Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 22 tháng 01 năm 2010 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006; Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể KT-XH vùng, lãnh thổ và Thông tư 03/2008/TT-BKH, ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; và các quy định hiện hành khác của Nhà nước có liên quan;
Căn cứ Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 912/QĐ-UBND ngày 27/3/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nông Cống giai đoạn đến năm 2020; và các văn bản hiện hành khác có liên của UBND tỉnh đã ban hành;
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Nông Cống tại Tờ trình số 09/TTr-UBND ngày 14/01/2010 về việc: “Xin phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nông Cống giai đoạn đến năm 2020”; Báo cáo trình tự thực hiện và kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nông Cống giai đoạn đến năm 2020 ngày 18/01/2010; Ý kiến phản biện của các thành viên Hội đồng về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nông Cống giai đoạn đến năm 2020; và hồ sơ quy hoạch kèm theo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) huyện Nông Cống giai đoạn đến năm 2020; Với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện; sử dụng có hiệu quả nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế với cơ cấu hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có chất lượng và có tính cạnh tranh cao, trước hết là các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sử dụng nguyên liệu sẵn có trên địa bàn. Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện và các khu kinh tế động lực của tỉnh.
3. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn và bền vững trên cơ sở phát triển mạnh các vùng chuyên canh, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.
4. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường..., phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, thực hiện có hiệu quả xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống dân cư, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ổn định xã hội.
1. Kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân cho cả kỳ 2011 đến 2020 là 16,5% đến 17,0%, trong đó Nông - Lâm - Thủy sản 6,8%; Công nghiệp - Xây dựng 22,0%; Dịch vụ 17,3%;
+ Giai đoạn 2011 - 2015 là 15,4%; trong đó: Nông - Lâm - Thủy sản tăng: 6,9%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 22,1%; Dịch vụ tăng 16,8 %.
- Cơ cấu kinh tế: | 2015 | 2020 |
+ Nông - Lâm - Thủy sản: | 29% | 23% |
+ Công nghiệp - Xây dựng: | 35% | 39% |
+ Dịch vụ: | 36% | 38% |
- Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu năm 2015 là 20,0 triệu USD, năm 2020 là 35,0 triệu USD, tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 là 27,0%.
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 9,8%.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 23,868 triệu đồng, tương đương 1.404,0 USD, năm 2020 là 43,72 triệu đồng, tương đương 2.572,0 USD; lương thực bình quân đầu người đạt 715,0 - 720,0 kg/năm 2015.
2. Về xã hội:
- Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2010 - 2020 xuống dưới 0,6%.
- Mỗi năm giải quyết việc làm cho 2000 lao động; đến năm 2020 giải quyết cơ bản việc làm cho lao động;
- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới 5,0% năm 2020.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo; duy trì và củng cố thành quả phổ cập tiểu học, THCS tiến tới phổ cập THPT; đồng thời chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 45,0% năm 2015 và trên 55,0% năm 2020.
- Hoàn thiện mạng lưới y tế từ huyện đến thôn; đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 5,0% vào năm 2015; đến năm 2020 cơ bản không còn trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
3. Về môi trường:
- Nâng độ che phủ rừng lên 8,0% năm 2015 và 9,0% vào năm 2020.
- Các cơ sở sản xuất mới xây dựng có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, hoặc áp dụng công nghệ sạch; 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường vào năm 2020.
- Tỷ lệ chất thải rắn và chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trên 90% vào năm 2020.
- Tỷ lệ các hộ được dùng nước hợp vệ sinh đạt 95,0% năm 2015 và 100% vào năm 2020.
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC
1. Nông - lâm - thủy sản:
- Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sạch hướng tới xuất khẩu, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp.
- Giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Thủy sản đến năm 2015 là 656,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 7,06%; trong đó ngành nông nghiệp tăng 7,0%, lâm nghiệp tăng 7,03%, thủy sản tăng 8,61%; đến năm 2020 tổng giá trị sản xuất đạt 919,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2016 - 2020 là 6,98%, trong đó ngành nông nghiệp tăng 6,87%, lâm nghiệp tăng 6,59%, thủy sản tăng 9,5%.
a) Nông nghiệp:
- Cây lương thực:
Diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm là 21500,0 ha (lúa 19.000,0ha, ngô 2500,0ha) sản lượng lương thực đạt 134.765,0 tấn năm 2015 và 137.735,0 tấn vào năm 2020.
- Phát triển các cây trồng khác: cây cao su đến năm 2015 đạt 325,0ha, cây mía ổn định diện tích 800, cây cói ổn định diện tích 500,0 ha, cây lạc 2.500,0ha vào năm 2020, cây ăn quả,... gắn với nhà máy chế biến.
- Chăn nuôi: Phát triển mạnh chăn nuôi cả về quy mô và chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên 40,0% năm 2015 và 45,0 - 50,0% vào năm 2020.
b) Lâm nghiệp:
Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 1.000,13ha rừng sản xuất và 1.400,39 rừng phòng hộ. Vận động nhân dân trồng cây phân tán tại các khu đô thị và các khu công nghiệp; nâng độ che phủ của rừng lên 8,0% vào năm 2015 và 9,0% vào năm 2020 (năm 2008 là 6,6%).
c) Thủy sản: Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt, nước lợ đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.300,0 ha trong đó nước ngọt là 800,0ha; nước lợ là 500,0ha; tập trung khai thác có hiệu quả dự án nuôi tôm công nghiệp đã đầu tư. Nâng sản lượng lên 2.700,0 tấn năm 2015 và 3.400,0 tấn vào năm 2020.
c) Phát triển nông thôn mới:
Phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp với quy hoạch không gian xây dựng làng (bản) và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện; kết hợp việc hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn; đến năm 2015 có 20,0% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và 60,0% vào năm 2020.
2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Phát triển nhanh và vững chắc ngành công nghiệp làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Kết hợp đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng, từng bước hình thành các cụm công nghiệp; tạo các hạt nhân tăng trưởng cho nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng mạnh các ngành công nghiệp chế biến như: công nghiệp chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống. Đến năm 2020 về cơ bản Nông Cống có ngành công nghiệp với cơ cấu hợp lý.
Tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ quy hoạch 2011 - 2020 là 20,4%; trong đó: tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 20,7%, giai đoạn 2016 - 2020 là 22,1%.
Phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu:
a) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất VLXD.
Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 19,9%; và 23,6% giai đoạn 2016 - 2020.
Đầu tư xí nghiệp khai thác và chế biến Fecrôm, công suất 20.000,0 tấn tại xã Minh Khôi; nhà máy phân lân nung chảy công suất 3000,0 - 5000,0 tấn/năm tại xã Hoàng Giang; nhà máy sản xuất xi măng công suất 1,5 triệu tấn/năm tại xã Hoàng Sơn; nhà máy gạch tuynen công suất 30,0 triệu viên/năm tại thị trấn Yên Mỹ.
b) Công nghiệp chế nông lâm sản và hàng xuất khẩu.
Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 22,1%; và 22,6% giai đoạn 2016 - 2020.
- Đổi mới công nghệ, thiết bị nhà máy đường Nông Cống, nhà máy giấy Lam Sơn để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa; sản lượng đường 25.000,0 tấn/năm, 5000,0 tấn giấy bao bì; đầu tư, nâng công suất cơ sở may trang phục Trường Thắng xuất khẩu lên 1,0 triệu sản phẩm vào năm 2015 và 1,5 triệu sản phẩm vào năm 2020.
- Đầu tư 2 cơ sở giết mổ gia súc tại 2 thị trấn, công suất mỗi cơ sở 500 tấn/năm (Chuối, Yên Thái); nhà máy chế biến thịt đông lạnh gia súc, gia cầm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và cung cấp thực phẩm cho các khu kinh tế, công suất 5.000,0 - 10.000,0 tấn/năm, tại thị trấn Yên Mỹ, giai đoạn I công suất 5.000,0 tấn.
c) Phát triển các ngành công nghiệp khác như: may mặc dân dụng, đồ mộc ... Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như: Chiếu cói và các sản phẩm từ cói, thêu ren, mây tre đan, đồ mỹ nghệ,... Đầu tư 3 nhà máy nước mỗi nhà máy có công 1.500,0m3 ngày/đêm, tại 3 thị trấn (thị trấn Chuối, Yên Mỹ, Yên Thái), đến năm 2020 là sản lượng nước 1,642 triệu m3 ngày/đêm đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhân dân 3 thị trấn.
d) Phát triển các cụm công nghiệp: Đầu tư 6 cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các thị trấn Chuối, Trung Thành, Công Liêm, Vụn Thắng, Trường Sơn và Yên Mỹ. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã có cụm làng nghề.
3. Phát triển các ngành dịch vụ:
- Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và đa dạng, đưa dịch vụ trở thành ngành tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế;
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ năm 2015 là 1.290,0 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2015 là 17,4 %; năm 2020 giá trị sản xuất của ngành dịch vụ là 2.950,0 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2016 -2020 là 18,0%.
- Phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu:
a) Dịch vụ thương mại:
Phấn đấu đạt tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên thị trường xã hội trong thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân hàng năm 14,4%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng 14,9% và 13,6% giai đoạn 2016 - 2020.
Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu năm 2015 là 20,0 triệu USD và 35,0 triệu USD vào năm 2020.
b) Dịch vụ du lịch:
Phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch thành ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Tập trung phát triển một số khu, điểm du lịch trọng điểm, tạo ra các tour du lịch, sản phẩm du lịch đa dạng. Từng bước nâng cấp, tôn tạo các di tích lịch sử đã được công nhận. Phấn đấu doanh thu du lịch năm 2015 đạt 15,0 tỷ đồng với 100.000 lượt khách; năm 2020 doanh thu đạt 30,0 tỷ đồng với 150.000 lượt khách.
c) Dịch vụ vận tải:
Phát triển đa dạng các loại hình vận tải, kết hợp phát triển vận tải đường bộ với đường sắt và đường thủy; phát triển các tuyến vận tải hành khách, kết hợp với phát triển du lịch, hình thành các tuyến vận tải đến các khu du lịch và trung tâm kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ vận tải.
d) Dịch vụ tài chính, ngân hàng:
Phấn đấu tăng thu ngân sách trên địa bàn đạt 9,5% năm 2015 và 10,0% vào năm 2020.
Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho các thành phần kinh tế.
4. Các lĩnh vực văn hóa xã hội:
4.1. Dân số, lao động, việc làm và xóa đói giảm nghèo.
- Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 0,6%/năm; dân số toàn huyện dự báo là 192.679 người vào năm 2020;
- Hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 2.000 lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn. Sử dụng lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 5,0% vào năm 2020.
4.2. Giáo dục - đào tạo:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo; duy trì và củng cố thành quả phổ cập tiểu học và THCS tiến tới phổ cập THPT; đồng thời chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đến năm 2015 cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn ở các cấp học: Mầm non 50,0%, Tiểu học 70,0%, Trung học cơ sở 75,0%, Trung học phổ thông 50,0%; năm 2020 cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%. Số trường đạt chuẩn quốc gia năm 2015 là 65,0% và 80,0% vào năm 2020;
- Năm 2015 có 100% trường, lớp học được kiên cố; có đủ nhà công vụ cho giáo viên, phòng học bộ môn, nhà đa năng, có công trình nước sạch và vệ sinh;
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp Trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động. Phấn đấu đến năm 2015 số lao động được đào tạo nghề chiếm 45,0% tổng lao động toàn huyện và trên 55,0% vào năm 2020.
4.3. Y tế:
Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở, chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng tích cực và chủ động; đảm bảo mọi người dân đều được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản. 100% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế vào năm 2020; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 5,0% vào năm 2015, năm 2020 cơ bản không còn trẻ em suy dinh dưỡng. Thực hiện tốt các chính sách đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, bảo hiểm xã hội tự nguyện;...
4.4. Quy hoạch phát triển Văn hóa - Thể dục thể thao:
Củng cố đội ngũ cán bộ văn hóa từ huyện đến cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 có 80,0% số làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa; 80,0% số gia đình được công nhận là gia đình văn hóa và 20,0% số xã đạt tiêu chuẩn xã văn hóa; năm 2020 có 90% gia đình được công nhận là gia đình văn hóa, hoàn thành cơ bản cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” để tăng cường sức khỏe; trước mắt tập trung xây dựng phong trào ở các tụ điểm kinh tế, công sở, trường học sau đó phát triển ra diện rộng. Phấn đấu đến năm 2015 có 35,0% số dân luyện tập TDTT thường xuyên và trên 50,0% năm 2020.
Cải tạo nâng cấp sân vận động huyện lên quy mô 1 vạn chỗ ngồi và đầu tư xây dựng mới nhà thể thao đa năng có quy mô từ 500 - 1.000 chỗ ngồi tại trung tâm huyện;
5. Xây dựng kết cấu hạ tầng:
5.1. Giao thông:
- Quốc lộ: Nâng cấp Quốc lộ 45 đạt tiêu chuẩn quy mô đường cấp III vào thời kỳ 2011 - 2020, triển khai quy hoạch đường cao tốc Bắc Nam qua địa bàn huyện.
- Đường tỉnh: Các tuyến đường tỉnh lộ chạy qua huyện dài 39,4km. Đến năm 2015 các tuyến đường trên đều được nhựa hóa 100% và đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Bao gồm các tuyến: 505; 506; 512 và 525.
- Đường huyện; Đầu tư nâng cấp 6 tuyến đường do huyện quản lý dài 50,4 km từ đường cấp V hiện nay lên đường cấp IV vào thời kỳ 2011 đến 2020. Đồng thời đầu tư mới 28,0 km của 4 tuyến đường Công Chính - Xuân Lạc, Vạn Hòa - Xuân Phú, Công Liêm - Yên Lạc và tuyến Công Liêm - Yên Bình đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
- Đường liên thôn, xóm: Đến năm 2015 đường liên xã được nhựa hóa 70,0 - 75,0%, 70,0 - 80,0% đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn; năm 2020, nhựa hóa 100% đường liên xã, 100% đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn.
- Đầu tư xây dựng các cầu đường bộ: Từ 2011 - 2015 đầu tư 6 cầu dài 156 m, từ 2016 đến 2020 đầu tư 09 cầu dài 230,0m.
Đầu tư nâng cấp bến xe khách hiện có đạt tiêu chuẩn bến xe loại 4 tại thị trấn huyện; đồng thời đầu tư mới bến xe khách quy mô loại 5 tại thị trấn Yên Mỹ.
- Đường thủy: Từ 2011 - 2020 nạo vét luồng lạch trên 3 sông (sông Chuối sông Cầu Quan và sông Yên), xây dựng 2 bến đường thủy nội địa tại sông Chuối và sông Cầu Quan phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy.
- Đường Sắt: Nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có; quy hoạch và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam sau năm 2010. Đầu tư xây dựng cầu vượt đường sắt qua Quốc lộ 45.
5.2. Thủy lợi:
Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành kiên cố hóa cho 390,0km kênh mương, đầu tư mới trạm bơm tưới tiêu kết hợp Minh Châu - Minh Nghĩa. Nâng cấp, kiên cố hóa các hồ đập nhỏ; sửa chữa xi phông Liên Minh, xã Vạn và xi phông Đò Bòn xã Thăng Bình; đầu tư lại 61 cống dưới đê; nâng cấp các tuyến đê do huyện quản lý.
5.3. Hệ thống cấp nước, thoát nước: Đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 10 xã, 3 nhà máy nước có công suất 1.500m3 ngày/đêm tại: Thị trấn Chuối, Yên Mỹ và thị trấn Yên Thái. Phấn đấu đến năm 2015 có 95,0% số hộ được dùng nước sạch và 100% số hộ vào năm 2020.
5.4. Điện: Cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống lưới điện; giai đoạn 2011 - 2020: Xây dựng mới: 116,0km đường dây hạ thế; 10 trạm biến áp.
5.5. Thông tin, truyền thông:
Từ nay đến năm 2020, mở rộng dung lượng các trạm điện thoại cố định chuyển mạch hiện đại. Xây dựng lắp đặt thêm 4 trạm chuyển mạch. Xây dựng hệ thống cáp quang từ Cầu Quan đến thị trấn huyện lỵ, Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống truyền thanh ở các thôn,
5.6. Quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội:
Đầu tư nâng cấp hạ tầng xã hội các ngành giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao. Nâng cấp, cải tạo sân luyện tập thể thao ở các xã, xây dựng các nhà văn hóa thôn và các trường nuôi dạy trẻ ở các xã. Đến năm 2015, đầu tư nâng cấp, cải tạo trụ sở các xã Trường Minh, Trường Giang, Tân Khang, Minh Khôi, Yên Mỹ, Tân Thọ, Trung Y, Tế Tân, Công Chính, Công Bình, Hoàng Sơn, Tân Phúc, Thăng Thọ, Trung Chính, Trường Trung.
IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ
1. Phát triển đô thị:
Quy hoạch hệ thống đô thị, đến năm 2015 có 3 thị trấn (thị trấn Chuối, thị trấn Yên Mỹ, thị trấn Yên Thái), tỷ lệ đô thị hóa trên 16,0% năm 2020.
2. Phát triển các tiểu vùng:
a) Tiểu vùng 1: Bao gồm các xã Tân Thọ, Tân Phúc, Tân Khang, Trung Chính, Trung Thành, Trung Ý, Hoàng Giang, Hoàng Sơn. Phương hướng phát triển kinh tế của vùng trước mắt và lâu dài là kết hợp phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
b) Tiểu vùng 2; Bao gồm các xã Tế Nông, Tế Thắng, Tế Lợi, Minh Khôi, Minh Nghĩa, Minh Thọ, Vạn Thiện, Vạn Thắng, Vạn Hòa và thị trấn Chuối. Phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng vùng chuyên canh cây màu, vùng rau sạch với việc xây dựng mở rộng diện tích kết hợp lúa - cá và phát triển các ngành dịch vụ.
c) Tiểu vùng 3: Bao gồm các xã Thăng Long, Thăng Bình, Thăng Thọ, Công Chính, Công Bình, Công Liêm, Yên Mỹ và Tượng Sơn. Hướng phát triển chủ yếu của vùng là Nông - Lâm kết hợp; trồng rừng kết hợp phát triển chăn nuôi đại gia súc; là vùng nguyên liệu mía chủ yếu của nhà máy đường Nông Cống.
Tiểu vùng 4: Bao gồm các xã Tượng Lĩnh, Tượng Văn, Trường Sơn, Trường Giang, Trường Trung và Trường Minh. Phương hướng phát triển chủ yếu của vùng là kinh tế Nông - Ngư nghiệp; xây dựng vùng chuyên canh lúa - cá, nuôi trồng thủy sản (tôm), trồng cói, phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu.
V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
1. Các chương trình phát triển:
a) Chương trình phát triển doanh nghiệp; ưu tiên phát triển các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu địa phương như cói và nông sản, chế biến khoáng sản...
b) Chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện,...
c) Chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
d) Chương trình phát triển nguồn nhân lực.
đ) Chương trình xã hội hóa giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục thể thao,...
e) Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư:
(Có phụ lục kèm theo).
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Huy động vốn cho đầu tư phát triển:
a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho thời kỳ 2010 - 2020 là: 14.204,0 tỷ đồng, Trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 là 5.515,0 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2020 là 8.689,0 tỷ đồng.
b) Các giải pháp huy động vốn đầu tư:
- Để huy động được các nguồn vốn đầu tư nêu trên, cần tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh ngay từ khâu xây dựng quy hoạch và kế hoạch hàng năm, đảm bảo các công trình, dự án trọng điểm của huyện, các dự án lớn về giao thông, thủy lợi, xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp,... được thể hiện đầy đủ trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh.
- Tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư từ doanh nghiệp, vốn ngân sách tỉnh, nguồn hỗ trợ của Trung ương, mặt khác huyện cần duy trì nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững dễ tăng khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
2. Cơ chế, chính sách:
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước,
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn; huyện cần nghiên cứu ban hành một cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ trên địa bàn.
3. Phát triển thị trường: Tăng cường công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường truyền thống và tìm thị trường mới, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho hàng hóa và dịch vụ, có kế hoạch thu hút, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu.
4. Phát triển nguồn nhân lực: Sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế; tiếp nhận cán bộ có trình độ đại học bổ sung cho các đơn vị, tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động.
5. Khoa học công nghệ: Đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chọn lọc và đưa vào sản xuất các giống cây, giống con có năng suất và chất lượng, ứng dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), công nghệ sau thu hoạch. Công nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường vào khai thác, chế biến khoáng sản và nông lâm sản thực phẩm.
6. Bảo vệ môi trường:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
- Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các cụm công nghiệp, bệnh viện khu đô thị,... đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; 80,0% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường vào năm 2020. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng tỷ lệ che phủ và bảo vệ nguồn nước.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, UBND huyện Nông Cống tổ chức công bố rộng rãi, tuyên truyền, phổ biến để nhân dân, các nhà đầu tư tham gia thực hiện quy hoạch.
2. Tổ chức giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch; tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện quy hoạch; định kỳ đánh giá việc thực hiện quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nông Cống giai đoạn đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (Quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất), các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân huyện Nông Cống căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong Quy hoạch được phê duyệt, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt, điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Thông báo rộng rãi quy hoạch đến các ban, ngành, các xã và nhân dân trên địa bàn huyện được biết và thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong phạm vi địa bàn huyện để đảm bảo phát triển tổng thể, đồng bộ giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh.
- Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung, ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 4. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp đỡ UBND huyện Nông Cống nghiên cứu, tổ chức thực hiện các nội dung nêu tại
2. Giúp đỡ UBND huyện Nông Cống trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch; đồng thời kiểm tra việc thực hiện của huyện.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Danh mục dự án | Năng lực Công trình | Tổng vốn | Nguồn vốn | Thời gian thực hiện |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Nông - Lâm - Thủy lợi |
|
|
|
|
Trạm bơm, tiêu tưới kết hợp Minh Nghĩa | Tiêu 800ha + tưới 200ha | 10 | Ngân sách + dân góp | 2011 - 2015 |
Trạm bơm tiêu Vũng Hón Trung Ý | 800ha | 20 | Ngân sách | 2011 - 2015 |
Nâng cấp kiên cố hóa đê Tượng Văn, Trường Giang, Trường Trung. |
| 105 | Ngân sách | 2011 - 2015 |
Kè hai bờ Sông Chuối đoạn thị trấn Minh Thọ kéo dài | 2km | 50 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Nâng cấp kênh N8, B8 và hai xi phông (Liên Minh và Đò Bòn) trên kênh N8 | 11km + 2 xi phông | 30 | Ngân sách + dân góp | 2011 - 2015 |
Kiên cố hóa kênh mương nội ngoài đồng | 390km | 50 | NS hỗ trợ + dân góp | 2011 - 2020 |
Cống dưới đê và kè lát mái đê địa phương | 61 cống và 2.850m | 10 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Nâng cấp các tuyến đê bối và cống dưới đê | 40km | 60 | NS + dân góp | 2011 - 2020 |
Cải tạo, nâng cấp hồ đập các loại | 21 cái | 50 | NS + dân góp | 2011 - 2020 |
Nâng cấp các trạm bơm tưới và tiêu kết hợp | 15 trạm | 30 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đầu tư vùng nguyên liệu mía | 1.200ha | 50 | Ngân sách | 2011 - 2015 |
Đầu tư cải tạo tầm vóc đàn bò + đàn lợn giống ngoại | 2.600-3.500 con | 20 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Giao thông |
|
|
|
|
Quốc lộ |
|
|
|
|
Nâng cấp quốc lộ 45 đạt tiêu chuẩn loại III | 21km | 100 | N. sách. TW | 2011 - 2020 |
Tỉnh lộ |
|
|
|
|
Cầu Mắm | 84m | 15 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Nâng cấp các tuyến đường tỉnh | 76,2km | 150 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Cầu vượt đường sắt (Hoằng Giang) | 200m | 40 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Huyện lộ |
|
|
|
|
Nâng cấp |
|
|
|
|
Đường Vạn Thiện - Tượng Sơn | 14,2km | 28 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đường Trung Chính- Tân Phúc | 5,3km | 7 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đường Thăng Thọ - Tượng Sơn | 10,5km | 22 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đường Minh Nghĩa - Hoàng Giang | 11,4km | 22 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đường Bát Nộ - Trường Giang | 5,3km | 10 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Nâng cấp cải tạo 6 cầu | 6/156m | 18 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đầu tư mới |
|
|
|
|
Đường Vạn Hòa - Phú Nhuận (Như Thanh) | 4km | 5 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đường 327 Công Chính - Thanh Tân (Như Thanh) | 13km | 25 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đường Công Liêm Yên Lạc (Như Thanh) | 7km | 10,5 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đường Công Liêm - Ngọ Xá (Thăng Bình) | 7km | 10,5 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đầu tư mới 9 cầu | 9/230m | 45 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Cầu vượt đường sắt (xã Hoàng Giang) | 200m | 40 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Đường Công Liêm - Tượng Sơn | 6km | 9 | Ngân sách | 2011 - 2020 |
Hệ thống đường trục xã, thôn |
|
|
|
|
Hệ thống đường trục xã | 244km | 74 | NS hỗ trợ + dân góp | 2010 - 2020 |
Đường thôn | 350km | 52 | Vốn dân | 2010 - 2020 |
Đường thủy |
|
|
|
|
Nạo vét luồng lạch 4 tuyến đường thủy (sông Nhơm, sông Hoàng, sông Thị Long, sông Chuối) | 106km | 212 | LD + dân góp | 2011 - 2020 |
Xây dựng bến đường thủy (Chuối, Cầu Quan) | 2 bến | 6 | Dân góp | 2011 - 2020 |
Ba bến xe khách (Chuối, Yên Mỹ, Cầu Quan) | 10.000m2 | 3 | BOT | 2011 - 2020 |
Công Nghiệp - TTCN |
|
|
|
|
Nhà máy khai thác và chế biến quặng Crômmít (Tân Khang) | 30.000 tấn | 5 | Vốn LD | 2010 - 2020 |
Nhà máy phân lân nung chảy (Hoàng Giang) | 3.000 t/n | 100 | Vốn vay | 2010 - 2020 |
Nhà máy xi măng Hoàng Sơn | 1,5 triệu tấn/năm | 4.000 | Vốn vay + tự có | 2011 - 2015 |
Đầu tư 2 nhà máy chế biến thịt đông lạnh (Chuối, Yên Thái) | 5.000 - 10.000 tấn/năm | 100 | Vốn vay và tự có | 2011 - 2015 |
Đầu tư 3 nhà máy gạch Tuynen (Công Bình, Vạn Hòa, Thăng Bình) | 30 triệu viên/năm | 60 | Vốn vay và tự có | 2011 - 2020 |
Đầu tư mở rộng Công ty may Trường Thắng | 1,5 triệu sản phẩm/năm | 60 | Vốn vay và tự có | 2012 - 2015 |
Cụm CN vừa và nhỏ TT Chuối | 6-10ha | 10 | DN + vốn khác | 2011 - 2020 |
Cụm CN vừa và nhỏ xã Trung Thành | 2-4ha | 5 | DN + vốn khác | 2011 - 2020 |
Cụm CN vừa và nhỏ Yên Mỹ | 25-30ha | 20 | DN + vốn khác | 2011 - 2020 |
Cụm CN vừa và nhỏ xã Công Liêm | 5-7ha | 7 | DN + vốn khác | 2011 - 2020 |
Cụm CN vừa và nhỏ xã Vạn Thắng | 2-3ha | 5 | DN + vốn khác | 2011 - 2020 |
Cụm CN vừa và nhỏ xã Trường Sơn | 5ha | 7 | DN + vốn khác | 2011 - 2020 |
Điện |
|
|
|
|
Trạm biến áp hạ thế | 90 trạm | 30 | Ngành điện | 2011 - 2020 |
Đường trung thế | 90km | 60 | Ngành điện | 2011 - 2020 |
Đường hạ thế | 150km | 30 | Dân góp | 2011 - 2020 |
- 1Quyết định 169/2004/QĐ-UB về cơ chế quản lý, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Quyết định 1234/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 1235/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 1273/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 114/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 169/2004/QĐ-UB về cơ chế quản lý, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 do tỉnh Sơn La ban hành
- 7Quyết định 1234/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 1235/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 1273/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết đinh 225/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020
- Số hiệu: 225/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/01/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Chu Phạm Ngọc Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra