Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2002/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 14 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rng bền vững;

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Văn bản số 1127-CV/VPTU ngày 05/7/2021 của Văn phòng thành ủy;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 461/BC-SNN ngày 15/12/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thẩm định Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Vườn Quốc gia Cát Bà tại Tờ trình số 01/TTr-VQGCB ngày 04/01/2021, Văn bản số 125/VQGCB-KH&HTQT ngày 07/5/2021 về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên chủ rừng, địa chỉ, diện tích, vị trí

- Tên chủ rừng : Vườn Quốc gia Cát Bà.

- Địa chỉ : xã Trân Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

- Tổng diện tích quản lý là: 17.362,96 ha.

- Vị trí: Thuộc các tiểu khu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và nằm trên địa giới hành chính 05 xã (Gia Luận, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Hiền Hào), thị trấn Cát Bà của huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng; Tiểu khu 8, Khu vực đảo Đầu Bê, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;

- Tọa độ địa lý: Từ 20°44' - 20°52' vĩ độ Bắc; từ 106°59' - 107°06' Kinh độ Đông.

2. Mục tiêu phương án

a) Về kinh tế:

Tạo nguồn thu bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng, lệ phí tham quan tại Vườn Quốc gia Cát Bà, tăng nguồn thu ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái: Đến năm 2025 dự kiến thu được từ 6.000 - 7.000 triệu đồng/năm; đến năm 2030 dự kiến từ 7.000 - 8.000 triệu đồng/năm.

Nguồn thu từ các hoạt động thuê môi trường rừng: Đến năm 2030 dự kiến từ 4.000 - 5.000 triệu đồng/năm.

Thực hiện thu từ dịch vụ lưu giữ cacbon rừng khi có đủ điều kiện cho phép.

b) Về môi trường:

Quản lý, bảo vệ chặt chẽ 17.362,96 ha diện tích tự nhiên do Vườn Quốc gia Cát Bà quản lý; nâng cao độ che phủ của rừng thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý, cụ thể:

- Đến năm 2025, tỷ lệ che phủ của rừng 35,35%.

- Đến năm 2030, tỷ lệ che phủ của rừng 37,55%.

- Phục hồi và bảo tồn diện tích rừng tự nhiên bị suy thoái 4.867,71ha.

- Bảo vệ 100% các hệ sinh thái rừng hiện có, đặc biệt các hệ sinh thái dễ bị tổn thương như: hệ sinh thái rng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng ngập nước (ngọt và mặn); duy trì được tính đa dạng loài, bảo vệ các loài động vật đặc hu như Voọc Cát Bà, Thạch sùng mí Cát Bà và nhũng loài có nguy cơ tuyệt chủng khác; phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa quý, hiếm, đặc hữu.

c) Về xã hội:

Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao sinh kế cho người lao động ở vùng đệm thông qua các hoạt động giao khoán bảo vệ rừng, phát triển rừng, du lịch sinh thái, thuê môi trường rừng.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân sống trong vùng đệm và du khách về vai trò và tầm quan trọng quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hoạt động giáo dục môi trường và du lịch sinh thái, góp phần giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.

3. Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2020 - 2030

3.1. Kế hoạch sử dụng đất

Duy trì ổn định diện tích đất tự nhiên của Vườn Quốc gia Cát Bà đến năm 2030 là 17.362,96 ha. Trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất lâm nghiệp là 9.931,60 ha, chiếm 57,2%.

- Ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 64,72 ha, chiếm 0,37%.

- Đất nuôi trồng thủy sản là 455,96 ha, chiếm 2,63%.

- Đất phi nông nghiệp là 6.910,68 ha, chiếm 39,8%.

(Kèm theo Phụ lục 7 đính kèm Quyết định này)

3.2. Kế hoạch khoán bảo vệ rừng

a) Khoán bảo vệ rừng:

- Khoán ổn định: Giai đoạn 2021 - 2024 là 2.380,60 ha/năm; năm 2025 là 2.519,25 ha/năm; giai đoạn 2026 - 2030 là 3.723,24 ha/năm.

- Khoán công việc, dịch vụ: Phát dọn các tuyến tuần tra bảo vệ rừng 400.000 m2 (bình quân 40.000 m2/năm).

b) Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý

- Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư các thôn thuộc 07 xã vùng đệm để đồng quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà, mức hỗ trợ mỗi thôn là 40 triệu đồng/thôn/năm (theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020. Trường hợp Chính phủ thay đổi Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng, thì thực hiện theo Quy định mới).

- Nội dung hoạt động đồng quản lý gồm: Thành lập Hội đồng quản lý; các tổ xung kích bảo vệ rừng; xây dựng các mô hình quản lý rừng, phát triển sinh kế, tuyên truyền, tuần tra rừng,...

3.3. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vng, bảo tn đa dạng sinh học

a) Bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Bảo vệ rừng: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có 6.096,40 ha, gồm: rừng tự nhiên 5.891,69 ha; rừng trồng 204,71 ha.

- Phòng cháy và chữa cháy rừng: Xây dựng phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên toàn bộ diện tích Vườn quản lý. Tổ chức lực lượng; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy cha cháy rừng; tuần tra, kiểm soát, nắm bắt thông tin và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

- Phòng trừ sinh vật gây hại rừng: Tiến hành chọn các giống cây có khả năng chống chịu sâu bệnh; chọn vùng lập địa thích hợp cho từng loại cây trồng có khả năng chống sâu bệnh và không tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Tuần tra, giám sát phát hiện sớm các loại sâu, bệnh hại đối với các khu rừng quản lý; kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý không để phát sinh trên diện rộng.

- Bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao: Xác định khu vực phân bố các loài động, thực vật và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao. Thành lập các tổ tuần tra thường xuyên kiểm soát các hoạt động săn bắt động vật, tháo gỡ các loại bẫy, phá bỏ các địa điểm săn bắt của người dân trong khu vực. Phục hồi các loài động, thực vật quý, hiếm.

- Trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học: Tổng số 08 điểm; diện tích 46 ha (Theo Phụ lục 3 đính kèm Quyết định này). Sau khi phương án được phê duyệt, tiến hành xây dựng dự án để trồng thêm cây xanh, tạo cảnh quan, bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã cũng như bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư ở địa phương kết hợp nghiên cứu, tham quan, học tập, giải trí; thường xuyên tổ chức thu gom rác thải, đặc biệt là vùng biển.

b) Kế hoạch phát triển rừng

Thực hiện hoàn thành các hạng mục Dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển tại quần đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020 tại Vườn Quốc gia Cát Bà, cụ thể: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 53,62 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung: 1.150,37 ha; làm giàu rừng: 220,5 ha; trồng mới rừng: 138,65 ha.

c) Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Xây dựng Danh mục, kế hoạch triển khai các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Điều tra, giám sát thường xuyên đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài động, thực vật quý, hiếm, đặc hữu; một số loài dược liệu; nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới công tác quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng cháy và chữa cháy rừng; điều tra phân bố và đề xuất các biện pháp bảo vệ, phát triển các loài hải sản quý hiếm; điều tra phân bố, xây dựng kế hoạch bảo tồn, khai thác bền vững một số loài lâm sản ngoài gỗ; phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển,....

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà; đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức và người lao động của Vườn Quốc gia Cát Bà.

d) Tổ chức tham quan, học tập, nghiên cứu, du lịch cộng đồng

Xây dựng các địa điểm, khu vực, tuyến dự kiến tổ chức tham quan du lịch sinh thái như học tập nghiên cứu, quan sát linh trưởng, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái biển để có phương án quản lý, khai thác, phát triển (Theo Phụ lục 5,6 đính kèm Quyết định này).

e) Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

Xây mới, cải tạo nâng cấp hệ thống đường, các công trình phúc lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống vườn ươm, vườn thực vật, trung tâm cứu hộ động, thực vt,...(Theo Phụ lục 8 đính kèm Quyết định này).

f) Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng

Tổ chức cung cấp cây, con giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; thu mua, chế biến tiêu thu sản phẩm,.... hỗ trợ kỹ thuật phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc rng; liên doanh, liên kết, khâu nối với các đơn vị bên ngoài phối hợp để phát triển đời sống kinh tế, xã hội cho người dân vùng đệm.

g) Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

- Tổ chức dịch vụ cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái: Tổng số điểm cho thuê môi trường rừng là 15 điểm; diện tích 345,5 ha (Theo Phụ lục 4 đính kèm Quyết định này). Sau khi có quyết định phê duyệt Đề án cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, quyết định phê duyệt giá thuê môi trường, Vườn Quốc gia Cát Bà phối hợp lập hồ sơ thuê môi trường cho từng điểm dựa trên kết quả điều tra trữ lượng rừng, thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

- Tổ chức dịch vụ hấp thụ và lưu trữ cacbon đối với nhng đơn vị phát thải khí CO2 lớn ra ngoài môi trường theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức dịch vụ môi trường rừng khác như thuê môi trường rừng để đặt trạm phát sóng điện thoại di động;....

h) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các quy định pháp luật về lâm nghiệp; di sản, bảo tồn đa dạng sinh học và các pháp luật liên quan;... cho cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; hội nghị, hội thảo, cuộc thi.

i) Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, điều tra, kiểm kê rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định có liên quan.

4. Nhu cầu, nguồn vốn đầu tư

4.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà giai đoạn 2020 - 2030 là 499.099.000.000 đồng. Trong đó:

- Bảo vệ rừng : 42.607.000.000 đồng.

- Phát triển rừng : 146.616.000.000 đồng.

- Nghiên cu khoa học, cứu hộ động vật, thực vật rừng; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: 120.000.000.000 đồng.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho bảo vệ phát triển rừng: 162.514.000.000 đồng.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng: 6.974.000.000 đồng.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: 1.028.000.000 đồng.

- Hoạt động hỗ trợ cộng đồng dân cư: 19.360.000.000 đồng.

4.2. Nguồn vốn đầu tư:

- Ngân sách Nhà nước: 411.599.000.000 đồng.

- Vốn liên doanh, liên kết du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng: 82.500.000. 000 đồng.

- Vốn khác: 5.000.000.000 đồng.

(Theo phụ lục 09 kèm theo Quyết định này)

5. Giải pháp tổ chức thực hiện phương án

5.1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực

Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ Vườn Quốc gia Cát Bà đ đảm bảo thực hiện có hiệu quả Phương án quản lý rừng Vườn Quốc gia Cát Bà theo quy định; bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động đáp ng được yêu cầu nhiệm vụ giao; xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư, phát triển bảo vệ rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

5.2. Giải pháp phối hợp với các bên liên quan

Xây dựng kế hoạch phối hợp công tác giữa Vườn Quốc gia Cát Bà với các cấp, ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn và cộng đồng dân cư để thực hiện hiệu quả, trách nhiệm Phương án quản lý rừng Vườn Quốc gia Cát Bà theo quy định.

5.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ

ng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý tài nguyên rừng, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; đào tạo, huấn luyện.

Nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng khoa học công nghệ cho cán bộ thực hiện công tác về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn biển và phát triển du lịch sinh thái.

5.4. Giải pháp về nguồn vốn

Lồng ghép, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện các chương trình, đề án, dự án về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp,...

Nghiên cứu cơ chế chính sách về tài chính lâm nghiệp, xây dựng kế hoạch huy động các nguồn vốn hp pháp khác như: vốn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ; vốn huy động của các doanh nghiệp; ...đầu tư dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

5.5. Tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, thuê môi trường rừng

Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, thuê môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Cát Bà đảm bảo theo quy định của pháp luật. Việc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, thuê môi trường rừng phải tuân thủ đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

5.6. Giải pháp khác

Thực hiện giáo rừng đồng bộ với giao đất, lập hồ sơ quản lý rừng, cắm mốc ranh giới quy hoạch Vườn Quốc gia Cát Bà và mốc ranh giới các phân khu chức năng theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Luật Đất đai.

Đảm bảo quyền lợi hp pháp của các tổ chức, đơn vị, cá nhân khi tham gia quản lý bảo vệ rừng theo đúng quy định về quản lý rừng đặc dụng.

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện pháp luật về lâm nghiệp, di sản, đa dạng sinh học, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, thu hút nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất lâm nghiệp và dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng đệm.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Việc lập, trình, phê duyệt dự án, đề án, hồ sơ thiết kế, kế hoạch chi tiết phải phù hợp với Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về lâm nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Vườn Quốc gia Cát Bà chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà theo đúng quy định của pháp luật.

3. Giao các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải và các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Vườn Quốc gia Cát Bà thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Công an thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT và các PCTUBND TP;
- Như Điều 3;
- CVP, các PCVP;
- Các Phòng: NNTNMT, XDGTCT, VX;
- CV: NN;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thọ

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số: 2002/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của y ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Phụ lục 01. THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG RỪNG NĂM 2020

Đơn vị tính: ha

TT

Phân loại rừng

Tổng

Rừng đặc dụng (Vườn quốc gia)

Đất ngoài quy hoạch

I

RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

1100

6.096,40

6.095,60

0,80

1

Rừng tự nhiên

1110

5.891,69

5.890,89

0,80

 

- Rừng nguyên sinh

1111

1.014,07

1.014,07

-

 

- Rừng thứ sinh

1112

4.877,62

4.876,82

0,80

2

Rừng trồng

1120

204,71

204,71

0,00

 

- Trồng mới trên đất chưa có rừng

1121

204,71

204,71

0,00

 

- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có

1122

-

-

-

 

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

1123

-

-

-

II

RỪNG PHÂN THEO ĐIU KIỆN LẬP ĐỊA

1200

6.096,40

6.095,60

0,80

1

Rừng trên núi đất

1210

249,42

249,42

 

2

Rừng trên núi đá

1220

5.608,53

5.607,73

0,80

3

Rừng trên đất ngập nước

1230

238,45

238,45

-

 

- Rừng ngập mặn

1231

225,79

225,79

-

 

- Rừng trên đất phèn

1232

-

-

-

 

- Rừng ngập nước ngọt

1233

12,66

12,66

 

4

Rừng trên cát

1240

-

-

-

III

RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY

1300

5.891,69

5.890,89

0,80

1

Rừng gỗ tự nhiên

1310

5.891,69

5.890,89

0,80

 

- Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá

1311

5.891,69

5.890,89

0,80

 

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá

1312

-

-

-

 

- Rừng gỗ lá kim

1313

-

-

-

 

- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim

1313

-

-

-

2

Rừng tre nứa

1320

-

-

-

 

- Nứa

1321

-

-

-

 

- Vầu

1322

-

-

-

 

- Tre/luồng

1323

-

 

-

 

- Lồ ô

1324

-

-

-

 

- Các loài khác

1325

-

-

-

3

Rừng hỗn giao gỗ và tre na

1330

-

-

-

 

- Gỗ là chính

1331

-

-

-

 

- Tre nứa là chính

1332

-

-

-

4

Rừng cau dừa

1340

-

-

-

IV

RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG

1400

5.891,69

5.890,89

0,80

1

Rừng giàu

1410

1.014,07

1.014,07

-

2

Rừng trung bình

1420

-

-

-

3

Rừng nghèo

1430

4.651,83

4.651,03

0,80

4

Rừng nghèo kiệt

1440

-

-

-

5

Rừng chưa có trữ lượng

1450

225,79

225,79

-

V

DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG

2000

11.266,56

3.955,52

7.311,04

1

Diện tích trồng chưa thành rừng

2010

383,06

383,06

-

2

Diện tích khoanh nuôi tái sinh

2020

132,37

132,37

-

3

Diện tích khác

2030

10.751,13

3.440,09

7.311,04

 

PHỤ LỤC 02. THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG NĂM 2020

Đơn vị tính: m3

TT

Phân loại rừng

Tổng

Rừng đặc dụng (Vườn quốc gia)

Đất ngoài quy hoạch

I

RNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

1100

521.946,40

521.898,08

48,32

1

Rừng tự nhiên

1110

507.809,12

507.760,80

48,32

 

- Rừng nguyên sinh

1111

224.515,10

224.515,10

-

 

- Rừng thứ sinh

1112

283.294,03

283.245,71

48,32

2

Rừng trồng

1120

14.137,28

14.137,28

0,00

 

- Trồng mới trên đất chưa có rừng

1121

14.137,28

14.137,28

-

 

- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có

1122

-

-

-

 

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

1123

-

-

-

II

RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA

1200

524.729,83

524.681,51

48,32

1

Rừng trên núi đất

1210

15.820,71

15.820,71

-

2

Rừng trên núi đá

1220

504.744,02

504.695,70

48,32

3

Rừng trên đất ngập nước

1230

4.165,10

4.165,10

-

 

- Rừng ngập mặn

1231

2.890,11

2.890,11

-

 

- Rừng trên đất phèn

1232

-

-

-

 

- Rừng ngập nước ngọt

1233

1.274,99

1.274,99

-

4

Rừng trên cát

1240

-

-

-

III

RNG PHÂN THEO LOÀI CÂY

1300

510.081,58

510.033,26

48,32

1

Rng gỗ tự nhiên

1310

510.081,58

510.033,26

48,32

 

- Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá

1311

510.081,58

510.033,26

48,32

 

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá

1312

-

-

-

 

- Rừng gỗ lá kim

1313

-

-

-

 

- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim

1313

-

-

-

2

Rừng tre nứa

1320

-

-

-

 

- Nứa

1321

-

-

-

 

- Vầu

1322

-

-

-

 

- Tre/luồng

1323

-

-

-

 

- Lồ ô

1324

-

-

-

 

- Các loài khác

1325

-

-

-

3

Rừng hỗn giao gỗ và tre na

1330

-

-

-

 

- Gỗ là chính

1331

-

-

-

 

- Tre nứa là chính

1332

-

-

-

4

Rừng cau dừa

1340

-

-

-

IV

RNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯNG

1400

507.957,15

507.908,83

48,32

1

Rừng giàu

1410

224.515,10

224.515,10

-

2

Rừng trung bình

1420

-

-

-

3

Rừng nghèo

1430

280.551,94

280.503,62

48,32

4

Rừng nghèo kiệt

1440

-

-

-

5

Rừng chưa có trữ lượng

1450

2.890,11

2.890,11

 

 

PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM, KHU VỰC TRỒNG CÂY CẢI TẠO, PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI, CẢNH QUAN VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Stt

Loại hình

Địa điểm

Vị trí

Định hướng phát triển

Tổng diện tích (ha)

1

Quản lý, bảo vệ

Đồi vải đối diện cổng Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng

Phân khu hành chính dịch vụ

Trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học

2,0

2

Quản lý, bảo vệ

Nam Cát

Phân khu phục hồi sinh thái

Trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học

3,0

3

Bãi Tháp Nghiêng

Trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học

4,0

4

Ba Cát Bằng

Trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học

7,0

5

Bãi Tai Kéo

Trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học

2,0

6

Bãi Vạn Bội

Trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học

4,0

7

Cát Dứa 1

Trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học

16,0

8

Cát Dứa 2

Trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học

8,0

Tổng diện tích

46,0

 

Phụ lục 04. THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM, KHU VỰC DỰ KIẾN CHO THUÊ MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Stt

Loại hình

Địa điểm

Vị trí

Định hướng phát triển

Tổng diện tích (ha)

1

Dịch vụ phục vụ du lịch

Khu trung tâm Vườn Quốc gia Cát Bà

Phân khu hành chính dịch v

Trung tâm du khách; đón tiếp, giới thiệu, dịch vụ du lịch

61,0

2

Vườn thực vật

Dịch vụ du lịch; tham quan, giải trí

11,0

3

Khu vườn Vải

Cho thuê dịch vụ môi trường rừng; Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng

13,5

4

Khu nhà vườn, khu nhà ông Hàn

Cho thuê dịch vụ môi trường rừng; Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng

15,0

5

Tham quan hang động

Động Thiên Long

Phân khu phục hồi sinh thái

Tham quan, học tập, giải trí

56,0

6

Động Trung Trang

Tham quan, học tập, giải trí

24,0

7

Động Quân Y

Tham quan, học tập, giải trí

3,0

8

Giải trí, Tắm biển

Áng Kê

Phân khu phục hồi sinh thái

Khu tham quan, giải trí, tắm biển

50,0

9

Hòn Ngăn

Khu tham quan, giải trí, tắm biển

4,0

10

Man Sim

Khu tham quan, giải trí, tm biển

13,0

11

Hồ Trống Bỏi

Khu tham quan, giải trí, tắm biển

4,0

12

Sa Vạt

Khu tham quan, giải trí, tắm biển

13,0

13

Tham quan, du lịch thể thao biển

Cửa Cái Minh Tự

Phân khu phục hồi sinh thái

Khu tham quan, giải trí biển (lặn biển, Kayak)

60,0

14

Vạn Tà

Khu tham quan, giải trí biển (lặn biển, Kayak)

10,0

15

Ba Đình

Khu tham quan, giải trí biển (lặn biển, Kayak)

8,0

Tổng diện tích

345,5

 

Phụ lục 05. THỐNG KÊ CÁC ĐIỂM, KHU VỰC DỰ KIẾN TỔ CHỨC THAM QUAN DU LỊCH SINH THÁI

Stt

Loại hình

Địa điểm

Vị trí

Định hướng phát triển

1

Tham quan, học tập trên rừng

Điểm giáo dục môi trường

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Tham quan, học tập, nghiên cứu

2

Đỉnh Kim Giao, Ngự lâm

Tham quan, học tập, nghiên cứu

3

Đỉnh Mây Bầu

Tham quan, học tập, nghiên cứu

4

Ao Ếch

Tham quan, học tập, nghiên cứu

5

Du lịch nghiêm ngặt

Tùng Gấu

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Quan sát linh trưởng

6

Giỏ Cùng

Quan sát linh trưởng

7

Vạn Tà

Quan sát linh trưởng

8

Ba Đình

Quan sát linh trưởng

9

Du lịch cộng đồng

Làng Việt Hải

Vùng đệm trong

Tham quan, giải trí, du lịch cộng đồng

 

Phụ lục 06. THỐNG KÊ CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI

STT

Tên tuyến

I

Tuyến du lịch sinh thái tham quan, học tập trên rừng

1

Trung tâm hành chính Vườn - Vườn Lan - Vườn Thực vật

2

Trung tâm hành chính Vườn - Đỉnh Kim Giao - Đỉnh Ngự Lâm

3

Giáo dục môi trường - Ao Ếch

4

Trung tâm hành chính Vườn - Động Trung Trang - Hang Ủy ban - Suối Treo Cơm

5

Đồng Ninh Tiếp - hang Tiền Đức, đỉnh Hải Quân

II

Tuyến du lịch sinh thái mạo hiểm/trekking

6

Trung tâm hành chính Vườn - Ao Ếch - Việt Hải

7

Trung tâm hành chính Vườn - Đỉnh Mây Bầu - Động Quân Y

8

Trung tâm hành chính Vườn - Đỉnh Mây Bầu - Ao Ếch (Tuyến ngắm thú đêm)

III

Tuyến du lịch cộng đồng

10

Phù Long - Rừng Ngập mặn - Động Thiên Long

11

Thôn Liên Minh - xã Trân Châu

12

Làng Việt Hải

IV

Tuyến du lịch sinh thái bin

13

Bến Bèo - Cát Dứa - Sa Vạt - Nam Cát - Cửa Cái Minh Tự

14

Bến Bèo - Nam Cát - Bãi Ba Cát Bằng - Bãi Tháp Nghiêng - Vạn Bội - Bãi Tai Kéo - Vạn Tà

15

Bến Bèo - Vịnh Lan Hạ - xã Việt Hải

VI

Tuyến du lịch sinh thái nghiêm ngặt

16

Bến Bèo - Tùng Gấu

17

Bến Bèo - Giỏ Cùng

 


Phụ lục 07. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đơn vị tính: ha

TT

LOẠI ĐT

Hiện trạng 2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch giai đoạn 2026-2030

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

I

Tổng diện tích đất của chủ rừng quản lý

 

17.362,96

17.362,96

17.362,96

17.362,96

17.362,96

17.362,96

17.362,96

17.362,96

17362,96

17.362,96

17.362,96

1

Đất nông nghiệp

NNP

10.452,28

10.452,28

10.452,28

10.452,28

10.452,28

10.452,28

10.452,28

10.452,28

10.452,28

10.452,28

10.452,28

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

64,72

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

9.931,60

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

455,96

455,96

455,96

455,96

455,96

455,96

455,96

455,96

455,96

455,96

455,96

1.4

Đất làm muối

LMU

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

6.910,68

6.910,68

6.910,68

6.910,68

6.910,68

6.910,68

6.910,68

6.910,68

6.910,68

6.910,68

6.910,68

2.1

Đất ở

OCT

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

26,26

26,26

26,26

26,26

26,26

26,26

26,26

26,26

26,26

26,26

26,26

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

18,13

18,13

18,13

18,13

18,13

18,13

18,13

18,13

18,13

18,13

18,13

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.3

Đất an ninh

CAN

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.6

Đất có mục đích công cộng.

CCC

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

2.2.6.1

Đất giao thông

DGT

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

8,13

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

3,86

3,86

3,86

3,86

3,86

3,86

3,86

3,86

3,86

3,86

3,86

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

6.880,56

6.880,56

6.880,56

6.880,56

6.880,56

6.880,56

6.880,56

6.880,56

6.880,56

6.880,56

6.880,56

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đất chưa sử dụng

CSD

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đất có mặt nước ven biển (quan sát)

MVB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đất mặt nước ven bin nuôi trồng thủy sản

MVT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đất mặt nước ven biển có rừng

MVR

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

MVK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 08. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, PHÒNG CHÁY, CHỨA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2030

TT

HẠNG MỤC

Đơn vị tính

Tổng cộng

Rừng đặc dụng

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

1

Đường lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,1

Xây dựng mới tuyến đường tuần tra kết hợp du lịch và các đường dẫn vào các trạm kiểm lâm+ nâng cấp đường mòn

Km

20

 

 

5

 

5

 

5

 

5

 

 

1,2

Cải tạo, sửa chữa đường ô tô từ trung tâm vườn đi Ao Lươn (Hang Tiền Đức) 3,1 km bao gồm: hạ dốc, nắn cua (km)

Km

3,1

 

3,1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,3

Xây dựng mới giao thông - hệ thống khung theo quy hoạch liên kết các khu chức năng

Công trình

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xây mới Chòi canh lửa rừng

 

3

 

 

1

 

 

 

1

 

1

 

 

 

Số lượng (chòi)

Chòi

3

 

 

1

 

 

 

1

 

1

 

 

3

Trạm bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Xây dựng mới trạm Phù Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng (Trạm)

Trạm

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

200

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Xây dựng mới trạm Việt Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng (Trạm)

Trạm

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

200

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Xây dựng mới trạm Vạn Tà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng (Trạm)

Trạm

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

200

 

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

3.4

Xây dựng mới trạm Trà Báu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng (Trạm)

Trạm

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

200

 

 

 

200

 

 

 

 

 

 

 

3.5

Xây dựng mới trạm Eo Bùa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng (Trạm)

Trạm

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

200

 

 

 

 

200

 

 

 

 

 

 

3.6

Xây dựng mới trạm Khoăn Cao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng (Trạm)

Trạm

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

200

 

 

 

 

200

 

 

 

 

 

 

3.7

Xây dựng mới trạm Gia Luận (Áng Kê)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Slượng (Trạm)

Trạm

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

200

 

 

 

 

 

200

 

 

 

 

 

3.8

Xây dựng mới trạm kim lâm nổi (Bè)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

S lượng (Trạm)

Trạm

2

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

200

 

 

100

100

 

 

 

 

 

 

 

3.9

Xây dựng mới trạm Cát Dứa

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số lượng (Trạm)

Trạm

1

 

 

 

 

 

 

200

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Biển báo cấp độ nguy cháy rừng tự động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng mới (cái)

Cái

6

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

-

Sửa chữa, cải tạo nâng cấp (cái)

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường

 

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Hệ thống cung cấp điện, nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Xây mới trạm biến áp 250KVA

Trạm

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

7.2

Hệ thống dây dẫn từ điểm đấu đến các trạm (m)

m

100.000

 

 

 

 

 

 

100.000

 

 

 

 

7.3

Hệ thống cấp nước

ht

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

7.4

Hệ thống thoát nước

ht

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

8

Xây dựng công trình công cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.1

Nâng cấp, cải tạo nhà vệ sinh công cộng khu trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng

nhà

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.2

Xây mới Nhà vệ sinh công cộng khu trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng

nhà

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

9

Bến cầu tầu (m2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.1

Xây dựng mới tại trạm Trà Báu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Bến

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

180

 

 

180

 

 

 

 

 

 

 

 

9.2

Xây dựng mới tại trạm Vạn Tà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Bến

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

m2

180

 

 

 

180

 

 

 

 

 

 

 

10

Xây dựng hạ tầng vườn thực vật

ha

11.559

-

-

-

-

11

11.548

-

-

-

-

-

10.1

Xây dựng cổng

cái

5

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

10.2

Xây dựng tường rào

km

4

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

10.3

Xây dựng đường bê tông phân lô

km

3

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

10.4

Xây dựng đường mòn quanh vườn

m

11.528

 

 

 

 

 

11.528

 

 

 

 

 

10.5

Xây dựng điểm dừng chân

điểm

20

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

11

Xây dựng hồ chứa nước phòng cháy chữa cháy và tưới tiêu

hồ

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

12

Xây dựng cọc mốc ranh gii, bảng phân định ranh giới

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.1

Xây dựng cọc mốc ranh giới Vườn Quốc gia Cát Bà

mốc

1.800

 

1.800

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.2

Xây dựng cọc mốc ranh giới phân khu chức năng

mốc

1.800

 

 

1.800

 

 

 

 

 

 

 

 

12.3

Xây dựng bảng phân định ranh giới

bảng

60

 

30

30

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xây dựng khu trung tâm cu hộ động vật và nuôi - thả động vật bán hoang dã

m2

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.1

Nhà làm việc trung tâm cứu hộ

m2

167

 

167

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.2

Nhà cứu hộ động vật

m2

183

 

183

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.3

Chuồng nuôi - nhốt động vật (12 chuồng)

m2

1.380

 

1.380

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.4

Chuồng nuôi - thả động vật

m2

41.525

 

41.525

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.5

Hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà

m2

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Xây dựng khu nuôi - trồng động thc vật bán hoang dã

m2

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.1

Xây dựng nhà Bướm

m2

1.100

 

 

1.100

 

 

 

 

 

 

 

 

14.2

Xây dựng nhà Chim

m2

1.145

 

 

1.145

 

 

 

 

 

 

 

 

14.3

Khu vườn ươm trong nhà

m2

1.840

 

 

1.840

 

 

 

 

 

 

 

 

14.4

Vườn ươm ngoài trời

m2

13.053

 

 

13.053

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 09. KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ

Đơn vị tính: nghìn đồng

Năm

Tổng

Vốn NSNN

Vốn từ hoạt động du lịch sinh thái và cho thuê môi trường rừng

Vốn khác

Vốn dự án

Đầu tư phát triển

Chi thường xuyên

2020

88.367.436,2

88.367.436,2

 

 

 

 

2021

75.068.516,6

22.387.099,6

37.306.717,0

8.374.700,0

6.500.000,0

500.000,0

2022

49.871.658,3

7.756.966,3

26.739.992,0

8.374.700,0

6.500.000,0

500.000,0

2023

41.178.463,5

6.343.854,5

14.473.909,0

13.360.700,0

6.500.000,0

500.000,0

2024

45.458.156,5

6.343.854,5

23.753.602,0

8.360.700,0

6.500.000,0

500.000,0

2025

44.578.070,8

15.417.148,8

9.800.222,0

12.360.700,0

6.500.000,0

500.000,0

2026

40.374.208,0

 

17.513.508,0

12.360.700,0

10.000.000,0

500.000,0

2027

28.256.047,0

 

4.395.347,0

13.360.700,0

10.000.000,0

500.000,0

2028

29.550.598,0

 

10.689.898,0

8.360.700,0

10.000.000,0

500.000,0

2029

28.643.299,0

 

8.422.599,0

9.720.700,0

10.000.000,0

500.000,0

2030

27.752.924,0

 

9.418.224,0

7.834.700,0

10.000.000,0

500.000,0

Tổng

499.099.377,9

146.616.359,9

162.514.018,0

102.469.000,0

82.500.000,0

5.000.000,0

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cát Bà giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành

  • Số hiệu: 2002/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/07/2021
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Nguyễn Đức Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản