2013 sửa đổi Nghị quyết 29/NQ-HĐND thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 14 tập thể và 18 cá nhân thuộc tỉnh Vĩnh Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Luật bảo hiểm y tế 2008
- 7Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 13Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 15Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 10/2013/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp xã ở tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013-2015
- 17Quyết định 3608/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 định hướng đến năm 2020
- 18Quyết định 599/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang
- 19Quyết định 1993/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015
- 20Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2012 thông qua đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 21Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015
- 22Quyết định 1167/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế xét khen thưởng phong trào Chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
- 23Nghị quyết 63/NQ-HĐND năm 2013 sửa đổi Nghị quyết 29/NQ-HĐND thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020
Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020
- Số hiệu: 2360/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/11/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Cầm Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra