Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2269/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 09 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Sở Công thương và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gồm 07 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công thương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
1. Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (B-BCT-270395-TT);
2. Thủ tục Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (B-BCT-270412-TT);
3. Thủ tục Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (B-BCT-270395-TT);
4. Thủ tục Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (B-BCT-270576-TT).
* Nội dung đơn giản hóa: Giảm thời gian giải quyết TTHC từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.
* Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động kinh doanh vì đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính về cấp phép đối với nhóm TTHC này.
* Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi tại Điểm c Khoản 4 Điều 17 và Điểm c Khoản 5 Điều 20 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
- Sửa đổi Điều 1 Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ Công thương về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa:
5. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG (BCT-275406)
5.1. Nội dung đơn giản hóa: Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LPG chai: bổ sung thêm cụm từ “nếu có bồn chứa” phía sau thành phần hồ sơ “bản sao Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa”.
5.2. Lý do: Tạo điều kiện cho thương nhân kinh doanh mua bán LPG trên địa bàn tỉnh có thể thực hiện được thủ tục cấp Giấy chứng nhận vì đa số các thương nhân kinh doanh mua bán LPG chai không có bồn chứa, chỉ thực hiện lưu trữ, vận chuyển và phân phối LPG chai cho các cửa hàng bán lẻ LPG chai.
5.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Khoản 3 Khoản 5 Điều 38 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí.
6. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức và cá nhân thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương (B-BCT-263588-TT)
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị bỏ dòng “hồ sơ gửi kèm” tại Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01a tại Phụ lục 4 Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).
Lý do:
- Tránh phát sinh việc áp dụng tùy tiện, không thống nhất giữa thành phần hồ sơ nộp theo quy định và các thành phần giấy tờ khác quy định tại mẫu đơn, tờ khai phải nộp kèm theo;
- Việc quy định Giấy khám sức khỏe là không cần thiết, phát sinh thủ tục hành chính con khi thực hiện 02 thủ tục hành chính nêu trên. Ngoài ra, giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06 tháng, việc quy định như vậy sẽ gây tốn kém cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
- Tạo sự công khai, minh bạch khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí (Biên lai thu lệ phí).
Lý do:
- Công chức tiếp nhận hồ sơ có thể đối chiếu biên lai nộp lệ phí của cá nhân;
- Hiện nay, các ngân hàng đều áp dụng biên lai điện tử thay thế cho biên lai nộp phí, lệ phí (biên lai đỏ), nên quy định nộp biên lai đã nộp phí, lệ phí là không cần thiết.
6.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Mẫu số 01a tại Phụ lục 4 Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
- Đề nghị bãi bỏ Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 253.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 211.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 42.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,6%.
7. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện (BCT-275440)
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị bỏ dòng “hồ sơ gửi kèm” tại Đơn đề nghị theo mẫu số 01a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công thương.
7.2. Lý do:
- Tránh phát sinh việc áp dụng tùy tiện, không thống nhất giữa thành phần hồ sơ nộp theo quy định và các thành phần giấy tờ khác quy định tại mẫu đơn, tờ khai phải nộp kèm theo;
- Việc quy định Giấy khám sức khỏe là không cần thiết, phát sinh thủ tục hành chính con khi thực hiện 02 thủ tục hành chính nêu trên. Ngoài ra, giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06 tháng, việc quy định như vậy sẽ gây tốn kém cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
7.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Đơn đề nghị theo mẫu số 01a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công thương.
7.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo sự công khai, minh bạch khi thực hiện thủ tục hành chính./.
- 1Quyết định 1789/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 1567/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Đường bộ, Đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 3Quyết định 944/QĐ-UBND về thông qua Phương án đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Giao thông Vận tải; Khoa học và Công nghệ; Công thương thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tuyên Quang năm 2019
- 4Quyết định 2270/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 1703/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tây Ninh
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1789/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 6Quyết định 1567/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Đường bộ, Đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 7Quyết định 944/QĐ-UBND về thông qua Phương án đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Giao thông Vận tải; Khoa học và Công nghệ; Công thương thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tuyên Quang năm 2019
- 8Quyết định 2270/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 1703/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tây Ninh
Quyết định 2269/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 2269/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Thiên Định
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra