- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Luật khoáng sản 2010
- 6Luật đất đai 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2242/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 15 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 nhằm tạo cơ sở pháp lý, kỹ thuật cho công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Đảm bảo phân bố hợp lý trên cơ sở xem xét các địa bàn trọng điểm xây dựng, các trung tâm đô thị, các khu kinh tế, công nghiệp có nhu cầu san lấp cao;
- Định hướng hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp phát triển mạnh và bền vững;
- Cung cấp cơ sở để quản lý việc khai thác, sử dụng đất làm vật liệu san lấp hợp lý, hiệu quả, kết hợp hài hòa với bảo vệ môi trường và sự phát triển của các ngành kinh tế - xã hội khác.
2. Phạm vi lập quy hoạch
Phạm vi lập quy hoạch trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị.
II. QUY HOẠCH MỎ ĐẤT LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh
Dự báo tổng nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2025 là 51 triệu m3.
2. Quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, quy hoạch 32 điểm mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh, bao gồm 31 điểm mỏ đất cấp phối đồi nguồn gốc vỏ phong hóa và 01 mỏ cát bụi bồi tích, trải đều trên địa bàn 08 huyện, thị xã (không có Đông Hà và Cồn Cỏ). Tổng diện tích khoanh định là 543,3 ha và tổng trữ lượng các điểm mỏ là 58,0 triệu m3.
2.1. Giai đoạn đến năm 2020
Quy hoạch khai thác 19 điểm mỏ đất làm vật liệu san lấp với tổng diện tích 412,8 ha, tổng trữ lượng dự báo 46,86 triệu m3, cụ thể như sau:
- Huyện Vĩnh Linh: gồm 03 mỏ là Vĩnh Tú; Vĩnh Chấp 2; Km9+500 TL571 với tổng diện tích 45,5 ha, tổng trữ lượng dự báo 6,11 triệu m3;
- Huyện Gio Linh: gồm 03 mỏ là Km3+500 TL575b; Km6 TL575b; Km1+500 TL578 với tổng diện tích 42,5 ha, tổng trữ lượng dự báo 3,9 triệu m3;
- Huyện Triệu Phong: gồm 02 mỏ là Triệu Thượng; Km6 đường Hùng Vương kéo dài với tổng diện tích 121,3 ha, tổng trữ lượng dự báo 13,0 triệu m3;
- Thị xã Quảng Trị: gồm 01 mỏ là Phước Môn, Hải Lệ với tổng diện tích 28,0 ha, tổng trữ lượng dự báo 1,4 triệu m3;
- Huyện Hải Lăng: gồm 03 mỏ là Trường Xuân 2; Hải Chánh; Hải Trường 2 với tổng diện tích 55,8 ha, tổng trữ lượng dự báo 5,2 triệu m3;
- Huyện Cam Lộ: gồm 03 mỏ là Tân Lập; Km4+800 TK585; Thiết Tràng với tổng diện tích 23,4 ha, tổng trữ lượng dự báo 3,65 triệu m3;
- Huyện Đakrông: gồm 02 mỏ là Krông Klang; Xa Vi với tổng diện tích 45,3 ha, tổng trữ lượng dự báo 4,6 triệu m3;
- Huyện Hướng Hóa: gồm 02 mỏ là Tân Thành, Húc với tổng diện tích 51,0 ha, tổng trữ lượng dự báo 9,0 triệu m3.
(Chi tiết tại Phụ lục 1)
2.1. Giai đoạn 2021 - 2025
Quy hoạch khai thác 13 điểm mỏ đất mới làm vật liệu san lấp (với tổng diện tích 130,45 ha, tổng trữ lượng 11,14 triệu m3) và các mỏ còn trữ lượng của giai đoạn trước. Danh sách 13 điểm mỏ mới như sau:
- Huyện Vĩnh Linh: gồm 03 mỏ là Vĩnh Chấp 1; Km1050 đường Hồ Chí Minh nhánh Đông; Thủy Ba Hạ với tổng diện tích 16,25 ha, tổng trữ lượng dự báo 1,63 triệu m3;
- Huyện Gio Linh: gồm 03 mỏ là Km4 TL575b; Km4+500 TL575b; Giang Xuân Hải với tổng diện tích 26,9 ha, tổng trữ lượng dự báo 2,85 triệu m3;
- Huyện Triệu Phong: gồm 02 mỏ là Triệu Ái 1, Triệu Ái 2 với tổng diện tích 43,1 ha, tổng trữ lượng dự báo 2,4 triệu m3;
- Huyện Hải Lăng: gồm 03 mỏ là Trường Xuân 1; Hải Trường 1; Hải Trường 3 với tổng diện tích 31,7 ha, tổng trữ lượng dự báo 2,76 triệu m3;
- Huyện Cam Lộ: gồm 01 mỏ là Km1+700 TL585 với tổng diện tích 2,5 ha, tổng trữ lượng dự báo 0,2 triệu m3;
- Huyện Đakrông: gồm 01 mỏ là Khe Lặn Km4 TL588a với tổng diện tích 10,0 ha, tổng trữ lượng dự báo 1,3 triệu m3.
(Chi tiết tại Phụ lục 2)
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
1.1. Giải pháp về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước
- Triển khai quy hoạch tới các cấp, các ngành; thông báo rộng rãi quy trình, thủ tục hành chính cấp giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan để các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, kinh doanh và sử dụng đất làm vật liệu san lấp;
- Tổ chức bàn giao các khu vực được khai thác cho cấp xã trực tiếp quản lý, bảo vệ theo quy định;
- Chỉ cấp giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp cho tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật. Việc cấp phép khai thác cần quy định rõ về diện tích, công suất, thời gian hoạt động, cao trình và hoàn trả mặt bằng khi kết thúc khai thác.
1.2. Giải pháp chính sách
- Cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp theo đúng quy định tại Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quy định về quản lý, khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác khai thác, kinh doanh đất làm vật liệu san lấp; thử nghiệm phương án đấu giá khai thác một số điểm mỏ đã được quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần đa dạng hóa hình thức cung cấp nguồn đất làm vật liệu san lấp để hạn chế ảnh hưởng tiến độ công trình do phải mất thời gian cho các thủ tục cấp phép;
- Có chính sách khuyến khích đầu tư, quy hoạch đồng bộ mặt bằng sau khai thác, đầu tư về thiết bị, công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất làm vật liệu san lấp;
- Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị cho địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác trái phép trên địa bàn;
- Thực hiện cơ chế khen thưởng cho người dân khi phát hiện các trường hợp vi phạm và báo tin cho các cấp chính quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.3. Giải pháp về vốn
- Nguồn vốn cho điều tra khai thác đất làm vật liệu san lấp chủ yếu từ vốn tự thu xếp của các doanh nghiệp được cấp phép khai thác, các doanh nghiệp cần có biện pháp tiết kiệm tạo tích lũy, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các chủ đầu tư công trình cùng góp vốn khai thác, sử dụng;
- Công bố rộng rãi danh mục các điểm mỏ đã được quy hoạch trên địa bàn để kêu gọi đầu tư.
1.4. Giải pháp về công nghệ và môi trường
- Công tác quy hoạch đã đề xuất các phương án sử dụng hợp lý mặt bằng sau khai thác cho từng mỏ (chi tiết xem Chương. 4, Mục IV.1. Đặc điểm và phương án khai thác các điểm mỏ qua điều tra nghiên cứu), làm cơ sở định hướng ngay từ đầu mục tiêu sử dụng diện tích mỏ sau khai thác trong bước triển khai công tác cấp phép khai thác;
- Áp dụng các quy trình công nghệ khai thác phù hợp với đặc điểm cấu tạo mỏ, điều kiện khai thác và chiều sâu khai thác theo thiết kế của từng mỏ, đảm bảo nâng cao tối đa hệ số thu hồi, nâng cao chất lượng của sản phẩm;
- Ưu tiên sử dụng công nghệ khai thác bằng công nghệ tiên tiến, ít gây tác động đến môi trường; hạn chế tối đa việc khai thác bằng công nghệ lạc hậu;
- Các dự án trước khi cấp phép khai thác đều phải thực hiện nghiêm việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động phải thực hiện nghiêm các quy định của luật bảo vệ môi trường, định kỳ quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm. Thực hiện nghiêm túc việc hoàn thổ, phục hồi môi trường các mỏ đất làm vật liệu san lấp sau khai thác.
1.5. Giải pháp truyền thông
Tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về các cơ chế chính sách của Nhà nước, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản nói chung, tài nguyên đất làm vật liệu san lấp nói riêng để mọi tổ chức cá nhân nắm bắt và triển khai.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Sở Xây dựng
- Công bố quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt theo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; định kỳ rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế;
- Phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu, ban hành đơn giá khai thác phù hợp cho từng địa bàn, đặc điểm từng khu mỏ làm cơ sở xác định đơn giá dự toán khi triển khai các dự án đầu tư;
- Hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác đảm bảo đúng các quy định của pháp luật;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn tài nguyên, sử dụng tối đa lợi thế mặt bằng sau khai thác;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng địa phương và đơn vị quản lý thống nhất phương án khai thác các mỏ đất có kết hợp với việc nạo vét mở rộng dung tích các lòng hồ chứa nước; thống nhất phương án quy hoạch mặt bằng sau khai thác đối với các mỏ đất ven hồ.
2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Công bố danh mục, phạm vi các mỏ đã được cấp phép khai thác, các mỏ, khu vực mỏ chưa được cấp phép. Hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định: hồ sơ đề nghị chấp thuận khai thác đất làm vật liệu san lấp; hồ sơ thu hồi, giao đất khai thác đất làm vật liệu san lấp đảm bảo đúng quy định của pháp luật;
- Hàng năm cập nhật về số lượng và trữ lượng các mỏ đang khai thác. Tổ chức kiểm kê đối với các mỏ đã đưa vào khai thác;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh công tác hậu kiểm, phát hiện kịp thời và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong quản lý cũng như trong các hoạt động khai thác. Xử lý các trường hợp khai thác trái phép hoặc khai thác không đúng theo hồ sơ cấp phép;
- Kiểm tra, xác nhận việc phục hồi môi trường sau khai thác đất làm vật liệu san lấp;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn tài nguyên, kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của các đơn vị được cấp phép khai thác, tránh thất thoát và thất thu ngân sách từ các hoạt động khai thác, kinh doanh.
2.3. Sở Giao thông vận tải
- Tổ chức kiểm tra, xử lý các phương tiện khai thác, vận chuyển vi phạm các quy định về an toàn giao thông như: không đủ điều kiện được lưu hành, chở quá tải trong cho phép của phương tiện; chở quá tải trọng cho phép của cầu, đường; không thực hiện các biện pháp che chắn làm rơi ra đường ảnh hưởng tới an toàn giao thông và gây ô nhiễm môi trường; vi phạm hành lang bảo vệ an toàn của các công trình giao thông;
- Kiểm tra, xử lý việc thực hiện các biện pháp an toàn giao thông trong khai thác; điều kiện, tiêu chuẩn của người điều khiển, vận hành phương tiện.
2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý những trường hợp khai thác, tập kết đất làm vật liệu san lấp vi phạm hành lang an toàn các công trình thủy lợi và hệ thống đê điều;
- Phối hợp với Sở Xây dựng cùng địa phương và đơn vị quản lý ngành thống nhất phương án khai thác các mỏ đất có kết hợp với việc nạo vét mở rộng dung tích các lòng hồ chứa nước; thống nhất phương án quy hoạch mặt bằng sau khai thác đối với các mỏ đất ven hồ.
2.5. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường tăng cường công tác tuần tra, xử lý các phương tiện, chủ phương tiện hoạt động khai thác, vận chuyển đất san lấp không đúng các quy định về an toàn giao thông, xử lý nghiêm các cơ sở khai thác gây ô nhiễm môi trường.
2.6. Các Sở, ngành liên quan khác
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư khai thác đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh phát triển, đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch;
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng ban hành đơn giá khai thác phù hợp cho từng địa bàn, đặc điểm từng khu mỏ làm cơ sở xác định đơn giá dự toán khi triển khai các dự án đầu tư; bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để hoàn thành, cũng như bổ sung điều chỉnh quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh phù hợp theo từng thời kỳ;
- Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra điều kiện hoạt động về thiết bị, công nghệ trong khai thác và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở khai thác;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác của các cơ sỏ khai thác;
- Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc kê khai và nộp các loại thuế và phí của các tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác, kinh doanh đất làm vật liệu san lấp; xử lý nghiêm các trường hợp kê khai, báo cáo không đúng số liệu và các hành vi gian lận khác.
2.7. UBND các cấp
- Quản lý và bảo vệ các điểm mỏ trên địa bàn khi mỏ chưa có đơn vị được cấp phép khai thác và các khu vực cấm khai thác, ngăn ngừa tình trạng khai thác trái phép;
- Có ý kiến về vị trí, diện tích khu vực và phương án phục hồi môi trường sau khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình;
- Thẩm định, ra thông báo chấp thuận bản kế hoạch bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác đất làm vật liệu san lấp theo đúng quy định của pháp luật về môi trường; theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện;
- Tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động khai thác trên địa bàn và công tác phục hồi môi trường sau khai thác;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động khai thác trên địa bàn theo thẩm quyền, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại địa phương;
- Thường xuyên kiểm tra xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn không đúng mục đích và không chứng minh được nguồn gốc khai thác hợp pháp.
2.8. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, kinh doanh và sử dụng đất làm vật liệu san lấp
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác phải đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Lập hồ sơ đề nghị chấp thuận khai thác đất làm vật liệu san lấp theo đúng các quy định hiện hành và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện;
- Các dự án khai thác phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định;
- Lập các thủ tục để được thuê đất, ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án đã được phê duyệt; có trách nhiệm ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do khai thác gây ra trước khi tiến hành khai thác. Thông báo bằng văn bản đến UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường về kế hoạch khai thác;
- Khi tiến hành các hoạt động khai thác, phải thực hiện đúng theo nội dung hồ sơ đã được cấp phép, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trong quá trình khai, thác nếu phát hiện dấu hiệu tồn tại các loại hình hiện vật thuộc các di chỉ khảo cổ học thì phải lập tức tạm dừng khai thác và báo cáo với các ngành chức năng để xem xét, xử lý theo đúng Luật Di sản văn hóa;
- Việc mua bán, vận chuyển, sử dụng đất làm vật liệu san lấp phải có nguồn gốc hợp pháp, có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, phải báo cáo trung thực các số liệu về hoạt động khai thác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
- Thực hiện nghiêm túc việc hoàn thổ, khắc phục môi trường sau khi khai thác.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng Ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH MỎ ĐẤT LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2242/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Số TT | Tên mỏ | Địa điểm | Đặc điểm đất | Diện tích (ha) | Trữ lượng (1.000 m3) | Chiều dày khai thác (m) | Tọa độ VN 2000, KTT 1050, múi chiếu 60 | |
X (m) | Y (m) | |||||||
Huyện Vĩnh Linh |
| 45.50 | 6,110 |
|
|
| ||
1 | Vĩnh Tú | Vĩnh Tú, Vĩnh Linh | Đất cát hạt nhỏ pha bụi, màu vàng nâu, chất lượng tốt | 24.8 | 5,000 | 20 - 21 | 1894717 | 713372 |
2 | Vĩnh Chấp 2 | Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 2.2 | 110 | 5 | 1888922 | 706964 |
3 | Km9+500 TL571 | Vĩnh Long, Vĩnh Linh | Đất cấp phối đồi màu nâu vàng, chất lượng tốt | 18.5 | 1,000 | 5 - 6 | 1885817 | 704183 |
Huyện Gio Linh |
| 42.5 | 3,900 |
|
|
| ||
4 | Km3+500 TL575b | Bình Minh, Gio Bình, Gio Linh | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng trung bình đến tốt | 14.3 | 500 | 3 - 4 | 1872986 | 717442 |
5 | Km6 TL575b (Gio An 2) | Gio An, Gio Linh | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng tốt - rất tốt | 19.0 | 2,500 | 13 - 14 | 1871909 | 716473 |
6 | Km1+500 TL578 | Gio Châu + Gio Quang, Gio Linh | Lớp 1 dùng san nền, lớp 2,3 đất cấp phối đồi, chất lượng trung bình - tốt | 9.2 | 900 | 10 | 1867937 | 720537 |
Huyện Triệu Phong |
| 121.3 | 13,000 |
|
|
| ||
7 | Triệu Thượng | Triệu Thượng, Triệu Phong | Đất cấp phối đồi, lớp 1 tốt, lớp 2 trung bình, lớp 3 san lấp mặt bằng | 48.0 | 3,000 | 6 - 7 | 1849001 | 726867 |
8 | Km6 đường Hùng Vương Kéo dài | Triệu Ái, Triệu Phong | Đất cấp phối đồi, lớp 1 tốt, lớp 2 trung bình, lớp 3 san lấp mặt bằng | 73.3 | 10,000 | 13 - 14 | 1855091 | 724975 |
Thị xã Quảng Trị |
| 28.0 | 1,400 |
|
|
| ||
9 | Phước Môn, Hải Lệ | Phước Môn, Hải Lệ, Tx. Quảng Trị | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng trung bình | 28.0 | 1,400 | 5 | 1847419 | 732401 |
Huyện Hải Lăng |
| 55.8 | 5,200 |
|
|
| ||
10 | Trường Xuân 2 | Trường Xuân, Hải Trường, Hải Lăng | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 5.4 | 200 | 4 | 1843025 | 740761 |
11 | Hải Chánh | Hải Chánh, Hải Lăng | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng trung bình đến tốt | 25.2 | 4,000 | 16 | 1835600 | 741820 |
12 | Hải Trường 2 | Hải Trường, Hải Lăng | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 25.2 | 1,000 | 4 | 1841795 | 738962 |
Huyện Cam Lộ |
| 23.4 | 3,650 |
|
|
| ||
13 | Tân Lập Km1079 Hồ Chí Minh | Tân Lập, Cam Tuyền, Cam Lộ | Chất lượng: lớp 1đắp nền K98, lớp 2 trung bình, lớp 3 san lấp mặt bằng | 3.4 | 150 | 4 - 5 | 1861830 | 713355 |
14 | KM4+800 TL585 | Cam Chính, Cam Lộ | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 7.7 | 500 | 6 - 7 | 1854983 | 710349 |
15 | Thiết Tràng | Thiết Tràng, Cam Chính, Cam Lộ | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng trung bình | 12.3 | 3,000 | 24 - 25 | 1849366 | 709945 |
Huyện Đakrông |
| 45.3 | 4,600 |
|
|
| ||
16 | Krông Klang | Đường T3 đi Bênh viện, TT KrôngKLang | Chất lượng: lớp 1 đắp nền K98, lớp 2 đắp nền K95, lớp 3 san lấp mặt bằng | 4.5 | 600 | 13 - 14 | 1846853 | 700710 |
17 | Xa Vi Km34+500 Quốc lộ 9 | Thôn Xa Vi, Hướng Hiệp, huyện Đakrông | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 40.8 | 4,000 | 10 | 1851447 | 698036 |
Huyện Hướng Hóa |
| 51.0 | 9,000 |
|
|
| ||
18 | Tân Thành | Xuân Đức Nam, Tân Thành, Hướng Hóa | Đất cấp phối đồi, màu trắng xám vàng loang lổ, chất lượng trung bình - tốt | 35.0 | 6,000 | 17 - 18 | 1837850 | 674400 |
19 | Húc | Xã Húc, Hướng Hóa | Đất cấp phối đồi, màu nâu vàng, chất lượng trung bình | 16.0 | 3,000 | 20 | 1836700 | 687700 |
|
|
| Tổng cộng | 412.8 | 46,860 |
|
|
|
QUY HOẠCH MỎ ĐẤT LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2242/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Số TT | Tên mỏ | Địa điểm | Đặc điểm đất | Diện tích (ha) | Trữ lượng (1.000 m3) | Chiều dày khai thác (m) | Tọa độ VN 2000, KTT 1050, múi chiếu 60 | |
X (m) | Y (m) | |||||||
Huyện Vĩnh Linh |
| 16.25 | 1,630 |
|
|
| ||
1 | Vĩnh Chấp 1 | Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng trung bình - tốt | 4.7 | 400 | 8-9 | 1888629 | 708660 |
2 | Km1050 đường Hồ Chí Minh nhánh Đông | Vĩnh Khê, Vĩnh Linh | Đất cấp phối đồi lớp 1 tốt, lớp 2 trung bình, lớp 3 san nền | 3.9 | 330 | 8-9 | 1885364 | 700393 |
3 | Thủy Ba Hạ | Thủy Ba Hạ, Vĩnh Thủy | Đất cấp phối đồi màu nâu vàng, chất lượng tốt | 7.65 | 900 | 12 | 1881401 | 711905 |
Huyện Gio Linh |
| 26.9 | 2,850 |
|
|
| ||
4 | Km4 TL575b | Gio Châu, Gio Linh | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng trung bình | 12.9 | 1,500 | 11 - 12 | 1872294 | 717117 |
5 | Km4+500 TL 575b (Gio An 1) | Gio An, Gio Linh | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng trung bình | 6.3 | 750 | 12 | 1872332 | 716657 |
6 | Mỏ Giang Xuân Hải | Trung Sơn, Gio Linh | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 7.7 | 600 | 7-8 | 1877739 | 713778 |
Huyện Triệu Phong |
| 43.1 | 2,400 |
|
|
| ||
7 | Triệu Ái 1 (KVI + II) | Triệu Ái, Triệu Phong | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng trung bình - tốt | 19.9 | 800 | 4 | 1852572 | 725955 |
8 | Triệu Ái 2 | Triệu Ái, Triệu Phong | Đất cấp phối đồi màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 23.2 | 1,600 | 7 | 1853312 | 725670 |
Huyện Hải Lăng |
| 31.7 | 2,760 |
|
|
| ||
9 | Trường Xuân 1 | Trường Xuân, Hải Trường, Hải Lăng | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 11.5 | 460 | 4 | 1842508 | 740747 |
10 | Hải Trường 1 | Hải Trường, Hải Lăng | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 8.2 | 300 | 4 | 1841202 | 739639 |
11 | Hải Trường 3 | Hải Trường, Hải Lăng | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng trung bình đến tốt | 12.0 | 2,000 | 16 - 17 | 1839750 | 737250 |
Huyện Cam Lộ |
| 2.5 | 200 |
|
|
| ||
12 | Km1+700 TL585 | Phường Cuội, Cam Thành, Cam Lộ | Đất cấp phối đồi, màu nâu đỏ, chất lượng tốt | 2.5 | 200 | 8 | 1856970 | 710808 |
Huyện Đakrông |
| 10.0 | 1,300 |
|
|
| ||
13 | Khe Lặn Km4 TL 588a | Khe Lặn, Mò Ó, Đakrông | Chất lượng: lớp 1đắp nền K98, lớp 2 đắp nền K95, lớp 3 san lấp mặt bằng | 10.0 | 1,300 | 13 | 1844861 | 704096 |
|
|
| Tổng cộng | 130.45 | 11,140 |
|
|
|
- 1Quyết định 3255/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về phân cấp việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp và tận thu bùn trấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 2020/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015
- 3Quyết định 50/2014/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động về vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 2053/2004/QĐ-UB ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 5Quyết định 4823/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt dự án Quy hoạch các mỏ đất làm vật liệu đắp đê tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 3172/2005/QĐ.UBND sửa đổi khoản 1 Điều 13 của Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng vật liệu san lấp, kèm theo Quyết định 739/2004/QĐ.UB do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật di sản văn hóa 2001
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Luật khoáng sản 2010
- 7Quyết định 3255/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về phân cấp việc cấp giấy phép khai thác vật liệu san lấp và tận thu bùn trấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Luật đất đai 2013
- 9Luật bảo vệ môi trường 2014
- 10Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về quản lý, khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 11Quyết định 2020/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015
- 12Quyết định 50/2014/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động về vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 13Quyết định 2053/2004/QĐ-UB ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 14Quyết định 4823/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt dự án Quy hoạch các mỏ đất làm vật liệu đắp đê tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 15Quyết định 3172/2005/QĐ.UBND sửa đổi khoản 1 Điều 13 của Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng vật liệu san lấp, kèm theo Quyết định 739/2004/QĐ.UB do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Quyết định 2242/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- Số hiệu: 2242/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Đức Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực