- 1Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 2Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 3Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Thông tư 03/2014/TT-BNV sửa đổi Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2000/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 20 tháng 7 năm 2016 |
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013; Thông tư số 03/2014/TT-BNV ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 414/TTr-SNV ngày 14 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận Điều lệ Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương, được Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ (2016 - 2021) của Hội thông qua ngày 04 tháng 3 năm 2016, bao gồm 07 Chương, 23 Điều (Có toàn văn Điều lệ của Hội kèm theo).
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Dương, căn cứ quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG
(Được công nhận theo Quyết định số 2000/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Tên gọi: Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương.
2. Tên viết tắt: Hội Sử học Hải Dương.
1. Hội Sử học Hải Dương là tổ chức xã hội, nghề nghiệp tự nguyện của đội ngũ những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, hiện đang công tác hoặc cư trú trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, bảo vệ quyền lợi của hội viên, góp phần phát triển khoa học lịch sử Việt Nam tại địa phương; tư vấn, phản biện, giám định xã hội về các vấn đề liên quan đến sử học và biên soạn lịch sử địa phương.
2. Hội là thành viên của Hội Sử học Việt Nam, UBMTTQ và Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận.
2. Trụ sở Hội đặt tại Văn phòng thường trực của Hội tại Trụ sở Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hải Dương, số 15 đường Hồng Quang, Thành phố Hải Dương.
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh về lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy lịch sử.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
1. Tuyên truyền mục đích của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực của Hội hoạt động.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội và các nhiệm vụ của địa phương.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động hợp pháp để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
1. Tập hợp những người nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tại địa phương, giúp đỡ nhau về nghề nghiệp, cổ vũ các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy.
2. Tư vấn, phản biện, giám định, thẩm định về những vấn đề sử học cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội khi có yêu cầu.
3. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên.
4. Phổ biến kiến thức lịch sử trong nhân dân.
5. Động viên quần chúng nhân dân tham gia công tác sưu tầm, bảo vệ tài liệu và di sản văn hóa lịch sử tại địa phương.
6. Nghiên cứu, biên soạn các công trình sử học của địa phương.
7. Kiến nghị với chính quyền địa phương về những vấn đề liên quan đến sử học.
8. Tôn trọng và thực hiện Điều lệ của Hội Sử học Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Hải Dương.
1. Hội viên chính thức: Mọi công dân đang sinh sống và công tác trên địa bàn Hải Dương, đang hoạt động nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tán thành quy chế và điều lệ của Hội, tự nguyện ra nhập Hội đều có thể được kết nạp vào Hội.
2. Hội viên danh dự: Những người yêu thích sử học, tự nguyện tham gia và ủng hộ các hoạt động của Hội có thể được kết nạp làm hội viên danh dự .
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật
2. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội;
3. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
4. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
5. Được cấp thẻ hội viên.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
7. Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức (trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội).
Điều 10. Nghĩa vụ của Hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy chế và Nghị quyết của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.
Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra Hội
1. Việc kết nạp hội viên do Ban Chấp hành Hội xem xét, quyết định.
2. Hội viên muốn ra khỏi Hội phải báo cáo rõ lý do. Ban Chấp hành Hội hướng dẫn thủ tục ra khỏi Hội.
Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng và các bộ phận chuyên môn.
6. Các tổ chức thuộc Hội.
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung), đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Các nội dung khác (nếu có);
e) Thông qua nghị quyết Đại hội;
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật, các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban kiểm tra. Số ủy viên Ban chấp hành bầu bổ sung không được quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành 06 (sáu) tháng họp 01 (một) lần vào đầu tháng, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội;
e) Ban Chấp hành có nhiệm vụ báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm về tình hình hoạt động của Hội đối với cơ quan quản lý nhà nước đối với hội.
1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ của Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ 03 (ba) tháng họp 01 (một) lần vào cuối tháng, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định.
đ) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
1. Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;
b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Ban kiểm tra hoạt động theo quy chế của Ban kiểm tra, tuân thủ quy định của Pháp luật và Điều lệ Hội; có kế hoạch kiểm tra hàng năm; Kết thúc cuộc kiểm tra có kết luận và thông báo lại cho tổ chức được kiểm tra, báo cáo và kiến nghị với Ban Thường vụ, Ban chấp hành Hội.
Điều 17. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Đại hội;
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.
3. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
Điều 18. Tài chính và Tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
a) Nguồn thu của Hội:
- Lệ phí gia nhập Hội, hội phí hàng năm của hội viên;
+ Hội viên vào Hội đóng 200.000đ
+ Hội viên đóng 100.000đ/năm
- Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật;
- Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có);
- Các khoản thu hợp pháp khác.
b) Các khoản chi của Hội:
- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội;
- Chi mua sắm phương tiện làm việc;
- Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành.
2. Tài sản của Hội: Tài sản bao gồm trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội, do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính, tài sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.
2. Tài chính, tài sản của Hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Ban Chấp hành Hội ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên có thành tích xuất sắc được Hội khen thưởng hoặc được Hội đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ, quy định, quy chế hoạt động của Hội thì bị xem xét, thi hành kỷ luật.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội
Chỉ có Đại hội Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều Lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
1. Điều lệ Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương gồm 07 (bẩy) Chương, 23 (hai mươi ba) Điều đã được Đại hội đại biểu lần thứ III (nhiệm kỳ 2016-2021) Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương thông qua ngày 04 tháng 3 năm 2016 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Căn cứ quy định pháp luật về hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
- 1Quyết định 50/2006/QĐ-UBND công nhận Ban chấp hành nhiệm kỳ I (2005-2010) và phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của hội Khoa học lịch sử do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 61/2006/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật về Đo lường chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 24/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Người khuyết tật thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 4438/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Hóa chất nông nghiệp thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 173/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022
- 1Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 2Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 3Quyết định 50/2006/QĐ-UBND công nhận Ban chấp hành nhiệm kỳ I (2005-2010) và phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của hội Khoa học lịch sử do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Hiến pháp 2013
- 6Thông tư 03/2014/TT-BNV sửa đổi Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 61/2006/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật về Đo lường chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 24/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Người khuyết tật thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Quyết định 4438/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Hóa chất nông nghiệp thành phố Hà Nội
- 12Quyết định 173/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022
Quyết định 2000/QĐ-UBND năm 2016 về công nhận Điều lệ Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 2000/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Lương Văn Cầu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực