Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2012/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 20 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN (TNKS) SÉT CỦA TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP, ngày 09 tháng 03 năm 2012 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-HĐND, ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thông quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản sét của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 1445/TTr-STNMT, ngày 21/9/2012.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng TNKS sét của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm và mục tiêu của quy hoạch

a. Quan điểm

- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn TNKS sét;

- Trong hoạt động khai thác, sử dụng TNKS sét phải bảo vệ diện tích đất lúa, độ phì nhiêu đất, bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái;

- Quy hoạch khai thác sử dụng TNKS sét theo hướng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch kinh tế xã hội của Tỉnh, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quy hoạch các ngành có liên quan và điều kiện thực tế của Tỉnh.

b. Mục tiêu

b.1) Mục tiêu tổng quát

- Phương án quy hoạch khai thác TNKS sét theo phương thức khai thác tận thu, cải tạo mặt bằng thời kỳ 2011 – 2020 và thăm dò khai thác công nghiệp sau năm 2020.

- Tăng cường phát triển sản phẩm truyền thống như: gạch ngói phục vụ xây dựng chất lượng cao, gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Quan tâm phát triển gạch trang trí, gạch lát nền chất lượng cao; phát triển các loại gạch có kích thước lớn, độ rổng cao > 50% và phát triển gạch không nung theo định hướng tại Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính Phủ.

- Duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống sản xuất gạch - gốm của Tỉnh đến năm 2020 trên cơ sở cải tiến công nghệ sản xuất. Đồng thời, di dời theo lộ trình thích hợp các lò gạch - gốm hoạt động trong khu dân cư, không trong diện quy hoạch làng nghề của Tỉnh trước thời điểm năm 2015.

- Loại bỏ dần các kiểu lò truyền thống, công nghệ lạc hậu để thay thế bằng các kiểu lò cải tiến, kiểu lò mới với công nghệ thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương trước năm 2015.

b.2) Mục tiêu cụ thể quy hoạch khai thác TNKS sét của Tỉnh

* Đối với sản xuất gạch

- Gạch được sản xuất từ đất sét nung

+ Giai đoạn 2011-2015: với mức tăng trưởng 3,5-4,0 %/năm. Sản lượng gạch cả giai đoạn 4,34 tỷ viên, bình quân 868,28 triệu viên/năm. Dự kiến cuối năm 2015 ước đạt 950,01 triệu viên;

+ Giai đoạn 2016-2020: với mức tăng trưởng 1,0-1,2 %/năm. Sản lượng gạch cả giai đoạn 4,89 tỷ viên, bình quân 978,81 triệu viên/năm. Dự kiến cuối năm 2020 ước đạt 1 tỷ viên;

+ Giai đoạn 2021-2030: với mức tăng trưởng 1,0%/năm. Sản lượng gạch cả thời kỳ là 10,57 tỷ viên, bình quân 1,057 tỷ viên/năm. Dự kiến cuối năm 2030 ước đạt 1,11 tỷ viên.

- Gạch không nung

+ Giai đoạn 2011-2015: dự kiến đến năm 2015, sản lượng gạch không nung sẽ thay thế 20-25% gạch nung. Sản lượng gạch không nung cả giai đoạn khoảng 306,69 triệu viên, bình quân 61,34 triệu viên/năm. Dự kiến cuối năm 2015 ước đạt 190 triệu viên;

+ Giai đoạn 2016-2020: dự kiến đến năm 2020, sản lượng gạch không nung sẽ thay thế 30-40% gạch nung. Sản lượng gạch cả giai đoạn 1,27 tỷ viên, bình quân 254,91 triệu viên/năm. Dự kiến cuối năm 2020 ước đạt 300,12 triệu viên;

+ Giai đoạn 2021-2030: dự kiến đến năm 2030, sản lượng gạch không nung sẽ thay thế 50-60% gạch nung. Sản lượng gạch cả thời kỳ là 4,35 tỷ viên, bình quân 435 triệu viên/năm. Dự kiến cuối năm 2030 ước đạt 552,53 triệu viên.

* Đối với sản xuất gốm

- Giai đoạn 2011-2015: với mức tăng trưởng 0,5-0,6 %/năm. Sản lượng gốm của cả giai đoạn 140,45 triệu sản phẩm, bình quân 28,09 triệu sản phẩm/năm. Dự kiến cuối năm 2015 ước đạt 29,09 triệu sản phẩm;

- Giai đoạn 2016-2020: với mức tăng trưởng 0,6-0,7%/năm. Sản lượng gốm của cả giai đoạn 147,77 triệu sản phẩm, bình quân 29,55 triệu sản phẩm/năm. Dự kiến cuối năm 2020 ước đạt 30,01 triệu sản phẩm.

- Giai đoạn 2021-2030: với mức tăng trưởng 0,5%/năm. Sản lượng gốm của cả thời kỳ 308,44 triệu sản phẩm, gấp 1,07 lần so với thời kỳ 2011-2020, bình quân 30,84 triệu sản phẩm/năm. Dự kiến cuối năm 2030 ước đạt 31,54 triệu sản phẩm.

* Đối với khai thác TNKS sét

- Trong thời kỳ 2011-2020:

+ Chủ yếu khai thác theo hình thức tận thu, cải tạo mặt bằng trên vùng đã được quy hoạch để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng TNKS sét (nếu điều kiện thuận lợi có thể khai thác thí điểm với qui mô công nghiệp trên vùng đã quy hoạch dự trữ thăm dò khai thác công nghiệp sau năm 2020).

+ Nghiêm cấm khai thác theo hình thức tận thu, cải tạo mặt bằng trên vùng quy hoạch dự trữ thăm dò khai thác công nghiệp sau năm 2020 đã được khoanh định trên bản đồ (kể cả vùng cấm theo Luật định).

+ Khối lượng sét nguyên liệu dự kiến khai thác của cả thời kỳ 2011-2020 là 14,14 triệu m3, bình quân 1,41 triệu m3/năm.(Chia ra: giai đoạn 2011-2015 khoảng 6,70 triệu m3, bình quân 1,34 triệu m3/năm và giai đoạn 2016- 2020 khoảng 7,44 triệu m3, bình quân 1,448 triệu m3/năm).

- Sau năm 2020: Thực hiện khai thác, sử dụng TNKS sét trên vùng quy hoạch dự trữ thăm dò khai thác công nghiệp sau năm 2020 với công nghệ mới, đồng thời khai thác với hình thức tận thu, cải tạo mặt bằng ở các vùng chưa khai thác hết trong thời kỳ 2011- 2020 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Kết quả điều tra, khảo sát nguồn TNKS sét của tỉnh

Có 7 huyện trên địa bàn tỉnh (trừ thành phố Vĩnh Long là vùng quy hoạch phát triển đô thị nên không khảo sát đánh giá TNKS sét) đã được khảo sát, đánh giá và khoanh định được 124 thân sét phân bố trên diện tích 296,61km2, với tổng tiềm năng TNKS sét được đánh giá 278,88 triệu m3 ở cấp tài nguyên 222 (là cấp tài nguyên được khảo sát, đánh giá ở mức độ tin cậy, mức độ nghiên cứu tiền khả thi và có tiềm năng, hiệu quả kinh tế).

(Chi tiết số liệu ở biểu 01 phần phụ lục)

3. Quy hoạch khu vực khai thác TNKS sét của tỉnh

Thực hiện phương án quy hoạch khai thác TNKS sét theo phương thức kết hợp giữa khai thác tận thu, cải tạo mặt bằng và khu vực dự trữ thăm dò khai thác công nghiệp sau năm 2020.

a. Quy hoạch về khai thác TNKS sét tỉnh

Tổng TNKS sét toàn tỉnh được quy hoạch khai thác 129,4 triệu m3, chiếm 46,40% tổng tiềm năng TNKS sét được tìm thấy, phân bố trên diện tích 202,04 km2.

(Chi tiết số liệu ở biểu 02 phần phụ lục)

b. Quy hoạch chi tiết khai thác TNKS sét của Tỉnh

b.1) Khu vực quy hoạch khai thác tận thu, cải tạo mặt bằng: quy hoạch ở 101 thân sét với tổng tiềm năng TNKS sét là 46,178 triệu m3 (chiếm 16,56% tổng tiềm năng TNKS sét), phân bố ở 7 huyện với diện tích 131,12km2.

Với phương thức khai thác này có khoảng 13.112 ha đất lúa và cây hàng năm khác được cải tạo mặt bằng, tạo thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên, cần chú trọng các giải pháp như sau:

- Thực hiện khai thác cuốn chiếu, đồng bộ theo tiểu vùng, theo ô thủy lợi cơ sở để có địa hình đồng nhất, thuận lợi về tưới, tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

- Bảo vệ tầng đất mặt chứa nhiều mùn trước khi khai thác bằng cách: gạt tầng đất mặt sang một bên để khai thác lớp đất sét bên dưới và san phủ trả lại tầng đất mặt sau khai thác.

- Trong quá trình khai thác sét cần chú ý độ sâu xuất hiện tầng phèn, tầng sinh phèn cách mặt đất để chứa lớp đất cách ly tối thiểu 50 cm trên tầng phèn, tầng sinh phèn.

b.2) Khu vực quy hoạch dự trữ thăm dò khai thác công nghiệp sau năm 2020: quy hoạch khoanh định ở 21 thân sét với tổng tiềm năng TNKS sét là 83,22 triệu m3 (chiếm 29,84% tổng tiềm năng TNKS sét), phân bố ở 5 huyện: Tam Bình, Bình Minh, Bình Tân, Vũng Liêm và Trà Ôn với diện tích 70,92 km2 (không có ở huyện Long Hồ, Mang Thít).

b.3) Khu vực cấm khai thác

- Diện tích các thân sét ở khu vực có độ cao địa hình <0,6m, vùng đất có tầng phèn, tầng sinh phèn nông, đất cây lâu năm, khu dân cư nông thôn, đất quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quy hoạch các loại đất phi nông nghiệp khác.

- Vùng cấm theo Luật khoáng sản quy định: là hành lang an toàn hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp thoát nước, đất di tích lịch sử văn hóa, đất quốc phòng – an ninh, đất tôn giáo, …

Tổng tiềm năng TNKS sét cấm khai thác là 149,48 triệu m3 (chiếm 53,60% tổng tiềm năng TNKS sét).

c. Phân kỳ quy hoạch khai thác

c.1) Trong thời kỳ 2011 – 2020: Dự kiến TNKS sét được khai thác cho sản xuất gạch-ngói-gốm trên toàn tỉnh là 14,14 triệu m3, chiếm 10,93% tổng tiềm năng TNKS sét đưa vào quy hoạch khai thác và chỉ chiếm 30,63% tổng tiềm năng TNKS sét qui hoạch khai thác tận thu, cải tạo mặt bằng. Chia ra từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2011-2015: Dự kiến TNKS sét được sử dụng cho sản xuất gạch – ngói – gốm trong toàn tỉnh là 6,69 triệu m3, chiếm 5,18% tổng tiềm năng TNKS sét có khả năng khai thác. Bình quân khai thác, sử dụng 1,34 triệu m3/năm.

- Giai đoạn 2016-2020: Dự kiến TNKS sét được sử dụng cho sản xuất gạch- ngói- gốm trong toàn tỉnh là 7,44 triệu m3, chiếm 5,75% tổng tiềm năng TNKS sét có quy hoạch khai thác. Bình quân khai thác, sử dụng 1,49 triệu m3/năm.

Trong thời kỳ này có thể khai thác thí điểm dạng thăm dò khai thác công nghiệp khi tỉnh có điều kiện thuận lợi.

c.2) Thời kỳ sau năm 2020: Dự kiến TNKS sét được sử dụng cho sản xuất gạch ngói – gốm trong toàn tỉnh là 115,26 triệu m3, chiếm 89,07% tổng tiềm năng TNKS sét có khả năng khai thác (gồm toàn bộ tiềm năng TNKS sét cho khai thác công nghiệp và phần còn lại 24,76% tiềm năng TNKS sét được qui hoạch khai thác tận thu, cải tạo mặt bằng chưa khai thác hết trong thời kỳ 2011-2020 chuyển sang).

Nguồn tài nguyên khoáng sản sét có thể khai thác để sử dụng đến năm 2055-2060.

4. Quy hoạch cụm, tuyến sản xuất gạch -ngói-gốm mỹ nghệ xuất khẩu

Thực hiện theo phương án bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống kết hợp đầu tư công nghệ mới trong sản xuất gạch, ngói, gốm.

a. Bảo tồn và phát triển làng nghề

- Tạo điều kiện cho việc duy trì và bảo tồn các làng nghề sản xuất gạch- ngói-gốm hiện có đã được công nhận: 3 làng nghề truyền thống (ở xã Mỹ An và xã Mỹ Phước của huyện Mang Thít và xã Thanh Đức của huyện Long Hồ) và 4 làng nghề sản xuất (ở xã Hòa Tịnh, Chánh An, Nhơn Phú và An Phước của huyện Mang Thít).

- Phát triển thêm các làng nghề sản xuất gạch, gốm khác đến năm 2020: 4 làng nghề sản xuất gạch - gốm mới ở xã An Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh, Chánh An của huyện Mang Thít; 1 làng nghề gốm ở xã An Phước đã được phê duyệt.

b. Đầu tư công nghệ mới: từng bước thay thế các lò gạch-ngói-gốm truyền thống, lạc hậu, khi có điều kiện thích hợp sẽ chuyển sang sản xuất gạch xây không nung.

c. Dự kiến phát triển các khu vực sản xuất mới

- Các cơ sở trong tuyến công nghiệp Cổ Chiên, tuyến lò gạch, gốm ở Mang Thít (tuyến Kinh Thầy Cai ở xã Mỹ Phước, tuyến sông Cái Mới ở xã Nhơn Phú, tuyến sông Hòa Mỹ ở xã Mỹ An, tuyến sản xuất vật liệu gốm sứ ở xã An Phước quy mô 15 ha); Bố trí các cơ sở chế biến mới để gần vùng nguyên liệu.

- Trước năm 2015 di dời các cơ sở sản xuất ngoài khu vực quy hoạch, đang gây ô nhiễm môi trường.

5. Các giải pháp

a. Về chính sách

- Chính sách tài chính và tín dụng

+ Ngân hàng hỗ trợ, giải quyết vấn đề về vốn với nhiều hình thức;

+ Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài;

+ Lập quỹ hỗ trợ đầu tư;

+ Phát triển thị trường vốn, tín dụng ở nông thôn;

+ Thực hiện các quy định, chính sách về hỗ trợ vốn, dự án được hưởng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ giải quyết việc làm trong lĩnh vực sản xuất gạch, gốm;

+ Đối với các cơ sở gạch-gốm trong khu vực đô thị hoặc khu dân cư nông thôn, khi thực hiện di dời sẽ có cơ chế tài chính ưu đãi theo đúng quy định hiện hành.

- Chính sách thuế, đất đai: Xây dựng ban hành kịp thời chính sách ưu đãi về thuế cho các cơ sở sản xuất mới thành lập, hỗ trợ cho các cơ sở áp dụng công nghệ, qui trình mới cho sản xuất gạch-gốm.

b. Về nâng cao năng lực quản lý nhà nước về cấp phép, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản sét ở địa phương

- Thực hiện uỷ quyền, phân cấp cho cấp huyện cấp phép khai thác khoáng sản sét theo đúng quy định pháp luật;

- Chỉ đạo thanh kiểm tra, giám sát theo định kỳ và đột xuất các cơ sở khai thác TNKS sét và các cơ sở sản xuất gạch – ngói - gốm theo đúng quy hoạch được duyệt;

- Chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất gạch - gốm không thuộc diện bảo tồn, đang gây ô nhiễm môi trường.

c. Về kỹ thuật, công nghệ: Giao Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Công thương tăng cường công tác nghiên cứu, khuyến cáo, phổ biến qui trình công nghệ chế biến TNKS sét thích hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương về vốn, nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất gạch - gốm. Nghiên cứu để đổi mới công nghệ thiết bị, qui trình sản xuất theo lộ trình thích hợp, xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm gạch -gốm của tỉnh.

d. Giải pháp về đào tạo lao động: Giao Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tập trung triển khai các lớp đào tạo, hội thảo để bồi dưỡng, truyền nghề, kỹ năng, chuyên môn cho lực lượng công nhân địa phương; Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người lao động khi tham gia học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề; Gắn kết công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Chú trọng đào tạo đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm làng nghề gốm mỹ nghệ. Mở các lớp bồi dưỡng nghệ nhân, thợ giỏi;

e. Giải pháp về thị trường: Giao Sở Công thương tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, triển lãm sản phẩm gạch - ngói - gốm của địa phương. Thông qua các chương trình kinh tế - xã hội và các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ; Hướng dẫn cho doanh nghiệp liên doanh, liên kết để tiêu thụ sản phẩm.

 

f. Giải pháp về môi trường

- Thực hiện cấp phép đúng theo kết quả quy hoạch được duyệt, tuân thủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường ở các cơ sở khai thác và chế biến TNKS sét theo Luật Bảo vệ môi trường quy định;

- Chỉ đạo thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, đồng thời lập quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác và sử dụng TNKS sét;

- Chỉ đạo thanh, kiểm tra theo định kỳ và đột xuất các cơ sở khai thác theo quy hoạch được duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và sử dụng TNKS sét;

- Xây dựng chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp ứng dụng các quy trình sản xuất mới, ít tiêu hao năng lượng, thân thiện với môi trường;

- Theo điều kiện thực tế của địa phương, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình thích hợp để từng bước di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường sang cụm công nghiệp, khu quy hoạch sản xuất gạch - gốm tập trung.

(Đính kèm Báo cáo thuyết minh)

Điều 2. Bãi bỏ các Quyết định phê duyệt về quy hoạch chi tiết khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản sét 4 huyện Tam Bình, Bình Minh, Bình Tân và Trà Ôn trước đây cụ thể: Quyết định số 830/QĐ-UBND, ngày 17/4/2007, Quyết định số 2625/QĐ-UBND, ngày 20/12/2007 và Quyết định số 2516/QĐ-UBND, ngày 16/12/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND: các huyện, thành phố Vĩnh Long và Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và được đăng trên công báo tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT.TU, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh (để báo cáo);
- CT và Phó CT.UBND tỉnh (để chỉ đạo);
- Toà án ND tỉnh;
- Viện kiểm sát ND tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Sở Tư pháp (để kiểm tra);
- Thường trực HĐND-UBND huyện,TP;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, 1.04.05.

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU SỐ LIỆU
(Ban hành kèm Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Biểu 1: Tổng hợp tài nguyên khoáng sản sét cho sản xuất gạch, ngói, gốm tỉnh Vĩnh Long

STT

Đơn vị hành chính

Tổng số thân sét

Diện tích phân bố

(m2)

Chiều dày thân sét trung bình

(m)

Chiều dày tầng phủ trung bình

(m)

Tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét

(m3)

Tổng khối lượng đất phủ

(m3)

1

Tam Bình

27

65.437.740

0,99

0,24

64.507.320

15.922.990

2

Bình Minh

09

27.539.871

1,17

0,24

32.089.220

7.762.730

3

Bình Tân

10

22.099.738

1,02

0,23

22.556.850

5.121.660

4

Trà Ôn

13

61.681.800

0,94

0,25

57.825.280

15.321.840

5

Long Hồ

27

25.472.700

0,62

0,19

15.726.240

4.942.620

6

Mang Thít

19

16.614.700

0,57

0,20

9.491.470

3.250.020

7

Vũng Liêm

19

77.765.000

0,99

0,23

76.687.080

17.927.430

Trung bình

 

 

0,94

0,24

 

 

Tổng

124

296.611.549

 

 

278.883.460

70.249.290

 

Biểu 2: Tổng hợp tài nguyên khoáng sản sét quy hoạch khai thác của tỉnh Vĩnh Long

STT

Đơn vị hành chánh

Diện tích phân bố tài nguyên khoáng sản sét (m2)

Tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét (m3)

Thông số quy hoạch trung bình

Diện tích quy hoạch khai thác
(m2)

Chiều dày tầng phủ
(m)

Chiều dày khai thác
(m)

Tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét quy hoạch khai thác
(m3)

Khối lượng đất phủ
(m3)

1

Tam Bình

65.437.740

64.507.320

51.931.076

0,24

0,74

38.338.780

12.667.450

2

Bình Minh

27.539.871

32.089.220

15.276.800

0,29

0,83

12.630.770

4.384.990

3

Bình Tân

22.099.738

22.556.850

17.293.890

0,23

0,77

13.363.790

4.004.720

4

Trà Ôn

61.681.800

57.825.280

43.935.800

0,25

0,59

25.822.510

10.976.440

5

Long Hồ

25.472.700

15.726.240

17.428.900

0,19

0,27

4.640.900

3.390.750

6

Mang Thít

16.614.700

9.491.470

10.378.700

0,19

0,24

2.445.910

2.011.710

7

Vũng Liêm

77.765.000

76.687.080

45.803.000

0,21

0,70

32.160.940

9.773.950

Trung bình

 

 

 

0,23

0,64

 

 

Tổng

296.611.549

278.883.460

202.048.166

 

 

129.403.600

47.210.010

 

Biểu 3: Tổng hợp tài nguyên khoáng sản sét thuộc khu vực quy hoạch khai thác tận thu, cải tạo mặt bằng của tỉnh Vĩnh Long

STT

Đơn vị hành chánh

Tổng số thân sét

Diện tích phân bố tài nguyên khoáng sản sét (m2)

Tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét (m3)

Thông số quy hoạch trung bình

Diện tích quy hoạch khai thác
(m2)

Chiều dày tầng phủ
(m)

Chiều dày khai thác
(m)

Tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét quy hoạch khai thác
(m3)

Khối lượng đất phủ
(m3)

1

Tam Bình

20

35.583.127

28.024.260

28.960.276

0,21

0,37

10.834.430

6.159.620

2

Bình Minh

06

11.595.380

9.723.420

7.765.100

0,28

0,32

2.504.620

2.204.710

3

Bình Tân

06

13.636.053

12.361.160

10.700.400

0,23

0,51

5.415.070

2.505.350

4

Trà Ôn

10

45.820.800

40.763.150

31.615.500

0,25

0,40

12.616.920

7.921.880

5

Long Hồ

27

25.472.700

15.726.240

17.428.900

0,19

0,27

4.640.900

3.390.750

6

Mang Thít

18

16.614.700

9.491.470

10.378.700

0,19

0,24

2.445.910

2.011.710

7

Vũng Liêm

14

41.300.000

35.480.990

24.279.300

0,22

0,32

7.720.460

5.221.040

Trung bình

 

 

 

 

0,22

0,35

 

 

Tổng

101

190.022.760

151.570.690

131.128.176

 

 

46.178.310

29.415.060

 

Biểu 4: Tổng hợp tài nguyên khoáng sản sét thuộc khu vực dự trữ thăm dò khai thác công nghiệp sau năm 2020 của tỉnh Vĩnh Long

STT

Đơn vị hành chánh

Tổng số thân sét

Diện tích phân bố tài nguyên khoáng sản sét (m2)

Tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét (m3)

Thông số quy hoạch trung bình

Diện tích quy hoạch khai thác
(m2)

Chiều dày tầng phủ
(m)

Chiều dày khai thác
(m)

Tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét quy hoạch khai thác
(m3)

Khối lượng đất phủ
(m3)

1

Tam Bình

07

29.854.613

36.483.060

22.970.800

0,28

1,20

27.504.350

6.507.830

2

Bình Minh

03

15.944.491

22.365.800

7.511.700

0,29

1,35

10.126.150

2.180.280

3

Bình Tân

03

8.463.685

10.195.690

6.593.490

0,23

1,21

7.948.720

1.499.370

4

Trà Ôn

03

15.861.000

17.062.130

12.320.300

0,25

1,07

13.205.590

3.054.560

5

Vũng Liêm

05

36.465.000

41.206.090

21.523.700

0,21

1,14

24.440.480

4.552.910

Trung bình

 

 

 

 

0,25

1,17

 

 

Tổng

21

106.588.789

127.312.770

70.919.990

 

 

83.225.290

17.794.950

 

Biểu 5: Tổng hợp tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét cấm khai thác của tỉnh Vĩnh Long

STT

Đơn vị hành chánh

Tổng số thân sét

Diện tích phân bố tài nguyên khoáng sản sét (m2)

Tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét (m3)

Thông số quy hoạch

Diện tích quy hoạch cấm khai thác
(m2)

Chiều dày thân sét trung bình
(m)

Tổng tài nguyên khoáng sản sét quy hoạch cấm khai thác
(m3)

1

Tam Bình

27

65.437.740

64.507.320

13.506.664

1,04

 14.079.710

2

Bình Minh

09

27.539.871

32.089.220

12.263.071

1,27

 15.544.090

3

Bình Tân

10

22.099.738

22.556.850

4.805.848

1,07

 5.137.230

4

Trà Ôn

13

61.681.800

57.825.280

17.746.000

0,94

 16.651.480

5

Long Hồ

27

25.472.700

15.726.240

8.043.800

0,61

 4.866.720

6

Mang Thít

19

16.614.700

9.491.470

6.236.000

0,56

 3.495.440

7

Vũng Liêm

19

77.765.000

76.687.080

31.962.000

0,98

 31.479.510

Trung bình

 

 

 

 

0,97

 

Tổng

124

 296.611.549

278.883.460

94.563.383

 

91.254.180

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 18/2012/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản sét của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

  • Số hiệu: 18/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Trương Văn Sáu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản