Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2042/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 09 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG LÚA SANG TRỒNG NGÔ TRÊN DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên;

Căn cứ Văn bản số 6926/BNN-TT ngày 17/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô;

Căn cứ Văn bản 10336/BTC-NSNN ngày 25/7/2016 của Bộ Tài chính về chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô theo Quyết định 915/QĐ-TTg;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 216/TTr-SNN ngày 26/8/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô trên diện tích đất trồng lúa tại tỉnh Lâm Đồng, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục đích, yêu cầu:

- Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng ngô từ vụ Hè - Thu năm 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác, khả năng cung cấp nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng thêm thu nhập cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ năm 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019 tại từng địa phương trong tỉnh

2. Ni dung thực hiện:

a) Vụ Hè - Thu năm 2016: chuyển đổi 1.073 ha đất trồng lúa sang trồng ngô tại các huyện: Đạ Tẻh 875 ha; Cát Tiên 154 ha; Đức Trọng 28 ha; Đạ Huoai 11 ha và thành phố Đà Lạt 05 ha, cụ thể như sau:

- Chuyển đổi 795 ha đất lúa 3 vụ; trong đó, huyện: Đạ Tẻh 775 ha, Cát Tiên 20 ha.

- Chuyển đổi 218 ha đất lúa 2 vụ; trong đó, huyện: Đạ Tẻh 100 ha, Cát Tiên 74 ha, Đức Trọng 28 ha, Đạ Huoai 11 ha, thành phố Đà Lạt 05 ha.

- Chuyển đổi 60 ha đất lúa 1 vụ tại huyện Cát Tiên.

b) Vụ Đông Xuân 2016 - 2017: chuyển đổi 2.291,17 ha đất trồng lúa sang trồng ngô tại các huyện: Đạ Tẻh 1.700 ha; Cát Tiên 250 ha; Di Linh 170 ha; Đức Trọng 75 ha; Đạ Huoai 40,2 ha; Đam Rông 30 ha; Lạc Dương 17,97 ha; Bảo Lâm 03 ha và thành phố Đà Lạt 05 ha; cụ thể như sau:

- Chuyển đổi 1.672 ha đất lúa 3 vụ; trong đó, huyện: Đạ Tẻh 1.600 ha, Cát Tiên 72 ha.

- Chuyển đổi 436,17 ha đất lúa 2 vụ; trong đó, huyện: Cát Tiên 103 ha, Đạ Tẻh 100 ha, Đạ Huoai 40,2 ha, Di Linh 170 ha, Lạc Dương 17,97 ha và thành phố Đà Lạt 05 ha.

- Chuyển đổi 183 ha đất lúa 1 vụ; trong đó, huyện: Cát Tiên 75 ha, Đam Rông 30 ha, Đức Trọng 75 ha, Bảo Lâm 03 ha.

c) Vụ Hè - Thu năm 2017: chuyển đổi 981 ha đất trồng lúa sang trồng ngô tại các huyện: Đạ Tẻh 700 ha; Cát Tiên 198 ha; Đức Trọng 70 ha, Đạ Huoai 08 ha và thành phố Đà Lạt 05 ha; cụ thể như sau:

- Chuyển đổi 600 ha đất lúa 3 vụ; trong đó, huyện: Đạ Tẻh 580 ha, Cát Tiên 20 ha.

- Chuyển đổi 332 ha đất lúa 2 vụ; trong đó, huyện: Cát Tiên 129 ha, Đạ Tẻh 120 ha, Đức Trọng 70 ha, Đạ Huoai 08 ha và thành phố Đà Lạt 05 ha.

- Chuyển đổi 49 ha đất lúa 1 vụ tại huyện Cát Tiên.

d) Vụ Đông Xuân 2017 - 2018: chuyển đổi 2.416,9 ha đất trồng lúa sang trồng ngô tại các huyện: Đạ Tẻh 1.850 ha; Cát Tiên 243 ha; Di Linh 170 ha; Đức Trọng 79 ha; Đạ Huoai 25,9 ha; Đam Rông 25 ha; Lạc Dương 18 ha; Bảo Lâm 03 ha và thành phố Đà Lạt 03 ha, cụ thể như sau:

- Chuyển đổi trên đất lúa 3 vụ 1.775 ha; trong đó, huyện: Đạ Tẻh 1.700 ha, Cát Tiên 75 ha.

- Chuyển đổi trên đất lúa 2 vụ 473,87 ha; trong đó, huyện: Đạ Tẻh 150 ha, Di Linh 170 ha, Cát Tiên 107 ha, Đạ Huoai 25,9 ha, Lạc Dương 17,97 ha và thành phố Đà Lạt 03 ha.

- Chuyển đổi trên đất lúa 1 vụ 168 ha; trong đó, huyện: Đức Trọng 79 ha, Đam Rông 25 ha, Cát Tiên 61 ha, Bảo Lâm 03 ha.

đ) Vụ Hè - Thu năm 2018: chuyển đổi 1.090 ha đất trồng lúa sang trồng ngô tại các huyện: Đạ Tẻh 780 ha; Cát Tiên 222 ha; Đức Trọng 78 ha; Đạ Huoai 05 ha và thành phố Đà Lạt 05 ha, cụ thể như sau:

- Chuyển đổi 820 ha đất lúa 3 vụ; trong đó, huyện: Đạ Tẻh 780 ha, Cát Tiên 40 ha.

- Chuyển đổi 215 ha đất lúa 2 vụ; trong đó, huyện: Cát Tiên 127 ha, Đức Trọng 78 ha, Đạ Huoai 05 ha và thành phố Đà Lạt 05 ha.

- Chuyển đổi 55 ha đất lúa 1 vụ tại huyện Cát Tiên.

e) Vụ Đông Xuân 2018 - 2019: chuyển đổi 2.863,37 ha đất trồng lúa sang trồng ngô tại các huyện: Đạ Tẻh 2.200 ha; Cát Tiên 286 ha; Di Linh 170 ha; Đức Trọng 158 ha; Đạ Huoai 10,4 ha; Đam Rông 15 ha; Lạc Dương 17,97 ha; Bảo Lâm 03 ha và thành phố Đà Lạt 03 ha, cụ thể như sau:

- Chuyển đổi 2.280 ha đất lúa 3 vụ; trong đó, huyện: Đạ Tẻh 2.200 ha, Cát Tiên 80 ha.

- Chuyển đổi 420,37 ha đất lúa 2 vụ; trong đó, huyện: Di Linh 170 ha, Cát Tiên 141 ha, Đức Trọng 78 ha, Lạc Dương 17,97 ha, Đạ Huoai 10,4 ha và thành phố Đà Lạt 03 ha.

- Chuyển đổi 163 ha đất lúa 1 vụ; trong đó, huyện: Đức Trọng 80 ha, Cát Tiên 65 ha, Đam Rông 15 ha, Bảo Lâm 03 ha.

g) Cơ cấu giống ngô sử dụng: Giống ngô chuyển đổi chủ yếu là các giống ngô lai cho năng suất cao, chất lượng tốt, bao gồm: CP333; CPA88; ĐK6919; NK54, C919, CP555, ...

3. Giải pháp thực hiện:

a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ của Nhà nước về chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô để nhân dân biết và thực hiện.

b) Các địa phương căn cứ Kế hoạch được phê duyệt; Quy hoạch cây lúa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 2020 (tại Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng) và điều kiện thực tế tại địa phương để chỉ đạo Nhân dân thực hiện việc chuyển đổi đối với diện tích sản xuất lúa phụ thuộc vào nước trời, không có hệ thống thủy lợi hoặc có hệ thống thủy lợi nhưng không đáp ứng được nguồn nước tưới cho cây lúa để chuyển sang cây trồng ngô, đảm bảo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa trên cùng đơn vị diện tích.

c) Hướng dẫn, hỗ trợ Nhân dân cách lựa chọn giống ngô mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với từng sinh thái của địa phương; phổ biến các mô hình điểm hiệu quả thông qua tổ chức hội thảo, tập huấn để phát triển nhân rộng trong công tác chuyển đổi giống.

d) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 01 lần không quá 03 triệu đồng/ha chi phí giống ngô để chuyển đổi.

Điều 2.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả Kế hoạch, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

a) Phối hợp với các doanh nghiệp khảo nghiệm, trình diễn các giống ngô mới cho năng suất, chất lượng và phù hợp với thị trường để phục vụ công tác chuyển đổi giống.

b) Chủ động tham mưu UBND tỉnh sử dụng nguồn vốn khuyến nông, giảm tổn thất trong nông nghiệp để thực hiện Kế hoạch.

c) Theo dõi, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch; kịp thời đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế; định kỳ 06 tháng, hàng năm (trước ngày 20/12) báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Tài chính:

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính phân bổ kinh phí hỗ trợ theo quy định.

b) Tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương thực hiện Kế hoạch và hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục thanh, quyết toán theo quy định hiện hành.

3. UBND các huyện, thành phố:

a) Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch và đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.

b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả cao.

c) Thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất theo đúng quy hoạch, kế hoạch phát triển tại địa phương.

d) Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước ngày 15/12) để tổng hợp chung, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt; Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tài chính;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các PVP;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2042/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô trên diện tích đất trồng lúa tại tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu: 2042/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/09/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản