BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2017/TT-BYT | Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017 |
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
1. Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng:
TT | Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam | Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng | ||
Vắc xin | Đối tượng sử dụng | Lịch tiêm/uống | ||
1 | Bệnh viêm gan vi rút B | Vắc xin viêm gan B đơn giá | Trẻ sơ sinh | Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 | ||
2 | Bệnh lao | Vắc xin lao | Trẻ em dưới 1 tuổi | Tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh |
3 | Bệnh bạch hầu | Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi | |||
4 | Bệnh ho gà | Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi | |||
5 | Bệnh uốn ván | Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi | |||
Vắc xin uốn ván đơn giá | Phụ nữ có thai | 1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau. 2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2 3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1 | ||
6 | Bệnh bại liệt | Vắc xin bại liệt uống đa giá | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Vắc xin bại liệt tiêm đa giá | Trẻ em dưới 1 tuổi | Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng tuổi | ||
7 | Bệnh do Haemophilus influenzae týp b | Vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
8 | Bệnh sởi | Vắc xin sởi đơn giá | Trẻ em dưới 1 tuổi | Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi | Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi | ||
9 | Bệnh viêm não Nhật Bản B | Vắc xin viêm não Nhật Bản B | Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi Lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1 Lần 3: 1 năm sau lần 2 |
10 | Bệnh rubella | Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella | Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi |
2. Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng.
3. Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.
4. Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ được Bộ Y tế cập nhật và bổ sung trong trường hợp cần thiết.
1. Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng bắt buộc:
TT | Tên bệnh truyền nhiễm | Vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng |
1 | Bệnh bạch hầu | Vắc xin bạch hầu phối hợp có chứa thành phần bạch hầu |
2 | Bệnh bại liệt | Vắc xin bại liệt đa giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt |
3 | Bệnh ho gà | Vắc xin ho gà phối hợp có chứa thành phần ho gà |
4 | Bệnh rubella | Vắc xin rubella đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella |
5 | Bệnh sởi | Vắc xin sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi |
6 | Bệnh tả | Vắc xin tả |
7 | Bệnh viêm não Nhật Bản B | Vắc xin viêm não Nhật Bản B |
8 | Bệnh dại | Vắc xin dại, huyết thanh kháng dại |
2. Việc xác định phạm vi và đối tượng sử dụng vắc xin thuộc danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này do Sở Y tế xem xét quyết định hoặc chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương.
3. Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ được Bộ Y tế cập nhật và bổ sung trong trường hợp cần thiết.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Thông tư số 26/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để xem xét, giải quyết.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 26/2011/TT-BYT về Danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 2369/QĐ-BYT năm 2015 bổ sung Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 41/2016/TT-BYT quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 bổ sung bệnh do vi rút Zika vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư 5/2020/TT-BYT sửa đổi Thông tư 24/2018/TT-BYT quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin do Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 218/DP-DT năm 2024 tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin do Cục Y tế dự phòng ban hành
- 7Thông tư 10/2024/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Quyết định 2369/QĐ-BYT năm 2015 bổ sung Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 41/2016/TT-BYT quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 bổ sung bệnh do vi rút Zika vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 6Thông tư 5/2020/TT-BYT sửa đổi Thông tư 24/2018/TT-BYT quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin do Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn 218/DP-DT năm 2024 tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin do Cục Y tế dự phòng ban hành
Thông tư 38/2017/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 38/2017/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/10/2017
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thanh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực