- 1Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2072/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuê hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu
Hoàn thiện chính sách đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (sau đây gọi là Hiệp định thuế) phù hợp xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, công khai minh bạch.
Chiến lược đàm phán Hiệp định thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay ngoài mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn phải đảm bảo chủ trương khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đem lại lợi ích tối đa cho Việt Nam trong việc phân chia quyền đánh thuế giữa Việt Nam và bên đối tác ký kết Hiệp định, nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp thuế quốc tế và chống trốn, tránh thuế.
2. Quan điểm:
Việc xây dựng Đề án cần thiết phải được quán triệt đầy đủ và vận dụng sáng tạo các nội dung chỉ đạo tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
3. Đối tượng của Đề án: Đề án tập trung nghiên cứu các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam và tác động của các Hiệp định thuế tới không gian chính sách thuế của Việt Nam.
4. Phạm vi của Đề án: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả chính sách đàm phán Hiệp định của Việt Nam và toàn bộ hệ thống Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết từ giai đoạn năm 1992 đến nay và đề xuất chiến lược đàm phán Hiệp định thuế của Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế.
5. Giải pháp chủ yếu của Đề án:
a) Xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định thuế trong giai đoạn 2021 -2030:
- Phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian tới để xác định các đối tác ưu tiên dựa trên các tiêu chí quan hệ chính trị, ngoại giao, quan hệ về thương mại, đầu tư... cần tiến hành đàm phán, ký kết trong thời gian tới. Các bộ, ngành, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội doanh nghiệp có đánh giá điều kiện thực tế và tác động của việc ký kết từng điều khoản Hiệp định thuế để xây dựng chiến lược và phương án đàm phán phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch đàm phán tổng thể trong giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có lộ trình cụ thể, ưu tiên các đối tác chiến lược cần triển khai đàm phán, ký kết để hỗ trợ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
- Đổi mới phương thức xúc tiến đàm phán của Việt Nam, thay việc khởi xướng đàm phán xuất phát từ phía đối tác, Việt Nam sẽ chủ động đề xuất đàm phán với các nước mà có thể vừa đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam, vừa tạo đà cho sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam tiến hành kinh doanh tại nước ngoài.
b) Đổi mới chính sách đàm phán Hiệp định thuế với các đối tác mới:
- Nghiên cứu xu hướng quốc tế đối với việc đề xuất các điều khoản mới của Hiệp định thuế, đặc biệt liên quan đến các vấn đề chống lợi dụng Hiệp định thuế, chống hình thành cơ sở thường trú, thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số, thủ tục thỏa thuận song phương. Trên cơ sở đó, đề xuất đối sách Hiệp định thuế của Việt Nam đối với từng đối tác ký kết, đảm bảo hiệu quả tối ưu khi tham gia đàm phán Hiệp định thuế.
- Đề xuất Bộ nguyên tắc đàm phán Hiệp định thuế trong bối cảnh mới trên cơ sở đánh giá toàn diện xu thế quốc tế, tình hình kinh tế của cả Việt Nam và nước đối tác. Bộ nguyên tắc đàm phán được xây dựng cụ thể và chi tiết áp dụng cho từng nhóm đối tác ký kết Hiệp định thuế.
- Xây dựng Mẫu Hiệp định thuế mở để có thể linh hoạt trong việc sử dụng cho các nước đối tác ký kết Hiệp định thuế có những đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý, chính sách nội luật... khác nhau. Đối với những nước đối tác thuộc nhóm những nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển sẽ có những lựa chọn từng điều khoản Hiệp định thuế tương ứng và phù hợp với từng đối tượng đàm phán cụ thể.
c) Triển khai đàm phán lại đối với các Hiệp định thuế đã ký:
- Rà soát toàn bộ các Hiệp định thuế đã ký; phân tích và đánh giá các điều khoản không còn phù hợp với tình hình mới của từng Hiệp định. Từ đó, đề xuất bổ sung những điều khoản chưa có trong Hiệp định, sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều khoản không còn phù hợp tại từng Hiệp định thuế đã ký dưới hình thức đàm phán, ký Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định thuế đã ký.
- Đánh giá khả năng về việc chấp nhận đàm phán lại của phía nước đối tác để xây dựng phương án đàm phán phù hợp (nếu cần phải đánh đối với các điều khoản khác trong trường hợp điều khoản cần bổ sung, sửa đổi hay hủy bỏ có mức độ trọng yếu cao).
- Chủ động xúc tiến đàm phán lại với các nước đối tác ký kết Hiệp định thuế để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một số điều khoản tại một số Hiệp định thuế đã ký.
d) Xây dựng điều khoản Hiệp định về thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số:
- Nghiên cứu các đề xuất của Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế (OECD) và của Liên hiệp quốc về quy định đối với thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số. Đồng thời, phân tích và đánh giá đề xuất ký kết điều khoản đối với loại thu nhập này, các động thái của các nước có thực hiện nhiều hoạt động kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam.
- Xây dựng một điều khoản mới của Hiệp định thuế về thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số.
- Xây dựng kế hoạch đàm phán (đàm phán lại và đàm phán mới) đối với điều khoản này với các nước mà Việt Nam có nhận và cung cấp các hoạt động này.
- Chủ động xúc tiến đàm phán ngay đối với những nước đối tác đang có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam để đảm bảo không bị thất thu thuế và giảm thiểu tranh chấp có khả năng xảy ra.
đ) Thực hiện điều chỉnh các quy định tại nội luật do tác động của Hiệp định thuế:
- Nghiên cứu các khái niệm, nguyên tắc theo chuẩn mực quốc tế về quản lý thuế đã được các nước thừa nhận và áp dụng tại các Hiệp định thuế để đề xuất điều chỉnh một số quy định liên quan tại nội luật.
- Rà soát các quy định tại nội luật và đề xuất phương án sửa đổi tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
e) Thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến Hiệp định thuế:
- Triển khai thực hiện Hiệp định thuế đa phương (MLI) sau khi ký kết với các điều khoản mới trên cơ sở khuyến nghị của Dự án chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận về Hiệp định thuế nhằm chống lợi dụng Hiệp định, nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp, tạo cơ chế áp dụng Hiệp định rõ ràng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
- Đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến Hiệp định của Diễn đàn toàn cầu về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận mà Việt Nam là thành viên như: Tiêu chuẩn tối thiểu về Chống lợi dụng Hiệp định và Nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp.
- Tham gia ký kết, triển khai thực hiện Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính trong các vấn đề thuế (MAAC) và Hiệp định chung giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (MCAA) nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý thuế, hỗ trợ thanh tra kiểm tra, trao đổi thông tin, đặc biệt cơ chế trao đổi thông tin tự động đối với các thông tin theo tiêu chuẩn báo cáo chung (CRS), hồ sơ báo cáo lợi nhuận quốc gia của các doanh nghiệp liên kết (CBC).
g) Về công tác tổ chức, thực hiện các Hiệp định thuế hiện hành:
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định thuế để đảm bảo xác định đúng đối tượng được miễn giảm thuế theo Hiệp định thuế.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thực hiện áp dụng Hiệp định tại các cấp của ngành Thuế, trong đó có các bộ phận quản lý chuyên sâu về các lĩnh vực như: đàm phán Hiệp định thuế, xử lý việc áp dụng việc miễn giảm thuế theo Hiệp định thuế, trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài, thực hiện Thủ tục thỏa thuận song phương (MAP), bao gồm cả Xác định giá chuyển nhượng (TP), Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA).
- Xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng dài hạn, chuyên sâu để đảm bảo đủ kinh nghiệm và trình độ triển khai đàm phán Hiệp định thuế, xử lý tranh chấp với cơ quan thuế nước ngoài, cũng như xử lý được các công việc thuế quốc tế liên quan đến Hiệp định phức tạp, tinh vi, đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao.
- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện hành, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác công nghệ thông tin nhằm đáp ứng được các yêu cầu của các Hiệp định thuế, tăng cường kết nối dữ liệu thông suốt với các bộ, ngành có liên quan và các nước theo quy định của từng Hiệp định.
Để triển khai hiệu quả Đề án “Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh” cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
1. Về phân công trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương
a) Bộ Tài chính
Bộ Tài chính chủ trì thực hiện các giải pháp được đưa ra tại Đề án nhằm điều chỉnh và định hướng chính sách đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030; chủ trì đánh giá sơ kết việc thực hiện Đề án đến năm 2025, từ đó có những đề xuất điều chỉnh, sửa đổi bổ sung phù hợp cho giai đoạn tiếp theo; tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện đàm phán ký kết Hiệp định thuế đến 2030 và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
b) Các bộ, ngành, địa phương
Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp, hỗ trợ Bộ Tài chính trong việc thực hiện các giải pháp nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý. Cụ thể:
- Bộ Ngoại giao
+ Rà soát định nghĩa lãnh thổ Việt Nam và sửa đổi nếu cần thiết để đưa vào mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mới. Phối hợp với Bộ Tài chính rà soát định nghĩa lãnh thổ cần sửa đổi tại các Hiệp định thuế đã ký.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tham gia ý kiến đối với hồ sơ trình phê duyệt chủ trương đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, có ý kiến kiểm tra đối với: (i) Hồ sơ trình về đề xuất ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; và (ii) Hồ sơ trình về đề xuất phê duyệt Hiệp định tránh đánh thuế hai lần theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tham gia xây dựng Bộ nguyên tắc đàm phán và Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong bối cảnh mới.
- Bộ Tư pháp
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tham gia ý kiến đối với hồ sơ trình phê duyệt chủ trương đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, có ý kiến thẩm định đối với: (i) Hồ sơ trình về đề xuất ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; và (ii) Hồ sơ trình về đề xuất phê duyệt Hiệp định tránh đánh thuế hai lần theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tham gia xây dựng Bộ nguyên tắc đàm phán và Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong bối cảnh mới.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Phối hợp với Bộ Tài chính để xác định các nước Việt Nam đã đầu tư hoặc có tiềm năng đầu tư trong tương lai để xây dựng chiến lược đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tham gia xây dựng Bộ nguyên tắc đàm phán và Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong bối cảnh mới.
- Bộ Thông tin và Truyền thông
+ Phối hợp với Bộ Tài chính để xác định các nước Việt Nam đã đầu tư hoặc có tiềm năng đầu tư trong tương lai thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông để xây dựng chiến lược đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng điều khoản Hiệp định về thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tham gia xây dựng Bộ nguyên tắc đàm phán và Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong bối cảnh mới.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
+ Phối hợp với Bộ Tài chính theo lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xây dựng chiến lược đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tham gia xây dựng Bộ nguyên tắc đàm phán và Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong bối cảnh mới.
- Bộ Công Thương
+ Phối hợp với Bộ Tài chính theo lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Bộ Công Thương để xây dựng chiến lược đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tham gia xây dựng Bộ nguyên tắc đàm phán và Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong bối cảnh mới.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
+ Phối hợp với Bộ Tài chính để xác định các nước mà Việt Nam có tiềm năng đầu tư và tiềm năng xuất khẩu dịch vụ xuyên biên giới trong tương lai thuộc lĩnh vực văn hóa để xây dựng chiến lược đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tham gia xây dựng Bộ nguyên tắc đàm phán và Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong bối cảnh mới.
- Các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội doanh nghiệp có liên quan: Các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội doanh nghiệp thực hiện đánh giá điều kiện thực tế và tác động của việc ký kết từng điều khoản Hiệp định, hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng chiến lược và phương án đàm phán phù hợp.
2. Lộ trình thực hiện
Đề án được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030 (Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ thực hiện Đề án tại Phụ lục kèm theo).
3. Kinh phí thực hiện Đề án
Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN RÀ SOÁT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN, TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KHÔNG GIAN CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH
(Ban hành kèm theo QĐ số 2072/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Nội dung nhiệm vụ | Thời gian thực hiện | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Dự kiến sản phẩm/hình thức thực hiện |
Xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định trong giai đoạn 2021 - 2030 | |||||
1 | Phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để đề xuất lựa chọn các đối tác ưu tiên dựa trên các tiêu chí quan hệ chính trị, ngoại giao, quan hệ về thương mại, đầu tư... cần ký kết Hiệp định trong thời gian tới. | 2021 -2022 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan. Các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội doanh nghiệp có liên quan | Báo cáo phân tích đánh giá điều kiện thực tế và tác động và đề xuất các nước đối tác cần xúc tiến ký kết hiệp định thuế. |
2 | Xây dựng kế hoạch đàm phán tổng thể giai đoạn 2021-2030, với lộ trình cụ thể, ưu tiên các đối tác chiến lược cần triển khai đàm phán, ký kết để hỗ trợ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. | 2021 - 2022 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Kế hoạch đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tổng thể giai đoạn 2021- 2030 |
3 | Chủ động triển khai xúc tiến đàm phán với các nước đối tác đã được lựa chọn | 2023 - 2030 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Chủ trương đàm phán với các nước đối tác được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
4 | Nghiên cứu xu hướng quốc tế về đối với việc đề xuất các điều khoản mới của Hiệp định, đặc biệt liên quan đến các vấn đề chống lợi dụng Hiệp định, chống hình thành CSTT, thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số, thủ tục thỏa thuận song phương. Trên cơ sở đó, đề xuất chính sách Hiệp định thuế của Việt Nam đối với từng đối tác ký kết, đảm bảo hiệu quả tối ưu khi tham gia đàm phán Hiệp định thuế. | 2021 -2022 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo nghiên cứu; đề xuất về chính sách đàm phán hiệp định thuế của Việt Nam |
5 | Xây dựng Bộ nguyên tắc đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong bối cảnh mới trên cơ sở đánh giá toàn diện xu thế quốc tế, tình hình kinh tế của cả Việt Nam và nước đối tác. Bộ nguyên tắc đàm phán được xây dựng cụ thể và chi tiết áp dụng từng nhóm đối tác ký kết Hiệp định. | 2021 - 2022 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Bộ nguyên tắc đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam trong bối cảnh mới |
6 | Xây dựng Mẫu Hiệp định thuế mở để có thể linh hoạt trong đàm phán phù với với đặc điểm riêng của từng nước đối tác ký kết Hiệp định. | 2021 - 2022 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mới |
7 | Rà soát toàn bộ các Hiệp định đã ký; phân tích và đánh giá các điều khoản không còn phù hợp với tình hình mới của từng Hiệp định thuế. Từ đó, đề xuất bổ sung những điều khoản chưa có trong Hiệp định, sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều khoản không còn phù hợp tại từng Hiệp định đã ký dưới hình thức đàm phán, ký Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định đã ký. | 2021 -2023 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo rà soát, phân tích đánh giá |
8 | Đánh giá khả năng về việc chấp nhận đàm phán lại của phía nước đối tác để xây dựng phương án đàm phán phù hợp. | 2021 - 2023 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo đánh giá khả thi về việc đàm phán lại các Hiệp định đã ký |
9 | Xúc tiến đàm phán lại với các nước đối tác ký kết Hiệp định để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một số điều khoản tại một số Hiệp định đã ký. | 2021 -2023 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt chủ trương đàm phán lại với các nước đối tác |
Xây dựng điều khoản Hiệp định về thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số | |||||
10 | Nghiên cứu các đề xuất của OECD và của UN về quy định đối với thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số. Đồng thời, phân tích và đánh giá đề xuất ký kết điều khoản đối với loại thu nhập này, các động thái của các nước có thực hiện nhiều hoạt động kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam. | 2021 -2022 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo nghiên cứu, đánh giá khả thi về việc ký kết điều khoản đối với hoạt động kinh tế kỹ thuật số |
11 | Xây dựng một điều khoản mới của Hiệp định thuế về thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số | 2021 - 2022 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Điều khoản về thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số được đưa vào Bộ nguyên tắc đàm phán |
12 | Xây dựng kế hoạch đàm phán (đàm phán lại và đàm phán mới) đối với điều khoản này với các nước mà Việt Nam có nhận và cung cấp các hoạt động này. | 2023 - 2024 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Kế hoạch đàm phán điều khoản về thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số |
13 | Chủ động xúc tiến đàm phán ngay đối với những nước đối tác đang có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam để đảm bảo không bị thất thu thuế và giảm thiểu tranh chấp có khả năng xảy ra. | 2024-2030 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt chủ trương đàm phán với các nước đối tác |
Thực hiện điều chỉnh các quy định nội luật do tác động của Hiệp định | |||||
14 | Nghiên cứu các khái niệm, nguyên tắc theo chuẩn mực quốc tế về quản lý thuế đã được các nước thừa nhận và áp dụng tại các Hiệp định thuế để đề xuất điều chỉnh một số quy định liên quan tại nội luật. | 2021 -2024 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo nghiên cứu về các khái niệm, nguyên tắc theo chuẩn mực quốc tế về quản lý thuế đã được các nước thừa nhận và áp dụng tại các Hiệp định thuế |
15 | Rà soát các quy định tại nội luật và đề xuất phương án sửa đổi tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. | 2021 - 2024 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo rà soát các quy định tại nội luật và đề xuất phương án sửa đổi tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. |
16 | Triển khai thực hiện Hiệp định thuế đa phương (MLI) sau khi ký kết với các điều khoản mới trên cơ sở khuyến nghị của Dự án chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận về Hiệp định thuế nhằm chống lợi dụng Hiệp định, nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp, tạo cơ chế áp dụng Hiệp định rõ ràng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. | 2021 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Hoàn thành việc ký kết Hiệp định thuế đa phương (MLI) |
17 | Đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến Hiệp định của Diễn đàn toàn cầu về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận mà Việt Nam là thành viên như: Tiêu chuẩn tối thiểu về Chống lợi dụng Hiệp định và Nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp. | 2021 -2030 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan |
|
18 | Tham gia ký kết, triển khai thực hiện Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính trong các vấn đề thuế (MAAC) và Hiệp định chung giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (MCAA) nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý thuế, hỗ trợ thanh tra kiểm tra thuế, trao đổi thông tin, đặc biệt cơ chế trao đổi thông tin tự động đối với các thông tin theo tiêu chuẩn báo cáo chung (CRS), hồ sơ báo cáo lợi nhuận quốc gia của các doanh nghiệp liên kết (CBC). | 2021 -2023 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Hoàn thành việc ký kết Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính trong các vấn đề thuế (“MAAC”) và Hiệp định chung giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (MCAA) |
19 | Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định thuế để đảm bảo xác định đúng đối tượng được miễn giảm thuế theo Hiệp định thuế. | 2022 - 2025 | Bộ Tài chính |
| Các văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định thuế được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế |
20 | Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thực hiện áp dụng Hiệp định tại các cấp của ngành thuế, trong đó có các bộ phận quản lý chuyên sâu về các lĩnh vực như: đàm phán Hiệp định thuế, xử lý việc áp dụng việc miễn giảm thuế theo Hiệp định, thuế trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài, thực hiện Thủ tục thỏa thuận song phương (MAP), bao gồm cả Xác định giá chuyển nhượng (TP), Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA). | 2025 - 2030 | Bộ Tài chính |
| Bộ máy quản lý thuế quốc tế được xây dựng tại các cấp của ngành thuế |
21 | Xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng dài hạn, chuyên sâu để đảm bảo đủ kinh nghiệm và trình độ triển khai đàm phán Hiệp định thuế, xử lý tranh chấp với cơ quan thuế nước ngoài, cũng như xử lý được các công việc thuế quốc tế liên quan đến Hiệp định phức tạp, tinh vi, đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao. | 2023 - 2030 | Bộ Tài chính |
| Chương trình đào tạo cơ bản và chuyên sâu được xây dựng và triển khai thực hiện |
22 | Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công nghệ hiện hành, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đáp ứng được các yêu cầu của các Hiệp định thuế, tăng cường kết nối dữ liệu thông suốt với các Bộ, ngành có liên quan và các nước theo quy định của từng Hiệp định. | 2022 - 2030 | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành có liên quan | Hệ thống CNTT được nâng cấp và năng lực cán bộ được nâng cao. |
- 1Hiệp định số 36/2005/LPQT về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pa-kit-xtăng
- 2Quyết định 173/2007/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc chốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 288/TTg-QHQT về việc Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ai-len do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2049/QĐ-TCT năm 2021 về Quy chế nội bộ Cơ quan thuế liên quan đến thực hiện Thủ tục thỏa thuận song phương (MAP) theo quy định của Hiệp định thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 4994/TCT-CS năm 2023 về đánh giá tác động thuế tối thiểu toàn cầu do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Hiệp định số 36/2005/LPQT về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pa-kit-xtăng
- 2Quyết định 173/2007/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc chốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 288/TTg-QHQT về việc Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ai-len do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6Luật điều ước quốc tế 2016
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2049/QĐ-TCT năm 2021 về Quy chế nội bộ Cơ quan thuế liên quan đến thực hiện Thủ tục thỏa thuận song phương (MAP) theo quy định của Hiệp định thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 11Công văn 4994/TCT-CS năm 2023 về đánh giá tác động thuế tối thiểu toàn cầu do Tổng cục Thuế ban hành
Quyết định 2072/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 2072/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/12/2021
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Bình Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực