- 1Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 2Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 3Luật bảo vệ môi trường 2014
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Luật Đầu tư công 2014
- 6Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 7Luật Đầu tư 2014
- 8Luật Doanh nghiệp 2014
- 9Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 10Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 11Quyết định 01/2016/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 12Quyết định 553/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 13Quyết định 08/2016/QĐ-UBND quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhà nước về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2316/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 08 tháng 09 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1162/SKHĐT-TH ngày 10/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2316/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
1. Quán triệt và triển khai cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, nhằm hướng tới cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Xác định rõ các nội dung công việc cụ thể và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị có liên quan để tập trung triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.
1. Mục tiêu
- Đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 6.500 doanh nghiệp hoạt động, có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân phát triển năng động có hiệu quả hơn, thúc đẩy năng lực kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động xã hội, góp phần tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng trên địa bàn tỉnh.
- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng cải thiện môi trường kinh doanh; cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực; giải quyết kiến nghị, bảo vệ doanh nghiệp; khuyến khích đổi mới sáng tạo nhằm phát triển mọi loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng với các Hiệp định thương mại và đầu tư thế hệ mới, phát huy vai trò động lực của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế; tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, về tinh thần phục vụ doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đi đôi với đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp; đổi mới thanh tra, kiểm tra, giảm phiền hà cho doanh nghiệp; tăng cường trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp, nâng cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; xử lý nghiêm doanh nghiệp khi có sai phạm theo quy định pháp luật.
2. Nguyên tắc
Để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 cần bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
- Lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
- Bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế có cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư kinh doanh.
- Cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi, an toàn và thân thiện.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần đảm bảo mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm; đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp phải nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; cạnh tranh lành mạnh, chia sẻ và liên kết hợp tác; đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch sau:
- Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 22/02/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhà nước về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 553/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 01/6/2015 của UBND tỉnh về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Chương trình số 146/CTr-UBND ngày 09/6/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
- Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thực hiện các thủ tục đầu tư theo Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Bình Phước.
- Chương trình Phát triển doanh nghiệp của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020.
- Thực hiện tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí định kỳ ít nhất hai lần/năm; kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn để tập trung giải pháp tháo gỡ.
- Tạo lập chuyên mục về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của tỉnh; công khai kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của các cơ quan đơn vị.
- Rà soát, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc ngành, lĩnh vực của từng sở, ngành phụ trách đảm bảo phù hợp với quy định của các Luật: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Bảo vệ môi trường...
- Rà soát, thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực cho doanh nghiệp và nhà đầu tư; hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo nguyên tắc khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thông báo một lần bằng văn bản cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp. Công khai quy trình và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, tăng cường thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của công chức, viên chức trong phạm vi quản lý.
2. Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo
2.1. Các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong Chương trình phát triển doanh nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020 để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
2.2. Sở Khoa học và Công nghệ:
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận Đề án quốc gia về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia.
2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách khác có liên quan.
- Triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai và sử dụng có hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp.
3. Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
- Thực hiện đúng quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bình đẳng, đúng quy định của pháp luật.
- Rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, hình thành và phát triển vùng nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản.
3.3. Sở Công Thương:
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thương mại và khuyến công thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh về đào tạo, tư vấn, thông tin, thị trường. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế. Đẩy mạnh Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
- Tăng cường cung cấp, phổ biến thông tin và các hướng dẫn thực thi cam kết trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế WTO, TPP và các Hiệp định thương mại tự do để nâng cao năng lực hội nhập cho doanh nghiệp.
3.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước:
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình kết nối Doanh nghiệp - Ngân hàng nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tốt Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức gặp mặt với các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trên địa bàn để giải quyết khó khăn, vướng mắc và có biện pháp xử lý thích hợp trong quan hệ tín dụng.
4. Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp
4.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp giải quyết đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Xây dựng và triển khai có hiệu quả các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực như các khóa đào tạo về: khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp chuyên sâu,... theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tập trung đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện tiếp cận đất đai thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4.3. Sở Xây dựng:
Đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cấp giấy phép xây dựng. Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân.
4.4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan đơn vị có liên quan tăng cường phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp; tổ chức các khóa tập huấn, nâng cao kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả và nâng tần suất của sàn giao dịch việc làm, thực hiện thu thập thông tin cung cầu lao động đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
5.1. Các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo những quyền kinh doanh đã được pháp luật quy định; xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm pháp luật về môi trường... để bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp kinh doanh theo đúng pháp luật.
5.2. Thanh tra tỉnh:
Thực hiện tốt việc điều phối, giám sát công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các sở, ngành, địa phương theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra (không quá một lần/năm); trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng; khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo; lợi dụng công tác thanh tra, kiểm tra để gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp.
5.3. Công an tỉnh: Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định về an ninh, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo quyền kinh doanh đã được pháp luật quy định; xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm pháp luật về môi trường để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính; tạo môi trường lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật.
5.4. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông hoạt động đúng quy định, phản ánh đúng tình hình; phát huy vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tôn vinh doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Thống kê, tổng hợp các tin, bài báo chí phát hiện các hành vi tiêu cực, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Bình Phước.
5.5. Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp trẻ:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng các chương trình, biện pháp cụ thể, khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt vai trò là tổ chức xã hội, nghề nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân của tỉnh. Nâng cao trách nhiệm là tổ chức đầu mối, tiếp thu ý kiến phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý nhà nước và truyền tải những ý kiến trả lời đến cộng đồng doanh nghiệp.
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Chương trình hành động của UBND tỉnh Bình Phước đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức, đội ngũ doanh nhân và nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Trên cơ sở các mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Chương trình hành động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, Thủ trưởng các đơn vị chủ trì, phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch của đơn vị để triển khai thực hiện. Kịp thời tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý và chủ động giải quyết; đề xuất các biện pháp xử lý những trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo về Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời.
Định kỳ hàng quý, năm báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình trước ngày 10 của tháng cuối quý (đối với báo cáo quý) và trước ngày 20/11 hàng năm (đối với báo cáo năm) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
4. Trong quá trình thực hiện Chương trình này, nếu những nội dung nào không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã gửi kiến nghị về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 935/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2Quyết định 1889/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3Quyết định 4993/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 1952/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp đến năm 2020 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 5Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 6Quyết định 974/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 7Quyết định 2087/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch 217a/KH-UBND do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 8Quyết định 1732/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 9Quyết định 1313/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 10Quyết định 4892/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020
- 11Quyết định 750/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm cao su - nhựa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030
- 1Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 2Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 3Luật bảo vệ môi trường 2014
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Luật Đầu tư công 2014
- 6Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 7Luật Đầu tư 2014
- 8Luật Doanh nghiệp 2014
- 9Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 10Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Quyết định 01/2016/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 13Quyết định 553/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 14Quyết định 08/2016/QĐ-UBND quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhà nước về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 15Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 935/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 17Quyết định 1889/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 18Quyết định 4993/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 19Quyết định 1952/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp đến năm 2020 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 20Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang
- 21Quyết định 974/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 22Quyết định 2087/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch 217a/KH-UBND do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 23Quyết định 1732/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 24Quyết định 1313/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 25Quyết định 4892/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020
- 26Quyết định 750/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm cao su - nhựa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030
Quyết định 2316/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 2316/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Huỳnh Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết