Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2106/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN SỞI - RUBELLA CHO TRẺ 1-5 TUỔI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2020”.

Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- UBND 22 tỉnh, thành phố;
- Các Viện VSDT, Viện Pasteur (để thực hiện);
- Sở Y tế 22 tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- TTYTDP/TTKSBT 22 tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN SỞI - RUBELLA CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 5 TUỔI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2106/QĐ-BYT ngày 19/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khả năng lây lan nhanh và có thể gây dịch trên phạm vi lớn, đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, tập trung dân cư đông đúc. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) các quốc gia cần đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên 2 mũi vắc xin sởi đạt trên 95% và tổ chức định kỳ chiến dịch tiêm chủng bổ sung vắc xin MR cho các đối tượng nguy cơ cao.

Tại Việt Nam, bệnh sởi tiếp tục lưu hành với chu kỳ 4-5 năm. Trong các năm 2018-2019, tình hình dịch sởi có diễn biến phức tạp, số ca mắc sởi cao ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước và tập trung ở nhóm từ 1-5 tuổi là nhóm trẻ em sinh ra sau chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella (MR) năm 2014-2015. Trong các năm từ 2015 đến nay mặc dù tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi mũi 1 trong tiêm chủng thường xuyên hàng năm đạt cao trên 95% nhưng tỷ lệ tiêm chủng mũi 2 vẫn chưa đạt chỉ tiêu này, đặc biệt tại các địa phương có di biến động dân cư lớn, tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa... dẫn tới việc tích lũy đối tượng cảm nhiễm qua các năm là điều kiện thuận lợi cho dịch sởi quay trở lại. Do vậy, nhóm đối tượng này cần được tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella trong các chiến dịch. Trong hai năm 2018, 2019, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Dự án Tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành 4 đợt chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc cho 4,5 triệu trẻ 1-5 tuổi (sinh từ 1/7/2013 đến 31/12/2017), đạt tỷ lệ 95,43%. Chiến dịch nêu trên đã góp phần quan trọng trong giảm số mắc và khống chế dịch sởi từ giữa năm 2019.

Để chủ động ngăn ngừa dịch sởi quay trở lại, việc tiếp tục triển khai tiêm bổ sung vắc xin MR trong các năm tiếp theo cho các đối tượng nêu trên là rất cần thiết. Ngày 24/12/2019, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã ban hành văn bản số 2025/VSDTTƯ-TCQG gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng 63 tỉnh, thành phố về việc chủ động đề xuất các huyện nguy cơ cao chưa triển khai tiêm bổ sung vắc xin MR trong 2018-2019 theo tiêu chí cần triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR cho đối tượng trẻ từ 1 -5 tuổi trong quý III-IV năm 2020, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR cho trẻ từ 1-5 tuổi tại các huyện nguy cơ cao năm 2020.

Hoạt động này sẽ góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch sởi, rubella nhằm tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi và rubella cùng với các nước khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai. Đây cũng là mục tiêu mà Chính phủ giao cho Dự án TCMR trong giai đoạn 2016-2020.

2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội;

- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng

- Quyết định số 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020.

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế ban hành quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2018/NĐ-CP.

- Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm Y tế bắt buộc.

- Quyết định số 4845/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 25/12/2012 ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sởi, rubella”.

- Quyết định số 233/QĐ-BYT ngày 30/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn Ngân sách nhà nước năm 2020 của Dự án 2 - Tiêm chủng mở rộng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Trẻ từ 1-5 tuổi tại vùng nguy cơ cao được tiêm 1 mũi vắc xin sởi- rubella góp phần tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi, rubella trong cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đạt tỷ lệ 95% trẻ sinh từ 1/1/2015 đến 30/6/2019 vùng nguy cơ cao được tiêm bổ sung 01 mũi vắc xin sởi-rubella.

- Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

1. Thời gian: Quý III-IV/2020.

2. Đối tượng

Trẻ từ 1-5 tuổi (sinh từ 01/01/2015 đến 30/06/2019) tại vùng nguy cơ cao sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin sởi-rubella không kể tiền sử được tiêm chủng vắc xin sởi, hoặc vắc xin sởi - rubella (MR) hoặc vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR) trước đó.

Những trẻ đã tiêm vắc xin sởi, MR, MMR trong thời gian <1 tháng trước khi triển khai tiêm bổ sung sẽ không thuộc diện đối tượng tiêm vắc xin trong chiến dịch này. Dự kiến số trẻ đối tượng các địa phương đăng ký là 819.925 trẻ.

3. Phạm vi triển khai

Tiêu chí lựa chọn quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh nguy cơ cao là đơn vị cấp huyện có ít nhất một trong các tiêu chí dưới đây:

- Có khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng: có tỷ lệ di biến động dân cư cao, phức tạp, đông khu nhà trọ, khu công nghiệp, nhiều khu nhà cao tầng khó tiếp cận, khu làng chài, vùng giáp ranh, biên giới, miền núi, vùng sâu vùng xa...

- Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 1 < 95% một trong ba năm 2017, 2018, 2019.

- Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ 18-24 tháng <95% một trong ba năm 2017, 2018, 2019.

- Tỷ lệ mắc sởi cao hơn tỷ lệ mắc trung bình của khu vực một trong ba năm 2017, 2018, 2019.

Chưa triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella trong các năm 2018-2019. Trong số đơn vị cấp huyện nguy cơ cao đạt tiêu chí nêu trên, căn cứ văn bản đề xuất của các địa phương và kế hoạch cung ứng vắc xin MR đã được Bộ Y tế phê duyệt, để khống chế số mắc bệnh và tử vong do sởi, kế hoạch này sẽ triển khai chiến dịch tại đơn vị cấp huyện của 22 tỉnh, thành phố (Chi tiết tại Phụ lục 1)

Bảng 1. Phạm vi và đối tượng của chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR năm 2020

TT

Khu vực

Số tỉnh triển khai

Số huyện triển khai

Dự kiến số đối tượng từ 1-5 tuổi

1

Miền Bắc

4

11

98.575

2

Miền Trung

7

23

186.545

3

Tây Nguyên

2

3

17.008

4

Miền Nam

9

52

517.797

 

Cộng

22

89

819.925

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Điều tra, lập danh sách đối tượng

- Đối tượng tiêm bổ sung vắc xin MR là tất cả trẻ từ 1 -5 tuổi (sinh từ 01/01/2015 đến 30/6/2019) đang có mặt tại địa phương.

- Trước khi triển khai kế hoạch, điều tra, lập danh sách các trẻ từ 1-5 tuổi (sinh từ 1/1/2015 đến 30/6/2019) tại các huyện được lựa chọn trong kế hoạch.

+ Điều tra trong trường học: Lập danh sách theo lớp đối với trẻ học mẫu giáo, nhà trẻ. Cần trao đổi với Ban giám hiệu các trường về kế hoạch phối hợp triển khai với trạm y tế, đề nghị nhà trường bố trí giáo viên, cán bộ y tế học đường (nếu có) thống kê, đăng ký đầy đủ học sinh trong độ tuổi theo lớp.

+ Điều tra tại cộng đồng: Nhóm trẻ từ 1-5 tuổi tại cộng đồng không đi học theo tổ/ấp/thôn bản với sự hỗ trợ của Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, trưởng thôn trên địa bàn. Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, lưu ý những trẻ chưa được quản lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư.

- Nhập dữ liệu trẻ từ 1-5 tuổi trên Hệ thống, bao gồm các mũi vắc xin sởi, MR đã tiêm. Thông tin về các mũi tiêm vắc xin sởi, MR phải có giấy xác nhận hoặc đã cập nhật thông tin trên Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia (Hệ thống) hoặc trong danh sách tiêm chủng, sổ tiêm chủng lưu tại cơ sở y tế.

- Thời gian hoàn thành: Trước khi thực hiện chiến dịch 1 tháng.

Lưu ý: KHÔNG tiêm vắc xin MR cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin sởi hoặc MR hoặc sởi - quai bị - rubella trong vòng 1 tháng trước ngày tiêm.

2. Cung ứng vắc xin MR, bơm kim tiêm, hộp an toàn

a) Cung ứng vắc xin MR

* Dự trù vắc xin MR

- Vắc xin MR sử dụng trong kế hoạch là vắc xin do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế (POLYVAC) sản xuất, đóng gói lọ 10 liều, dạng đông khô kèm dung môi.

- Dựa trên số đối tượng cần tiêm chủng, các tuyến dự trù nhu cầu vắc xin và vật tư tiêm chủng cần thiết.

Số vắc xin MR (liều) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến x Hệ số sử dụng vắc xin 1

Số vắc xin MR cần cho triển khai là 1.013.900 liều. (Chi tiết tại bảng 2)

* Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin MR

- Tuyến Trung ương/khu vực: Dự án TCMR, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận, phân bổ vắc xin, vật tư tiêm chủng cho các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực. Căn cứ kế hoạch cụ thể của từng tỉnh, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur sẽ chủ động điều phối, vận chuyển vắc xin bằng xe tải lạnh tới Trung tâm Y tế dự phòng/Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố.

- Tuyến tỉnh:

+ Trung tâm Y tế dự phòng/Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố tiếp nhận, bảo quản, phân phối, thực hiện cấp phát vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn tới từng đơn vị cấp huyện cắn cứ vao thời gian triển khai của mỗi đơn vị cấp huyện.

+ Thời hạn hoàn thành chuyển vắc xin tới tuyến huyện là trước ngày triển khai tiêm vắc xin ít nhất 1 tuần.

- Cấp huyện:

+ Trung tâm Y tế cấp huyện phân phối, vận chuyển vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn tới đơn vị cấp xã: tiếp nhận vắc xin từ kho cấp tỉnh về kho cấp huyện để bảo quản và cấp phát cho đơn vị cấp xã.

+ Thời hạn hoàn thành vận chuyển vắc xin tới xã là trước thời điểm triển khai của xã đó từ 1 - 3 ngày đối với các đơn vị xã xa, hoặc ngay trước buổi tiêm đối với các đơn vị cấp xã gần.

- Cấp xã: Nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin tới các điểm tiêm trước buổi tiêm chủng.

b) Vật tư tiêm chủng

Uớc tính số lượng bơm kim tiêm, hộp an toàn:

- Số BKT 0,5ml (cái) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến x Hệ số sử dụng 1,1.

- Số BKT 5ml (cái) = (Số vắc xin/10) x Hệ số sử dụng 1,1.

- Số hộp an toàn (cái) = (tổng số BKT /100) x Hệ số sử dụng 1,1.

Bảng 2. Dự kiến nhu cầu vắc xin MR kèm dung môi, vật tư tiêm chủng cho chiến dịch tiêm bổ sung cho trẻ từ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao, năm 2020

Khu vực

Số đối tượng

Vắc xin

MR (liều)

Bơm kim

0,5ml (cái)

Bơm kim tiêm

5ml (cái)

Hộp an

toàn (cái)

Miền Bắc

98.575

121.900

103.300

13.440

1.300

Miền Trung

186.545

230.900

195.300

25.430

2.460

Tây Nguyên

17.008

21.100

17.900

2.330

240

Miền Nam

517.797

640.000

541.500

70.430

6.770

Cộng

819.925

1.013.900

858.000

111.630

10.770

Số bơm kim tiêm tự khoá 0,5 ml cần là 858.000 cái.

Số bơm kim tiêm dùng 1 lần 5 ml cần là 111.630 cái.

Số hộp an toàn loại 5 lít cần cho kế hoạch là 10.770 cái.

 

---------------------

1 Căn cứ Quyết định số 1193/QĐ-VSDTTƯ ngày 10/9/2019 Về việc phê duyệt điều chỉnh định mức sử dụng, dự trữ vắc xin và vật tư tiêm chủng trong Dự án Tiêm chủng mở rộng.

 

3. Tổ chức tiêm chủng

3.1. Hình thức triển khai: Tổ chức chiến dịch tiêm chủng bổ sung, có thể triển khai tiêm chủng vắc xin MR đồng loạt tại các trường tiểu học, mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ hoặc các cơ sở y tế... trong một hoặc nhiều đợt theo cụm huyện/xã tùy vào điều kiện của từng địa phương. Thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.

3.2. Tổ chức buổi tiêm chủng

a) Tổ chức buổi tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT, ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần phối hợp với lực lượng Quân Y, Bộ đội biên phòng.

b) Rà soát và tiêm vét

Những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được tiêm vét. Tiêm vét là hoạt động bắt buộc cần được dự kiến trong kế hoạch. Để hạn chế số trẻ bị bỏ sót cần thực hiện các nội dung sau:

- Trong buổi tiêm: Phối hợp với các cộng tác viên cơ sở để thông báo và vận động cha mẹ đưa trẻ đến tiêm chủng. Bổ sung thêm vào danh sách các trẻ vãng lai và thống kê riêng theo mẫu ghi chép và báo cáo.

- Vào cuối mỗi buổi tiêm: đánh dấu và xác định các trẻ chưa tiêm trong danh sách đã đăng ký ban đầu cũng như trẻ vãng lai mới phát hiện. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những trẻ chưa được tiêm để đưa trẻ đến.

- Cuối đợt: Tổng hợp số lượng trẻ chưa tiêm cần được tiêm vét để bố trí đội tiêm, xác định thời gian và hậu cần vật tư cho tiêm vét. Phân công cán bộ liên hệ với các hộ gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian tiêm vét và huy động trẻ đối tượng ra tiêm.

Có thể tiến hành nhiều lần tiêm vét và chú trọng cho nhóm đối tượng khó tiếp cận để đạt tỷ lệ tiêm chủng chiến dịch 95%.

Đối với các trường hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng.

Lưu ý: Sau chiến dịch, những trẻ đã tiêm 02 mũi vắc xin sởi trong đó có 01 mũi vắc xin phối hợp MR thì khi đủ 18 tháng tuổi không tiêm vắc xin MR trong tiêm chủng thường xuyên.

4. Truyền thông

- Cấp tỉnh, cấp huyện: Thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài phát thanh, truyền hình, đài truyền thanh, báo chí... để người dân biết và chủ động đưa con em đi tiêm chủng.

- Cấp xã: Thông báo hàng ngày trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi tiêm chủng.

- Hình thức thực hiện: Truyền thông thực hiện trước và trong thời gian triển khai Kế hoạch.

5. Theo dõi, giám sát và báo cáo

- Các tuyến quốc gia, khu vực, tỉnh, huyện chủ động cử các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động trước, trong và sau khi triển khai kế hoạch. Cán bộ giám sát có trách nhiệm theo dõi giám sát và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng.

- Thực hiện báo cáo kết quả tiêm vắc xin hàng tuần trong thời gian tổ chức kế hoạch và báo cáo tổng hợp trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố tổng hợp và gửi báo cáo kết quả tiêm vắc xin MR trên địa bàn toàn tỉnh cho Văn phòng tiêm chủng mở rộng khu vực, Tiêm chủng mở rộng quốc gia và Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

(Lưu ý không đưa vào báo cáo chiến dịch đối với những trường hợp thuộc diện tiêm chủng thường xuyên vào thời gian triển khai chiến dịch để tránh trùng lặp đối tượng, kết quả tiêm chủng).

6. Kinh phí thực hiện

6.1. Kinh phí mua vắc xin, vật tư tiêm chủng

Nguồn kinh phí Trung ương: Sử dụng nguồn kinh phí NSNN dành cho Dự án TCMR. Tổng kinh phí là 15,8 tỷ đồng, kinh phí mua vắc xin là 14,1 tỷ đồng, kinh phí mua vật tư tiêm chủng là 1,7 tỷ đồng .

Bảng 3. Kinh phí mua vắc mua vắc xin, vật tư tiêm chủng cho chiến dịch, năm 2020

Nội dung

Số lượng

Giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Vắc xin MR (liều)

1.013.900

13.923

14.116.529.700

Dung môi MR (liều)

1.013.900

Bơm kim tiêm tự khoá 0,5 ml (cái)

858.000

1.805

1.548.690.000

Bơm kim tiêm dung 1 lần 5ml (cái)

111.630

620

69.210.600

Hộp an toàn 5 lít (cái)

10.770

11.500

123.855.000

Cộng

15.858.285.300 đồng

6.2. Kinh phí cho các hoạt động triển khai kế hoạch tại địa phương

Kinh phí cho các hoạt động điều tra và lập danh sách đối tượng, in sao biểu mẫu, truyền thông vận động cộng đồng, công thực hiện mũi tiêm, giám sát trước và trong khi triển khai... do địa phương hỗ trợ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: có trách nhiệm phê duyệt hoặc ủy quyền cho Sở Y tế phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai kế hoạch tại địa phương. Đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai kế hoạch.

2. Sở Y tế tỉnh, thành phố: Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về chiến dịch tiêm chủng bổ sung vắc xin MR và đề xuất hỗ trợ kinh phí triển khai tại các vùng nguy cơ cao, bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát công tác tổ chức kế hoạch.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, đoàn thể liên quan phối hợp với ngành y tế trong công tác tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho đội ngũ cán bộ, giáo viên khối mầm non, vận động phụ huynh và học sinh tham gia tiêm vắc xin. Đồng thời hỗ trợ việc điều tra, lập danh sách đối tượng tại các vùng nguy cơ cao. Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai tiêm bổ sung vắc xin MR, đặc biệt tại các trường học. Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai. Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn chỉ đạo Phòng Giáo dục các cấp huyện, các trường về phối hợp với ngành y tế trong triển khai tiêm vắc xin.

4. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố, bệnh viện cấp huyện chịu trách nhiệm bố trí cán bộ phối hợp với cơ sở tiêm chủng thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

5. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ:

- Cục Y tế dự phòng chỉ đạo triển khai Kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc giám sát, theo dõi và báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện.

- Cục Quản lý khám, chữa bệnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng.

- Vụ Kế hoạch Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và các đơn vị liên quan bố trí đủ kinh phí cung ứng vắc xin, vật tư tiêm chủng để thực hiện Kế hoạch.

- Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế có trách nhiệm kiểm định, đảm bảo đúng tiến độ và giám sát chất lượng vắc xin tại các tuyến.

6. Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực theo lĩnh vực được phân công hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai. Chỉ đạo, giám sát chiến dịch tiêm chủng bổ sung để đạt tỷ lệ cao ở vùng khó tiếp cận, điều tra, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

7. Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực có trách nhiệm hướng dẫn triển khai việc thực hiện kế hoạch tại các địa phương. Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin MR và vật tư tiêm chủng cho các tỉnh triển khai. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

8. Trung tâm Y tế dự phòng/Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

9. Trung tâm Nghiên cứu sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế đảm bảo cung ứng đủ vắc xin MR theo kế hoạch.

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC TỈNH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN MR
NĂM 2020

TT

Tên tỉnh

Số huyện

Số đối tượng dự kiến

Vắc xin

Bơm kim tiêm 0,5ml

BKT 5ml

HAT

1

Thái Bình

3

46.437

57.400

48.600

6.320

610

2

Bắc Ninh

3

10.565

13.100

11.100

1.450

140

3

Nghệ An

4

36.573

45.200

38.300

4.980

480

4

Yên Bái

1

5.000

6.200

5.300

690

70

5

Quảng Trị

3

21.055

26.100

22.100

2.880

280

6

Quảng Nam

1

10.602

13.100

11.100

1.450

140

7

Quảng Ngãi

3

11.125

13.800

11.700

1.520

150

8

Bình Định

5

62.847

77.700

65.700

8.550

820

9

Phú Yên

7

48.269

59.700

50.500

6.570

630

10

Ninh Thuận

2

14.098

17.500

14.800

1.930

190

11

Bình Thuận

2

18.549

23.000

19.400

2.530

250

12

Kon Tum

2

8.464

10.500

8.900

1.160

120

13

Đắc Nông

1

8.544

10.600

9.000

1.170

120

14

Bà Rịa Vũng Tàu

8

87.462

108.100

91.400

11.900

1,140

15

Tiền Giang

6

42.089

52.000

44.000

5.720

550

16

Long An

4

31.421

38.900

32.900

4.280

410

17

Lâm Đồng

4

38.729

47.900

40.500

5.270

510

18

An Giang

11

148.242

183.100

155.000

20.150

1,930

19

Trà Vinh

2

9.430

11.700

9.900

1.290

130

20

Đồng Tháp

9

89.668

110.800

93.800

12.190

1,170

21

Bình Phước

4

21.506

26.600

22.500

2.930

280

22

Kiên Giang

4

49.250

60.900

51.500

6.700

650

MIỀN BẮC

11

98.575

121.900

103.300

13.440

1.300

MIỀN TRUNG

23

186.545

230.900

195.300

25.430

2.460

TÂY NGUYÊN

3

17.008

21.100

17.900

2.330

240

MIỀN NAM

52

517.797

640.000

541.500

70.430

6.770

TOÀN QUỐC

89

819.925

1.013.900

858.000

111.630

10.770