Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2146/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 29 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN VIỆC HẠN CHẾ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 06 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất;

Căn cứ Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Quyết định số 1327/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

Căn cứ Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đ cương Dự án “Lập Phương án thực hiện hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 633/TTr-STNMT ngày 27 tháng 12 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước (sau đây viết tắt là Phương án).

Điều 2. Giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Công bố Phương án trên các phương tiện thông tin đại chúng và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh; thông báo tới các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất có công trình khai thác nước thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo Phương án đã quy định.

c) Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Phương án. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

d) Triển khai các nội dung về phương án thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất đối với Công ty TNHH MTV Tấn Phát BP tại Phụ lục I của Phương án và hướng dẫn Công ty TNHH MTV Tấn Phát BP thực hiện theo đúng quy định.

e) Rà soát, điều chỉnh Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 1327/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định s 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng:

Phối hợp với các đơn vị cấp nước tập trung nghiên cứu các giải pháp cung cấp nước cho các tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trong vùng hạn chế thuộc phạm vi quản lý; vận động các tổ chức, cá nhân trong vùng hạn chế sử dụng hệ thống nước cấp tập trung do các đơn vị cấp nước cung cấp.

3. Các Sở, ban, ngành khác:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức tuyên truyền vận động công chức, viên chức, các đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện Phương án.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức tuyên truyền, giám sát các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thực hiện Phương án. Định kỳ tng hợp báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

5. Đề nghị các đơn vị cấp nước:

Nghiên cu, có giải pháp đẩy nhanh tiến độ phủ kín mạng lưới cấp nước tập trung tại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định, đặc biệt là các Vùng hạn chế 1 ở thành phố Đồng Xoài, thị xã Chơn Thành, thị xã Phước Long, thị xã Bình Long và các địa phương còn lại.

6. Các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất:

Thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất (nếu có) đối với công trình khai thác nước dưới đất nằm trong vùng hạn chế theo Phương án đã được phê duyệt.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư đơn vị cấp nước, khai thác nước có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này k từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, P. KT(BH-81-QĐ-28/12).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Anh Minh

 

PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN VIỆC HẠN CHẾ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 2146/QĐ/UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước)

1. Nguyên tắc xây dựng Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất

Việc hạn chế khai thác nước dưới đất dựa theo các nguyên tắc sau:

a) Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc bi thường thiệt hại, hoàn trả tin cấp quyn khai thác tài nguyên nước (nếu có) trong trường hợp bị thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.

b) Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế khai thác được áp dụng cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực hạn chế và thứ tự thực hiện đối với từng đối tượng, trường hợp theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

c) Ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai.

d) Thực hiện theo phương án, lộ trình phù hợp được phê duyệt, đảm bảo không gây gián đoạn việc cấp nước.

2. Phương án thc hiện việc hạn chế khai thác đối với Vùng hạn chế 1

a) Đối với các khu vực thuộc phạm vi các bãi rác, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang (nghĩa địa) tập trung thì dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có (nếu có) và xem xét, quyết định việc xử lý, trám lập giếng theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xử lý, trám lập giếng không sử dụng.

b) Đối với các khu vực liền kề với các bãi rác, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang (nghĩa địa) tập trung, ranh mặn các tầng chứa nước thì không cấp phép thăm dò, khai thác đ xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác sau:

- Trường hợp công trình không có giấy phép: Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất đ cấp nước cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai. Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được xem xét, cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp công trình có giấy phép: Được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và chỉ xem xét gia hạn, điều chỉnh, cấp lại đối với công trình cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai nếu đủ điều kiện đ được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có 43 giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc đối tượng này. Danh mục các công trình này được thể hiện trong Phụ lục 1.

3. Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác đối với Vùng hạn chế 3

- Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới.

- Đối với công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai thì được xem xét, cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và tiếp tục được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có 18 giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc đối tượng này. Danh mục các công trình này được thể hiện trong Phụ lục 2.

4. Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác đối với Vùng hạn chế hỗn hợp

Việc áp dụng các biện pháp hạn chế đối với Vùng hạn chế hỗn hợp được xem xét, quyết định trên cơ sở các biện pháp hạn chế khai thác tương ứng với từng vùng hạn chế theo thứ tự từ vùng hạn chế 1, 3. Cụ thể như sau:

- Dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có, tiến hành trám lấp giếng khai thác theo quy định (đối với khu vực bãi rác, bãi chôn lấp chất thải rắn, nghĩa trang tập trung).

- Không cấp giấy phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới.

- Đối với công trình không có giấy phép: Dừng hoạt động khai thác, thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định; trừ công trình đang khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai;

- Đối với công trình có giấy phép: Được tiếp tục khai thác đến hết thời gian hiệu lực của giấy phép và thực hiện biện pháp theo thứ tự sau:

+ Chỉ gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép đối với công trình đang khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai (Vùng hạn chế 1).

+ Tiếp tục được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật tài nguyên nước (Vùng hạn chế 3).

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước không có giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc đối tượng này./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN