- 1Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- 2Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ Luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 5Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 6Nghị định 110/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 7Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 8Thông tư 04/2004/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành
- 9Thông tư 04/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 11Thông tư 48/2011/TT-BCT quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương do Bộ Công thương ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 51/2008/QĐ-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- 4Thông tư 23/2009/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 1Quyết định 32/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 39/QĐ-CTUBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2012/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 08 tháng 6 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về Vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công thương về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về Vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 403/TTr-SCT ngày 09/5/2012;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công thương; Giám đốc Công an tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức cá nhân có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định những nguyên tắc, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Kon Tum (sau đây gọi tắt là các cơ quan) trong công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), tiền chất thuốc nổ; các quy định về hoạt động sử dụng VLNCN tại các khu vực, cụm xây dựng, khai thác tùy theo đặc thù cụ thể của từng khu vực, cụm xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Quy chế này không áp dụng đối với các hoạt động VLNCN phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng và trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý và phối hợp
1. Quản lý hoạt động VLNCN phải đảm bảo những nguyên tắc quy định tại Điều 4, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về Vật liệu nổ công nghiệp.
2. Ngoài nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này, việc quản lý hoạt động VLNCN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo tính thống nhất, tập trung; không hình thức, chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động VLNCN;
b) Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp; phát huy hiệu quả của hoạt động VLNCN vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh;
c) Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 3. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Sở Công thương là cơ quan chuyên môn đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động VLNCN trên địa bàn.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện:
a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định về hoạt động VLNCN tại các khu vực, cụm xây dựng, khai thác tùy theo điều kiện đặc thù cụ thể của từng khu, cụm; xây dựng quy hoạch các đầu mối dịch vụ nổ mìn, các đầu mối bảo quản, tuyến đường vận chuyển VLNCN, định mức kinh tế - kỹ thuật trong sử dụng VLNCN;
b) Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất) việc chấp hành các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý tiền chất thuốc nổ, kinh doanh và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật.
3. Phê duyệt thiết kế hoặc phương án nổ mìn trong các khu vực dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử, văn hoá, bảo tồn thiên nhiên, các công trình an ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật.
4. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đối với hoạt động sử dụng VLNCN trên địa bàn cho các tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép theo quy định. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định hồ sơ và nội dung tham mưu cấp phép sử dụng VLNCN.
5. Thực hiện việc đăng ký sử dụng VLNCN đối với các tổ chức có giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công thương.
6. Chủ trì kiểm tra việc thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng do nổ mìn của các tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.
7. Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở công trình kho chứa VLNCN của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
8. Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn VLNCN cho các đối tượng của tổ chức sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Chịu trách nhiệm giải đáp mọi ý kiến thắc mắc liên quan đến trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp phép VLNCN của các đơn vị trong quá trình thẩm định.
10. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan giải quyết các trường hợp khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động VLNCN. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
11. Tiếp nhận bản đăng ký công bố hợp quy và phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ Công thương quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương đối với các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh.
12. Lập báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm về tình hình quản lý hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công thương trước ngày 25 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 25 tháng 12 đối với báo cáo năm.
Điều 4. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Quản lý về an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Quản lý việc phòng chống cháy nổ đối với các đơn vị vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN theo Luật Phòng cháy và chữa cháy.
3. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; Giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy; Giấy phép vận chuyển VLNCN cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng chống cháy, nổ cho các đơn vị liên quan đến sử dụng VLNCN. Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Luật Phòng cháy và chữa cháy.
5. Chủ trì kiểm tra về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, công tác phòng cháy và chữa cháy của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
6. Định kỳ hàng năm phối hợp với Sở Công thương, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các ngành hữu quan hoặc chủ trì theo chương trình của Ngành kiểm tra về an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn trong bảo quản, vận chuyển sử dụng VLNCN của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sử dụng VLNCN.
7. Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội
1. Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng lao động tại các đơn vị có sử dụng VLNCN.
2. Theo dõi, quản lý việc huấn luyện và cấp Thẻ an toàn lao động cho người lao động tại các đơn vị sử dụng VLNCN theo quy định tại Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Bộ luật Lao động, Nghị định của Chính phủ: số 06/CP ngày 20/10/1995 về an toàn lao động, vệ sinh lao động; số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4. Hướng dẫn các đơn vị được phép sử dụng, bảo quản, vận chuyển VLNCN thực hiện đăng ký theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
5. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các đơn vị khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo nơi bảo quản, lưu giữ, sử dụng VLNCN, các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
6. Thanh tra, kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; chủ trì điều tra nguyên nhân tai nạn lao động theo quy định tại Điều 186, Bộ luật Lao động đối với các đơn vị bảo quản, lưu giữ, sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.
7. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
8. Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lao động.
Điều 6. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Tổ chức thực hiện các nội dung công tác quản lý nhà nước về VLNCN trên địa bàn quản lý.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động của các đơn vị sử dụng VLNCN.
3. Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đối với hoạt động VLNCN trên địa bàn.
4. Báo cáo kịp thời các biến động liên quan đến VLNCN trên địa bàn mình quản lý cho Sở Công thương và các sở, ban, ngành liên quan.
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Đăng ký, kiểm tra người, phương tiện vận chuyển VLNCN ra, vào khu vực biên giới.
2. Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Điều 8. Trách nhiệm của Chi cục Quản lý thị trường
Báo cáo kịp thời cho Sở Công thương, Công an tỉnh trong trường hợp phát hiện vi phạm trong mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép VLNCN, tiền chất thuốc nổ.
Điều 9. Trách nhiệm các sở, ban, ngành khác
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động VLNCN.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN
Khi sử dụng VLNCN tại địa phương, các đơn vị có trách nhiệm:
1. Đăng ký việc sử dụng VLNCN, kho tàng, thiết kế (hoặc phương án) nổ mìn, danh sách những người làm việc có liên quan đến VLNCN với Sở Công thương theo quy định tại Điều 39, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về Vật liệu nổ công nghiệp.
2. Thông báo với Công an tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương về thời gian, địa điểm, quy mô nổ mìn, khoảng cách an toàn.
3. Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn do lãnh đạo đơn vị trực tiếp điều hành, chỉ đạo và phân công người đủ trình độ, kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật an toàn tại mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ cao về sự cố, tai nạn cháy, nổ.
4. Có phương án bảo vệ an ninh, trật tự và phương án, biện pháp phòng cháy, chữa cháy cho cơ sở sản xuất, hệ thống kho tàng, nơi bốc dỡ, phương tiện vận chuyển VLNCN đang hoạt động, định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định. Các kho chứa VLNCN phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp.
4. Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại VLNCN mua bán, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu huỷ trong thời hạn 10 (mười) năm, kể từ ngày thực hiện mua bán, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu huỷ.
6. Trước khi nổ mìn phải thông qua chính quyền địa phương để thông báo cho nhân dân trong khu vực biết về quy định thời gian, tín hiệu và giới hạn của vùng nguy hiểm khi nổ mìn.
7. Báo cáo số lượng, chủng loại, chất lượng VLNCN và các vấn đề có liên quan khác cho Sở Công thương nơi tiến hành nổ mìn vào trước ngày 25 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 25 tháng 12 đối với báo cáo năm.
8. Phối hợp chặt chẽ với các Đoàn thanh, kiểm tra.
CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VLNCN
Điều 11. Phối hợp kiểm tra điều kiện sử dụng VLNCN
1. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra điều kiện sử dụng VLNCN theo quy định tại Điều 21, Mục 5, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức xin cấp mới, cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN.
2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra việc đảm bảo các quy định pháp luật về thời gian, địa điểm nổ mìn, khoảng cách an toàn, các điều kiện an ninh, an toàn khác để cấp Giấy đăng ký cho tổ chức sử dụng VLNCN trước khi nổ mìn.
Điều 12. Phối hợp trong công tác kiểm tra định kỳ
Định kỳ hàng năm một lần, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố có liên quan thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy VLNCN, công tác phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn lao động đối với các tổ chức có hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Phối hợp trong công tác kiểm tra đột xuất
Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo, các sở, ban, ngành có liên quan phải có trách nhiệm phối hợp cùng Sở Công thương tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ sự vụ.
Điều 14. Phối hợp xử lý sai phạm trong mua, bán, vận chuyển, sử dụng VLNCN
1. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Chi cục Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp mua, bán, vận chuyển, sử dụng VLNCN, tiền chất thuốc nổ trái phép; thông báo kết quả điều tra xử lý cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan biết để phối hợp quản lý.
Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của các sở, ban, ngành, Sở Công thương hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. VLNCN, tiền chất thuốc nổ bị tịch thu do mua, bán, bảo quản, vận chuyển và sử dụng trái phép do Công an tỉnh thu giữ và xử lý theo quy định của Pháp luật.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Công an tỉnh điều tra tai nạn lao động, tai nạn lao động nghiêm trọng và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động; xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của các sở, ban, ngành, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG VLNCN TẠI CÁC KHU VỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Phương pháp khởi nổ: Bằng kíp điện tức thời, kíp điện vi sai nhiều số hoặc kíp nổ phi điện để phá đá nguyên khối.
2. Công tác phá đá quá cỡ được sử dụng bằng búa đập, không được sử dụng phương pháp nổ mìn để phá đá quá cỡ.
3. Thời gian nổ mìn hàng ngày: Buổi chiều từ 17h30' đến 18h30' (chỉ áp dụng khi nổ mìn lộ thiên).
4. Tổng lượng thuốc nổ tối đa cho phép trong 1 lần nổ không vượt quá 500 Kg.
Điều 17. Quy định về nổ mìn tại các khu vực còn lại của các huyện.
1. Phương pháp khởi nổ: Bằng kíp đốt, kíp điện tức thời, kíp điện vi sai nhiều số hoặc kíp nổ phi điện để phá đá nguyên khối.
2. Công tác phá đá quá cỡ được sử dụng bằng búa đập hoặc nổ mìn; trường hợp sử dụng phương pháp nổ mìn để phá đá quá cỡ phải sử dụng kíp điện tức thời hoặc kíp điện vi sai nhiều số, lượng thuốc nổ tối đa cho 1 lỗ khoan không quá 0,2 kg, khối lượng thuốc nổ tối đa cho 1 bãi mìn không quá 20 kg.
3. Thời gian nổ mìn hàng ngày: Buổi trưa từ 11h30' đến 12h30', buổi chiều từ 17h30' đến 18h30' (chỉ áp dụng khi nổ mìn lộ thiên).
Điều 18. Quy định về thời gian không được phép vận chuyển, sử dụng VLNCN
1. Tết âm lịch: Trước tết 03 (ba) ngày, trong tết và sau tết 03 (ba) ngày.
2. Những ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan: Trước ngày nghỉ lễ 01(một) ngày, trong ngày nghỉ lễ và sau ngày nghỉ lễ 01 (một) ngày.
3. Trường hợp đặc biệt khác (phục vụ khắc phục các sự cố tai nạn, thiên tai, bão lũ...) phải có ý kiến của UBND tỉnh.
Tổ chức, cá nhân nếu có các hành vi vi phạm các nội dung của Quy định này thì tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý VLNCN hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Công tác thanh tra, kiểm tra
Hàng năm, Sở Công thương chủ trì lập kế hoạch phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cùng chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra hoạt động của các đơn vị cung ứng và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh; báo các tình hình, kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Công thương trước ngày 25/12 hàng năm.
1. Sở Công thương chủ trì phối hợp với các cấp và các ngành liên quan của tỉnh tổ chức thực hiện đúng quy định này và những quy định của pháp luật liên quan đến VLNCN.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cấp, ngành liên quan phản ánh về Sở Công thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 635/1998/QĐ-UB quy định quản lý sản xuất,cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 02/QĐ-UBND.HC năm 2013 về Quy chế phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 19/2011/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp kèm theo Quyết định 74/2009/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Quyết định 74/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 22/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ban hành kèm Quyết định 08/2010/QĐ-UBND
- 6Quyết định 14/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành theo Quyết định 03/2012/QĐ-UBND
- 7Quyết định 37/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 8Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 9Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 10Quyết định 32/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 11Quyết định 39/QĐ-CTUBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2022
- 1Quyết định 32/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 39/QĐ-CTUBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2022
- 1Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- 2Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ Luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 5Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 6Nghị định 110/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 7Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Thông tư 04/2004/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành
- 10Thông tư 04/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Quyết định 51/2008/QĐ-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 12Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- 13Thông tư 23/2009/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 14Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 15Thông tư 48/2011/TT-BCT quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương do Bộ Công thương ban hành
- 16Quyết định 635/1998/QĐ-UB quy định quản lý sản xuất,cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Tỉnh Kon Tum ban hành
- 17Quyết định 02/QĐ-UBND.HC năm 2013 về Quy chế phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 18Quyết định 19/2011/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp kèm theo Quyết định 74/2009/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành
- 19Quyết định 74/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 20Quyết định 22/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ban hành kèm Quyết định 08/2010/QĐ-UBND
- 21Quyết định 14/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành theo Quyết định 03/2012/QĐ-UBND
- 22Quyết định 37/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 23Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 24Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 23/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/06/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực