Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2265/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TRONG NHÓM KHOÁNG CHẤT CÔNG NGHIỆP BAO GỒM: CAOLANH, SÉT GỐM, BARIT, PHOTPHORIT, DOLOMIT, QUAZIT VÀ PYRIT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009 - 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy định, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2009/NQ-HĐND ngày 28/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp bao gồm: Caolanh, Sét gốm, Barit, Photphorit, Dolomit, Quazit và Pyrit trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015, có xét đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 592/TTr-SCT ngày 21 tháng 8 năm 2009;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp bao gồm: Caolanh, Sét gốm, Barit, Photphorit, Dolomit, Quazit và Pyrit trên địa bàn tỉnhThái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015, có xét đến năm 2020, với những nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH

1. Quan điểm phát triển

- Khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp là nguồn tài nguyên quan trọng của tỉnh cần được thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, không gây cạn kiệt tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm an ninh trật tự, an

toàn xã hội tại các địa bàn có khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp.

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp là cơ sở để tổ chức đánh giá lại trữ lượng tài nguyên khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp, hoạch định khâu khai thác, chế biến phát triển phù hợp với các ngành sản xuất; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của nhân dân vùng có khoáng sản.

- Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp với công nghệ thiết bị hiện đại để tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản, đảm bảo phát triển bền vững và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có cơ sở chế biến sâu tại Thái Nguyên, có tiềm năng kinh tế, năng lực tài chính, có nhân lực trình độ cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, với địa phương.

2. Mục tiêu phát triển

- Công tác quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp cần phải đáp ứng nhu cầu nguyên liệu khoáng sản cho các ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và phù hợp với quy hoạch chung của cả nước.

- Xác định cụ thể các vùng thăm dò, khai thác, chế biến; các vùng cấm, hạn chế và đấu thầu đối với hoạt động khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp, để đảm bảo cho hoạt động khoáng sản thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp: Giai đoạn 2006 - 2010 là 42%/năm; giai đoạn 2011 - 2020 là 22,5%/năm (giai đoạn 2011 - 2015 là 32%; giai đoạn 2016 - 2020 là 13,75%/năm).

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Nhu cầu và khả năng đáp ứng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp giai đoạn 2009 - 2015, có xét đến năm 2020

Đơn vị tính: nghìn tấn QNK

Năm

Nhu cầu

2010

2011 - 2015

2016 - 2020

Nhu cầu cả nước

Khả năng đáp ứng

Nhu cầu cả nước

Khả năng đáp ứng

Nhu cầu cả nước

Khả năng đáp ứng

Caolanh sau CB dựng trong sản xuất công nghiệp

749

30

1.176

150

1.782

300

Khoáng sản Barit nguyên khai

250

2

350

5

400

HQ

 Dolomit HL15,7-20,7% MgO

10.000

100

10.000

150

10.000

200

Quarzit HL85-90%SiO2

 

100

 

150

 

200

 Photphorit HL 12-13 % P2O5

 

4

 

8

 

HQ

Trong bảng chỉ dự báo 5 loại khoáng sản hiện đang có nhu cầu là: Caolanh, Barit, Dolomit, Photphorit, Quarzit (khi có các nhu cầu khoáng sản khác trong nhóm các cơ sở tự cân đối theo nguồn khoáng sản trong và ngoài tỉnh).

2. Quy hoạch thăm dò khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp

* Các mỏ tổng hợp tài liệu, khảo sát thực địa đánh giá xác định triển vọng

- Barit: Đầm Giáo, Lục Ba (Đại Từ); Hồng Lê, Pháng I, Pháng III (Phú Lương); Mỹ Lập, Hợp Tiến I, Hợp Tiến II, Tân Đô, Ba Đình (Đồng Hỷ).

- Photphorit: La Hiên (Võ Nhai); Phú Đô (Phú Lương).

- Caolanh: Lục Ba, Văn Khúc (Đại Từ); Bá Sơn (Phú Lương); Phúc Thuận (Phổ Yên).

- Sét gốm chịu lửa Tân Hương (Phổ Yên); Sét gốm Làng Bầu (Phú Lương).

- Dolomit La Giang (Võ Nhai).

- Quarzit Cây Châm (Phú Lương).

* Mỏ thăm dò: Caolanh - Phương Nam 1, Na Thức 1, Na Thức 2, xã Phú Lạc (Đại Từ).

* Một số điểm mỏ đó khai thác như: Barit Lục Ba, Barit Hợp Tiến I, II, Photphorit La Hiên ... Nên tiếp tục nghiên cứu tư liệu địa chất, khảo sát thực địa nếu có triển vọng thì tổ chức thăm dò, hai điểm mỏ Pyrit chỉ tổ chức thăm dò khi có triển vọng và nhu cầu. Sau năm 2015 tiếp tục tổ chức thăm dò các mỏ mới phát hiện trong nhóm khoáng chất công nghiệp.

Tổng vốn đầu tư thăm dò các mỏ khoảng: 25,3 tỷ đồng.

3. Quy hoạch khai thác khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp

* Khai thác giai đoạn 2009-2015:

Các mỏ đưa vào khai thác:

- Barit: Đầm Giáo, Lưu Quang (Đại Từ); Pháng I, Pháng III (Phú Lương); Khe Mong, Tân Đô, Ba Đình (Đồng Hỷ).

- Photphorit: Làng Mới (Đồng Hỷ); La Hiên (Võ Nhai); Phú Đô (Phú Lương).

- Caolanh: Phương Nam 1, Phương Nam 2, Lục Ba, Văn Khúc (Đại Từ); Bá Sơn (Phú Lương); Phúc Thuận (Phổ Yên); Khe Mo (Đồng Hỷ); Gia Sàng (TP Thái Nguyên).

- Sét gốm chịu lửa Tân Hương (Phổ Yên); sét gốm Làng Bầu (Phú Lương).

- Dolomit: La Giang, Làng Lai (Võ Nhai); Núi Voi (Đồng Hỷ).

- Quarzit Cây Châm (Phú Lương); Làng Lai (Võ Nhai).

Sản lượng khai thác các loại khoáng sản xem bảng III-9 quy hoạch chi tiết.

* Khai thác giai đoạn 2016 - 2020: Các mỏ khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp kể trên tiếp tục được khai thác theo kế hoạch (đối với các mỏ trữ lượng lớn như: Caolanh Phú Lạc, Dolomit Làng Lai, Quarzit Làng Lai); Các mỏ giai đoạn trước đó khai thác hết nên tập trung khai thác tận thu và tổ chức khai thác các mỏ có kết quả thăm dò khả quan trong giai đoạn này.

* Các khu vực khai thác tận thu: “Khai thác tận thu được thực hiện đối với khoáng sản còn lại ở mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác, chế biến các mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ”(1), có thể xem xét cấp giấy phép khai thác tận thu đối với các mỏ đó đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Tổng vốn đầu tư khai thác khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên khoảng: 80,4 tỷ đồng. Trong đó: Khai thác giai đoạn 2009 - 2015 là 54,4 tỷ; khai thác giai đoạn 2015 - 2020 là 16 tỷ; khai thác tận thu là 10 tỷ.

4. Quy hoạch chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp

- Đầu tư mới, chiều sâu hoàn chỉnh các dây chuyền tuyển, phân loại khoáng sản Dolomit, Barit, photphorit, Quarzit để đảm bảo chất lượng khoáng sản cung cấp cho các cơ sở sản xuất khoảng 8 dây chuyền với vốn đầu tư 8 tỷ đồng.

- Năm 2009 đầu tư mới từ 1 đến 2 dây chuyền chế biến sâu Caolanh tại Cụm công nghiệp Phú Lạc, huyện Đại Từ, để tới đầu năm 2010 sản xuất ổn định với công suất: 30.000 đến 300.000 tấn sản phẩm/năm. Vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng/dây chuyền.

- Khuyến khích đầu tư mới dây chuyền gốm sứ vệ sinh, gia dụng, mỹ nghệ hoặc gốm sứ kỹ thuật, với công suất khoảng 20.000 đến 25.000 tấn sản phẩm/ năm. Vốn đầu tư khoảng 550 tỷ đồng.

Vốn đầu tư cho việc chế biến sâu khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp của Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015 là: 758 tỷ đồng.

Sau năm 2015 tiếp tục đầu tư chiều sâu nâng công suất các nhà máy chế biến trên lên 1,5 lần, hoặc đầu tư mới một nhà máy sản xuất gốm sứ cao cấp khác cũng trong cụm công nghiệp Phú Lạc, huyện Đại Từ; vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 600 tỷ đồng.

Tổng kinh phí đầu tư cho việc chế biến sâu khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020 là 1.358 tỷ đồng.

5. Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư cho khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp giai đoạn 2009-2020: 1.463,7 tỷ đồng (toàn bộ là vốn huy động từ các nguồn của doanh nghiệp), chia ra:

- Vốn đầu tư cho công tác thăm dò: 25,3 tỷ

- Vốn đầu tư cho hoạt động khai thác: 80,4 tỷ

-Vốn đầu tư cho hoạt động chế biến: 1.358 tỷ

- Khuyến khích các nhà đầu tư đổi mới, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiến tiến phục vụ cho khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về hạ tầng cơ sở

Cần gắn quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh với quy hoạch các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, quy hoạch điện, nước, quy hoạch nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh. Tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến. Có thể kết hợp nhiều nguồn vốn như: FDI, doanh nghiệp, các nguồn vốn khác để tạo lập hạ tầng cơ sở thuận lợi sử dụng chung với nhiều mục đớch trên địa bàn tỉnh.

2. Giải pháp về vốn

Doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn: Vay tín dụng; tư nhân, hỗn hợp, cổ phần, FDI... để đầu tư vào khâu thăm dò, khai thác, chế biến sâu khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp.

Lựa chọn phương án đầu tư hợp lý, có trọng điểm vào các mỏ phù hợp với quy hoạch này và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân trong ngành khai thác khoáng sản như kỹ thuật khai thác, chỉ huy nổ mìn và thợ mìn… Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động trong các hộ bị ảnh hưởng và các hộ trong diện di dời tái định cư bởi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho công nhân trong ngành khai thác, chế biến khoáng sản theo qui chế hiện hành của tỉnh.

4. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ

Ngành khai thác, chế biến khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp Việt Nam đã có hàng chục năm phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu về công nghệ và thiết kế chế tạo thiết bị. Do đó khâu khai thác và tuyển rửa chủ yếu sử dụng công nghệ và thiết bị trong nước, chỉ nhập một số thiết bị nước ngoài có chất lượng nổi trội hẳn và đặc thù riêng đối với từng loại khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp; nhưng cũng phải quan tâm đến tính đồng bộ, tận thu tối đa tài nguyên và không gây tác động xấu đến môi trường. Đối với các mỏ đã và đang tiến hành khai thác, các cơ sở chế biến: cần đánh giá lại trình độ công nghệ để có phương án đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sản xuất với phương châm: Công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại trên cơ sở tận dụng thiết bị, công nghệ đang có; đầu tư vào những khâu then chốt, quan trọng. Đối với các cơ sở chế biến sâu đầu tư mới: Các nhà đầu tư nhất thiết phải lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại trên thế giới, trang bị đầy đủ thiết bị phân tích, kiểm tra, thiết bị bảo vệ và xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất.

5. Giải pháp bảo vệ môi trường và sinh thái.

Trong nhóm khoáng chất công nghiệp quá trình khai thác, chế biến những tác động xấu đến môi trường xung quanh không nhiều, nhưng vẫn phải đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu, đối với những mỏ lớn cần bố trí khâu chế biến tập trung trong các khu công nghiệp, không gần các khu đô thị, khu đông dân cư; cần phải có các biện pháp công nghệ xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.

Các dự án đầu tư vào khai thác, chế biến nhóm khoáng chất công nghiệp phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của luật môi trường, thực hiện triệt để và nghiêm túc các giải pháp bảo vệ môi trường. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp để xảy ra sự cố môi trường, nhưng không có giải pháp khắc phục hữu hiệu sẽ bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.

Thực hiện đề án bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường, có sự phối hợp, phân công, phân cấp rõ ràng. Các cơ sở khai thác, chế biến phải ký quỹ phục hồi môi trường, nộp phí bảo vệ môi trường, phí nước thải. Thực hiện nghiêm túc việc hoàn thổ sau khai thác đóng cửa mỏ theo quy định của pháp luật.

6. Giải pháp quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản

Thực hiện nghiêm túc kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại Thông báo số 96-TB/TU ngày 23/8/2006.

Thực hiện nghiêm túc Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh; mọi hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh phải xuất phát từ quy hoạch, kế hoạch.

Thực hiện Đề án quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010; các quy định của UBND tỉnh về lựa chọn nhà đầu tư, về trình tự thủ tục lập, thẩm định và tổ chức thực hiện dự án đầu tư khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động khoáng sản.

 Xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản qui phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Đề cao vai trò và trách nhiệm tham mưu, đề xuất, thẩm định của Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý hoạt động khoáng sản. Tăng cường sự phối hợp quản lý của các ngành, các cấp về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.

Để đảm bảo ngành Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển ổn định và bền vững đóng góp có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước; thì chỉ cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản cho những đơn vị có: Năng lực tài chính; thiết bị công nghệ tiên tiến; đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chuyên ngành được đào tạo cơ bản, kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; dự án đầu tư khả thi, hiệu quả, được thẩm định phê duyệt theo quy định của pháp luật; cam kết và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường và các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và bảo đảm quyền lợi của người dân, thực hiện nghĩa vụ với địa phương nơi có hoạt động khoáng sản. Khuyến khích các dự án chế biến sâu khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp.

Thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoạt động khoáng sản, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo quản lý tài nguyên khoáng sản của tỉnh. Xác định rừ vai trũ trách nhiệm của các đội quản lý tài nguyên khoáng sản. Tăng cường biên chế, cơ cấu tổ chức, trang bị điều kiện làm việc cho hệ thống quản lý Nhà nước về các hoạt động khoáng sản đến cấp huyện.

Điều 2. Quy hoạch này và các quy định của pháp luật liên quan khác là cơ sở điểu chỉnh mọi hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoán sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp, bao gồm: Cao lanh, sét gốm, Barit, Photphorit, Dolomit, Quazit và Pyzit trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, điều chỉnh.

Điều 3. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành có liên quan công bố, hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung quy hoạch này trên địa bàn tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Vượng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2265/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp bao gồm: Caolanh, Sét gốm, Barit, Photphorit, Dolomit, Quazit và Pyrit trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015, có xét đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành

  • Số hiệu: 2265/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/09/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
  • Người ký: Hoàng Quốc Vượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/09/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản